Ngữ Lục

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Ca Dao Niệm Phật [Phổ Nhạc]

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Sửa lần cuối bởi thanhtinhtam vào ngày 07/01/16 07:16 với 1 lần sửa.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngữ Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Người có trí huệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc: 1. Là sửa sang nhà cửa. 2. Là gây không khí hòa hợp trong gia đình. 3. Là giao thân với chính họ. 4. Là tin ở bạn bè. 5. Là theo học với bậc minh sư. 6. Là làm việc gì quyết cho thành tựu. 7. Là tài trí cao rộng. 8. Là mọi hành vi đều hướng về việc lành. 9. Là giàu sang thì lo làm việc ân đức. 10. Là tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng. 11. Là có của phải mở mang sự nghiệp. 12. Là không giao của cải cho con cái nếu chúng còn quá nhỏ. 13. Là kết bạn với người hiền. 14. Là không quá tin những ai vừa mới quen biết. 15. Là tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu. 16. Là mua bán đổi chác phải thật thà, không lường gạt. 17. Là dời ở nơi nào phải đến xem trước. 18. Là đến đâu phải biết đó giàu hay nghèo, quý hay tiện. 19. Là phải giao thiệp thân cận với người lành. 20. Là phải nương tựa vào một thế lực. 21. Là đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo. 22. Là xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng cơ nghiệp. 23. Là nếu bần khổ thì đừng có cao vọng to tát. 24. Là có của quý không keo với người. 25. Là việc bí mật đừng nói cho vợ nghe. 26. Là làm vua phải kính người hiền đức. 27. Là phải ăn ở có hậu, nhất là bậc trung chính. 28. Nếu là thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước. 29. Là gặp việc phải lo lập công. 30. Là trong công cuộc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản. 31. Là phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kính. 32. Là thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm việc trung nghĩa. 33. Là làm thuốc phải hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố. 34. Là đau ốm phải nghe lời thầy thuốc. 35. Là ăn uống phải giữ cho có độ lượng. 36. Là có của ngon vật lạ chia sẻ cho nhau, đừng tiếc. 37. Là cho ai, hoặc cho ai mượn gì, phải tự tay mình trao cho họ. 38. Là làm chứng cớ cho người chính. 39. Là đừng vu oan cho kẻ vô tội. 40. Là khuyên can sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người. 41. Là nhẫn nại và xa lánh việc ác. 42. Là đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người. 43. Là lấy sự thuận hòa làm quý. 44. Là theo đạo phải giữ giới. 45. Là lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả.
(Trích kinh Hiền Nhân)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngữ Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trích sách Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục:

Vào triều đại Lưu Tống, Sa môn Thích Đàm Vĩnh ngụ tại chùa Trường Cang, vốn là người xứ Hội Kê. Xuất gia từ lúc niên thiếu, Thầy là vị Cao tăng nghiêm trì giới luật, tu hành tinh tấn. Hàng ngày, Thầy tụng kinh hơn mười ngàn lời, lại luôn dùng nhiều phương tiện thiện xảo tuyên dương pháp Đại thừa, nhiếp hóa vô lượng chúng sanh. Nhưng chẳng may, Thầy lại mắc phải chứng bệnh ghẻ khắp mình, lở loét đau nhức, tuy chữa trị nhiều năm mà bệnh vẫn không khỏi. Trong Thiền thất của Thầy có thờ một pho Tượng Quán Thế Âm. Suốt ngày đêm, Thầy dốc lòng chí thành lễ bái, cầu xin sớm được lành bệnh. Một ngày nọ, lúc đang ở trong Tịnh thất, Thầy bổng thấy một con rắn leo lên vách tường rồi bò lên nóc nhà. Một lúc sau, một con chuột từ nóc nhà rơi xuống đất, toàn thân nó ướt đẫm, dường như đã chết, chắc hẳn nó vừa bị con rắn ban nãy cắn. Động lòng trắc ẩn, Thầy Đàm Vĩnh vội lấy chiếc thẻ tre cạo bỏ lớp nước bọt trên người con chuột, mong cứu nó sống lại. Lúc sắp vứt bỏ miếng thẻ tre cạo nước bọt ấy, bỗng nhiên Thầy sực nhớ trước kia có người từng nói nếu ai bị ghẻ lở mà tìm được nước bọt trên thân con chuột bị rắn cắn mà trét lên chổ ghẻ lỡ thì chắc chắn chổ ghẻ lỡ đó sẽ lành. Thầy lập tức lấy phần nước bọt cạo trên thân chuột thoa lên chổ ghẻ lỡ của mình. Thật lạ lùng, khi Thầy vừa thoa xong thì chuột kia cũng sống lại và bỏ chạy đi nơi khác. Chỉ trong một đêm thì bệnh ghẻ của Thầy tự nhiên lành hẳn. Bấy giờ Thầy mới nhận ra sự việc rắn cắn chuột đều là do sự thành tâm cầu khẩn Đức Quan Âm hàng ngày của Thầy nên được Bồ tát cảm ứng, thị hiện cứu độ như vậy. Sự việc này được nhanh chóng lưu truyền trong dân chúng và giới Phật tử, ai cũng cho là chuyện hy hữu và đều bàn tán khắp nơi tạo thành làn sóng dư luận chấn động đến hoàng cung, Quốc vương, các bậc Đại thần, Vương tử, v.v... đều khen là việc chưa từng có. Thầy Thích Đàm Vĩnh hưởng thọ đến 81 tuổi và viên tịch tại chùa Trường Cang. (Trích Cao Tăng truyện - Tập 1)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngữ Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

72. Triều đại Bắc châu, có thầy Thích Huệ Cung ở chùa Chuẩn Đề tại Ích Châu cùng với vị tăng đồng học là Huệ Viễn kết thành huynh đệ. Về sau thầy Huệ Cung đi đến Kinh dương tham vấn Phật học rồi trở về. Trải qua 30 năm không gặp nhau nên hai thầy vui mừng cùng nhau đàm đạo. Thầy Huệ Viễn nói năng lưu loát như nước chảy còn thầy Huệ Cung thì không nói một lời nào. Thầy Huệ Viễn bèn hỏi: “Sư huynh không tụng được một bộ kinh nào hay sao?” Thầy Huệ Cung đáp: “Tôi chỉ tụng được quyển Quán Thế Âm Bồ Tát phổ môn phẩm mà thôi, Tôi xin tụng cho sư đệ nghe.” Thầy Huệ Viễn nghe xong thì nói: “Tưởng gì chứ Kinh Phổ Môn thì Tôi đã giảng mấy chục lần rồi.” Thầy Huệ Cung từ tốn nói: “Đành rằng Sư đệ thông suốt nghĩa lý và giảng giải nhiều lần nhưng chưa từng tụng, vậy nên hãy chí tâm lắng nghe.” Dứt lời, thầy Huệ Cung thiết lập đàn tràng, thăng tòa để tụng niệm. Khi vừa phát lên đề mục của Kinh thì bỗng có mùi hương thơm bay ngào ngạt, hồi lâu thì nghe trên không trung có tiếng nhạc trời vang lên, hoa trời rơi xuống đầy bàn hương án. Sau khi tụng xong bộ Kinh thì mới hết. Thầy Huệ Viễn nhìn thấy tự nghĩ: Mình trải qua mấy chục năm chuyên môn diễn giảng nhưng với việc tự tu thì chưa đạt điều gì, thật đúng như lời cổ đức đã dạy: “Người điếc mà trổi nhạc cho người khác nghe thì hoàn toàn không đắc ích.” Nghĩ đến đây thì bất giác quì xuống đảnh lễ xin sám hối tội lỗi khinh thường lúc nãy của mình với thầy Huệ Cung. (Trích Cao Tăng Truyện - Tập 2).

(Trích sách Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục, trang 155) tangbong

Bài viết trên, tôi nhớ có đọc trong các chuyện linh cảm đã lâu, không biết thuộc sách nào, nhưng trong bài thay vì viết là tụng kinh Phổ Môn Phẩm, thì viết tụng kinh A Di Đà.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 12/01/16 17:38 với 1 lần sửa.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngữ Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Triều nhà Thanh, Trương Quốc Sĩ Diên là một học sĩ ở huyện Thường Thục. Trước kia, khi chưa phát tín tâm với Phật pháp thì Ông thường hay uống rượu, lấy hiệu của mình là Bất Mãn. Khi nghe ai nói đến Kinh Phật thì Sĩ Diên hiện sắc mặt bất bình rồi thốt lên những lời không tôn kính. Một ngày nọ, tình cờ xem qua lý Nhân Quả luân hồi, Ông bỗng nhiên tỏ ngộ đại sự sinh tử là vấn đề khổ nhất của nhân sinh. Sĩ Diên liền phát tâm nghiêm trì giới sát và bỏ hẳn việc uống rượu, lại tu hành rất tinh tấn. Hằng ngày Ông trì tụng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, chú Đại bi, và niệm Phật, thành tâm nguyện đem công đức này hồi hướng vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới. Ông cũng sám hối những lầm lổi của mình trước đây và vô lượng kiếp xưa, rồi sau đó Ông tinh tấn phát nguyện trường trai. Về sau Ông mắc phải chứng bệnh phong rất khổ sở, toàn thân bên phải tê liệt khô gầy, những người quen biết nhìn thấy khuyên Ông nên ăn thịt để bồi bổ. Nghe những lời khuyên ấy Ông chỉ buồn bã, cười nhẹ, nước mắt tuôn rơi, chấp tay tạ lỗi mà từ khước. Vào niên hiệu Đạo quang nhà Thanh năm thứ 19, vào mùa Xuân chính tay Diên Sĩ chép bản Phổ Môn rồi mướn người in ấn phổ biến khắp nơi. Trong những bản kinh Phổ Môn ấn tống, Sĩ Diên viết những lời khuyên nhủ tha thiết: “Thưa quý vị, xin đừng xem thường Kinh này rồi bỏ qua là điều đáng tiếc. Kinh này chính là thuyền Từ cứu chúng sanh ra khỏi bể khổ vậy.” Mùa Thu năm ấy, cư sĩ mộng thấy mình nuốt đóa hoa sen. Từ đó sự tu hành của Cư sĩ càng tinh tấn bội phần. Cư sĩ bảo em mình là Sĩ Đăng rằng: “Anh cần tụng Phẩm Phổ Môn đủ một vạn hai ngàn biến thì mới mãn nguyện của Anh.” Sĩ Đăng nghe nói, gạn hỏi duyên cớ thì Cư sĩ yên lặng chốc lát rồi đáp: “Em nên biết trong thế gian có bốn thứ khổ lớn là Sanh - Lão - Bệnh - Tử. Bản thân Anh đã trải qua ba thứ, còn một thứ nữa dù chưa đến nhưng nó cũng sẽ đến trong nay mai, đó là cái chết, vì thế lẽ nào Anh lại không chuẩn bị tư lương từ trước.” Niên hiệu Đại Quang năm thứ 20, vào khoảng đầu hôm, ngày 11 tháng Giêng, Sĩ Đăng nằm trăn trở suốt đêm không thể nào ngủ được vì nghe Anh mình tụng phẩm Phổ Môn, âm thanh vang lanh lảnh. Sĩ Đăng đến nơi thì thấy Anh mình vẫn đang ngon giấc, hoàn toàn không nghe tụng kinh ra tiếng, hóa ra âm thanh đó chỉ là trong mộng của Ông thôi. Sáng ngày thức dậy cũng như thường lệ, Ông tụng Kinh xong thì có chút việc phải đến nhà bà con, khi mới đến nơi thì bổng bị đàm kéo lên nghẹt cổ, người nhà bà con tức tốc đưa cư sĩ về. Lúc về đến nơi thì Cư sĩ mê man bất tỉnh. Đến chiều ngày 13 tháng Giêng, thân hữu của Cư sĩ là Tạ Mộc Ngô đến thăm Cư Sĩ, bảo người nhà lên đèn, thắp hương trên bàn Phật và đưa xâu chuổi Cư sĩ thường ngày dùng niệm Phật để trước ngực thì đôi mắt Cư sĩ tự mở ra, sáng lên long lanh, toàn thân đều cử động nhưng hơi thở thì đã hết. Các Phật tử khác đến thăm nhìn thấy đều nói rằng đây là trạng thái Kiết tường thượng thệ, chắc chắn vãng sanh Tây phương. Nhưng riêng vợ Cư sĩ thì không tin, Bà đến trước quan tài của Ông khấn rằng: “Nếu quả thật Ông được vãng sanh thì trong giấc mộng, xin báo cho Tôi được rõ.” Trải qua năm ngày, đêm ấy người vợ nằm mộng, thấy một người đến báo rằng: “Ngươi đừng khóc! Người nhà của ngươi đã đi qua mười vạn ức Phật độ rồi.” Khi thức giấc, Bà lấy lạ về điềm mộng ấy, do lúc bình sanh, Bà này chưa bao giờ tụng kinh Di Đà nên đối với câu kinh có năm chữ “mười vạn ức Phật độ” thì không hiểu là ý nghĩa gì. Ngày hôm sau, bà đến chùa thỉnh vấn một Hòa thượng thì sau khi được Hòa thượng giải thích, bà mới biết chồng mình chắc chắn đã được vãng sanh và điềm mộng đúng là sự hiệu nghiệm rõ ràng. Sĩ Đăng tự ghi lại câu chuyện trên và từ đó theo gương của Anh mình, tu theo pháp môn Tịnh độ rất tinh tấn. Ông lại in một bộ sách tựa đề là Vãng Sanh Đề Mục Lục để lưu hành trong thế gian. (Trích Vãng Sanh cận nghiệp lục)

(Trích sách Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngữ Lục

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

[youtube]NAb87C6fSzg[/youtube]
[youtube]s6F-1idXI10[/youtube]


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách