Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn,

Nói trúng tim đen xin đừng giận nhé!

Đây là đề tài nhận diện lại mình, không có mục đích chỉ trích ai, không làm hại ai, và cũng không nói theo kiểu phá chấp Thiền-tông. Hay Phỉ báng Phật Pháp, đây

Chỉ là học và hỏi lại xem mình có "tốt khoe xấu che?". Nếu có thì...

Chúng ta học "xấu khoe tốt che" có khó khăn không?

Vô đề: Xin đừng đỏ mặt mất hay...

01-
Khi học kinh ta nên kiểm lại xem mình học kinh với mục đích gì? Nếu nghiên cứu kinh điển, tầm chương trích cú, suy luận diễn giải mà không biết áp dụng vào cuộc sống để tu tâm sửa tánh thì đó chỉ là thâu thập kiến thức, nhiều khi trở thành "sở tri chướng". Nguy cơ hiện nay là người tu học (trí thức) thường quan tâm đến sự giải thích về con đường tu hơn là chính con đường, thích chú trọng vào những lý thuyết và hình thức khác nhau của Phật giáo thay vì liên hệ đến những kinh nghiệm tu tập của chính mình.
Quí vị biết coppy ở đâu không?
Trong diễn đàn chắc cũng có ít người, tôi cũng có trong đó!

02-
Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không? Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không?
1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không?

2. Còn dễ nổi sân hay không? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.

3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.

4. Còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.
Cũng là coppy.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chủ đề rất hay.
Nếu ai mà nói trúng tâm địa của mình mà từ hồi đó tới giờ chưa nhận ra thì phải hoan hỷ nhận lấy và sữa chữa mới đúng. Lợi lạc ấy đâu có cho ai khác đâu? Mình chứa chấp điều không hay thì mình nhận, có ai nhận thay đâu.

Chấp ngã cũng giống như vết thương, hễ ai đụng tới thì khó chịu, mất lòng. Còn ai nâng niu thì dễ chịu, ưa thích. Mà rốt cục chỉ là vết thương. Nếu chẳng trị thì mãi mãi chẳng lành.

Ai nói tới ưu điểm thì ưa nghe, còn tới phần khuyết điểm thì buồn, giận, khó chịu.

VHBK lúc trước có đọc một đoạn Kinh Văn (lâu quá quên là Kinh nào), Đức Phật dạy rằng: "thời mạt pháp, chúng sanh thích bàn luận Phật Pháp mà chẳng chịu tu hành chân thật". Tức là tranh cãi, lý luận suông mà thường ngày chẳng đem ra ứng dụng, tu tập quán xét bản thân.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài này hay đây.
Dùng bài này để moi móc những cái xấu xa của người khác một cách hợp lý.

Đề nghị bạn Thien Nhan làm trước cho mọi người bắt chước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Tổ ngày xưa bảo "chẳng thấy lỗi người chỉ thấy lỗi mình", nếu không còn chấp ngã thì chẳng nên thấy, nếu từ bi thì khởi tâm thương xót ,dùng mọi thiện xảo, đức độ hóa giải . Nếu có trí tuệ thì dùng mọi phương tiện độ họ.

Phật cũng nói "muốn độ người thì dùng tứ nhiếp pháp độ người", nếu thấy lỗi người tức tại tâm đã có ngã chấp đồng như vậy không khác.

Xét tận cùng thì, thấy nếu còn thấy lỗi người tức vẫn còn ngã tướng.


Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

các thầy sư , cô chú , các bác lớn tuổi đã có kinh nghiệm thực hành nhiều năm hãy chia sẻ kinh nghiệm thực hành cho tụi cháu . Mọi người hãy mở rộng , phát triển Box Linh Ứng Phật Pháp và kinh nghiệm tu tập với những chủ đề nhắm vào thực hành Vô Thường , Vô Ngã , Không tính , Trung Đạo , ..... và những yếu tố cần đc thực hành khác nữa . Dù sao thì chúng ta cũng đều đã biết rằng Trái Đất này , Vũ Trụ này đều nằm trong lòng bàn tay Đức Phật rồi :) Chúng ta chỉ cần thực hành lại cho thấm sâu vào tâm trí thôi :) Chúng ta có thể dùng mọi phương tiện như máy móc điện tử , xe cộ , máy bay , ... để thực tập các phép quán chiếu :D Nói chung là chỉ cần nhìn thấy , sờ mó , .. là tự nhiên theo quán tính ta vận dụng các phép quán ngay :D Nếu gặp 1 vấn đề về sự lựa chọn trong cuộc sống , gia đình , quan hệ , ... thì ta sẽ giải quyết sao cho hợp với tinh thần Trung Đạo , tránh vướng vào các biên kiến tốt nhất tangbong
Cháu nghĩ là sẽ thú vị lắm . Mọi người cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hành và niềm hạnh phúc có đc khi thực hành tangbong


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

neo_prog đã viết: Nếu gặp 1 vấn đề về sự lựa chọn trong cuộc sống , gia đình , quan hệ , ... thì ta sẽ giải quyết sao cho hợp với tinh thần Trung Đạo , tránh vướng vào các biên kiến tốt nhất tangbong
Cháu nghĩ là sẽ thú vị lắm . Mọi người cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hành và niềm hạnh phúc có đc khi thực hành tangbong
tangbong tangbong tangbong
Cám ơn các Thầy đã nêu vấn đề "trực thẳng nhân tâm" thật thú vị. Nếu không xét kỹ thì không thấy, chứ kỳ thực, "moi Tâm" mình ra mà coi. Ôi..hỡi ôi... nguyên 1 "Cục" đủ thứ tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố... pha trôn trong đó. Nó quyện lấy nhau, nó đặc quánh lại,...không biết đường đâu mà gỡ. Đến khi gặp cảnh chướng tai gai mắt..., gặp chuyện trái duyên là thôi...Binh đoàn của chúng lũ khủ kéo ra, khua chiên múa trống,...Ô hay...đây là anh "sân hận", kia là chị "đỏ mặt tía tai",...này là anh "bụng dạ cồn cào", này là...Ô hô...các anh, chị, cô, cậu...ấy "từ đâu" kéo đến thật đông đảo...lúc đó thì chỉ mà... timeeeout ~x(
Mà nó từ đâu mà ra ? =P~ Từ cái "tôi" này nè, từ cái "tôi này ra chứ đâu. Không có cái "tôi" này lấy đâu ra cái "Cục" đặc quánh đó, lấy đâu ra một mớ hỗ lôn,... Mà cái "tôi" này có thật không , "nó" ở đâu mà ra...? Dưới đất chui lên, trên trời rời xuống, hay từ không khí bay ra...? timeeeout
Chính vì vậy Đức Phật dạy đệ tử phá chấp cái "tôi" này mạnh nhất, nhiều nhất...Này là địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại,...đây là sinh, già, bệnh , chết,...không thiếu 1 thứ nào, của hư không trả tất về hư không, cho đến cả cái xương, cái gân,...cũng trả nốt không còn lại 1 "cái" gì. Ấy vậy mà... ~x(
Ngẫm nghĩ lại coi... =P~ Từ nhỏ đến giờ chúng ta tự mình làm được chuyện gì cho đời...?
Hồi nhỏ ăn, uống, ngủ, nghĩ, chơi bời...thì đã có ba me lo cho, bày vẽ cho từng ly từng tí...lớn lên thì có Cô, Thầy, Tổ, Sư, đồng nghiệp, đồng đạo,...chia sẻ dìu dắt yêu thương..., ngay cả cái ăn, cái tắm,...cũng không tự mình làm được, nước ở đâu ra?... nồi, niu, xoong, chảo, chén, bát, muỗng, nỉa, ca, gáo...ở đâu mà có ? mình sản xuất ra cái nào trong những cái đó ?...không khí thì cung cấp nguồn O2 để thở từng phút giây, có ai từng ngưng thở 5 phút chưa ? thử ngưng 5 phút đi là biết liền, ...ăn nhờ ở đâu nhiều quá mà cứ... timeeeout Đụng chuyện là cái "Cục"...thật là hết nói nổi... #-o
Mình thì chả làm gì được cho đời...? Ấy mà khi thấy người ta... khungbo là anh thế này, chị thế kia, chúng mày...Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle
Ngay cả "cái lỗi" của mình, mình còn không tự làm được (do vô minh, ngu si, ích kỷ...mình đâu có sản xuất ra mấy thứ đó). Ấy vậy mà khi người... ~x( khungbo thì chỉ toàn là thấy lỗi của người...Ô hô... timeeeout bác sĩ bó tay. =P~ Trên Đời Làm Gì Có Ai Có Lỗi...Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle
Vấn đề này con đã từng đề cập nhiều trong đề tài "3 câu hỏi lớn" bên Box "Phật Pháp Vấn Đáp", giải quyết triệt để cái "Cục"... ra ngô, ra khoai...Có dịp xin mời các Cô Thầy ghé tham khảo và chỉ bày thêm cho con. Con cảm ơn Cô, Thầy...nhiều lắm !! kinhle kinhle

Đề tài rất thằng thắngthực tiễn nên con viết với văn phong hơi ... :D Xin các Sư Cô, Sư Thầy...hoan hỷ bỏ qua cho con. Mong các Sư Cô, Sư Thầy...thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời !! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Học Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thiện Nhân xin đính chánh dài điều, trước khi vào trò chơi “Xấu khoe, tốt che”. Chúng ta nên học trước, chơi sao. Thí dụ bài học nói về kinh, thì chúng ta chỉ bàn về kinh, nếu không thì trặt đường gầy. Còn muốn nói đích danh ai, phải xin phép trước. Nếu không thì cuộc chơi sẽ thành cuộc chiến tranh miệng, Nếu chiến tranh miệng thì không còn là Diễn đàn tao nhã.
Thiện Nhân kính bái.


--------------------===============----------------------

Sau khi đọc bài này rồi, các bạn có thấy mình sai chưa! Nếu thấy thì viết ra. Hoặc tôi viết sai thì các bạn sữa thì sự học mới một ngày một tiến bộ. Xem tiếp nhe các bạn.

Học Kinh
TVĐĐ - 01/07/2011
Khi học kinh ta nên kiểm lại xem mình học kinh với mục đích gì?
Nếu nghiên cứu kinh điển, tầm chương trích cú, suy luận diễn giải mà không biết áp dụng vào cuộc sống để tu tâm sửa tánh thì đó chỉ là thâu thập kiến thức, nhiều khi trở thành "sở tri chướng".
“Nghĩ sở tri chướng chính là sự cố chấp cái ngã kiến hẹp hòi, học hỏi giáo lý kinh điển không dùng vào việc tự mình tu tâm sửa tánh.
Lại lấy lý thuyết bi bô trên diễn đàn. Nhưng nhìn kỷ lại xem mình có tu không?”
Các bạn đọc tiếp nhé!
Nguy cơ hiện nay là người tu học (trí thức) thường quan tâm đến sự giải thích về con đường tu hơn là chính con đường, thích chú trọng vào những lý thuyết và hình thức khác nhau của Phật giáo thay vì liên hệ đến những kinh nghiệm tu tập của chính mình.
“Các bạn thấy đó, đem thời gian vào hình thức, vào lý thuyết để dạy người trên diễn đàn thì có khác nào bỏ phí thời gian huân tu cho mình. (Chỉ nói những người biết dạy người, mà không biết dạy mình trước.)

Ngược lại các bạn có vấn đề không hiểu nghĩa, thì có rất nhiều kinh, hay luận kinh do các Thầy giảng giải, thì tha hồ mà đọc.”
Có những người rất thông minh, biết đủ loại giáo lý, biết về lý Trung Quán, Tánh Không, Bát nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, v.v... nhưng lại không biết mình có những tánh hư, tật xấu nào cần phải sửa.


“Trong câu này, Thầy viết và ám chỉ người thông minh có nhiều. Học kinh hiểu nghĩa (đa văn tổng trì như Ngài Anan). Nhưng tạp khí thì không chịu sửa. Thí dụ: hỉ nộ ái ố. Hoặc là biết từ bi nhưng không biết hỉ xã.v.v.”
Do đó những cái lý cao siêu kia sẽ mãi mãi chỉ là lý như bao nhiêu triết lý khác, không giúp ích gì được cho việc tu hành chuyển hóa khổ đau.
“Cho nên niếu không phân biệt lý và hành thì cứ mãi trong vòng khổ đau, ngay đời này, chớ không cần phải đợi tới đời sau đâu các bạn”.

Thưa các bạn, tôi nói ra, thì tôi cũng biết tôi là hạng người Thiền miệng, không hơn ai. Nhưng hy vọng cái hiểu này sẽ một ngày chuyển đổi được tạp khí xấu xa đang mang trong mình tôi đây.

Hy vọng của tôi còn 2 câu hỏi cuối cùng thì tôi có chết cũng mãn nguyện và cũng không trở lại diễn đàn này. “đó là câu hỏi Bạn làm sao! Phân biệt được giữa Lý thuyết và thực hành. Câu hỏi thứ 3. Bạn làm sao! biết phương tiện và phương pháp tu hành.”
Ngược lại với kiến thức là tín ngưỡng, thích thờ lạy, lễ bái, xem kinh như một thứ thần chú hay bùa hộ mạng, tụng kinh để cầu xin điều này điều nọ, không chịu học hỏi để hiểu và tu tập. Nghe ai nói tụng kinh này linh, kinh kia tốt thì làm theo, thành tâm tin tưởng, tụng hết bộ này đến bộ khác.
Siêng năng tụng kinh như vậy cũng tốt, vì trong lúc tụng thì miệng không nói bậy, tuy không hiểu nghĩa nhưng lời kinh không ít thì nhiều cũng rơi vào tâm thức chờ một thuận duyên nào đó sẽ nở ra hạt giống trí tuệ.
“Nếu như bạn là cư sĩ, bận bịu nhiều với đời sống, hay tuổi tác thì học Lễ bái, trì chú, tụng kinh, Niệm Phật, kinh hành. Thì rất tốt thì cũng lần lần ác giảm, thiện tăng. Cho nên pháp môn Tịnh độ là quán thông tất cả hạng người từ kém thông minh tới bậc đa văn đại tài. Lại nửa chúng ta cũng thường thấy người già cả, họ hay mô Phật đó sao…”
Học mà không tu (thực hành) là cái đãy đựng sách, là một thư viện biết đi. Tu mà không học là tu mù. Đức Phật có nói: "tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta". Tại sao vậy? Vì đạo Phật là đạo cứu khổ bằng tuệ giác chứ không phải bằng cầu xin.
Đức Phật (Buddha) là người giác ngộ chỉ cho ta con đường thoát khổ chứ ngài không thể cứu ta bằng thần thông. Nếu chỉ muốn tin Phật mà không học hiểu thì đó là mê tín, xem Phật là một loại thần thánh ban phúc giáng họa như bao nhiêu thần thánh ngoại đạo, đó không phải phỉ báng Phật là gì?
Học kinh để hiểu Phật, tin Phật và làm theo lời Phật thì niềm tin này là hoa trái, kết quả của tuệ giác, là chánh tín chứ không phải mê tín. Chánh tín là một loại tín ngưỡng trong sạch giúp con người trở nên đạo đức.
Thiện Nhân “Nếu bạn là Cư sĩ và vừa là Tu sĩ tại gia thì phải hiểu hơn những người khác đạo. Không bao giờ chờ sung rớt ngay miệng mình”. Có học mới hiểu, có hiểu mới hành, có hành mới an. Cực khổ lắm, chớ không phải dể ăn đâu các bạn.”
Những người vô thần, không tin vào thần thánh, nhưng họ tin vào mãnh lực đồng tiền, tin vào quyền lực nên tha hồ làm tội ác. Ngày nay ở Âu Mỹ, người ta có đầy đủ tiền bạc, tiện nghi vật chất nhưng vẫn thấy thiếu thốn và bất an, bởi vì đời sống tâm linh nghèo nàn, không có niềm tin, không biết tin vào cái gì đem lại hạnh phúc thực sự.
Là Phật tử chúng ta có niềm tin nơi tam bảo, khi khổ đau thì có chỗ trở về nương tựa, đó là một điều may mắn.

Mọi tiến trình tu tập cần trải qua ba giai đoạn: văn, tư, tu. Văn là nghe, tư là suy nghĩ, tu là sửa. Học hỏi kinh điển là văn, tụng kinh cũng là văn vì miệng tụng và tai lắng nghe lời dạy của phật.
Nhưng nếu học mà không sửa là kiến thức suông, có văn, tư mà thiếu tu. Còn tụng mà không học hỏi nghĩa lý thì biết đâu mà sửa, có văn mà không có tư và tu, dễ rơi vào mê tín.

Bởi thế cách học đạo thông minh là mỗi khi đọc hay học một kinh nào đó, ta nên suy nghĩ và trả lời những câu hỏi như sau:

- Đại ý kinh này nói gì?

- Làm sao áp dụng kinh này vào đời sống hằng ngày?

- Nếu áp dụng thì được lợi ích gì?

- Có giúp ta bớt khổ hay không?

- Có giúp ta trở nên thánh thiện hơn không?

Nếu một kinh nào áp dụng vào đời sống hằng ngày, giúp ta bớt khổ, chuyển hóa được nội kết và tính xấu thì ta nên đọc tụng thường xuyên để nó đi vào tâm khảm nhắc ta tu hành. Học kinh như vậy mới có lợi ích.

Thích Trí Siêu
Trích trong "Ý Tình Thân”
“Thầy đã nhắc lại một lần nửa!
Nếu một kinh nào áp dụng vào đời sống hằng ngày, giúp ta bớt khổ, chuyển hóa được nội kết và tính xấu thì ta nên đọc tụng thường xuyên để nó đi vào tâm khảm nhắc tu tu hành.v.v.

Thí dụ: Phật học phổ thông của Thầy Thích Thiện Hoa, Bước đầu học Phật của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
Kế tiếp. Luận ngữ: Giữ Ngũ giới, tu Thập Thiện Nghiệp. Hay là Kinh Pháp Cú. Nếu như bạn thích nửa xem, đọc hoặc học qua về Duy thức, Thiền, hay Thập Mục Ngưu đồ.v.v. đó là những kinh nghiệm tôi đã học qua, dể học trước, bước từ bước.

Các bạn thấy đó như chúng ta ngày này thì hay mơ bóng mà chẳng bắt hình.
Có người thích học bát nhã “tánh không”. Mở miệng là tánh, là không, bắt bẽ đủ thứ. Trái lại tánh hữu của mình thì không chịu sửa. Thí dụ như cờ bạc, rược chè, háo danh, háo sắc.v.v.

Có người thích học pháp hữu vi Thanh Văn. Thì lại không trao dồi kinh điển thì làm sao biết những đều sai lầm của mình! Cho nên cả hai hạng người này gọi là Thiền miệng, tịnh không.

Lời khuyên cùng các bạn hữu. Muốn tìm vô vi niết bàn, thì ta phải có, hay đang hành pháp hữu vi niết bàn trước.

Cho nên đề tài và nội dung là “Xấu khoe, tốt che”. Nếu bạn nào không chịu nổi, thì xin tự rút lui, chớ đừng giận hờn.

Trong Diễn đàn này có một bạn nửa ai cũng biết đến, là “đa văn tổng trì, như Ngài Anan” sao khi đọc bài này, sẽ không dám vào đây chơi? Tôi biết xin đừng giận nhé!

----------------=====================-----------------------
Hồi âm bạn
Chủ đề rất hay.
Nếu ai mà nói trúng tâm địa của mình mà từ hồi đó tới giờ chưa nhận ra thì phải hoan hỷ nhận lấy và sữa chữa mới đúng. Lợi lạc ấy đâu có cho ai khác đâu? Mình chứa chấp điều không hay thì mình nhận, có ai nhận thay đâu.

Chấp ngã cũng giống như vết thương, hễ ai đụng tới thì khó chịu, mất lòng. Còn ai nâng niu thì dễ chịu, ưa thích. Mà rốt cục chỉ là vết thương. Nếu chẳng trị thì mãi mãi chẳng lành.

Ai nói tới ưu điểm thì ưa nghe, còn tới phần khuyết điểm thì buồn, giận, khó chịu.

VHBK lúc trước có đọc một đoạn Kinh Văn (lâu quá quên là Kinh nào), Đức Phật dạy rằng: "thời mạt pháp, chúng sanh thích bàn luận Phật Pháp mà chẳng chịu tu hành chân thật". Tức là tranh cãi, lý luận suông mà thường ngày chẳng đem ra ứng dụng, tu tập quán xét bản thân.
Chào bạn VHBK, hỗm rài đi làm phờ râu luôn, thấy bạn viết mà không thể nào trả lời được. Bài viết của bạn đã gải đúng vào mục ghẻ tôi.

Cho nên người Thầy thuốc hay không phải là nhờ thuốc hay, mà là vào kinh nghiệm (Là đức Phật) Nhưng người bệnh phải biết nói thật lòng (Là ta, là chúng ta đây) cái chổ đau là do đâu.

Nhưng muốn biết mình đau ở đâu, thì phải học giáo lý, kinh điển duy nhất thôi.

Riêng bạn đã thấy rồi, mà hình như bạn còn chạy long rong trên diễn đàn, bạn muốn làm Ngài Anan thời nay sao?
Bạn đọc một đoạn kinh văn (lâu quá quên la kinh nào)…. Chính đó là bỏ lý, lấy sự.

Bạn đang học vô tự kinh đó….Kính mừng, kính mừng.
Bài này hay đây.
Dùng bài này để moi móc những cái xấu xa của người khác một cách hợp lý.
Đề nghị bạn Thien Nhan làm trước cho mọi người bắt chước.
Nói như bạn cũng được đi, người viết bài, hay đã copy đưa bài lên diễn đàn, điều có lý và sự, nghĩa bóng và đen. Ẩn ý, dụ ý. Có khi hỏi để họ học, có khi hỏi để dạy lại người (bố thí pháp).
Mà nếu bạn giống ông Trương Phi trong Tam Quốc Chí thì tự mình thiệt thôi phải không ông bạn già của tôi ôi!
Nhưng bạn là người có trí, miệt mài kinh điển học hỏi, có lòng nhân từ cũng kính mừng, kính mừng. Vô đề bài 01: Học Kinh,
Xin mời bạn giải, để tôi mở rộng tâm nhản, và chúng ta cùng học.
----------================----------------------------
Hồi âm bạn: Ma Ha Bát Nhã ; neo_prog ; Không biết
Cuộc chơi chưa bắt đầu, chỉ là vô đề mà các bạn đã có nhiều cảm tình với chủ đề này, Hy vọng các bạn tiếp tục nhé đừng bỏ cuộc. Phải làm sao tạo Diễn đàn Phật Pháp này, để trở thành một Diễn đàn tao nhã, phong thái. Có phải đó là ước muốn chung của chúng ta không các bạn nhỉ?
Riêng về bạn”Không Biết” này, viết nhiều đó, biết chuyện đó, vậy mà lấy cái bút danh là “Không Biết”. Sao khiêm nhường quá vậy, bạn dám tiếp tục chơi nửa không! Nếu dám thì bạn đi tiên phong trước nhé?
Riêng tôi hỏi bạn nhé “Bạn thấy kinh nào, hay nhất?”.


Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Xây dựng diễn đàn thành gì gì đó thì mình không cần quan tâm . Dù sao cũng là 1 thế giới ảo . Cái chính là mọi người luôn giữ vững bản thân để thực hành tốt . Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm thực hành cho nhau để tìm đến niềm hạnh phúc , tự do của đạo Giải Thoát . Trong kỹ thuật lập trình máy tính có 1 nghệ thuật tên là Anonymous ( kẻ nặc danh ) , đến rồi đi , đến rồi đi chẳng cần ai quan tâm , chẳng cần ai biết Ta là ai


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Thien Nhan đã viết:Riêng về bạn”Không Biết” này, viết nhiều đó, biết chuyện đó, vậy mà lấy cái bút danh là “Không Biết”. Sao khiêm nhường quá vậy, bạn dám tiếp tục chơi nửa không! Nếu dám thì bạn đi tiên phong trước nhé?
Riêng tôi hỏi bạn nhé “Bạn thấy kinh nào, hay nhất?”.
Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle
Thất lễ...Thất lễ... kinhle kinhle kinhle
Con cảm ơn Thầy đã dành những lới tốt đẹp cho con. Nhưng thật lòng con không dám nhận. kinhle kinhle Con lấy tên Không biết là vì thật sự Không biết Thầy ạ. Nếu con có hiểu, có biết 1 chút gì về Đời, về Đạo đều là do nghe Pháp, tham khảo học hỏi với các Cô Thầy trên diễn đàn. So với họ thì con chỉ là hạt cát. :D kinhle kinhle Cho nên con không dám "bạn dám tiếp tục chơi nửa không" đâu, con không dám bất kính như vậy. Nếu được phép thì xin cho con được đi theo hầu các Thầy các Cô, đụng chỗ nào biết chỗ nào thì con xin chia sẻ thật theo kinh nghiệm non nớt của mình. kinhle kinhle
Còn vấn đề Kinh nào hay nhất thì con cũng không dám lạm bàn. Mình đâu có là gì, lo học hỏi Thầy Tổ còn chưa xong huống chi là ngồi thảo luận Kinh này hay, Kinh kia dở. Các Thầy Tổ năm xưa viết Kinh là do nhân duyên, khế lý khế cơ thời đó mà hóa độ chúng sinh. Con mà luận Kinh này hay, Kinh kia dở thì thật là võ đoán và lỗ mảng. Bởi vì hay với người này nhưng lại không hay vời người khác, dở với người khác nhưng người này lại nghe, hiểu và hành được... kinhle kinhle
Đó là thiển ý của con, còn về kinh nghiệm cá nhân thì con thấy có 2 điều quan trọng :

1. Nhân Quả : 2 chữ này thật căn bản và quan trọng. Mà cái Nhân Quả này Kinh Điển không thể nói hết được. Mỗi người đệ tử Phật phải có nhãn quan và tuệ giác nhìn thấy Nhân Quả trong mọi chuyện của cuộc sống, từ cái ăn cho tới cái mặc, từ cái đi đứng nằm ngồi, nói, im lặng... phải thấy cho được Nhân Quả nằm ở đâu, ảnh hưởng tới ai và dẫn tới điều gì. Cái này mình phải huân tập Chánh Kiến mà quán chiếu chứ Kinh Điển không nói hết được. Có người học Phật nghe người ta nói Nhân Quả thế là đụng đâu, đi đâu cũng rêu rao đó là Nhân Quả, kia là Nhân Quả…đến nỗi khi thấy người ta bị "tai nạn, cháy nhà, đánh nhau…" thì : “Ôi, Nhân Quả của họ là như vậy mà, để cho họ trả cho hết Nghiệp”. Hiểu Nhân Quả như vậy bảo sao không phỉ báng Phật. Đệ tử Phật chân chính là phải biết đứng trên đôi chân của mình. Không bao giờ nghe ai nói điều gì là vội vàng nhận ngay làm của mình, dù đó là Thầy, là Tổ, hay là Kinh sách, băng giảng nào,...Bởi vì ông Thầy mình giỏi gì thì giỏi, ông Tổ mình giỏi cỡ nào thì giỏi cũng không thể giỏi bằng ông Phật. Mà ông Phật ổng bào mình sao, ổng bảo rằng : “Chớ tin lời của ta chỉ vì kính nể ta, mà phải thử thách nó giống như lửa thử Vàng”. Đấy ! Ông Phật ổng dạy chúng ta vậy đấy, Thầy của Trời Người dạy như thế đấy. Vậy mà hôm nay chúng ta thì sao ? Mỗi người hãy tự có câu trả lời cho mình. Không nên có thái độ dễ dải trong vấn đề học Pháp cũng như vấn đề hành đạo. Giống như mình ăn cơm vậy, người to con bụng bự thì ăn được nhiều cơm, người nhỏ con bụng nhỏ thì ăn ít cơm, ăn nhiều hay ít tùy theo cái bụng của mỗi người, nhưng quan trọng là cả 2 phải tiêu cho hết cơm và biết lao động đem lại lợi ích cho đời. Ăn bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Còn như bụng mình có hạn mà hám ăn cho nhiều, thế nào cũng vung vải ra (giống như hiện tượng rêu rao), hoặc là đầy hơi, mắc nghẹn, đau ốm… không ích lợi cho đời mà có khi còn báo hại người khác. :D
Người có tâm cần mẫn, phải biết quán sát thấu đáo mọi chuyện trên đời, tham khảo cầu học thêm Kinh Điển, Thầy, Tổ…, áp dụng vào trong cuộc sống, sai sửa sải sửa, đến khi thấy nó đem lại lợi lạc cho mình và những người quanh mình. Như vậy là mình tu đúng. Còn như ngược lại thì… timeeeout

Làm được như vậy, lâu dần trí tuệ sẽ sáng, nhìn thấy Đạo lý trong mọi điều nho nhỏ của cuộc sống và có thể giảng giải, san sẻ, giúp đở...cho những người khác. Con tạm gọi là Trạch Pháp. Tóm lại về Lý thì con thấy người học Phật phải có 3 điều sau thì mới xứng đáng gọi là đệ tử Phật (để bớt phỉ báng Thầy của mình :D )

(a) Có Trí Tuệ nhìn thấy Nhân Quả trong mọi điều nhỏ nhặt. Đó là trên bề mặt cuộc sống đời thường. Còn vào sâu hơn thì phải qua giai đoạn tu tập và hiểu sâu Kinh điển. Cấp độ đó thì phải gọi là Trí Huệ hay là Trí Vô Sư. Nhưng ban đầu thì phải là những bước đi căn bản từ cuộc sống đời thường.

(b) Nhờ thấy mọi điều rõ ràng như vậy nên mình có thể bố thí Pháp, chia sẻ, giúp đỡ,... người khác trong mọi tình huống và tùy duyên. Không bao giờ được bí hay nói bậy :D ( bí hoặc trả lời bậy là phỉ báng Phật, được như vậy mới xứng đáng gọi là đệ tử Phật).

(c) Hiểu rõ nghĩa lý Kinh, thấy được chỗ đúng và chỗ chưa đúng trong Kinh, có khả năng luận và dụng nghĩa lý Kinh trong mọi chuyện của cuộc đời (như con đã dụng Toán và Lý để luận thành 2 bài Trung Quán & Bát Nhã bên Box “Phật Học Vấn Đáp” đề tài “Minh Triết của Phật Giáo”, con mời Cô Thầy ghé xem và chỉ dạy thêm cho con ! kinhle ). Cuối cùng là có khả năng fixviết Kinh. Ở đây con dùng từ tiếng Anh là fix chứ không dùng từ sửa. Fix là vá lỗi chứ không phải là sửa lỗi, nghĩa là có những Kinh Luận về sau không phải do Phật thuyết nhưng các Thầy, Tổ...đã dày công tu học và tuyên giảng, ắt là có chỗ hữu dụng. Không nên võ đoán cho rằng không phải Phật thuyết là không theo, như vậy thật là thiển cận. Có thể Giáo lý đó còn tương đối, nhưng chắc chắn là hữu dụng cho một số người, một số hạng căn cơ. Lúc đó, đệ tử Phật phải là người hiểu rõ chỗ dụng của Kinh để khế lý khế cơ cứu sinh độ đời. Như các nhãn mác thường có câu "đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng", chúng ta chỉ cần fix rõ chỗ dụng cho nó. Chỉ có thấu rõ Nhân Quả, có khả năng Trạch Pháp mới đạt được chỗ này. Và phần quan trọng nhất là có khả năng viết Kinh. Tại sao vậy ? Thời Đức Phật không có chữ viết, sau này kết tập mới có chữ viết và lưu thành Kinh điển. Nếu nói đúng sự thật thì không có Kinh nào là do kim khẩu của Phật thuyết, mà là qua trung gian, qua các Đại Đệ tử của Người truyền lại. Chính vì vậy mà thường có câu "Như thị ngã văn", là Ngài Anan muốn nhắc nhở chúng ta tỉnh giác về điều đó. Sau những lần kết tập đến nay đã có 3 tạng Kinh với vô số điều trong đó. Nhưng Đức Phật đã nói : "Điều ta biết như là trong rừng, điều ta nói như lá trong bàn tay". Nghĩa là Chân Lý của Phật mênh mông vô tận, không thể nói hết bằng lời. Vì vậy mà 3 tạng Kinh Điển hiện nay cũng chỉ là lá trong tay của Phật. Thời Đức Phật thì có những tư tưởng, tập quán, văn hóa và ngôn ngữ khác hẳn thời bây giờ. Vì vậy mà chúng ta không thể nói, luận, giảng… y xì những điều mà Phật đã dạy cách nay 2550 năm. Như vậy thì Đạo Phật không phát triển và lac hậu. Không thể đi tiên phong mà hướng đạo cho đời. Vì vậy mà chúng ta phải học, tuthấy cho được vô số lá mà Phật chưa nói. Rồi dùng phương tiện, ngôn ngữ hiện nay để gieo duyên giáo hóa chúng sinh. Ấy mới là con đường Trung Đao : ăn bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, tiêu rồi thì phải đem lại được lợi ích cho đời. Đừng mãi chỉ ăn những món do người khác nấu, như vậy sẽ không lớn được, phải biết nấu những món ngon để đem đến cho người. Điều (a) là lợi mình, điều (b) là lợi người, điều (c) là cho Đạo pháp, cho thế gian. Đệ tử Phật phải có ít 2 trong 3 điều này để không mắc tội phỉ báng Thầy của mình, còn nếu không thì… =P~

2. KHỔ : nếu như Nhân Quả là cái mà mình phải tự huân tập, tự quán chiếu lâu dài trong cuộc sống thì KHỔ là bái Pháp đầu tiên mà Đức Phật Chuyển Pháp Luân. Tại sao lại như vậy ? Người đã Đắc Đạo, thấy rõ ngọn ngành vạn Pháp từ Trời cho tới Người, từ ngạ quỷ cho tới Địa Ngục...có bao nhiêu điều để nói mà Người không nói, Người lại nói KHỔ là chân lý đầu tiên, chân lý số 1. Chân lý này thật là quan trọng vì nó tạo nên 3 hiệu ứng mạnh mẽ :
(a) Người hiểu sâu sắc Chân Lý này sẽ tự động khởi tâm tìm cầu sự Giải Thoát, có ai bị ràng buộc mà thích bị buộc mãi, không muốn thoát ra không ? Nó là tiến trình tự nhiên của tâm không phải khởi bằng ý chí. Nhưng mà cần phải hiểu sâu sắc chứ không phải là nghe nói rồi nhận làm của mình.
(b) "Hiều rõ mình Khổ + tâm tìm câu Giải Thoát" sẽ sanh Bồ Đề Tâm mạnh mẽ, thấy rõ con đường trước mặt là không có đường lui. Vị ấy sẽ nhìn thẳng vào nổi Khổ với tâm bình thản đối diện, cho tới khi dù phải sống trong Khổ vị ấy cũng không còn thấy Khổ. Người như vậy là đến được chỗ tự tại với Khổ Vui của thế gian, khả dĩ thoát được Khổ và giúp cho người thoát Khổ.
(c) Đây là lợi ích quan trọng nhất của việc hiểu rõ Chân Lý Khổ. Thường thì chúng ta tham lam là do “ích kỷ”, ta tranh giành hơn thua là cho “bản thân mình”. Sự vị kỷ, tham lam…đó, có nhân là “bản thân, cái ta” của mình nên rất dễ khởi sanh. Còn bảo ta từ bi yêu thương người khác thì thật là khó. Nó không có chỗ bám, không có nhân để khởi phát nên thường thì chúng ta phải khởi bằng “ý chí”. Mà khởi bằng ý chí thì rất là mệt, khi khỏe thì còn khởi được, khi mà yếu yếu là nó cũng xìu theo, trật vuột lên xuống hoài. Chính vì vậy mà hiểu rõ Chân Lý này thật là quý giá. Nó đem đến cho chúng ta năng lượng và trí tuệ để yêu thương tất cả mọi loài. Khi hiểu rõ mình Khổ, đời Khổ, người cũng Khổ,… chúng ta sẽ sanh tâm yêu thương tất cả. Không chỉ là đối với con người. Điều này đến một cách tự nhiên, sau khi đã đi qua giai đoạn sống trong Khổ mà không thấy Khổ. Lúc này không cần phải khởi bằng “ý chí”, rất là mệt thần kinh :D . Như vậy, điều (a) là trí tuệ nhận ra thực tại của mình. Điều (b) là phát lòng Vô Thượng xuất thế gian. Điều (c) là áp dụng thương yêu giữa đời thường. Đây là nói về Sự. Đệ tử Phật phải có đủ cả 3 điều này, nếu không thì… khungbo
Như vậy, đi từ bước căn bản, quán chiếu Nhân Quả + Chân Lý Khổ là tạm đủ cả Lý và Sự. Nó sẽ là Nhân trí tuệ và đạo đức để chúng ta đi xa trên con đường Giải Thoát. Con xin kính gởi đến Sư Thầy, Sư Cô…bài kệ con làm được. Để khích lệ những người con Phật đang tầm cầu Giải Thoát.

Vịt là phải biết bơi
Giữa bể Khổ Luân Hồi
Dù dưới đất trên Trời
Cũng không ai ra khỏi.


Con đã quá nhiều lời, con có nói bậy chỗ nào xin Sư Thầy, Sư Cô…hoan hỷ mà chỉ dạy. Con cảm ơn nhiều lắm !! kinhle kinhle
Mong các Sư Thầy, Sư Cô…thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

tangbong tangbong tangbong Bạn ''Không biết'' thật là khiêm tốn, bạn rất giống '' Thường Bất Khinh Bồ Tát''.
Tất cả mọi người đều là Bồ Tát còn ta chỉ là phàm phu.
(Ấn Quang Đại Sư)


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tinhnghia đã viết:tangbong tangbong tangbong Bạn ''Không biết'' thật là khiêm tốn, bạn rất giống '' Thường Bất Khinh Bồ Tát''.
Tất cả mọi người đều là Bồ Tát còn ta chỉ là phàm phu.
(Ấn Quang Đại Sư)
tangbong tangbong tangbong
Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle
Cảm ơn Thầy tinhnghia. :D Nhưng thật tình xin Thầy rút lại câu nói. Con còn rất non nớt và lỗ mảng. Đó là sự thật Thầy ạ. Còn so với Thường Bất Khinh Bồ Tát thì... ./..,., So với người thường con còn chưa là gì. So với Ngài thì thật là... Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle

Cảm ơn Thầy nhiều lắm !! kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nói trúng tâm địa xin đừng giận nhé!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thiện tai...Thiện tai...
Thất lễ...Thất lễ...

Con cảm ơn Thầy đã dành những lới tốt đẹp cho con.
Nhưng thật lòng con không dám nhận. Con lấy tên Không biết là vì thật sự Không biết Thầy ạ.

Nếu con có hiểu, có biết 1 chút gì về Đời, về Đạo đều là do nghe Pháp, tham khảo học hỏi với các Cô Thầy trên diễn đàn. So với họ thì con chỉ là hạt cát.

Cho nên con không dám nghĩ "bạn dám tiếp tục chơi nửa không" đâu, con không dám bất kính như vậy.

Nếu được phép thì xin cho con được đi theo hầu các Thầy các Cô, đụng chỗ nào biết chỗ nào thì con xin chia sẻ thật theo kinh nghiệm non nớt của mình.

Còn vấn đề Kinh nào hay nhất thì con cũng không dám lạm bàn. Mình đâu có là gì, lo học hỏi Thầy Tổ còn chưa xong huống chi là ngồi thảo luận Kinh này hay, Kinh kia dở.

Các Thầy Tổ năm xưa viết Kinh là do nhân duyên, khế lý khế cơ thời đó mà hóa độ chúng sinh.

Con mà luận Kinh này hay, Kinh kia dở thì thật là võ đoán và lỗ mảng. Bởi vì hay với người này nhưng lại không hay vời người khác.

kinh nghiệm cá nhân thì con thấy có 2 điều quan trọng :

1. Nhân Quả :

2 chữ này thật căn bản và quan trọng. Mà cái Nhân Quả này Kinh Điển không thể nói hết được.
Mỗi người đệ tử Phật phải có nhãn quan và tuệ giác nhìn thấy Nhân Quả trong mọi chuyện của cuộc sống, từ cái ăn cho tới cái mặc, từ cái đi đứng nằm ngồi, nói, im lặng... phải thấy cho được Nhân Quả nằm ở đâu, ảnh hưởng tới ai và dẫn tới điều gì.

Cái này mình phải huân tập Chánh Kiến mà quán chiếu chứ Kinh Điển không nói hết được. Có người học Phật nghe người ta nói Nhân Quả thế là đụng đâu, đi đâu cũng rêu rao đó là Nhân Quả, kia là Nhân Quả…đến nỗi khi thấy người ta bị "tai nạn, cháy nhà, đánh nhau…" thì : “Ôi, Nhân Quả của họ là như vậy mà, để cho họ trả cho hết Nghiệp”. Hiểu Nhân Quả như vậy bảo sao không phỉ báng Phật.

Đệ tử Phật chân chính là phải biết đứng trên đôi chân của mình.
Không bao giờ nghe ai nói điều gì là vội vàng nhận ngay làm của mình, dù đó là Thầy, là Tổ, hay là Kinh sách, băng giảng nào,...

Bởi vì ông Thầy mình giỏi gì thì giỏi, ông Tổ mình giỏi cỡ nào thì giỏi cũng không thể giỏi bằng ông Phật.

Mà ông Phật ổng bảo mình sao, ổng bảo rằng : “Chớ tin lời của ta chỉ vì kính nể ta, mà phải thử thách nó giống như lửa thử Vàng”.

Đấy ! Ông Phật ổng dạy chúng ta vậy đấy, Thầy của Trời Người dạy như thế đấy.

Vậy mà hôm nay chúng ta thì sao ? Mỗi người hãy tự có câu trả lời cho mình. Không nên có thái độ dễ dải trong vấn đề học Pháp cũng như vấn đề hành đạo.

Giống như mình ăn cơm vậy, người to con bụng bự thì ăn được nhiều cơm, người nhỏ con bụng nhỏ thì ăn ít cơm, ăn nhiều hay ít tùy theo cái bụng của mỗi người, nhưng quan trọng là cả 2 phải tiêu cho hết cơm và biết lao động đem lại lợi ích cho đời.
Ăn bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Còn như bụng mình có hạn mà hám ăn cho nhiều, thế nào cũng vung vải ra (giống như hiện tượng rêu rao), hoặc là đầy hơi, mắc nghẹn, đau ốm… không ích lợi cho đời mà có khi còn báo hại người khác.

Người có tâm cần mẫn, phải biết quán sát thấu đáo mọi chuyện trên đời, tham khảo cầu học thêm Kinh Điển, Thầy, Tổ…, áp dụng vào trong cuộc sống, sai sửa, sửa sai, đến khi thấy nó đem lại lợi lạc cho mình và những người quanh mình. Như vậy là mình tu đúng.

Làm được như vậy, lâu dần trí tuệ sẽ sáng, nhìn thấy Đạo lý trong mọi điều nho nhỏ của cuộc sống và có thể giảng giải, san sẻ, giúp đở...cho những người khác.
Con tạm gọi là Trạch Pháp.

Về Lý thì con thấy người học Phật phải có 3 điều sau thì mới xứng đáng gọi là đệ tử Phật.

(a) Có Trí Tuệ

Nhìn thấy Nhân Quả trong mọi điều nhỏ nhặt.
Đó là trên bề mặt cuộc sống đời thường.
Còn vào sâu hơn thì phải qua giai đoạn tu tập và hiểu sâu Kinh điển.
Cấp độ đó thì phải gọi là Trí Huệ hay là Trí Vô Sư.
Nhưng ban đầu thì phải là những bước đi căn bản từ cuộc sống đời thường.

(b) Bố thí Pháp

Nhờ thấy mọi điều rõ ràng như vậy nên mình có thể bố thí Pháp, chia sẻ, giúp đỡ,... người khác trong mọi tình huống và tùy duyên.

(c) Hiểu rõ nghĩa lý Kinh,

Thấy được chỗ đúng và chỗ chưa đúng trong Kinh, có khả năng luận và dụng nghĩa lý Kinh trong mọi chuyện của cuộc đời'

(như con đã dụng Toán và Lý để luận thành 2 bài Trung Quán & Bát Nhã bên Box “Phật Học Vấn Đáp” đề tài “Minh Triết của Phật Giáo”, con mời Cô Thầy ghé xem và chỉ dạy thêm cho con ! kinhle ).

Cuối cùng là có khả năng fixviết Kinh. Ở đây con dùng từ tiếng Anh là fix chứ không dùng từ sửa. Fix là vá lỗi chứ không phải là sửa lỗi, nghĩa là có những Kinh Luận về sau không phải do Phật thuyết nhưng các Thầy, Tổ...đã dày công tu học và tuyên giảng, ắt là có chỗ hữu dụng.

Không nên võ đoán cho rằng không phải Phật thuyết là không theo, như vậy thật là thiển cận.
Có thể Giáo lý đó còn tương đối, nhưng chắc chắn là hữu dụng cho một số người, một số hạng căn cơ.

Lúc đó, đệ tử Phật phải là người hiểu rõ chỗ dụng của Kinh để khế lý khế cơ cứu sinh độ đời.

Như các nhãn mác thường có câu "đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng", chúng ta chỉ cần fix rõ chỗ dụng cho nó.

Chỉ có thấu rõ Nhân Quả, có khả năng Trạch Pháp mới đạt được chỗ này.

Và phần quan trọng nhất là có khả năng viết Kinh. Tại sao vậy ?

Thời Đức Phật không có chữ viết, sau này kết tập mới có chữ viết và lưu thành Kinh điển. Nếu nói đúng sự thật thì không có Kinh nào là do kim khẩu của Phật thuyết, mà là qua trung gian, qua các Đại Đệ tử của Người truyền lại.

Chính vì vậy mà thường có câu "Như thị ngã văn", là Ngài Anan muốn nhắc nhở chúng ta tỉnh giác về điều đó.

Sau những lần kết tập đến nay đã có 3 tạng Kinh với vô số điều trong đó.

Nhưng Đức Phật đã nói : "Điều ta biết như là trong rừng, điều ta nói như lá trong bàn tay".

Nghĩa là Chân Lý của Phật mênh mông vô tận, không thể nói hết bằng lời. Vì vậy mà 3 tạng Kinh Điển hiện nay cũng chỉ là lá trong tay của Phật.

Thời Đức Phật thì có những tư tưởng, tập quán, văn hóa và ngôn ngữ khác hẳn thời bây giờ. Vì vậy mà chúng ta không thể nói, luận, giảng… y xì những điều mà Phật đã dạy cách nay 2550 năm.

Như vậy thì Đạo Phật không phát triển và lac hậu. Không thể đi tiên phong mà hướng đạo cho đời.
Vì vậy mà chúng ta phải học, tuthấy cho được vô số lá mà Phật chưa nói. Rồi dùng phương tiện, ngôn ngữ hiện nay để gieo duyên giáo hóa chúng sinh. Ấy mới là con đường Trung Đao :

ăn bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, tiêu rồi thì phải đem lại được lợi ích cho đời. Đừng mãi chỉ ăn những món do người khác nấu, như vậy sẽ không lớn được, phải biết nấu những món ngon để đem đến cho người. Điều (a) là lợi mình, điều (b) là lợi người, điều (c) là cho Đạo pháp, cho thế gian. Đệ tử Phật phải có ít 2 trong 3 điều này để không mắc tội phỉ báng Thầy của mình, còn nếu không thì… =P~
------------------=============================---------------------------

2. KHỔ :

Nếu như Nhân Quả là cái mà mình phải tự huân tập, tự quán chiếu lâu dài trong cuộc sống thì KHỔ là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật Chuyển Pháp Luân.
Tại sao lại như vậy ? Người đã Đắc Đạo, thấy rõ ngọn ngành vạn Pháp từ Trời cho tới Người, từ ngạ quỷ cho tới Địa Ngục...có bao nhiêu điều để nói mà Người không nói, Người lại nói KHỔ là chân lý đầu tiên, chân lý số 1. Chân lý này thật là quan trọng vì nó tạo nên 3 hiệu ứng mạnh mẽ :

(a) Người hiểu sâu sắc Chân Lý này sẽ tự động khởi tâm tìm cầu sự Giải Thoát, có ai bị ràng buộc mà thích bị buộc mãi, không muốn thoát ra không ?

Nó là tiến trình tự nhiên của tâm không phải khởi bằng ý chí. Nhưng mà cần phải hiểu sâu sắc chứ không phải là nghe nói rồi nhận làm của mình.

(b) "Hiều rõ mình Khổ + tâm tìm câu Giải Thoát"

sẽ sanh Bồ Đề Tâm mạnh mẽ, thấy rõ con đường trước mặt là không có đường lui. Vị ấy sẽ nhìn thẳng vào nổi Khổ với tâm bình thản đối diện, cho tới khi dù phải sống trong Khổ vị ấy cũng không còn thấy Khổ. Người như vậy là đến được chỗ tự tại với Khổ Vui của thế gian, khả dĩ thoát được Khổ và giúp cho người thoát Khổ.

(c) Đây là lợi ích quan trọng nhất của việc hiểu rõ Chân Lý Khổ. Thường thì chúng ta tham lam là do “ích kỷ”, ta tranh giành hơn thua là cho “bản thân mình”. Sự vị kỷ, tham lam…đó, có nhân là “bản thân, cái ta” của mình nên rất dễ khởi sanh.

Còn bảo ta từ bi yêu thương người khác thì thật là khó. Nó không có chỗ bám, không có nhân để khởi phát nên thường thì chúng ta phải khởi bằng “ý chí”.

Mà khởi bằng ý chí thì rất là mệt, khi khỏe thì còn khởi được, khi mà yếu yếu là nó cũng xìu theo, trật vuột lên xuống hoài.
Chính vì vậy mà hiểu rõ Chân Lý này thật là quý giá.
Nó đem đến cho chúng ta năng lượng và trí tuệ để yêu thương tất cả mọi loài.
Khi hiểu rõ mình Khổ, đời Khổ, người cũng Khổ,… chúng ta sẽ sanh tâm yêu thương tất cả. Không chỉ là đối với con người.

Điều này đến một cách tự nhiên, sau khi đã đi qua giai đoạn sống trong Khổ mà không thấy Khổ. Lúc này không cần phải khởi bằng “ý chí”, rất là mệt thần kinh :D . Như vậy,

điều (a) là trí tuệ nhận ra thực tại của mình.
Điều (b) là phát lòng Vô Thượng xuất thế gian.
Điều (c) là áp dụng thương yêu giữa đời thường. Đây là nói về Sự. Đệ tử Phật phải có đủ cả 3 điều này, nếu không thì… khungbo

Như vậy, đi từ bước căn bản, quán chiếu Nhân Quả + Chân Lý Khổ là tạm đủ cả Lý và Sự.

Nó sẽ là Nhân trí tuệ và đạo đức để chúng ta đi xa trên con đường Giải Thoát. Con xin kính gởi đến Sư Thầy, Sư Cô…bài kệ con làm được. Để khích lệ những người con Phật đang tầm cầu Giải Thoát.

Vịt là phải biết bơi
Giữa bể Khổ Luân Hồi
Dù dưới đất trên Trời
Cũng không ai ra khỏi.


Con đã quá nhiều lời, con có nói bậy chỗ nào xin Sư Thầy, Sư Cô…hoan hỷ mà chỉ dạy. Con cảm ơn nhiều lắm !! kinhle kinhle
Mong các Sư Thầy, Sư Cô…thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle

Nói thì không bậy đâu,

Tim chú nghĩ sao, thì nói vậy, thật dể thương, có tánh hiền. Cố gắng lên nửa.

Nhưng chú viết văn thì quá tệ (tôi đã sắp lại chút ít, cho dể đọc), Nào là bỏ biểu tượng vui, chữ 8x (Chữ quốc tế tuổi trẻ).v.v. thì ai đọc cho hiểu. Rồi lại kèm nguyên lý này nọ thật khó hiểu.

Chú muốn viết cho người hiểu, nên viết ngắn, gọn, tiêu đề, vô đề, chánh đề, kết luận.v.v. Muốn biết rõ, chú phải học lại từ đầu của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Sách viết "Phật Học Phổ Thông" sẽ hiểu liền. Xin đừng giận nhe chú.
Trên diễn đàn này, không ai biết ai, thì mình có nói cái lỗi xấu của mình cũng đâu có mất cở. Mà lợi lạc thì rất nhiều.

Là lối chơi: Xấu khoe tốt che

Thân.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách