nói chuyện cũng sát sanh?

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

trannhatcuong
Bài viết: 54
Ngày: 13/10/10 19:25
Giới tính: Nam
Đến từ: binh phuoc

nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi trannhatcuong »

mình nhớ là có xem 1 chương trình trên tivi có nói khi chúng ta nói chuyện có thể làm chết những sinh vật rất nhỏ trong không khí, vì vậy vào khoảng thời gian ăn chai ở 1 vùng nào đó người ta sẽ bịt khẩu trang khi nói chuyện, như vậy thì khi chúng ta nói chuyện hay tung kinh thì đã sat sanh rồi !!!! A Di Đà Phật.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

trannhatcuong đã viết:mình nhớ là có xem 1 chương trình trên tivi có nói khi chúng ta nói chuyện có thể làm chết những sinh vật rất nhỏ trong không khí, vì vậy vào khoảng thời gian ăn chai ở 1 vùng nào đó người ta sẽ bịt khẩu trang khi nói chuyện, như vậy thì khi chúng ta nói chuyện hay tung kinh thì đã sat sanh rồi !!!! A Di Đà Phật.
giới sát sanh : Không được giết hại

Điều răn cấm thứ nhất mà Phật khuyên chúng ta là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến các loài vật. Sanh mạng có một giá trị quý báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.

Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công kia việc nọ, thì tránh sao khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người, và các con vật lớn như: trâu, bò, ngựa, chó, heo...

Còn nhiều con vật nhỏ, nếu tránh giết được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Chúng ta nên đi từ từ thì chắc chắn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết.

( Thích Thiện Hoa )

như vậy, việc không sát sanh là để chúng ta nuỗi dưỡng lòng từ bi, biết quý trọng sanh mạng, biết thương yêu sự sống. Không cố ý giết hại.

Còn những con vật nhỏ như kiến , vi trùng thì chúng ta không tránh được, đó chỉ là vô ý. Không có tạo nghiệp.
cafene


_()_
trannhatcuong
Bài viết: 54
Ngày: 13/10/10 19:25
Giới tính: Nam
Đến từ: binh phuoc

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi trannhatcuong »

minh tu học còn kém cõi nhưng mình nghĩ tu học không nên quá chú trọng vào hình thức kẻo lại quên cái cốt lõi nằm ở tâm. Chúng ta ko thể tránh khỏi làm chết các vi sinh vật khi phát âm ra từ miệng, nhưng khi tâm chúng ta tịnh lời nói sẽ giảm bớt cường độ của âm khi nói
khi đó sẽ giảm thiểu vi sinh vat bi chet, và tâm chung ta ko hề muon 1 vi sinh vat nao chết mình nghĩ khi đó các đức phật sẽ hiểu.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

trannhatcuong đã viết: khi tâm chúng ta tịnh lời nói sẽ giảm bớt cường độ của âm khi nói.
khi đó sẽ giảm thiểu vi sinh vat bi chet, và tâm chung ta ko hề muon 1 vi sinh vat nao chết mình nghĩ khi đó các đức phật sẽ hiểu.
bạn làm được vậy thì cũng tốt thôi
tangbong


_()_
trannhatcuong
Bài viết: 54
Ngày: 13/10/10 19:25
Giới tính: Nam
Đến từ: binh phuoc

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi trannhatcuong »

bạn quang_tam à nếu bạn biết nói chuyện sẽ làm chết 1 số vi sinh vật thì ko còn là vô ý đâu, mình nghĩ tu học vốn dĩ ko thể nào tu triệt để được !,


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

hạn chế thấp nhất có thể .

Phân biệt rõ ràng giữa giết hại các con vật lớn và nhỏ, giữa không tránh được và có thể tránh được.
Phải hiểu rõ ý nghĩa của việc không sát sanh

Lời Phật dạy và của các hòa thượng đã nói rõ ràng , cứ theo đó mà thực hành thôi bạn. :)


_()_
trannhatcuong
Bài viết: 54
Ngày: 13/10/10 19:25
Giới tính: Nam
Đến từ: binh phuoc

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi trannhatcuong »

um, cam on ban


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: nói chuyện cũng sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Xin trích dẫn:
Phật học Phổ thông - HT Thích Thiện Hoa đã viết:1.- Không được giết hại. Ðiều ngăn cấm thứ nhứt mà Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một gía trị qúy báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.

Phật giáo cấm sát sanh bỡi nhiều lý do:

a) Tôn trọng sự công bằng. - Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trong thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra,
các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dãy dụa thoát chết! Theo lẽ công bình, đìều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác. Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo giết!".

b) Tôn trọng Phật tánh bình đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã bình đẳng thì không thể viện lý do gì để nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này gía trị hơn giai cấp kia màu da kia. Sát hại một sanh vật là sát hại Phật tánh.

c) Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Lòng từ bi của Ðức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bỡi vì đêm tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn
tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên siết, quằng quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quýbáu trong tâm hồn chúng ta. Như thế, khó mà tu hành để thành chánh quả được. Ðức Khổng Tử có dạy: "Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử". (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thĩt nó; thấy nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay lòng nhân đều không nỡ giết hại người hay loài vật.

d) Tránh nhân qủa báo ứng oán thù. - Khi ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ
sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ. Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ,, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi" (Kinh Lăng Già).

Lợi ích của sự không sát hại. - Vì những lý do trên, Ðức Phật cấm Phật tử không giết haị. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi sau đây:

a) Về phương diện cá nhân. - Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong lòng không bức rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.

b) Về phương diện xã hội. - Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhật của Phật dạy đây, thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng đươc giải thoát. Cho nên Tổ xưa có dạy:

''Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết,
Mười phương nào có nổi đao binh.
Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện.
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình. ''

Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công việc kia nọ, thì khó tránh khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người, và những con vật lớn như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà v.v... Còn những con nhỏ nếu tránh được bao nhiêu quý bấy nhiêu. chúng ta nên đi từ từ thì chắc ăn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết. Trong khi giữ giới sát, ta nên đề phòng hai đều sau đây:

a) Không nên để cho ác ý sanh khởi. Giết một con vật lớn mà vì vô ý hay tự vệ, thì cái qủa của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn với cái ác ý muốn giết cho vui tay.

b) Nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: Những đứa bé lên 3, lên 5 ra sân gặp chuồn chuồn, bươm bướm chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt đầu nếu cha mẹ thấy mà không rầy la; đến 12,13 tuởi, chúng sắm ná, giàng thun bắn chim, đến 20,25 tuởi, chúng đâm họng heo, giết chó, vẫn không bị ngăn cấm thì sau này, quen với tánh hung bạo, trong cơn giận dữ, chúng có thể giết người không gớm tay. Vậy chúng ta không nên để tự do cho con cái quen cái sự giết hại sinh vật, mà cũng không cho chúng mục kích những cảnh chém giết ở các rạp chiếu bóng hay ở giữa đời.
Như nhiều đạo hữu đã nói: Chúng ta không nên chấp nhất.
Chúng ta đang sống trong thời đại mạt pháp, nghiệp chướng của chúng ta nặng nề mới sinh ở cõi này. Khi đã ở cõi này, không ai là không gây nghiệp chướng như sát sanh chẳng hạn (nếu ai đó chưa sát sanh bao giờ thì sẽ là Bồ Tát rồi không còn ở đây nữa :) ). Vì vậy không nhờ Phật lực thì sao thoát khỏi, mãi ở cõi này. Nhờ Phật lực thoát khỏi cõi này để tới cõi khác thanh tịnh hơn để tu tập mau chóng trở về bản thể của chúng ta.
Pháp môn vi diệu là niệm Phật. Hồng danh Nam mô A Di Đà Phật là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Xin trích dẫn một câu trong bài viết của admin mà tôi rất thích:
Vo_Huu_Bat_Khong606 đã viết:Đời người qua mau, không khéo chỉ uổng kiếp được Phật Pháp. Tất cả như ảo ảnh, phút chóc tan biến, trơ trọi một mình ta!
.
Đứng nên chấp nhứt. Thời gian đó hãy mau mau tu tập !


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách