3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

anvui
Bài viết: 36
Ngày: 08/10/07 17:16

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi anvui »

Khách viếng thăm đã viết:Xin cám ơn ngài đà chỉ cho cái 'BẪY".Nó rất rể thấy.Nhưng còn chuyện"Bà già đốt am" thì sao ạ!
kính tangbong kinhle
Kính khách viếng thăm tangbong
Thực ra đến được giải trừ ý thức như vị hành giả nọ.-Tuy chỉ là Vô Tưởng Định (vô sắc giới thiên)thì anvui cũng khâm phục sát đất rồi....
anvui chỉ xin lạm bàn thêm về "tình cảm"rất bình thường của một con người bình thường,đang từng bước tu học Phật pháp (nghĩa là còn là phàm phu).
Nghĩa là.Nếu va vào trường hợp trên.(tức là lúc Căn &trần giao tiếp với nhau)
anvui sẽ chỉ khởi lên 3 trường hợp:.....


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết:(3) Trên thế gian, trong thế gian, ngoài thế gian, không có chổ nào an lạc nhất. Nhưng vào thiền thì chính là chổ an lạc nhất vì "Thiền" chính nơi quay về, quay về nơi xuất sanh, khi quay về như cừu non về với bầy đàn, như con trẻ về trong vòng tay mẹ hiền. Quay về, quay về, hảy quay về bến bờ vắng lặng.
. Bản chất của thế gian vốn không an lạc hay khổ đau. Đó là do tâm thức của con người.
. Thiền trong động mới là chân thiền.


MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

anvui đã viết:Kính các bạn:
Trong cuộc đời tu học của an vui,đã nảy sinh 3 câu hỏi.
Kính mong các bạn tương trợ,soi sáng và giải tỏa:
1/.Vị ngọt nào là vị ngọt tối thượng.?
2/.sự từ bỏ nào dẫn đến an vui thật sự.?
3/.Ngôi nhà nào cư ngụ được an lạc nhất.?

Rất mong các bạn tham gia.
tangbong tangbong tangbong


Kệ Niệm Phật
Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư



Tự Tánh Di Ðà, Di Ðà Tự Tánh
Chấp Tánh bỏ tu, nhân đó thành bệnh.
Phật chẳng ngoài Tánh, Tánh có Phật trong.
Như nước gặp nước, như không hợp không.
Phật ở trong Tánh, Tánh há ngoài Phật,
Vốn tự viên dung, làm sao cách ngại.
Cực Lạc - Duy Tâm, Duy Tâm - Cực Lạc,
Rời độ luận tâm, rõ ràng lầm lớn!
Duy Tâm - Cực Lạc, Cực Lạc - Duy Tâm,
Núi tự cao cao, nước tự sâu sâu.
Chưa rõ duy độ, sao đạt duy tâm,
Vũ Phu đâu ngọc, Du Thạch chẳng vàng.
(Vũ Phu: tên một loài đá giống như ngọc;
Du Thạch: cái vân đẹp nhất trong ngọc đá)
Muốn hiểu duy tâm, nên rõ duy độ,
Sáng tỏ giữa đêm, ngày lại chẳng lộ.
Chín phẩm sen báu, tại lòng bàn chân.
Di Ðà chẳng niệm, cô phụ chính mình.

Một tiếng Phật hiệu, một tiếng tâm
Nếu tín tâm thâm, Phật càng thâm
Mắt mộng chưa mở, tình loạn đuổi,
Từ quang thường chiếu cõi u trầm.

Một tiếng Phật hiệu, một tiếng lòng
Tuyệt diệu viên âm, nghe hiện kim.
Sao có biết bao “si hán tử”
Vẫn lấy lá úa bỏ vàng ròng.

Một tiếng Phật hiệu, một tiếng tâm,
Núi tự cao chừ, nước tự sâu
Chẳng phải cung thương bao khúc điệu
Chung - Kỳ vị tất đã tri âm.

Một tiếng Phật hiệu, một tiếng tâm,
Cửu Pháp - tàng khai, thâm lại thâm
Vạn luận ngàn kinh đều nói hết
Rõ ràng đề mục chỉ như kim. (hiện giờ)

Một thanh Phật hiệu, một thanh tâm,
Lá tốt là do tự rễ sâu.
Chi cậy gió Ðông về khẽ thổi,
Ưu đàm hương vẫn nức tòng lâm.

Một thanh Phật hiệu, một thanh tâm,
Hướng thượng toàn đề nhập tủy thâm
Lâm Tế, Ðức Sơn như chửa thấu,
Để rồi Trượng hét rộn thiền lâm.

Ta Bà uế độ: duy tâm uế,
Cực Lạc hương nồng: tự tánh hương,
Chẳng hướng tông này suy thấu triệt,
Thì sao tìm thấu chốn Tây Phương.

Nói đến Liên Bang mưa lệ rơi.
Diêm Phù nẻo khổ đáng thương thay!
Thế gian, xuất thế suy cùng khắp
Chẳng niệm Di Ðà biết niệm ai?

Si mê một niệm đọa Ta Bà.
Trường kiếp trầm luân biết phải là!
Uế độ muốn xoay thành Tịnh độ,
Toàn thân chuyển niệm Phật Di Ðà.

Yên phần giữ phận thái bình Tăng,
Liễu tử thoát sanh chưa từng khước.
Chỉ nguyện danh đề trong nhụy phẩm,
Nào mong cao vọng đến truyền đăng

Nói đến vô thường những não lòng,
Trăm năm chỉ thoáng biết chi làm?
Chỉ mong Từ phụ giữ lòng thương,
Cho cành sen nhỏ cũng cam lòng.

Tròn phát ba tâm, tâm lại thiết,
Chỉ hoài một niệm, niệm càng kiên.
Suốt đời chẳng khởi lòng chi khác,
Chỉ dốc gieo mầm thượng phẩm liên.

Học đạo nay đà bốn chục niên,
Đường về quê hãy y nhiên.
Chuỗi tròn trăm tám luôn lần mãi
Tâm - Phật - Chúng sanh nhứt quán xuyên.

Di Ðà, tự tánh lưỡng tương đương
Cùng chuyển cùng che chẳng ngại chương.
Niệm đến viên dung chẳng chỗ trệ,
Thì là ngửi được ngẫu hoa hương.

Khẩn thiết niệm như cứu cháy đầu,
Ta Bà nào phải ở hoài đâu.
Nay buông tay tức về ngay đó,
Sánh với tiền Hiền kém chút thôi.

Một niệm Hồng danh, một đóa sen,
Thanh thanh lưu xuất tự trong tâm.
Chỉ sao niệm niệm cho tương tục,
Chẳng sợ Di Ðà chẳng hiện tiền.

Tôi niệm Di Ðà có khóa trình,
Sớm chiều mười vạn niệm phân minh
Muốn sao đến chết thường như vậy,
Tịnh nghiệp ai lo thành chẳng thành.

Cố hương biền biệt trải qua bao,
Thống thiết trông về mãi khát khao.
Mình niệm Di Ðà, Ngài niệm lại,
Cha - Con bảnh tánh cùng tương giao.

Một A Di hết lại Di Ðà,
Ngoài niệm đó thì chẳng biết chi.
Lần chuỗi niệm hoài cho chuỗi đứt,
Cơm thơm, rau chín đã lâu rồi.

Tăng quê này chuyên tu Tịnh Nghiệp,
Ðến đây xin khách rủ hồng trần.
Thế gian có biết bao nam tử,
Chẳng biết đường Tây rất tối chân.

Tâm thường cơm cháo một nhàn tăng,
Luật, giáo, thiền tông thảy chẳng năng
Phật hiệu sáu thời thường mật chuyển,
Nhất tâm bất loạn rốt chưa từng.

Tịnh Ðộ duy tâm biết chỉ tôi,
Người mê đường rẽ dắt xa xôi.
Cố hương về được, về ngay đó,
Kim sắc hoa khai chánh lúc này.

Duy tâm Tịnh độ mấy người tu?
Sáu chữ Hồng danh phải khẩn trì;
Mãi tới thủy cùng sơn tận xứ,
Lạc Bang chẳng cách một hào ly.

Sóng yên trăng hiện, chưa hoàn hảo,
Ðất ấm hoa khai, dụ thật hay.
Phật hiệu nhất thanh, sen chín phẩm.
Thấp cao phần vị thuộc do ai?

Cùng với Di Ðà có túc duyên,
Bình thường hiện rõ mãi như nhiên.
Bằng như chẳng đoạn trần duyên niệm,
Thì phụ trân trì đại bảo liên.

Duy tâm đủ tạo lý phân minh,
Chín phẩm liên hoa bởi niệm thành.
Thử giở Kim Kinh nghe giảng thuyết,
Câu câu cùng một lý tương đương.

Bốn cõi đâu từng khác cõi đây,
Ba thân đích thật chính thân này.
Thân - cõi vốn là xuyên nhất quán,
Mỗi lần cử niệm, mỗi lần thân.

Sáu chữ Di Ðà niệm tựa ngây,
Giống như đã chết chỉ chưa mai. (chôn)
Cảnh Ta Bà lắm sanh oan nợ,
Quyết phải trở về Tịnh độ thôi!

Cắt đứt duyên trần chẳng thiết chi,
Toàn thân dốc sức niệm A Di.
Ta Bà chán lắm luân hồi khổ!
Sớm hướng Liên trì chiếm một chi. (1 cành sen)

Mười vạn Di Ðà niệm đã xong,
Đỉnh đồng trước án vẫn xông hương.
Áo y còn đắp nhưng mơ thiếp,
Hồn mộng du về thăm cố hương.

Một đóa hoa hàm một thánh thai,
Trên ghi tên tuổi thật kỳ thay!
Xưa nay nhân quả từ tâm hiện,
Lý ai đành rành chớ khá nghi.

Hồng danh sáu chữ: Thủy Thanh Châu,
Tấc dạ trong ngần, ưu lự thôi.
Mát mẻ đây chừ gì sánh được?
Giữa đời vạn dặm ánh trăng soi.

Đã, đang, sẽ nguyện; đã, đang sanh,
Phật đích thân truyền dạy chúng sanh.
Cớ chi ta Bà hoài quyến luyến,
Tự cam khổ lụy, chuộng đa tình!?


Trích "Mộng Ðông Thiền Sư Di Tập"
Tỳ Kheo Thích Nguyên Thành dịch


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Chanhientam đã viết:
Nhu Thuận đã viết:(3) Trên thế gian, trong thế gian, ngoài thế gian, không có chổ nào an lạc nhất. Nhưng vào thiền thì chính là chổ an lạc nhất vì "Thiền" chính nơi quay về, quay về nơi xuất sanh, khi quay về như cừu non về với bầy đàn, như con trẻ về trong vòng tay mẹ hiền. Quay về, quay về, hảy quay về bến bờ vắng lặng.
. Bản chất của thế gian vốn không an lạc hay khổ đau. Đó là do tâm thức của con người.
. Thiền trong động mới là chân thiền.
Gia trung hửu bảo hưu tầm bích.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn "Thiền".

HT có biết tâm thức con người do đâu mà có không ? Xin có lời chỉ dạy.
Nghĩa của "Chân Thiền" là Thiền trong động, Đúng như vậy sao ? Xin Ht chỉ giáo !


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết: Gia trung hửu bảo hưu tầm bích.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn "Thiền".
HT có biết tâm thức con người do đâu mà có không ? Xin có lời chỉ dạy.
Nghĩa của "Chân Thiền" là Thiền trong động, Đúng như vậy sao ? Xin Ht chỉ giáo !
Nếu là "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" thì không có gì để bàn nữa. Chỉ là vì nêu cảnh nói thiền, khiến người đọc có cảm giác Nhu Thuận đang gắn cho cảnh một bản chất nào đó, và trú vào tâm thiền (đương nhiên lúc đó không có cảnh bên ngoài) để tìm thấy sự an lạc. Như nhập định chẳng hạn. Vì thế mà Ht lên tiếng. Nếu Nhu thuận viết ra không phải với ý đó thì thôi, đâu có gì để bàn. kinhle


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Dã can đứng đằng xa ngửi thấy mùi máu tanh, chẳng lẽ có con "thú hoang" nào bị mắc bẫy rồi?
Sư tử chúa Chanhientam giăng bẫy bắt thú làm mồi nhậu? :-w


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
anvui
Bài viết: 36
Ngày: 08/10/07 17:16

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi anvui »

hi hi hi.
khốn nổi,ta chỉ thích nhậu mồi bằng thịt sư tử chúa. B-)


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi Hi ... mấy vị ni đầu óc phong phú thiệt!


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Đối cảnh sinh tâm chớ hỏi thiền ... :-w câu ni cần "đầu óc phong phú"... :-?

"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" dành cho kẻ không có óc "tưởng tượng" phong phú :(


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Cũng lại "hắn" ! Bó tay!


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Tức cảnh tức tâm (hổng biết câu ni của ai, ai biết chỉ giùm, cảm ơn!) hay ngoài tâm không cảnh => đối cảnh sinh tâm. Điều này khó "tưởng tượng" hơn là phân thành: tâm và cảnh (đối cảnh vô tâm). :-?

Khi² khi²! Em thấy sao? :-w


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: 3 CÂU HỎI CỦA CUỘC ĐỜI TU

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Vạn vật tức tông
Duyên hành tức pháp
Không vật không tông
Không duyên chẳng pháp.
Tổ Pháp Nhãn

Sử dụng hợp lý "bã" của Phật tổ để chăm bón cho "cây" giác ngộ quả là thượng sách, đỡ mất thời gian công sức. Nếu không biết xài sẽ uổng qua nhiều kiếp vẫn chẳng rõ tâm cảnh. Không biết khai thác bã đó là lỗi do người, người biết tận dụng nó đúng lúc là kẻ đáng...ghét như...Mỹ Hầu Vương đây! X-(

(Ê Khi²! Bác Chieuthanh có chạy qua đây, làm ơn cứu bồ giùm :D , tôi vừa ăn bã của ông Pháp Nhãn, bã này có thể "rút ngắn" cái ngu của tôi trong vô số kiếp qua :oops: )

Đợi Người trên Paltalk! :x :-*


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách