Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1836.- Mã Minh.

Mã Minh là tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ. Ông hỏi tổ thứ 11 là Phú Na Dạ Xa :
-Con muốn biết Phật, Phật là thế nào ?
-Ông muốn biết Phật, thì chỗ không biết ấy là Phật.
-Đã chẳng biết Phật, sao biết đó là Phật.
-Ông đã không biết Phật, sao biết đó không phải là Phật.
-Giống như là cưa.
-Giống như là gỗ. Tôi hỏi ông cưa nghĩa là sao ?
-Con và thầy bình phân như răng cưa trên lưỡi cưa, còn gỗ nghĩa là gì ?
-Ông cưa tôi ra.
Nghe rồi Mã Minh đại ngộ.
(Zen Light)

Không biết ở đây không có nghĩa là ngu si chẳng biết gì cả, mà là không có một quan điểm đặc biệt nào, là cởi mở với bất cứ cái gì xẩy ra, không có ước lượng, không đánh giá, chỉ nhìn sự vật như chính nó không thêm thắt gì. Chúng ta thường có khuynh hướng thêm thắt. Hãy làm một thử nghiệm. Chúng ta hãy kể một chuyện gì đó cho một nhóm 5 người, rồi sau đó bảo họ kể lại. Chắc chắn là năm chuyện kể lại không giống như những gì ta kể cho họ. mỗi người trong nhóm đều có thêm thắt một cái gì. Nghe không đơn giản chỉ là nghe. Nó là một tiến trình gồm kinh nghiệm, ý kiến, tiên kiến, những cái chúng ta yêu ghét, tín ngưỡng v .v . Vì vậy khi kể lại những yếu tố này đã ảnh hưởng đến câu chuyện. Khi Phú Na Dạ Xa trả lời Mã Minh :
-Chỗ không biết ấy là Phật.
Không phải ông bảo “không biết” là Phật mà là chính Mã Minh ông “Không biết” đã là Phật rồi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1842.- Chỉ là cái đó.

Thiền sư Ngũ Tiết Linh Mặc mới đầu tham học nơi Mã Tổ, sau lại đến bái phỏng Thạch Đầu Hi Vận. Khi gặp mặt Thạch Đầu, ông hỏi :
-Nếu thầy nói một câu khế hợp con sẽ ở lại theo thầy, nếu nói không khế hợp con sẽ đi nơi khác.
Thạch Đầu ngồi im trên thiền sàng, không thèm để ý đến ông. Linh Mặc quay đầu đi ra. Thạch Đầu bỗng gọi :
-Xà lê !
Linh Mặc bất giác quay đầu lại. Thạch Đầu bảo :
-Ông hãy chú ý ! Một người từ sanh đến tử đều y cứ vào cái đó, đầu ông quay đi, quay lại suy nghĩ lung tung có ích gì ?
Thạch Đầu vừa nói xong, Linh Mặc liền triệt ngộ, bẻ gậy ở lại bái Thạch Đầu làm thầy.
(Tứ Lý Thiền)

Công án này rất tinh xảo. Descartes có nói : “Tôi suy nghĩ, vậy tôi hiện hữu.” Nhưng cái tôi này là gì ? Trăm năm, ba vạn sáu ngàn ngày, cái tôi này ngày ngày theo ta như thế nào, e rằng ít người biết rõ. Không biết có gương báu nào có thể soi thấy cái tôi bản lai diện mục này ? Người nào có hứng thú có thể dùng tiếng gọi của Thạch Đầu quay đầu lại tự phản tỉnh chính mình.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1843.- Đống củi.

Thạch Đầu hỏi một ông tăng mới tới :
-Ông từ đâu đến ?
-Con từ Giang Tây lại.
-Ông có đến tham vấn Mã đại sư không ?
-Dạ có !
Thạch Đầu chỉ đống củi ở sân thiền viện :
-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ?
Ông tăng không trả lời được, trở về Giang Tây thuật lại cho Mã Tổ nghe. Mã Tổ hỏi :
-Ông thấy đống củi ấy nặng hay nhẹ ?
-Con không cân nên không biết.
-Ông thật có sức mạnh, vác một đống củi từ Hồ Nam về đến Giang Tây.
(Tứ Lý Thiền)


1844.- Phật, pháp đều là bụi.

Thiền sư Hương Nghiêm Nghĩa Đoan là học trò Nam Tuyền Phổ Nguyện có lần bảo đại chúng :
-Huynh đệ, các ông trong khi tu hành nên biết Phật là bụi, pháp cũng là bụi, đều là đối tượng của tư duy, không phải là Phật thật, pháp thật. Do đó các ông cả ngày đi tìm chỉ là tốn công, phí sức làm sao có thể chân chánh an tĩnh thành Phật, chân chánh hiểu pháp ? Tôi bảo cho các ông biết phương pháp khi làm bất cứ một sự việc gì không giữ thiện cũng không bỏ ác. Các ông chớ nên bị hiện tượng này làm mê muội. Đó là chỗ các ông phải tu.
(Tứ Lý Thiền)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1856.- Quán Âm vào cửa.

Có một lần Bách Trượng dẫn chúng tăng làm ruộng trên núi. Đúng ngọ, tiếng trống chùa vang lên báo giờ cơm đã đến. Vì Bách Trượng chưa ra lệnh nghỉ nên chư tăng vẫn làm việc. Có một ông tăng nghe tiếng trống bèn vác cuốc lên vai, cười ha hả đi về chùa. Bách Trượng trông thấy, khen ngợi :
-Hay quá ! đúng là Quán Âm vào cửa.
Khi về tới chùa Bách Trượng kêu ông tăng đó lại hỏi :
-Hôm nay ông thấy đạo lý gì mà có cử chỉ ấy ?
-Chẳng có đạo lý gì cả. Buổi sáng nay con chưa ăn cơm, cảm thấy đói bụng, nghe tiếng trống báo giờ ăn nên chạy về chùa ăn.
Bách Trượng nghe xong ha hả cười lớn.
(Tứ Lý Thiền)

Đừng coi chân lý là những lý lẽ huyền diệu của bờ bên kia. Trong sinh hoạt hàng ngày đi, đứng, nằm, ngồi đều thấm nhuần chân lý. Đừng đem chân lý ném vào đầu não, mà để đầu não trở về với sinh hoạt hiện thực, như thế không phải đi tìm, chân lý luôn theo bên ông.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1859.- Không một vật.

Nghiêm Dương đến tham học với Triệu Châu, ông hỏi :
-Khi tu hành đạt tới cảnh giới không một vật, trừ hết tạp niệm, mọi tư duy thì sao ?
-Ông hãy bỏ niệm đầu không một vật xuống đi.
-Nếu đã không một vật thì còn gì để bỏ xuống nữa ?
-Nếu không bỏ xuống được, thì ông hãy mang nó đi.
Nghiêm Dương cuối cùng đã ngộ.
(Tứ Lý Thiền)

Thiền nhấn mạnh đến không nhưng nhiều người lại chấp vào không coi đó như một giáo điều thành ra “không” không còn là không nữa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1873.- Người cởi chính là người buộc.

Lúc trước có một người luôn đau khổ, phiền não. Ông ta nghe bạn bè nói Phật có thể giải trừ mọi phiền não, bèn đi tìm Phật hỏi. Đức Phật bảo ông :
-Người có thể giải thoát phiền não của ông là chính ông .
-Nhưng chính con trong tâm bị phiền não đau khổ mà ?
-Ông thử nghĩ coi phiền não, đau khổ trong tâm ông là do ai đem vào ?
Ông ta im lặng suy nghĩ. Phật từ bi khai thị :
-Người nào đem vào thì người đó đem ra !
Người đau khổ sau cùng đã hiểu.
(Thiền Tư)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1875.- Con cóc và quả cà.

Đời Tống, thiền sư Thanh Viễn Pháp Nhãn có kể cho đại chúng nghe câu chuyện sau :
Có một ông tăng tu giới. Ông giữ giới rất nghiêm, chưa từng phạm giới. Một đêm có việc phải ra ngoài. Đêm đó trời rất tối, ông ta đi vội, đột nhiên ông cảm thấy mình đạp phải một vật gì dưới chân, hình như một con vật gì phát ra tiếng kêu khổ não. Ông tăng tự nhủ :
-Hỏng rồi ! Là con cóc chăng ? Đúng là con cóc rồi ! Trời ơi tôi đã sát sanh rồi ! Nhỡ nó là cóc mẹ, trong bụng còn nhiều con nữa . . .
Ông tăng đó vừa sợ vừa hối. Đêm đó trằn trọc mãi không ngủ được. Sau một lúc mệt quá ngủ thiếp đi thấy cả trăm con cóc đến đòi mạng, ông sợ quá hét lên, giật mình tỉnh dậy thì ra chỉ là một cơn ác mộng. Ngày hôm sau ông vội chạy tới hiện trường, chẳng thấy xác con cóc đâu cả, chỉ thấy một quả cà dập nát nằm ở giữa đường. Ông tăng thở phào nhẹ nhõm.
Kể xong chuyện này Thanh Viễn tiếp :
-Người tu hành phải lìa tình niệm, nếu không sẽ khổ. Giờ tôi hỏi các ông : Ông tăng đó đạp trúng con cóc hay quả cà ? Nếu là con cóc thì khi trời sáng sao lại nhìn ra là quả cà ? Nếu là quả cà thì sao trong mộng lại có cóc đến đòi mạng ? Ai có thể giải thích ?
(Thiền Tư)
Người nghi ngờ quá nhiều thân không thể an.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1880.- Hòa thượng và công sai.

Có vị hòa thượng phạm tội, bị công sai đến bắt đưa vào ngục. Trên đường đi, lúc nghỉ ngơi, hòa thượng mời công sai uống rượu, uống đến say mèm. Hòa thượng bèn cạo đầu công sai trọc lóc, sau đó trốn đi. Khi công sai tỉnh rượu, đi tìm hòa thượng khắp nơi mà không thấy đâu, vô ý thức gãi đầu thấy đầu trọc lóc, bèn tự hỏi :
-A ! Thì ra hòa thượng ở đây, còn ta ở đâu ?
(Thiền Tư)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1891.- Một sinh vạn pháp, vạn pháp trở về một.

Long Đàm Sùng Tín vốn người Hồ Nam. Khi chưa xuất gia, bán bánh bên cạnh chùa, nghèo khổ đến chỗ ở cũng không có. Đạo ngộ thương tình cho ông ở nhờ ở một gian phòng nhỏ. Để trả ơn, Sùng Tín mỗi ngày đều mang biếu Đạo Ngộ 10 cái bánh. Mỗi lần Đạo Ngộ đều sai thị giả trả lại một cái. Một hôm Sùng Tín phản đối :
-Con mang bánh tặng thầy, tại sao mỗi lần thầy đều trả lại một cái ?
-Ông mỗi ngày đều tặng tôi 10 cái bánh, tại sao tôi lại không thể trả lại một cái ?
-Thầy trả lại một cái là có ý gì ?
Đạo Ngộ cười ha hả :
-Trả lại một cái không đủ sao ? 10 cái ông không cho là nhiều, một cái lại cho là ít sao ?
Sùng Tín nghe rồi có chỗ sở ngộ, xin được xuất gia. Đạo Ngộ ưng thuận. Đạo Ngộ lại nói :
-Một sinh 10, 10 sinh 100, trăm sinh ngàn vạn, chư pháp đều do một sinh ra.
Sùng Tín đáp lại :
-Một sinh vạn pháp, vạn pháp đều là một.
(Nhất Thiền Nhất Thế Giới)

Đạo Ngộ cho Sùng Tín ở nhờ là của ta là của người, trả lại một cái bánh là của người là của ta. Đạo Ngộ đã làm cho Sùng Tín khởi nghi tình mà giác ngộ tự tha là một, tâm vật chẳng hai. Nguyên lai, vũ trụ vạn vật thiên sai vạn biệt chỉ là một tâm. Một tâm chứa vạn vật, vạn vật quay về một tâm, nếu thấy thế thì một và vạn vật còn sai biệt gì ? (Xem thêm công án 997)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1897.- Người ăn mày mua bánh.

Có một trưởng lão một chùa nọ tinh thông kỹ xảo làm bánh tiêu. Bánh tiêu của chùa làm vừa thơm, vừa ngon khiến các khách đến viếng cảnh đều vui vẻ mua để thưởng thức. Chùa càng ngày càng hưng thịnh. Một hôm có một gã ăn mày từ xa lại muốn thưởng thức bánh tiêu. Các chú tiểu thấy gã quần áo rách rưới hôi hám, ngăn không cho gã vào phòng bếp. Hai bên tranh cãi náo loạn. Lúc đó trưởng lão đi ra bảo đồ đệ :
-Kẻ xuất gia phải có lòng từ bi, các chú sao lại làm thế ?
Nói rồi thân lựa một cái bánh tiêu to cung kính đưa cho gã. Gã ăn mày rất cảm động, ăn xong mang 3 xu ra trả:
-Đây là tiền con xin được, xin trưởng lão nhận cho.
Trưởng lão thâu tiền, chắp tay nói :
-Đa tạ ! Thí chủ lên đường mạnh giỏi.
Gã ăn mày đi rồi, chúng đệ tử phiền muộn hỏi :
-Trưởng lão đã bố thí sao còn nhận tiền ?
-Ông ta không ngại từ ngàn dậm tới chỉ để thưởng thức bánh tiêu, nên tôi tặng không cho ông ta. Nhưng không ngờ ông ta là người hiểu chuyện cho nên tôi lại nhận 3 xu của ông ta là để trân trọng và khích lệ, tương lai sự thành tựu của ông ta chắc là vô lượng.
Chúng đệ tử không cho là phải, nghĩ sư phụ là lão hồ đồ, chỉ nói chuyện trong mộng. Vào khoảng 10 năm sau, một vị phú thương đến lễ Phật, dâng cúng tiền nhang đèn rất nhiều. Chư tăng trông thấy đều kinh ngạc : Ông chính là gã ăn mày năm cũ.
(Nhất Thiến Nhất Thế Giới)

Bố thí bánh khiến gã ăn mày khỏi khổ vì đói, lại thâu tiền để thỏa mãn lòng tự tôn của gã. Ăn no chỉ giải quyết nhu cầu một thời, nhưng tôn trọng nhân cách một người sẽ khích lệ cả đời người ấy


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

2150.- Toàn thân là mắt.

Đạo Ngô Tông Trí hỏi Vân Nham Đàm Thạnh :
-Quán Âm ngàn mắt ngàn tay, mắt nào là chánh.
-Như người trong đêm sờ cái gối.
-Đệ hiểu rồi.
-Ông hiểu thế nào ?
-Toàn thân đều là mắt.
(Công Án 100)

Mắt có mắt chánh, mắt tà, mắt thịt, mắt tuệ. Kiến giải chân chánh là mắt chánh, cong queo là mắt tà, cha mẹ sanh ra là mắt thịt. Khi tâm không còn phiền não thì mắt tuệ sẽ sanh. Mắt tuệ lại có nông, sâu. Nông là có cái nhìn khách quan, sâu là vượt lên tự ngã. Chánh nhãn của Quán Âm là tuệ nhãn. Tuệ nhãn này phối hợp với thiên nhãn có thể nhìn thấy những thống khổ của chúng sanh ở mọi nơi, với lòng từ bi dùng ngàn tay để cứu độ. Nếu đã là Bồ Tát Quán Âm thì mắt nào chả là mắt chánh ? Vân Nham lại khai triển thêm, phàm phu ngoài mắt thịt ra toàn thân đều có thể sản sinh công năng của mắt. Trong đêm tối không nhìn thấy gối nhưng có thể sờ được, bất cứ bộ phận nào của cơ thể hễ chạm đến đều có thể nhận biết đó là cái gối. Do đó, có thể nói toàn thân đều là mắt. Phật nói Quán Âm có ngàn mắt kỳ thực chỉ có 2 vì toàn thân đều là tuệ nhãn.
(Xem thêm công án 185) Những đóa hoa thiền đến đây là hết.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Mục lục Thiền Hoa

3. Cây cờ. 6. Hét, đánh. 9. Muốn ngủ thì ngủ. 11. Ngươi thiếu gì? 12. Cửa thiên đường. 16. Sanh tử trật tự. 22. Giả Thiền. 31. Không biết gã này. 38. Thế nào là giải thoát. 45.Phật tánh vốn không phân biệt. 50. Xá Lợi Gỗ. 49. Dụng tâm liền sai.

53. Chết đứng. 61. Ngón tay chỉ mặt trăng. 62. Kẻ cướp giác ngộ. 64. Vô Ngôn Đồng Tử Kinh. 71. Ta chẳng vào địa ngục thì ai vào?

70. Thiền lý của tách trà. 75. Bạch Cư Dị và Điểu Sào Thiền Sư. 89. Cái gì chẳng phải là Phật Pháp? 108. Tất cả đều không. 109. Giới Ngữ. 110. Cho và nhận. 112. Không gì không là thuốc. 164. Ba chuyển ngữ của Triệu Châu. 215. Không vì gì cả. 217. Người mù không biết đèn đã tắt. 220. Đồ cổ của một vị tướng.

222. Bà già hay khóc. 223. Ông tăng tương tư. 224. Chết rồi đi đâu? 225. Tu hành như thế nào? 227. Khô mộc Thiền. 228. Bế một cô gái qua vũng bùn. 230. Tánh Khí. 247. Thổ thần báo mộng. 282. Thượng thư Trần Tháo. 289. Tụng kinh siêu độ. 308. Cử động Thiền. 314. Chẳng nghĩ.

337. Phật ở trong nhà. 352 Người cho phải cám ơn. 354 Đệ nhất nghĩa đế.366 Một nhà giáo dục.368 Thiền Định và phiền não. 391 Mã Tổ và Tuệ Tạng.417 Một giấc hoàng lương. 422 Tôn trọng.423 Tham lam.461 Đức Phật và Phạm Chí.470 Lục Tổ giảng cho Tiết Giản.479 Thanh Nguyên Duy Tín.

491 Cái búa của Nham Đầu. 497 Đàm Tạng.499 Phổ Chiếu.515 Giận dữ. 540 Đánh Rắm.542 Thần Tú.546 Lương Khoan.549 Thiền của Dược Sơn.557 Hổ ăn thịt người. 558 Ba cương lãnh.639 Nghe Tiếng Chuông Chùa. 661. Lấy Đầu Làm Ghế.664. Tâm Như Hư Không.

665. Bài Giảng Của Thiền Sư La Sơn.790. Sám hối.796. Niệm Phật.829. Vinh Tây.858. Viễn Bá.865. Ngọc trong áo rách.866. Chân, giả.867. Bảo Phúc.870. Phiền não của Phật. 871. Tâm và tánh.873. Chữ suôi ngược.874. Địa ngục và thiên đường II. 876. Ngươi hãy bảo trọng.877. Nước mắt thiền sư.

880. Chết đi sống lại. 882. Cầu Phật và hỏi Đạo.883. Không hổ là thị giả.885. Buông bỏ.887. Diệu dụng của Thiền.890. Chỉ trộm một lần.891. Ai tội? 894. Nhất Hưu phơi kinh.896. Ta không phải là Phật.898. Tâm yếu của Thiền.903. Tìm linh dương.

925. Một và hai. 928. Cắn không? 936. Cầu người chẳng bằng cầu mình.951. Nhớ đóng cửa lại.954. Mười điều về sau hối hận. 955. Rễ cây.978. Phật Ấn và Tô Đông Pha.985. Hạt cải đựng núi Tu Di.999. Có và không.1003. Động tĩnh là một.1011. Như bò kéo xe.1020. Con chó không có Phật tánh.

1021. Mây trên trời xanh, nước trong bình. 1023. Mặt mũi lúc chưa sanh.1026. Tất cả hiện thành. 1027. Xả thức, dụng căn.1028. Diệu dụng của chữ vô.1037. Thể hội đại Đạo.1038. Không ra không vào. 1040. Một trở về đâu?1042. Hạt gạo này từ đâu tới? 1047. Lễ Phật.1057. Truyền y bát. 1071. Chẳng lầm nhân quả.

1078. Một ngón tay thiền. 1087. Tâm không được đậu.1095. Thuyết pháp. 1103. Giáo dục. 1115. Thiền là gì? 1121. Nhọt mặt người.1136. Chiến sĩ. 1138. Người thiếu nữ hấp dẫn nhất. 1140. Ta ở đâu? 1170. Mặn, nhạt đều có vị. 1177. Y phục ăn cơm. 1178. Dành tiền cho tín đồ.

1187. Phục Tòng 1199. Tâm lượng.1200. Nan Đà Tôn Giả. 1231. Bao dung. 1296. Ta không phải là ống loa.1401. Giác ngộ. 1421. Người làm mặt nạ. 1431. Tất cả đều do tâm. 1448. Truyền đăng. 1479. Không tu. 1489. Tụng kinh. 1490. Chư Phật không dối.

1492. Tham gần đừng tham xa. 1498. Tình và vô tình.1501. Sơn hà đại địa từ đâu ra? 1503. Trà vẫn vậy, nhưng người đã khác. 1510. Thư mẹ. 1512. Mặc kệ nó. 1532. Tâm bất sinh. 1533. Người thợ lò rèn. 1534. Nguy hiểm. 1551. Làm sao thành Phật? 1603. Niệm Phật. 1641.- Cháo đã nguội rồi. 1669.- Còn giận không ? 1696.- Triết lý nhân sinh.

1709.- Bí quyết thành công. 1725.- Đại nhân không cãi lộn. 1727.- Bạch Ẩn. 1729.- Mộc Đường. 1732.- Đầu gậy trăm trượng bước thêm bước nữa. 1733.- Không màng danh lợi. 1740.- Bốn bà vợ.1780.- Đột phá giới luật.1782.- Không thể bắt chước. 1783.- Đơn Hà đốt Phật. 1786.- Hãy bỏ tâm sân đi đã. 178..Hỏi những điều không đáng hỏi, học những điều không đáng học.

1788.- Xà Dạ Đa. 1790.- Một hạt chủng tử. 1795.- Chân, giả.1796.- Nghe không hiểu. 1799.- Ba Tu Bàn Đầu. 1800.- Thiền là thế đó. 1803.- Lý Vạn Quyển. 1808.- Giã gạo quên nhấc chân. 1811.- Ngộ và không ngộ. 1814.- Lâm Tế hét, Đức Sơn đánh. 1827.- Tôi ở nơi Đam Nguyên được thể, ở nơi Quy Sơn được dụng. 1829.- Bồ Đề Đạt Ma.

1836.- Mã Minh. 1842.- Chỉ là cái đó.1843.- Đống củi. 1844.- Phật, pháp đều là bụi. 1856.- Quán Âm vào cửa.1859.- Không một vật.1873.- Người cởi chính là người buộc. 1875.- Con cóc và quả cà.
1880.- Hòa thượng và công sai. 1891.- Một sinh vạn pháp, vạn pháp trở về một. 1897.- Người ăn mày mua bánh. 2150.- Toàn thân là mắt. (Hết)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách