Di ngôn...của Phật.

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Vì khi tâm ta sáng suốt, tất có Minh sư trong tâm. Tâm ta chân thật là có Chân sư trong tâm dẫn dắt. Tự mình làm hải đăng cho chính mình. Như vậy gọi là tự tu, tự ngộ vậy.
Còn tam Tạng kinh là do môn đệ của Phật biên soạn lại, chớ không phải của Phật viết để lại.
Như vậy theo ĐT ta có cách nào để phân biệt đây. Nên TC mới than khổ đó…!
timchan54 đã viết:tangbong Chào quý Đạo Tâm.
Chào ĐT cục đất.TC rất vui vì có người chỉ dẫn chân thành.
Lúc xưa Phật và Tổ trục tiếp với nhau, theo Tông chỉ:"giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", không phải hồi đó chưa có chữ viết, mà vì khi dùng văn tự để lưu truyền, hậu thế có thể thêm thắt được, làm sai lệch chân truyền(do người thêm thắt chưa phải đã khai ngộ).
Ngày nay chúng ta chỉ toàn là học theo kinh sách, vì vậy không thấy một ai chứng ngộ, thật đáng buồn(Thánh-Tri đã than như thế...!)TC cũng thấy như vậy, không muốn dựa vào kinh sách, nghi ngờ tất cả. Nếu ĐT hành pháp như thế mà có chứng ngộ đươc gì như Phật xưa kia, thì xin hãy vì từ tâm chỉ rõ cho chư ĐT cùng được thấu đáo với? Rất biết ơn...
Thân chúc ĐT thân tâm an tịnh.
Khổ là cội nguồn của vô minh! Từ vô minh sẽ sanh ra nghi ngờ. Cả hai đoạn trích dẫn cùng chung một ý.

Bạn không tin kinh điển, không tin Đệ tử Phật sao chép kinh luật luận, không tin người nói Pháp ở diễn đàn... Thì trong đời bạn cũng chưa tin ở nơi bạn, đó chính là nguồn gốc khổ.

Hỏi 1: Bạn có tin ai không ?

Hỏi 2: Bạn thấy khổ về cái gì ?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Lúc xưa Phật và Tổ trục tiếp với nhau, theo Tông chỉ:"giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", không phải hồi đó chưa có chữ viết, mà vì khi dùng văn tự để lưu truyền, hậu thế có thể thêm thắt được, làm sai lệch chân truyền(do người thêm thắt chưa phải đã khai ngộ).
Ngày nay chúng ta chỉ toàn là học theo kinh sách, vì vậy không thấy một ai chứng ngộ, thật đáng buồn(Thánh-Tri đã than như thế...!)TC cũng thấy như vậy, không muốn dựa vào kinh sách, nghi ngờ tất cả.
thế thì đ/h có nghi ngờ luôn cả Tông chỉ đó không?

hãy làm lại từ đầu, đ/h trước hết tự xét tại sao đ/h thích đạo phật?

:)


trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

TN xin chào quý Thiện Hữu.
TN hân hoan chào mừng, khi thấy có nhiều TH ghé thăm vườn Tao Ngộ, thăm mảnh vườn nhỏ đơn sơ của TN. TN xin tặng quý TH thêm một cành hoa nhỏ nữa tangbong
TN xin trở lại chủ đề. TH timchan có nêu lên một ý rất thiết thực. Nhưng đây là một vấn đề rất nhạy cảm, nếu không khéo nó có thể sẽ biến thành chủ đề nóng, vì vậy chúng ta phải hết sức thận trọng lúc đưa ý kiến của mình.
Nếu chỉ là di ngôn của Phật như trên thì không có chi để bàn luận. Còn nếu câu hỏi trong các kinh thì lời nào là chính của Phật, thì vấn đề thật không đơn giản. Nếu xác định câu này mới là của Phật, thì cũng có nghĩa là phủ định câu còn lại, tranh cải có thể xảy ra , vậy là điều chúng ta nên tránh. Chúng ta hòa học, chứ không tranh học...!
Thêm nữa xác định đúng sai là ta phải có đủ tư cách, tri, hành viên mãn mới được, không khéo chỉ đoán mò mà thôi, vô ích.
Chân lý của vạn hữu không lệ thuộc không gian và thời gian, vì thế xưa và nay không khác, người xưa đã "ngộ" được, thì người nay cũng có thể "ngộ".
Nhưng ngộ được chân lý như thế nào? Từ đâu xuất hiện triết lý đó? và vì sao lại xuất hiện song hành cùng nhiều triết lý khác nữa, khiến người sơ căn muốn học Phật phải bị phân vân? muốn nêu rõ được vấn đề thì chúng ta cần tham khảo qua tiến trình đã hình thành lịch sử Phật giáo.
Dưới đây TN chỉ trình bày sơ lược, tài liệu được trích từ "Lịch sử triết học"của GS. TS Nguyễn Hữu Vui, và "Đạo Cao Đài và các Tôn Giáo lớn trên thế giới" của Đức Nguyên.
(còn tiếp)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trucngon đã viết
-"Này Ananda,tất cả những người nào,hoặc ngay bây giờ,hoặc sau khi ta chết.
Tự làm ngọn đèn soi sáng cho mình,tự làm chỗ nương tựa cho mình,không tìm một chỗ nương tựa nào khác ngoài chính mình ra.Can đảm coi chân lý là ngọn đuốc...không tìm một chỗ nương tựa nào ở người khác.
Những người đó sẽ lên được tới bực tối cao.Nhưng những người đó phải lo học hỏi nhiều mới được!"
.

Chưa thấy Phật nói câu nào như vậy.
Đức Phật nói rằng "Sau khi ta mất, các người phải lấy giới làm thầy, phải tự mình thắp đuốc lên mà đi"
Phật tịch năm 483 trước công nguyên,thọ 80 tuổi.Ngài bảo:
-"Chư Tăng,bây giờ tôi dặn mọi người này.Tất cả những gì gồm nhiều yếu tố,thì thế nào cũng có lúc diệt.Tận lực hành Đạo đi nhé!".Đó là di ngôn của Phật.
Chưa thấy Phật nói câu nào như vậy. (xem kinh di giáo)

Trucngon tự sáng chế ra những câu gọi là "Di ngôn của Phật" rồi đưa ra nhận xét :
Nếu chỉ là di ngôn của Phật như trên thì không có chi để bàn luận. Còn nếu câu hỏi trong các kinh thì lời nào là chính của Phật, thì vấn đề thật không đơn giản. Nếu xác định câu này mới là của Phật, thì cũng có nghĩa là phủ định câu còn lại
Và đi đến kết luận :
Dưới đây TN chỉ trình bày sơ lược, tài liệu được trích từ "Lịch sử triết học"của GS. TS Nguyễn Hữu Vui, và "Đạo Cao Đài và các Tôn Giáo lớn trên thế giới" của Đức Nguyên.
Rõ ràng mục đích của Trucngon là tuyên truyền tôn giáo không phải là Phật giáo (ngoại đạo).
Kính mong Ban điều hành xem xét.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào Trucngon, vui lòng xem bài chú giải Kinh Di Giáo xem sao, có gì khác với những gì thiện hữu trình bày bên trên, click vào bên dưới đây:
viewtopic.php?f=41&t=8983


trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

(tiếp theo)
I- PHẬT GIÁO ÂN ĐỘ:
Đạo Phật mà chúng ta thừa hưởng bây giờ.Có nguồn gốc từ xứ Ấn Độ.
Khởi thủy,sau thời kỳ văn minh Indus,đến thời trung cổ đại vào khoảng trên1000 năm(trước công nguyên)nơi Ấn Độ đã sớm xuất hiện tín ngưỡng Veda(có nghĩa là sự hiểu biết),do người Arya du nhập vào Ấn Dộ,là tín ngưỡng đa thần,khởi đầu là những khúc hát được truyền miệng qua nhiều thế hệ,sau được ghi chép lại tập hợp làm 4 tập lớn là:
1/-Rigveda:Là bộ phận cổ nhất(gồm 1028 khúc hát).Phái chính thốngcho veda là chứa đựng những minh triết tuyệt đối,nói lên nguyện vọng thường ngày của con người như mong có thức ăn,có gia súc,ước vọng mưa xuống,mong an cư,mạnh khỏe,nhiều con cái…
2/-Samaveda:Là tuyển tập các đoạn Rigveda,dùng cho các tư tế trong khi tiến hành các nghi lễ.
3/-Atharvaveda:Tuyển tập các thần chú ma thuật,dùng cho các khẩn cầu khác nhau.
4/-Yajuveda:Những phương thức sử dụng cho các nghi lễ,và những ý kiến giải thích về những phương thức đó.Một phần là thơ một phần là văn xuôi.
Về sau xuất hiện muộn hơn có 3 tác phẩm Veda nữa là Brahmana,Aranyaka và Upanisad.
Tác phẩm Upanisad là muộn nhất,nó có nghĩa là “tri thức bí mật”.Trong lịch sử Veda thì Upanisad được coi là bước giải phóng tư duy của người Ấn Độ cổ đại ra khỏi những nghi lễ,ma thuật…và cuối cùng người ta đã đặt ra được câu hỏi chân chính cũng như đi tìm câu trả lời.Như cái gì là nguyên nhân,Brahman?Chúng ta xuất hiện trên cõi đời nấy như thế nào?...Tuy nhiên vẫn còn giữ lại ít nhiều nghi lễ truyền thống.
Về sau cận 600 tr CN,tôn giáo Bà La Môn xuất hiện, những tác phẩm Veda biến thành Sutra(kinh).Bà La Môn ra những kinh sách giải thích và bình luận Veda như:kinh Brahmana,kinh Upanisad,giải thích về Maya(thế giới ảo ảnh)và về Niết Bàn.Đạo Bà La Môn thờ đấng Brahma là đấng tối linh.Đến khoảng 100 năm tr CN, đạo Bà La Môn biến thành Ấn Độ giáo như ta đã biết.Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chính của Bà La Môn giáo…
Trong thời hậu cổ đại khoảng 600-400tr CN.Đây là thời kỳ thành lập các quốc gia ở Ấn Độ.Cũng là thời kỳ tri thức khoa học,và tư duy trừu tượng ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ,tạo thành nhiều hệ thống tôn giáo,triết lý sâu sắc.Các hệ thống đó đấu tranh gay gắt với nhau,họ thử đưa ra cách giải thích thế giới,đưa ra những con đường giải thoát khác nhau.Trong đấy những vấn đề về thế giới quan,vũ trụ luận,bản thể luận chiếm vai trò quan trọng.
Nói về tư tưởng các trường phái của Ấn Độ cổ đại thì rất phong phú,họ có phong cách riêng độc đáo.Các trường phái tập hợp giữa đám đông quần chúng,và nêu ý kiến của mình bằng cách nêu ý kiến của kẻ đối lập,rồi chỉ trích và phê phán ý kiến đối lập đó(gọi là Purvapak sa)từ đó chỉ ra cái sai ý kiến của kẻ đối lập.Rồi trình bày kết luận của mình(gọi là Siddhanta).Nhờ những cuộc biện luận công khai như vậy,mà những tác phẩm logic “Nyaya và Sutra”ra đời.Cùng với sự hình thành nhiều Vihara(vừa là tu viện,vừa là trường đại học).
Chúng ta cũng chú ý là Phật Thích Ca cũng xuất hiện trong giai đoạn nầy.Tư tưởng và triết lý của ngài không theo đạo Bà La Môn nên lúc ấy bị xem là ngoại đạo.
Theo cách phân chia thì Ấn Độ cổ đại có 9 hệ thống .Trong đó có 6 hệ thống tin vào thế giới bên kia thuộc về truyền thống,còn 3 hệ thống không tin vào thế giới bên kia được gọi là ngoại đạo.
Ba hệ thống ngoại đạo là:
1/-Jaina giáo:cơ bản là học thuyết không tuyệt đối,tồn tại vừa bất biến vừa biến chuyển.Cái vĩnh hằng là bản thể,còn cái không vĩnh hằng luôn luôn biến đổi.Để phán đoán thế giới hiện tượng,người Jaina đưa ra các khái niệm:
 Tồn tại.
 Không tồn tại.
 Vừa tồn tại vừa không tồn tại.
 Không miêu tả được.
 Tồn tại và không miêu tả được.
 Không tồn tại và không miêu tả được.
 Tồn tại và không tồn tại và không miêu tả được.
2/-Phật giáo:Buddha(Trung Quốc dịch là Phật),có nghĩa là” giác ngộ”.Ngài là một thái tử tên là Siddharta,con trai của Suddhodana vua một nước nhỏ ở bắc Ấn Độ(nay thuộc Nepan).Vì muốn tìm chân lý giải thoát khỏi sanh,lão,bệnh,tử.Ngài đã bỏ nhà ra đi tìm thầy học Đạo và ẩn cư nơi núi rừng để nghiền ngẫm suy tư.Sau khi đã giác ngộ được(có nghĩa là phát hiện được nguyên nhân),ngài đã đem chân lý ấy chỉ dạy lại cho nhiều người sau nữa.Lúc bấy giờ người ta còn gọi ngài là Sakya-muni(Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni),có nghĩa là “nhà hiền triết xứ Sakya”.
Người ta không xác định rõ năm sanh của ngài,được coi là sanh khoảng năm 623 tr CN,thọ khoảng 80 tuổi.Sau khi ngài tịch các đệ tử của ngài đã xây dựng thành một hệ thống tôn giáo,triết học lớn có sức lan ra nhiều vùng trên thế giới,mà chúng ta sẽ có dịp nhận định sau.
Sau khi Phật tịch.Vào thế kỷ thứ 3tr CN.Phật giáo phát triển thịnh vượng ở Ấn Độ.Vì có những bất đồng với nhau,nên các đệ tử của ngài họp mặt tại thành Rajagriha(Vương Xá).Họ cùng nhau nhớ lại những lời Phật đã dạy để biên soạn thành kinh điển Phật giáo,trước hết là Kinh tạng và Luật tạng.Trong lịch sử Phật giáo thì đây là kết tập lần thứ nhất.(Chúng ta cũng lưu ý đây là lần đầu tiên Phật ngôn được ghi chép bằng văn tự).
Một trăm năm sau khi Phật tịch.Các đệ tử của ngài lại họp với nhau,để kết tập lần thứ hai ở Vaisali.Nguyên do là nội bộ giáo đoàn Phật giáo có mâu thuẫn với nhau,có một số người đòi hỏi phải sửa lại Luật tạng.Những người nầy bị trục xuất ra khỏi kết tập,họ tập hợp lại với nhau và tự xưng là phái Mahasamghika(Trung Quốc dịch là Đại chúng bộ).Còn phái chính thống được gọi là Theravada(Thượng tọa bộ).Trong Đại chúng bộ lúc nầy đã có mầm mống Đại Thừa.
Năm 245 trCN,thì có cuộc kết tập lần thứ ba,được tiến hành ở Pataliputra,dưới sự bảo trợ của vua Asoka,lúc nầy có 11 phái ly khai và chia ra làm nhiều trường phái Phật giáo khác nhau…!Trong đó có 2 trường phái lớn,trong 20 trường phái Tiểu thừa hình thành sau nầy là:
 Sarvastivada(Nhất thiết hữu bộ):Phái nầy tập trung nghiên cứu phạm trù thời gian.Lý thuyết của phái nầy là Sarva asti kale(tất cả tồn tại trong mọi thời gian).Theo họ sở dĩ có tồn tại trong hiện tại là vì đã có tác động trong quá khứ.Và do tác động trong hiện tại mà có tồn tại trong tương lai.Như vậy họ gắn đến chỗ coi tồn tại là bất biến.
 Sautrantika(Kinh bộ):Phái nầy chống lại sự vi phạm luận điểm”vô thường”của phái trên.Họ xây dựng lý thuyết về tính “chốc lát”,tức Svalak’sana(đơn vị thực tại nhất thời,cũng là đơn vị chuyển biến)Theo thuyết nầy,trạng thái biến chuyển rõ ràng xảy ra sau một loạt biến chuyển không rõ ràng.
(chúng ta lưu ý đây là lịch sử hình thành nhiều tông phái của Phật giáo và bộ tam tạng Kinh).
Vào buổi đầu CN.Xuất hiện các tư trào Phật giáo được gọi là Đại Thừa.Cùng với sự ra đời Phật giáo Đại Thừa cũng xuất hiện các kinh viết bằng ngôn ngữ Sanakrit.
Các kinh điển Phật giáo nguyên thủy được viết bằng tiếng Pali.Đó là các kinh như Prajnaparamita(Bát nhã ba la mật),Lankavatara(Lăng già),Saddharma-pundarika(Diệu pháp liên hoa).
Về mặt triết học thì Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ có 2 trường phái lớn:
 Madhyamika(Trung luận):Người sáng lập ra phái nầy là Nagarijuna(Trung Quốc gọi là Long Thụ),sống vào khoảng nửa sau thế kỷ 2.Trong một thời gian dài ông là viện trưởng tự viện Nalanda.Ông đưa luận thuyết về “không”(sunda-vada,không luận),cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn là không,do vô minh mà nó hiện như ta thấy.Các sự vật,hiện tượng hiện hình mà ta có thể cảm nhận được đều là ảo,giả.Do vậy cách nhìn nhận thế giới vừa là” không” vừa là”giả”.Những người theo không luận cho rằng,quá trình tu tập đến một lúc nào đó,khi căn cơ đã thuần thục đồng thời cái trí huệ Bát Nhã(Prajna)xuất hiện,thì cái thế giới ảo,giả đó tan biến hết,trở về trạng thái không(Sunya).Sunya được đồng nhất với Nirvana(Niết Bàn).
 Yogacara(Du già)Phái nầy do hai anh em nhà sư Asanga(Vô Trước)và Vasubandhu(Thế Thân),sống khoảng giữa thế kỷ thứ 5,cả hai người trong nhiều năm là viện trưởng tự viện Nalanda.Phái Yogacara còn được gọi là phái Duy thức.Họ cho rằng vạn vật trên thế giới đều là biến tướng,là sự thể hiện của thức thứ 8(tức Alaida thức hay Tạng thức).Tám thức là:Nhãn thức,Nhĩ thức,Tỹ thức,Thiệt thức,Thân thức,Ý thức,Mạt na thức,Alaida thức(Tạng thức)chứa mọi hạt giống(chủng tử)của nghiệp,và tùy theo căn cơ của nghiệp lực mà nó hiện ra thành quả báo.Cái thức thứ 8 nầy không bao giờ mất đi.Nó tồn tại vĩnh hằng.
Năm 1193,những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Phật giáo Ấn Độ,phá hủy các tự viện.Phật giáo bị tiêu diệt trên đất Ấn.Nhưng thực ra Phật giáo đã bị suy vong ở đầu thế kỷ thứ 9.Nhưng trong thời gian tồn tại của nó.Phật giáo đã từ Ấn Độ truyền bá ra các nước xung quanh.Có ảnh hưởng lớn đến đời sống và tinh thần của các nước phương Đông,trong đó có Việt Nam.
3/-Lokayata:Họ giữ ý kiến cho rằng thân thể có trí khôn mới là Atman.Lý trí chỉ có ở nơi nào có thân thể và nó không bao giờ được tìm thấy nếu không có thân thể.Lý trí là thuộc tính của thân thể.Theo họ không có Atman tồn tại ngoài thân thể.Vật chất sinh ra ý thức và sau khi chết,ý thức không tồn tại.Theo họ thì thế giới được tạo ra bằng bốn yếu tố.
Đạo đức của phái Lokayata gắn liền với những chuẩn mực Đạo đức sẳn có của xã hội, như: lòng tốt,sự công bằng, chán ghét chiến tranh…
Sáu hệ thống chính thống là:
1/-Mimansa:Triết lý Mimansa khởi đầu họ không thừa nhận có Thần,lập luận Sabara để gạt bỏ Thần rất đơn giản;thiếu chứng cứ về sự tồn tại của Thần,cảm giác không nhận ra Thần.Còn các nguồn khác của tri thức suy cho cùng là dựa trên cảm giác.
Luận điểm về nghi lễ,họ cho không phải là hành động khẩn cầu sùng bái Thần linh,mà tự nó có sức mạnh.Người Mimansa hiểu như là một hành động ma thuật.Do vậy Mimansa hậu kỳ đã chuyển sang thừa nhận có Thần.
2/-Vedanta:Tức là học thuyết về sự đồng nhất trong sự khác nhau.Như sóng vừa khác biển lại vừa đồng nhất với biển.Sự tồn tại tuyệt đối Brahman nhưng cũng tồn tại vật chất(acit)và linh hồn(cit)cá thể trong Brahman,là vĩnh hằng và không có tính tuyệt đối.
3/-Samkhuya:Trong nguyên nhân đã chứa cái gì nằm trong kết quả.Như thế giới nầy là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng phải là vật chất.Nhưng Samkhuya hậu kỳ đã thừa nhận Purusa là linh hồn.
4/-Yoga:Thần đối với Yoga không có ý nghĩa mấy về phương diện triết lý,chỉ chú trọng đến những vấn đề thực tiển.Có 7 phuong pháp Yoga chính:
Yama:tình yêu thương rộng rãi,hòa ái.
Niyama:tiết dục,tự ức chế.
Asana:giữ thân thể theo những vị trí nhất định.
Pranayama:điều khiển,kiểm soát hơi thở.
Pratyahara:điều khiển tư duy.
Dharana:chú ý,định trí.
Samadhi:tập trung tư tưởng đến cao độ.
5/-Nyaya:triết lý Nyaya và Vaisesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau,và qua thời gian đã thực sự hòa làm một.Vì vậy có thể gọi chung là Nyaya-Vaisesika.Nyana là hệ thống đầu tiên nghiên cứu phương pháp biện luận,và các vấn đề liên quan đến logic.

6/-Vaisesika:họ cho rằng đối tượng của nhận thức là tồn tại độc lập,thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới được nhận thức.Người Vaisesika cho thế giới là do nguyên tử tạo nên,nguyên tử là vĩnh hằng,và Thần đã dùng nguyên tử để tạo nên thế giới.
Xem như trên chúng ta nhận thấy đất nước Ấn Độ thời cổ đại,đã xuất hiện phong phú và đa dạng nhiều hệ thống triết lý tôn giáo,nhằm đáp ứng nhu cầu cần điểm tựa tâm linh của quần chúng,và nhu cầu thỏa mãn tri thức muốn được giải đáp những bí ẩn,sự thật và chân tính của cuộc sống như thế nào, và những hệ thống triết học khác nhau đã ra đời như muốn đưa chúng ta đến những chân trời khác lạ…!
(còn tiếp)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Đức Phật nói rằng "Sau khi ta mất, các người phải lấy giới làm thầy, phải tự mình thắp đuốc lên mà đi"
kn nhớ đại khái như vầy :
Đức Phật dạy rằng "Sau khi Như Lai mất, các con phải lấy lời dạy của Như Lai làm thầy, phải tự mình thắp đuốc lên mà đi" thì phải ! ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính các vị Đạo Hữu kinhle Kính các Bạn kinhle Kính Đạo Hữu TimChan54 kinhle

Nhân
gửi bởi timchan54 » 11/Tháng 8/'12, 16:32

TC kính chào quý Đạo Tâm.
Kính chào ĐT mymamut. Chào ĐT cục đất.
Nếu NHÂN LÀ TÌM CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ. THỜI THIỆT TẾ, TỎ RỎ : TỨ THÁNH ĐẾ ( TỨ DIỆU ĐẾ ) LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

_ ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG TÔI ĐẢ ĐI.
VỚI TÔI: ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG TÔI ĐẢ ĐI QUA.
Xin ĐT nói rõ hơn. Có phải Tứ Diệu Đế là: Khổ Đế,Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế. Đây là 4 pháp quý truy tầm nguồn cội của khổ não
NHÂN: KHỔ........TẬP, DIỆT, ĐẠO : THỂ HIỆN DANH TỰ NHÂN
sau cùng nương bát chánh Đạo để thoát khổ. Là con đường duy nhất mà ĐT đã tâm đắc
.

BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ PHƯƠNG TIỆN NHÂN
Vậy mong ĐT giải rõ hơn nghĩa lý của Bát Nhã kinh:
- Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh,bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc.
Tôi không có gì chia sẻ. Mong Đạo Hữu tự tìm láy Con Đường An Ổn, An Lạc cho chính mình.
Phật Thích Ca đã giảng, như vậy có trường hợp ngài đã từ chối Tứ Diệu Đế, xem thế là trường hợp nào?
Tôi không có gì chia sẻ. Mong Đạo Hữu tự tìm lấy Con Đường An Ổn, An Lạc cho chính Mình

Namo SIDDHATHA GAUTAMA
Kính
kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

trucngon đã viết:(tiếp theo)
I- PHẬT GIÁO ÂN ĐỘ:
Đạo Phật mà chúng ta thừa hưởng bây giờ.Có nguồn gốc từ xứ Ấn Độ.
Khởi thủy,sau thời kỳ văn minh Indus,đến thời trung cổ đại vào khoảng trên1000 năm(trước công nguyên)nơi Ấn Độ đã sớm xuất hiện tín ngưỡng Veda(có nghĩa là sự hiểu biết),do người Arya du nhập vào Ấn Dộ,là tín ngưỡng đa thần,khởi đầu là những khúc hát được truyền miệng qua nhiều thế hệ,sau được ghi chép lại tập hợp làm 4 tập lớn là:.....


........Xem như trên chúng ta nhận thấy đất nước Ấn Độ thời cổ đại,đã xuất hiện phong phú và đa dạng nhiều hệ thống triết lý tôn giáo,nhằm đáp ứng nhu cầu cần điểm tựa tâm linh của quần chúng,và nhu cầu thỏa mãn tri thức muốn được giải đáp những bí ẩn,sự thật và chân tính của cuộc sống như thế nào, và những hệ thống triết học khác nhau đã ra đời như muốn đưa chúng ta đến những chân trời khác lạ…!
(còn tiếp)
Bạn có thể nào cho biết đường links bài này ở nơi đâu không ?

Mục đích bạn đăng bài này với dụng ý bạn muốn nói lên điều gì ?

Và bạn cũng không thể nào viết với dụng ý quơ đủa cã nắm như vậy không tốt cho bản thân, còn cộng đồng diễn đàn thì có thể bạn sẽ duy phạm luật cộng đồng. Dài điều tốt muốn ngõ ý. Bạn thông hiểu


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

timchan xin chào quý Đạo Tâm.
TC chào ĐT Thien Nhan
Bạn không tin kinh điển, không tin Đệ tử Phật sao chép kinh luật luận, không tin người nói Pháp ở diễn đàn... Thì trong đời bạn cũng chưa tin ở nơi bạn, đó chính là nguồn gốc khổ.

Hỏi 1: Bạn có tin ai không ?

Hỏi 2: Bạn thấy khổ về cái gì ?
TC xin đính chính, TC không nói không tin, TC chỉ nói "nghi" thôi, nghi là có tin nhưng chưa phân biệt được, chừng nào phân biệt được rõ ràng thì sẽ hết nghi.

TC có tin gì không?xin trả lời là có TC tin:

Tin rằng cuộc đời nầy nhiều đau khổ.
Tin đã có vị cứu tinh, đã tìm được phương thoát khổ ngay trong cuộc sống nầy.
Tin là di ngôn của vị ấy còn lưu lại đâu đó trong nhân gian.
Tin là trong những di ngôn ấy có lẫn những điều đã được thêm thắt !(Kinh lưu hành)
Tin là mình cũng sẽ khó nhận biết hết được !
Tin ở đời có nhiều kẻ xấu.
Tin là ở đời cũng có nhiều người tốt.
Tin ở sự chân thật, sẽ giúp ta tìm ra chân lý.
Tin ở ai đau khổ mà tìm ra lối thoát,sẽ chỉ dẫn cho mình.
Và rốt là mình chẳng biết được rõ ràng gì hết, ngay cả chính mình. Nhưng dẫu sao nên học nhiều ở người và tin vào nhận xét phán đoán của mình vẫn hơn...
TC chào ĐT Hlich. TC xin cảm ơn lời khuyên của HLich.
TC kính chào ĐT Mynamut.
Lời lẽ của ĐT đơn giản mà thâm sâu. ĐT có đạo hạnh rất chuẩn mực khiến người khác khâm phục. TC xin học theo.
TC chào ĐT trucngon. ĐT đã giúp cho TC rất nhiều, xin ĐT nói tiếp.
TC xin chào quý Đạo Tâm


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
timchan54 đã viết:.....

Ngày nay chúng ta chỉ toàn là học theo kinh sách, vì vậy không thấy một ai chứng ngộ, thật đáng buồn(Thánh-Tri đã than như thế...!)TC cũng thấy như vậy, không muốn dựa vào kinh sách, nghi ngờ tất cả. Nếu ĐT hành pháp như thế mà có chứng ngộ đươc gì như Phật xưa kia, thì xin hãy vì từ tâm chỉ rõ cho chư ĐT cùng được thấu đáo với? Rất biết ơn...
Thân chúc ĐT thân tâm an tịnh.
Này Hiền hữu, chớ có nói như vậy, chớ bi quan như vậy. Trong khi Hiền hữu chưa chứng ngộ 'Tha tâm thông' thì không nên kết luận người này đã chứng ngộ, người kia chưa chứng ngộ. Đó là lời không thật và không phải là Thiện pháp thưa Hiền hữu!
Ngày này, dầu không còn Thế Tôn để xác chứng cho các đệ tử là đã vào quả vị Thánh hay chưa nhưng những điều dạy cũng giúp cho người thực hành được nhiều an lạc, vơi bớt khổ đau (dù chưa hoàn toàn Giải thoát). Đó cũng là điều tốt đẹp và đáng tán thán thưa Hiền hữu !
cđ thì chưa chứng ngộ được như Phật và chư Thánh năm xưa nhưng lúc nào cũng hoan hỷ chia sẻ Pháp với các vị đồng Phạm hạnh, những mong họ được nhiều an lạc và tinh tấn !

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

TC chào ĐT cục đất.
Rất cám ơn những lời chia sẻ của ĐT.TC thấy cũng vui.
Chúc ĐT cục đất thân tam an lạc. tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách