GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh

PHIỀN NÃO VÀ KHỔ ĐAU
GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không? Theo quan niệm thông thường thì ai trong chúng ta cũng tìm kiếm con đường đưa đến hạnh phúc và tránh né lối nào dẫn đến khổ đau.

Nhưng trên thực tế mấy ai trong chúng ta hoàn toàn thành tựu được vậy! Đa số thường than phiền luôn bị khổ đau vây khốn, còn hạnh phúc thì hiếm hoi như nắng hạn trông mưa. Mình luôn muốn hạnh phúc được lâu bền, nhưng đa phần nó bị đứt đoạn vì phiền não luôn xen vào.

Như vậy, hạnh phúc chỉ xuất hiện khi phiền não, khổ đau hoàn toàn vắng mặt. Nói thế để thấy được sự ‘thiếu thực tế’ khi ai cũng trông chờ, hy vọng, tìm kiếm một hạnh phúc hoàn toàn mà không bao giờ phải hứng chịu khổ đau.

Sở dĩ, tôi cho là thiếu thực tế vì dù muốn dù không chúng ta ai cũng đều phải kinh qua khổ sầu, từ kẻ sang giàu đến người nghèo khó, và rất có thể từ đây cho đến ngày nhắm mắt! Điều muốn nói ở đây là làm sao chúng ta chuyển hóa chúng để đạt được mục đích giải thoát của mình.

Hoa và cỏ trong đất tâm

Tôi quan niệm rằng mỗi khi tiếp xúc với phiền não, khổ đau là mình vừa tìm ra được thêm những đầu mối, gốc rễ giúp mình giải thoát. Nhờ những phát hiện này, tôi mới có dịp thấy rõ sức mạnh của phiền não và vô minh trong tôi.

Như phương pháp đức Phật đã chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế: trước hết, mình nhận diện khổ đau (khổ đế) và nguyên nhân của nó (tập đế), sau đó, mình xem căn bệnh này có trị được hay không (diệt đế) và phương cách nào để trị (đạo đế).

Rõ ràng, những phiền muộn, ưu phiền, lo âu, sân hận, ganh ghét, đố kỵ, thất tình, lục dục, v.v.. là những tâm hành sinh ra những hạt mầm khiến đau khổ đâm chồi, và cũng chính những hạt mầm này nếu bị hủy diệt thì hạnh phúc, an lạc sẽ nảy sinh. Hễ chừng nào những hạt mầm xấu được chăm nom, tưới tẩm thì những khổ đau, phiền não sẽ mọc rể ăn sâu. Gốc càng lớn, rể càng sâu, thì càng khó mà diệt trừ.

Trong kinh Trung Bộ số 64 - phẩm Đại kinh Man đồng tử, Phật dạy về 5 hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, và sân), là 5 sự buộc ràng khiến chúng ta không thể thành tựu được các quả vị từ tu-đà-hoàn đến a-la-hán. Chỉ khi nào chúng ta tự mình cởi trói, triệt tiêu 5 món buộc ràng này, thì mới thực sự được giải thoát.

Trong đời sống hàng ngày, vì luôn bị những tâm hành phiền não quấy nhiễu, thay vì chánh niệm và tỉnh thức để chúng tự hủy chúng ta lại tưới tẩm, nuôi dưỡng chúng. Thử tưởng tượng xem nếu tâm ta là một mảnh đất thì hiện những hoa màu nào đang mọc mạnh nhất trong ta? Tất nhiên là những hoa màu do chúng ta chăm nom, nuôi dưỡng.

Mulla Nasruden quyết định trồng một vườn hoa. Ông ta sửa soạn khoảng đất và gieo hạt của nhiều loại hoa đẹp mà ông thích lên trên đó. Nhưng khi chúng mọc lên cao, vườn hoa của ông lại mọc đầy những hoa dại lấn lướt những loại hoa đẹp ông đã chọn. Ông ta đi tìm hỏi những người làm vườn kinh nghiệm khắp nơi nhờ chỉ cách diệt loại hoa dại này, và đã thử mọi phương pháp học được, nhưng đều vô ích.

Cuối cùng, ông bèn đi đến tận thủ đô để xin sự hướng dẫn của người làm vườn trong hoàng cung. Tuy nhiên, mọi cách thức ông ta dạy, như những phương cách khác Mulla đã thử qua, đều thất bại. Họ ngồi bên nhau trầm ngâm, suy tư một hồi lâu và sau cùng người làm vườn của hoàng cung nói, “Vậy tôi đề nghị anh hãy học cách yêu thích chúng thì hơn!”

Cũng vậy, từ đây cho đến ngày lìa khỏi thế gian này chúng ta sẽ còn phải đối diện với phiền não và khổ đau. Nếu lỡ chúng ta đã trồng nhiều hoa dại trong vườn tâm thì chính chúng ta phải học cách yêu thích chúng như Mulla Nasruden đã làm hoặc tìm cách triệt tiêu những hạt mầm hoa dại ngay từ bây giờ.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-14 ... 14-1_15-1/


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh

Phiền não tức Bồ-đề

Có một câu chuyện kể rằng: Một người kia vừa mới chết và được sinh vào một nơi thật là xinh đẹp, bao quanh với mọi thứ lạc thú không thể nào tưởng tượng được. Một người bận áo choàng trắng đến đón chào anh ta và nói: “Ngài có thể có mọi thứ ngài muốn - thức ăn, khoái lạc, mọi thứ giải trí.”

Anh ta thật là sung sướng, và cả ngày anh ta thử hết tất cả những món mà anh ta đã mơ ước khi ở trần gian. Nhưng một ngày kia, anh ta đâm chán với tất cả mọi thứ, và cho gọi người hầu đến, và nói: “Tôi chán hết mọi thứ ở đây rồi, tôi cần một việc gì đó để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?”

Người hầu buồn bả lắc đầu, rồi đáp, “Xin lỗi ngài. Đó là điều duy nhất chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Không có việc làm gì ở đây cho ngài cả!”

Nghe người hầu trả lời xong, anh ta bèn nói:“Thật là hay chưa! Tôi chẳng thà sinh vào địa ngục.”

Người hầu bèn nhẹ nhàng đáp: “Vậy ngài nghĩ ngài đang ở đâu đây?”

Qua câu chuyện trên, chúng ta nghiệm thấy rằng: khổ đau tức hạnh phúc hay phiền não tức bồ đề. Nghĩa là, muốn thành tựu bồ đề chúng ta phải thấu hiểu phiền não vì phiền não, khổ đau vốn là ‘mặt trái’ của tâm bồ đề. Do vậy, việc đối diện, tiếp cận, hay kinh qua những phiền não là điều không thể tránh được nếu chúng ta muốn giác ngộ, giải thoát.

Thật là một điều không tưởng khi chúng ta chỉ muốn đạt được giải thoát, giác ngộ mà không phải chịu khổ đau, phiền não. Thế nhưng, thật là oái oăm thay chúng ta chỉ muốn tu tập làm sao để đừng bao giờ bị khổ đau quấy rầy, chỉ muốn theo đuổi con đường nào đưa đến hạnh phúc, giải thoát, và an lạc mà không phải đương đầu với những phiền toái của thế gian!

Chúng ta thường nghe và hiểu về con đường ‘Trung Đạo’ mà đức Phật đã dạy, nhưng mình thì cứ theo đuổi và trông mong một con đường ‘Độc Đạo’ để tu ‘cho dễ’!

Đi tìm giải thoát trong phiền Não, khổ đau

Nếu quán chiếu sâu xa chúng ta thấy rằng trong hạnh phúc có mầm khổ đau và, ngược lại, trong khổ đau có mầm hạnh phúc. Điều quan trọng là thái độ của chúng ta khi đối diện với khổ đau hay hạnh phúc. Như Rita Barber đã khéo léo diễn tả ý trên qua đoạn văn sau:

“Tôi có thể xem việc con gái nửa đêm chạy vào phòng là một hành động quấy phá giấc ngủ của tôi, hoặc xem đó là một hành động kêu cứu xin dỗ dành, nhận thức được rằng đây là một khoảnh khắc trong cuộc đời của cháu cần sự vỗ về vì cháu bị ác mộng.

Tôi có thể xem việc con gái tôi đào bới những hạt giống mà tôi vừa trồng như là một hành động phá phách, hư hỏng, hoặc là một hành động tò mò tìm hiểu của trẻ thơ muốn tìm hiểu xem cái gì hay ai đã khiến cho hạt giống thành cây.

Tôi có thể xem việc con gái tôi từ chối mặc bộ đồ tôi chọn như là một hành động không vâng lời, hoặc là một ý muốn được tự chọn lựa.

Tôi có thể xem việc dạy con gái tôi như là một sự thách đố khó khăn, hoặc là một người thày dạy tôi cách sống.

Tôi có thể xem việc kêu khóc um sùm của các con như là một sự chống trái đáng bị phạt, hoặc là những bước khởi đầu để tôi học biết cách thương lượng và sống chung hòa bình với người khác.

Nhiều lần tôi cảm thấy bị thử thách để làm một bà mẹ hiền, nhưng hơn tất cả mọi thứ, tôi cảm thấy mình có phước và trọn vẹn hơn tất cả những thứ có thể mua được trên thế gian này, và thực sự vinh dự vì vị thiên thần nhỏ này đã chọn tôi làm mẹ, và đồng thời là học trò và cũng là thầy giáo của cháu.

Tôi có thể xem việc có đứa con này là một món nợ kiếp trước hay là một món quà vô giá của trời cho.

Khi nhìn con, tôi thấy thượng đế.

Đồng tiền có hai mặt, nhưng dù tôi được mặt nào, tôi đều là người chiến thắng.”

Thái độ sống của Rita Barber cho chúng ta một cái nhìn tươi mát vào những hiện tượng, hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và mình đã phản ứng ra sao đối với chúng. Đơn giản qua cách nhìn và những tình cảm (cảm thọ) của chính mình, chúng ta đã mở rộng vòng tay đón chào, hoặc hất hủi, ghê sợ chúng.

Như vậy, hiện tượng khổ đau, phiền não không phải hoàn toàn đáng sợ và kinh hãi. Chúng chứa đựng những cảm giác bất an, bất như ý, bực giận, khó chịu, v.v.. và v.v.. nhưng chính những yếu tố này lại là những nguồn kích thích khiến ta vươn lên và tìm lối giải thoát, tự do. Thiếu chúng, chúng ta như thiếu đi ‘nhân tố hay động lực cần thiết’ để khiến mình phấn đấu, đứng dậy để làm người.

Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúc và an lạc như chính bản thân đức Phật đã kinh qua.

Những ngày sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ đến những năm tháng khổ hạnh cực cùng, đức Thế tôn đã nhận chân được giá trị của cả hai thái cực – sung sướng và khổ đau. Từ đó, Ngài không còn thấy khổ đau hay sung sướng là những trở lực cho công phu tu tập của Ngài.

Ngược lại, Ngài xem chúng chính là nguồn hứng khởi để luôn tinh tấn trong con đường tìm giác ngộ và giải thoát. Có thể nói, chính sự trải nghiệm qua hai thái cực này mà đức Thế tôn đã tìm ra con đường Trung đạo.

Rõ ràng, chúng là nền tảng, gốc rễ giúp đức Phật tìm ra chân lý giải thoát. Nói vậy để cùng nhìn nhận rằng phiền não, khổ đau không hẳn là kẻ thù truyền kiếp của chúng ta; cũng như sung sướng, hạnh phúc không phải lúc nào cũng là bạn hiền muôn thuở. Vì nếu thiếu một trong hai, việc tìm kiếm con đường giác ngộ và giải thoát của chúng ta sẽ không thể nào thực hiện được.A


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh

108 LỜI TỰ TẠI của pháp sư Thánh Nghiêm (tập I)

Nâng cao phẩm chất cuộc sống

Điều mình cần thì không nhiều, điều mình muốn thì quá nhiều.
Biết ơn đền ơn là hàng đầu, giúp người chính là giúp mình.
Tận tâm tận lực là trên hết, không tranh người ít kẻ nhiều.
Từ bi không có kẻ thù, trí tuệ không khởi phiền muộn.
Người bận rộn có nhiều thời gian nhất, cần cù sức khỏe tốt nhất.
Người bố thí có phước, người hành thiện an lạc.
Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.
Biết để xuống thì mới nhấc lên được, cũng vậy người buông xả và thâu nhận tùy ý, là người tự tại.
Biết mình biết người biết tiến thoái, thân tâm lúc nào cũng bình an; cũng vậy người biết phước đức quý trọng phước đức thì người ấy luôn gieo trồng phước đức, thường kết duyên lành với mọi người.
Người biết gánh vác và biết buông xả thì năm nào cũng là năm cát tường như ý; cũng vậy người biết dùng trí huệ trồng phước lành thì ngày nào cũng là ngày lành.
Thân tâm nhẹ nhàng, gặp ai cũng mỉm cười; vì sự nhẹ nhàng mới làm cho thân tâm khỏe mạnh, nụ cười mới làm cho tình bạn càng thêm thân thiện.
Trước khi nói cần đắng đo suy nghĩ, lời chậm một chút cũng không sao. Không phải không nói, mà phải thận trọng lời nói.
Trong cuộc sống, nên tập dần ý nghĩ: "nếu có thì rất tốt; nếu không có thì cũng không sao", nếu làm được như vậy thì sẽ biến khổ thành vui, cuộc sống được tự tại hơn.
Cần bốn điều an là: tâm an, thân an, nhà an, nghề nghiệp an.
Bốn điều lấy là: cần lấy, muốn lấy, có thể lấy, nên lấy.
Bốn loại cảm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động.
Bốn thái độ trước một sự việc: đối mặt, chấp nhận, giải quyết, buông xả.
Bốn điều phước: biết phước, quý phước, bồi phước, trồng phước.
Những điều có thể lấy, nên lấy thì mới lấy; Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.
Biết ơn giúp chúng ta trưởng thành, báo ơn có thể giúp chúng ta thành tựu.
Lòng biết cám ơn người cho chúng ta cơ hội tốt, dù gặp người cho ta thuận duyên hay nghịch duyên đều là ân nhân của chúng ta.
Gặp việc tốt, phải tùy hỷ, tán thán, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.
Ít phê phán, nhiều khen ngợi, là phương pháp hay để tránh tạo khẩu nghiệp.
Tâm bình thường chinh là tâm tự tại, an lạc nhất.
Làm một việc hữu ích thật tế, còn hơn nói một trăm câu hoa mỹ vô nghĩa.
Biết được khuyết điểm của mình càng nhiều, thì tốc độ trưởng thành càng nhanh, tự mình có niềm tin thì cuộc sống càng vững chắc.
Cần nghe nhiều xem nhiều, nhưng nói năng ít lại; cần nhanh tay nhanh chân nhưng cẩn thận việc tiêu tiền.
Chỉ sau khi trải nghiệm cảnh ngộ gian khổ, mới có được tâm tinh tấn chấn phấn.
Người sống thật thà thực tiễn, tâm lượng rộng lớn; người ấy làm việc gì cũng ổn định có cái nhìn sâu rộng.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh

Hưởng thụ công việc

Bận mà không rối, mệt mà không oải.

Bận mà vui vẻ, mệt mà hoan hỉ.

Tuy bận rộn nhưng không sao cả, đừng biến nó thành buồn phiền là được.

Công việc cần hoàn thành sớm nhưng không phải gấp gáp, cũng vậy thân tâm cần thư giãn đừng căng thẳng

Công việc gấp gáp, trong bận rộn cần có trình tự, không nên căng thẳng mà muốn đuổi kịp thời gian.

Đừng lấy sự giàu nghèo sang hèn để đánh giá việc thành bại được mất, chỉ cần sự tận tâm tận lực giúp mình giúp người.

Người chấp nhận nhọc nhằn tất chịu đựng được oán trách; người nhận công việc chắc không tránh khỏi sự phê bình. Trước lời oán trách mà có lòng từ bi nhẫn nại thì lời phê bình ấy ẩn chứa vàng ngọc.

Tùy theo cảnh ngộ mà an lạc, cũng vậy tuỳ duyên cống hiến cho mọi người.

Ba điệp khúc dẫn đến thành công là: Tùy thuận nhân duyên, nắm bắt nhân duyên và tạo ra nhân duyên.

Thấy có cơ hội nên nắm bắt, không có cơ duyên nên gầy dựng, cơ duyên chưa thuận chớ cưỡng ép mong cầu.

Đời người lúc thăng lúc trầm, tất cả đều là kinh nghiệm để trưởng thành.

Dùng trí tuệ để giải quyết công việc, lấy từ bi để quan tâm người khác.

Luôn dùng trí tuệ chỉnh sửa điều mình sai trái; nhưng phải lấy từ bi để sửa đổi lỗi lầm người khác.

Lòng từ bi càng rộng, biểu hiện trí tuệ càng cao, thì phiền não càng ít.

Đối mặt với nhiều tình huống, chỉ cần dùng trí tuệ giải quyết sự việc, dùng từ bi đối đãi với mọi người, đừng đắng đo sự được mất lợi hại cho bản thân, ắt sẽ không có phiền não.

Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu, cảnh chuyển theo tâm là thánh hiền.

Vịt lớn bơi ra con đường lớn, vịt nhỏ bơi ra con đường nhỏ, không bơi thì chẳng ra được đường nào.

Núi không chuyển thì đường phải chuyển, đường không chuyển thì người phải chuyển, người không chuyển thì tâm phải chuyển.

“Tinh tấn” không đồng nghĩa liều mạng, mà là sự cố gắng không giải đãi.

Thuyền lướt nước không để dấu vết, chim bay qua không để bóng hình, cũng vậy sự thành bại được mất đều không gợn sóng trong lòng, đó là bậc đại trí tuệ đã được tự tại giải thoát.

Thuận tiện cho người khác là thuận tiện cho chính mình.

Sẵn lòng chịu đựng những thiệt thòi mà mình biết rõ là người có lòng nhân; bị nhục chịu thiệt thòi những gì mình không biết là kẻ ngu.

Thông thường áp lực xuất hiện do tâm không biết cách giải quyết sự việc, đôi khi cũng do sự lời bình luận từ người khác

Lấy tâm biết cảm ơn, lòng biết báo ân để làm công việc phục vụ, sẽ không cảm thấy uể oài mệt mỏi.

Luôn có lòng cảm thông, dùng tiền tài, thể lực, trí tuệ, tâm lực để làm tất cả những hiến dâng.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh

Cuộc sống bình an

Ý nghĩa của cuộc đời là để phục vụ, giá trị của cuộc sống là để cống hiến.

Mục tiêu của nhân sinh là để thọ nhận những quả báo mà mình đã tạo, hoàn thành nguyện vọng và phát nguyện làm điều tốt lành.

Giá trị của con người, không phải ở chỗ tuổi thọ dài hay ngắn, mà ở sự cống hiến nhiều hay ít.

Quá khứ đã thành hư ảo, tương lai vẫn còn là ước mơ, cần tôn trọng và nắm bắt những gì ở trong hiện tại là quan trọng nhất.

Đừng bận tâm về quá khứ, không cần lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì đồng hành cùng quá khứ và vị lai.

Trí huệ, không phải là tri thức, không phải là kinh nghiệm, không là phán xét, mà là thái độ biết vượt qua cái tôi của chính mình.

Cuộc sống tích cực, biết khiêm tốn là đủ; cái tôi càng lớn, bất an càng cao.

Người bậc thượng an tâm với đạo, người bậc trung an tâm với công việc, người bậc hạ an tâm với danh lợi vật dục.

Thân phận của mình ở vị trí nào, thì phải làm những việc của thân phận đó.

Sự ổn định và hài hòa cho cuộc sống, cần phải biết những gì ở hôm nay, mới có ngày mai tươi sáng.

Lo lắng là sự dày vò không cần thiết, chú tâm là động lực cho sự an toàn.

Tiền của như nước trôi, bố thí giống như đào giếng. Giếng càng sâu thì nước càng nhiều, bố thí càng nhiều thì của cải càng lớn.

Đối mặt với cuộc sống, phải có“sự chuẩn bị tốt nhất, biết dự đoán sự việc xảy ra kết quả xấu nhất ”

Cuộc sống dù chỉ còn một hơi thở, vẫn còn hy vọng, đó là gia tài lớn nhất của đời người.

Cứu khổ cứu nạn là Bồ Tát, chịu khổ chịu nạn là Đại Bồ Tát.

Ba nguyên tắc để vượt qua sinh lão bệnh khổ là: Sống vui vẻ, bệnh mà tinh thần lành mạnh, già nhưng luôn có niềm hy vọng.

Ba nguyên tắc để vượt qua cái chết: đừng tìm đến cái chết, đừng sợ chết, đừng chờ đợi chết.

Chết không là việc vui, cũng không là việc đau buồn, mà là việc giác ngộ đầy trang nghiêm.

Mỗi một em bé là một tiểu Bồ Tát giúp cha mẹ trưởng thành.

Đối với thanh thiếu niên, cần quan tâm mà không nên lo lắng,

phải dẫn dắt chứ không nên kìm kẹp, dùng cách bàn bạc chứ không phải dùng quyền uy.

Yêu thương lo lắng cho con cái của bạn, khôngi bằng lời chúc phúc (vạch cho chúng hướng đi tốt).

Vợ chồng là mối quan hệ luân lý, không phải là mối quan hệ lý với luận.

Làm được việc không vứt rác bừa bãi, lúc nào cũng lượm nhặt rác rưởi, đó là việc làm công đức.

Cách nhìn nhận, là trí huệ của bạn; vận may là phước đức của bạn.

Yêu thích thì muốn chiếm đoạt, chán ghét thì sẽ bài xích; buồn vui được mất, phiền muộn nhất định đến ngay.

Người luôn ham ít biết đủ, mới là người giàu có không thiếu thốn.

Lòng không bình an mới thật sự là khổ; bệnh tật của thân không hẳn là khổ.

Biết rõ trong lòng không yên ổn là nỗi khổ, hãy nhanh chóng trì niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát" để an tâm nhé!

Cái gì đang có trong hiện tại là đáng quý nhất. Tài vật có nhiều bao nhiêu mà lòng không biết đủ, người như vậy chẳng khác gì người nghèo khó.

Không nên đè nén khống chế tình cảm, tốt nhất nên dùng quán tưởng, niệm danh hiệu Phật, hay cầu nguyện để hóa giải tình cảm.


Nhân gian hạnh phúc

Lời hay mọi người nói, việc tốt mọi người làm, vận may mọi người cùng chuyển.

Mọi người nên nói lời hay, người người nên làm việc tốt, mọi người cần chuyển vận may.

Ngày ngày mọi người nên nói thêm một lời tốt, làm thêm một việc tốt, tất cả cái tốt nhỏ, sẽ trở thành một cái tốt to lớn.

Việc gấp cần phải làm, đang cần người làm, vậy để tôi làm!

Ta hòa người hòa, tâm hòa khẩu hòa, hoan hỉ có hạnh phúc.

Trong hòa ngoài hòa, nhân hòa duyên hòa, bình an thật tự tại.

Tự cầu tâm an thì có bình an, quan tâm người khác thì có hạnh phúc.

Nhân phẩm chính là của cải, hiến dâng chính là dành dụm.

Hiến dâng tức là tu hành, an tâm tức là thành tựu.

Sở hữu nhiều, chưa chắc khiến người thỏa mãn; Sở hữu ít, chưa chắc khiến người nghèo nàn.

Những gì có được trong hiện tại là do quá khứ tạo ra; Những gì có được ở tương lai, là do hiện tại đang làm.

Người tốt không cô đơn, người thiện vui vẻ nhất, giúp người lợi mình mọi lúc mọi nơi, như vậy mọi lúc mọi nơi ta đều hạnh phúc.

Nếu có mong cầu quan hệ ứng xử với người tốt, thì phải mở rộng lòng độ lượng, cần nhiều sự tiếp nhập, bao dung người nhiều.

Chỉ cần thay đổi tâm mình, hoàn cảnh cũng sẽ đổi theo, trên thế giới này không có cái tốt và xấu tuyệt đối.

Đạo cư xử giữa người với người, cần phải giao tiếp, giao tiếp không thành thì thỏa hiệp. Khi thỏa hiệp không thành, thì bạn hãy tha thứ và bao dung cho nhau.

Cái lớn phải bao dung cái nhỏ, cái nhỏ phải thông cảm cái lớn.

Toàn tâm toàn lực chăm sóc gia đình, dùng toàn bộ sinh mạng để dấn thân cho sự nghiệp.

Phương pháp ngăn trừ lòng tham tốt nhất là thường bố thí, thường cống hiến, và thường chia sẻ cùng người khác.

Khi bao dung người khác, vấn đề giữa hai bên sẽ được giải quyết tốt.

Người học Phật, có hai nhiệm vụ lớn là: Làm cho quốc độ được vinh hiển, mọi người được lợi lạc.

Phải học cách làm thùng rác không đáy, hay tấm gương phản chiếu không bụi bặm.

Phiền não tiêu trừ tự tâm liền sanh trí huệ, đem điều lợi ích chia sẻ cùng người khác là từ bi.

Lấy tâm hổ thẹn để xét mình, lấy tâm biết ơn để đồi đãi với thế giới.

Tịnh hóa lòng người, ham ít biết đủ, tịnh hóa xã hội, quan tâm người khác.

Theo: www.phapbao.org


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
KIM CO MAT TICH
Bài viết: 116
Ngày: 22/11/11 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi KIM CO MAT TICH »

Nói một cách ngắn gọn:
"Gốc rễ của giải thoát" đó là gì?


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

=(( gốc rễ giải thoát đó là ........không biết . :D



Learning and Teaching

Craving for a relationship, financial security, someone to look after me, or to be desired by someone make you blind.
Khao khát cho một mối quan hệ, sự an ninh tài chính, ai đó chăm sóc bạn hoặc được một ai đó say mê khiến cho bạn bị mù quáng.

It’s your reaction that makes you burnt out. Watch and let go. Things got better in my life because I did not react. I’ve been very patient.
Chính sự phản ứng khiến bạn bị thiêu đốt. Hãy quan sát và buông xả chúng. Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn trong đời tôi bởi vì tôi đã không phản ứng lại. Tôi đã rất kiên nhẫn.

To be too much in a hurry to get results can interfere with the process of progress. Do the right thing and wait patiently. I said I’ve become very different this year; it’s because I think I’m not so serious about results anymore.
Quá nóng vội để đạt được kết quả có thể gây trở ngại cho quá trình tiến bộ. Hãy làm những điều cần thiết và kiên nhẫn chờ đợi. Tôi từng nói năm nay tôi đã trở nên rất khác; tôi nghĩ đó là vì tôi không còn quá quan trọng đến kết quả nữa.

Until we can accept that we are alone and until we can stand on our own feet, we cannot have a healthy, meaningful relationship with another. Dependent, exploitative, and manipulative relationships are not meaningful and cannot last long. A good relationship is very rare, even among family members.
Trừ khi chúng ta có thể chấp nhận rằng chúng ta đơn độctrừ khi chúng ta có thể đứng trên chính đôi chân của mình, chúng ta sẽ không thể có một mối quan hệ lành mạnh và ý nghĩa với người khác. Những mối quan hệ phụ thuộc, lợi dụng, và lôi kéo không thể kéo dài lâu. Một mối quan hệ tốt thì rất hiếm, ngay cả với những người thân trong gia đình.

We think we know what is good, and because we think we know what is good, we think we are good. Unless we know how bad we are, we cannot be real. Are you mindful always? You are thinking most of the time how bad people are.
Chúng ta nghĩ rằng mình biết điều gì là tốt, và vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết điều gì là tốt, chúng ta nghĩ mình là người tốt. Trừ khi chúng ta biết được mình xấu như thế nào, chúng ta sẽ không thể sống thực sự được. Bạn có luôn chánh niệm hay không? Phần lớn thời gian, bạn luôn suy nghĩ về thói xấu của con người.

I make suffering meaningful.
Tôi làm cho đau khổ có ý nghĩa.

I am glad that my understanding of life is becoming more realistic.
Tôi rất vui vì sự hiểu biết về cuộc đời của mình ngày càng trở nên thực tế hơn.

We are all more or less idealistic.
Chúng ta ít nhiều đều duy tâm.

Can you see your life without any religious point of view?
Liệu bạn có thể nhìn cuộc sống mình mà không dưới bất kỳ quan điểm tôn giáo nào hay không ?

You are bitter but because you cannot express your bitterness you become depressed.
Bạn đang cay đắng nhưng bạn không thể biểu lộ sự cay đắng đó của mình, bạn trở nên phiền muộn.

Almost everyone is struggling in some form or other to build or protect his self esteem, his sense of significance as a person.
Hầu hết mọi người đều phải vật lộn kiểu này hay kiểu khác để xây dựng hoặc bảo vệ
lòng tự trọng của mình, sự ý thức về tầm quan trọng khi là một con người.

Goodness makes demands on us, and the naive belief that people simply love the good is one of our earliest illusions.
Cái tốt yêu cầu nhiều điều ở chúng ta, và niềm tin ngây thơ rằng con người đơn giản chỉ thích những điều tốt chính là ảo tưởng sớm nhất của chúng ta

http://vn.360plus.yahoo.com/vanhsati/article?mid=117


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hình ảnh


"I would like to beg you, as well as I can, to have patience with everything unresolved in your heart and to try to love the questions themselves as if they were locked rooms or books written in a very foreign language. Don’t search for the answers, which could not be given to you now, because you would not be able to live them. And the point is, to live everything. Live the questions now. Perhaps then, some day far in the future, you will gradually, without even noticing it, live your way into the answers." (Rainer Maria Rilke)

"Tôi cầu xin bạn, cũng như tôi có thể, hãy kiên nhẫn với mọi điều khúc mắc trong tâm và cố gắng yêu chính những câu hỏi đó như thể chúng là những căn phòng bị khóa kín hay những cuốn sách được viết bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ. Đừng tìm kiếm câu trả lời, thứ mà chẳng thể được trao cho bạn ngay bây giờ, bởi vì bạn chưa thể sống với chúng. Và điều cốt yếu là, hãy sống với tất cả mọi thứ. Sống với câu hỏi ngay bây giờ. Có thể sau này, vào một ngày nào đó, bạn sẽ dần dần, thậm chí cũng không hề nhận ra, mình đang sống với câu trả lời." (Rainer Maria Rilke)

Isn’t that passage beautiful? It’s so sensitive and so profound.
Đoạn văn trên thật đẹp đúng không? Nó rất tinh tế và rất sâu sắc.

Right attitude is very important in doing everything. Try to find out what right attitude is.
Thái độ đúng là rất quan trọng trong khi làm bất cứ điều gì. Hãy cố gắng tìm xem thế nào là thái độ đúng.

To do the right thing without too much concern about the result.
Làm những điều đúng đắn mà không quá quan tâm đến kết quả.

I am, hopelessly and forever, a learner. I will never be a teacher, but I’m willing to share my learning which isn’t the same thing as teaching.
Tôi, vô vọng và mãi mãi, là một người

Sayadaw U Jotika


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

Chào thiện hữu Laitutran247.
Chào thiện hữu KIM CO MAT TICH.T.h đã nêu một câu hỏi:"Nói một cách ngắn gọn-Gốc rễ của giải thoát-Đó là gì?".Có phải T.h muốn nói đến sự giải thoát"sanh,lão,bệnh,tử"một cách rốt ráo ở tâm thức tuyệt đối chăng?.Vậy T.h Laitutran đã trả lời ngắn gọn rồi:"gốc rễ của giải thoát đó là...không biết".Cũng gần lắm rồi đó.
T.N xin mượn kệ Tổ Huệ Năng làm sáng tỏ thêm vấn đề:
Giải thoát vốn không cội,
Minh cảnh thiệt không đài.
Xưa nay không một vật,
Sao gọi rễ cùng dây! (hi hi...)


vinhasnet89
Bài viết: 2
Ngày: 27/05/15 22:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: gia lai

Re: GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi vinhasnet89 »

Nếu cuôc đời không có phiền não ư ,cuộc sống này liệu có không ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách