Di ngôn...của Phật.

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

Trucngon chào quý thiện hữu.
TN xin cống hiến vào vườn tao ngộ thêm một cành hoa,để quý vị chiêm nghiệm .
tangbong Chính Ananda,đã ghi lại lời dạy bảo cuối cùng của Phật:
-"Này Ananda,tất cả những người nào,hoặc ngay bây giờ,hoặc sau khi ta chết.
Tự làm ngọn đèn soi sáng cho mình,tự làm chỗ nương tựa cho mình,không tìm một chỗ nương tựa nào khác ngoài chính mình ra.Can đảm coi chân lý là ngọn đuốc...không tìm một chỗ nương tựa nào ở người khác.
Những người đó sẽ lên được tới bực tối cao.Nhưng những người đó phải lo học hỏi nhiều mới được!".
tangbong Phật tịch năm 483 trước công nguyên,thọ 80 tuổi.Ngài bảo:
-"Chư Tăng,bây giờ tôi dặn mọi người này.Tất cả những gì gồm nhiều yếu tố,thì thế nào cũng có lúc diệt.Tận lực hành Đạo đi nhé!".Đó là di ngôn của Phật.
(trích Lịch sử văn minh Ấn-Độ của Will Durant)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không có di, không có ngôn gì mới là di là ngôn của Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

Kính chào điều hành viên Thánh_Tri.
Chào quý Thiện Hữu.
Trong duyên tình cờ,TN du bước vào trang web DĐPP.Thật đầy bất ngờ khi nhận ra nơi đây là "Rừng nhu biển Thánh",phong phú kiến thức thiện lành.Cũng là một sân chơi hữu ích cho những ai muốn tham khảo trí tuệ.
Nói đến điều hữu ích ấy,là chúng ta phải nhắc đến công đức mà ban điều hành đã tận tâm sáng lập ra vậy - Cảm ơn ban điều hành.
TN văn không hay,ý không nhiều,vì thấy vui nên góp chút "tư ý".Mà đã là tư ý thì không sao tránh được ít nhiều sai biệt với nhau.Điều sai biệt chỉ là những thiện ý nhằm sáng tỏ vấn đề,để chúng ta trao đổi và học hỏi vói nhau mà thôi.Xin quý Thiện Hữu hoan hỉ nhé!
TN có biết câu"ta chưa từng nói một câu nào",câu nói nầy do Phật đã nói ra.Vậy có Thiện hữu nào hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy thì xin đóng góp vào hành trang chung vậy... #-o


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

timchan xin chào quý Đạo Tâm.
TC xin chào ĐT trucngon.
Nếu TC mượn câu của Thánh_Tri để giải thích thì sao:"không có di.không có ngôn gì mới là di ngôn của Phật".Vì thế Phật mới nói:"ta chưa từng nói một câu nào",các ĐT nghĩ xem có phải thế không?
timchan chào tạm biệt.


trucngon
Bài viết: 20
Ngày: 27/06/12 01:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi trucngon »

TN chào quý Thiện Hữu.
TN rất vui khi thấy có nhiều TH lưu tâm đến thăm vườn nhỏ của TN.TN xin gắng sức cống hiến thêm vài cành hoa nữa,tuy mộc mạc nhưng cũng không phụ lòng của quý TH.
Xin xoay quanh chủ đề”di ngôn của Phật”.
Phật là người đã giác ngộ.Nơi pháp giới là “chân lý”còn nơi người thì là lý “chân tâm”.
Phật là danh xưng tụng dành cho người sáng suốt,đã giác ngộ chân lý.Sau khi đã giác ngộ quãng đời còn lại Phật đã có đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người,ai có thắc mắc trong lòng muốn tìm cách tu để giải thoát cỏi trần khổ,thì ngài nói về chân tâm chính là lý siêu thoát duy nhất mà ngài đã lĩnh hội và cách tham thiền, chính là pháp môn duy nhất đưa tâm con người rời sông mê đến cạnh bờ giác.Cũng là pháp môn giúp lắng lòng thanh tĩnh,nhờ vậy trí chuyển thành huệ là sự sáng suốt có thể lĩnh hội được chân lý.
Suốt trong 49 năm còn lại của Phật ngài có đối thoại với nhiều người,và giờ phút gần cuối cuộc đời ngài có dặn dò với các môn đệ những điều tâm huyết trước lúc nhập diệt.Tất cả những lời nói của Phật trong 49 năm và lời nói phút cuối,đã được Ananda ghi nhớ mà chúng ta biết đến sau này chính là những di ngôn của Phật.Như vậy chúng ta không thể nói là Phật không di,không ngôn được!
Như vậy Phật có để lại cho cõi đời đầy đau khổ nầy ba điều quý là thiền,huệ và ngộ.Chúng ta nên cuối đầu trân trọng.
Giờ xin nói về câu:”ta chưa từng nói một câu nào”
Như trên chúng ta đã được biết Phật có nói nhiều về chân tâm và còn chỉ cho chúng ta cách có thể lĩnh hội được lý ấy.
Nhưng ngặt nỗi vì không thể chỉ được chính xác như thế nào,vì hai lẽ,một là sự giới hạn của ngôn từ,hai là dù nói thế nào cũng không phải là chính lý ấy được.Tỉ dụ như chúng ta muốn diễn tả sự ngon của một chiếc bánh,chúng ta rất cố gắng để người khác cảm nhận,ta tả tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhặt nhất,thậm chí ta vẽ thật giống,hoặc hơn nữa ta chụp hình,nó giống thật quá…nhưng vẫn là bánh giả mà thôi chúng ta không thể ăn và không thể biết được nó ngon như thế nào.Cách duy nhất là chúng ta phải ăn chính nó thì mới cảm nhận được mà thôi!
Cũng như thế Phật không dấu diếm chúng ta,cũng không muốn biến chân lý thành một ẩn đề khó hiểu,mà tại vì chân lý giải thoát tự nó vốn không có hình tượng,vượt ra ngoài sự diễn tả và cả hiểu biết của chúng ta.Chính vì thế Phật nói pháp và thường khuyên chúng ta nên thực hành,để chúng ta tự mình cảm nhận được lý ấy.Còn nói diễn tả chỉ là miễn cưỡng,dùng lời dẫn lý.Vì vậy ngài có nói:”những điều ta nói là giả,tỉ như ngón tay chỉ trăng.Đừng chấp ngón tay ta mà lầm,trăng mới là thật”Phật lo chúng ta lầm vào pháp tướng mà không thể lĩnh hội chân tâm.Những điều Phật nói trước sau rất rõ ràng,sáng suốt và không nhầm lẫn.
Câu “ta chưa từng nói một câu nào”không phải của Phật.Vì Phật không hề phủ định lời nói của mình!
Vài dòng bày tỏ chánh kiến,TN chúc quý TH thân tâm an tịnh.


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

timchan xin chào quý Đạo Tâm.
TC chào ĐT trucngon.

Giờ chúng ta đàm luận tiếp nhé.TC nhận thấy kể từ sau khi Phật Thích Ca nhập diệt đến nay thời gian đã trãi qua gần 2500 năm.Hiện hậu thế như đang đứng trong sương mù dầy đặc,như lạc vào rừng cây trùng điệp,không biết đâu là phương hướng!
Trong vạn lời thì lời nào là chân ngôn của Phật?Ngàn kinh kinh nào nên theo?Tám mươi bốn vạn pháp môn,pháp môn nào đưa đến giải thoát?
Nếu như thức ăn bày ở chợ,người nào thích hạp món nào thì chọn món ấy.Cũng thế nếu ta thích hợp tông phái nào,kinh sách gì,và pháp môn chi thì cứ tha hồ chọn lựa thì dễ rồi.Nhưng nếu ta muốn phân biệt lời nào mới đích thật là của Phật Thích Ca,chân tâm như thế nào mà chính ngài đã ngộ được,ta cũng muốn nương theo chính pháp môn ngài khi xưa từng hành mà lãnh hội được chân lý,thấu triệt lẽ sanh,lão bệnh tử…thì thật là nan kiến,nan tri lắm.Chúng ta đang cần một hải đăng định hướng,cần một kim chỉ nam chỉ đúng đường…!có phải như thế không?


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính các vị Đạo Hữu kinhle Kính các Bạn kinhle Kính Đạo Hữu TimChan54 kinhle

Nhân

Xin phép cho tôi cùng chia sẻ. Nếu những danh tự nầy không đúng lẻ . Mong nhận lổi kinhle
gửi bởi timchan54 » 09/Tháng 8/'12, 11:54

timchan xin chào quý Đạo Tâm.
TC chào ĐT trucngon.

Giờ chúng ta đàm luận tiếp nhé.TC nhận thấy kể từ sau khi Phật Thích Ca nhập diệt đến nay thời gian đã trãi qua gần 2500 năm.Hiện hậu thế như đang đứng trong sương mù dầy đặc,như lạc vào rừng cây trùng điệp,không biết đâu là phương hướng!
Thật tế là vậy. Con đường nầy ĐÃ BỊ CHE KÍN BỞI : SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC CỦA NHỮNG CON NGƯỜI TỰ CHO MÌNH LÀ NGƯỜI THỪA TỰ.
Trong vạn lời thì lời nào là chân ngôn của Phật?Ngàn kinh kinh nào nên theo?Tám mươi bốn vạn pháp môn,pháp môn nào đưa đến giải thoát?
Nếu như thức ăn bày ở chợ,người nào thích hạp món nào thì chọn món ấy.Cũng thế nếu ta thích hợp tông phái nào,kinh sách gì,và pháp môn chi thì cứ tha hồ chọn lựa thì dễ rồi.Nhưng nếu ta muốn phân biệt lời nào mới đích thật là của Phật Thích Ca,chân tâm như thế nào mà chính ngài đã ngộ được,ta cũng muốn nương theo chính pháp môn ngài khi xưa từng hành mà lãnh hội được chân lý,thấu triệt lẽ sanh,lão bệnh tử…thì thật là nan kiến,nan tri lắm.
KHI LẮNG NGHE MỘT ÂM THANH, KHI TÌM MỘT NGÔN NGỮ, KHI DỤNG MỘT PHƯƠNG TIỆN HẢY KHÉO SUY TƯ, QUÁN SÁT XEM NÓ CÓ CÁI THỪA SÓT, TỲ VẾT CỦA CÁI : SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC SAU KHI KHÔNG CÓ THÂN.
Chúng ta đang cần một hải đăng định hướng,cần một kim chỉ nam chỉ đúng đường…!có phải như thế không?
Nếu NHÂN LÀ TÌM CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ. THỜI THIỆT TẾ, TỎ RỎ : TỨ THÁNH ĐẾ ( TỨ DIỆU ĐẾ ) LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

_ ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG TÔI ĐẢ ĐI.


Namo SIDDHARTHA GAUTAMA
Kính
kinhle kinhle kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
timchan54 đã viết:Trong vạn lời thì lời nào là chân ngôn của Phật?Ngàn kinh kinh nào nên theo?Tám mươi bốn vạn pháp môn,pháp môn nào đưa đến giải thoát?
Hiền hữu timchan54 thân mến !

Phỏng có ích gì khi Hiền hữu tìm kiếm Con đường trong khu rừng rậm không phương hướng, trong khi Thân Tâm của Hiền hữu chính là quyển Kinh sống, là vô lượng Pháp môn cần phải hành trì.
Chúng ta đang cần một hải đăng định hướng,cần một kim chỉ nam chỉ đúng đường…!có phải như thế không?
"..., hãy tự mình là ngọn 'hải đăng' cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Hãy dùng Chánh pháp làm ngọn 'hải đăng', dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn 'hải đăng' cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác; dùng Chánh pháp làm ngọn 'hải đăng', dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn 'hải đăng' cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn 'hải đăng', dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn 'hải đăng' cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác; dùng Chánh pháp làm ngọn 'hải đăng', dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, NHỮNG VỊ ẤY này Ananda, LÀ NHỮNG VỊ TỐI THƯỢNG trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học tập."
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo16.html
* chữ màu đỏ đã được sửa đổi so với Kinh tạng, khác văn nhưng đồng nghĩa

Như vậy, trước hãy tự nương tựa vào chính mình, biến Thân Tâm mình thành Chánh pháp; rồi lấy đó làm phương tiện để vượt qua bờ kia Giải thoát.

Kính chúc chư Hiền hữu an lạc và tinh tấn !

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
trucngon đã viết:Câu “ta chưa từng nói một câu nào”không phải của Phật.Vì Phật không hề phủ định lời nói của mình!
Này Hiền hữu! Vậy phải chăng những lời dạy trong Kinh tạng là Phật, là của Phật ?

:)


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

TC kính chào quý Đạo Tâm.
Kính chào ĐT mymamut. Chào ĐT cục đất.
Nếu NHÂN LÀ TÌM CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ. THỜI THIỆT TẾ, TỎ RỎ : TỨ THÁNH ĐẾ ( TỨ DIỆU ĐẾ ) LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

_ ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG TÔI ĐẢ ĐI.
Xin ĐT nói rõ hơn. Có phải Tứ Diệu Đế là: Khổ Đế,Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế.
Đây là 4 pháp quý truy tầm nguồn cội của khổ não, sau cùng nương bát chánh Đạo để thoát khổ. Là con đường duy nhất mà ĐT đã tâm đắc.
Vậy mong ĐT giải rõ hơn nghĩa lý của Bát Nhã kinh:
- Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh,bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc.
Phật Thích Ca đã giảng, như vậy có trường hợp ngài đã từ chối Tứ Diệu Đế, xem thế là trường hợp nào?
ĐT Cục đất thân mến!
Theo như Phật dạy chúng ta nên dựa vào chính mình, không nương tựa vào ai khác. Theo ý của TC thì như vậy ta phải lo hoc hỏi nhiều và tâm trí phải sáng suốt, dùng sự chân thật làm nền tảng mà suy nghiệm chân lý.
Vì khi tâm ta sáng suốt, tất có Minh sư trong tâm. Tâm ta chân thật là có Chân sư trong tâm dẫn dắt. Tự mình làm hải đăng cho chính mình. Như vậy gọi là tự tu, tự ngộ vậy.
Còn tam Tạng kinh là do môn đệ của Phật biên soạn lại, chớ không phải của Phật viết để lại.
Như vậy theo ĐT ta có cách nào để phân biệt đây. Nên TC mới than khổ đó…!


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
timchan54 đã viết: ĐT Cục đất thân mến!
Theo như Phật dạy chúng ta nên dựa vào chính mình, không nương tựa vào ai khác. Theo ý của TC thì như vậy ta phải lo hoc hỏi nhiều và tâm trí phải sáng suốt, dùng sự chân thật làm nền tảng mà suy nghiệm chân lý.
Vì khi tâm ta sáng suốt, tất có Minh sư trong tâm. Tâm ta chân thật là có Chân sư trong tâm dẫn dắt. Tự mình làm hải đăng cho chính mình. Như vậy gọi là tự tu, tự ngộ vậy.
Còn tam Tạng kinh là do môn đệ của Phật biên soạn lại, chớ không phải của Phật viết để lại.
Như vậy theo ĐT ta có cách nào để phân biệt đây. Nên TC mới than khổ đó…!
Này Hiền hữu! Thật lành thay khi Hiền hữu có tấm lòng cầu đạo như vậy! Nhưng mọi điều ko hẳn như Hiền hữu nói.
Này Hiền hữu! Thật sự khó tìm, thật sự khó thấy chính là Diệu Pháp này. Một người với tâm còn tham sân, chưa đủ Chánh kiến mà tự mình bước đi trong đêm thì khó mà tìm ra ánh sáng. "Tự tu, tự ngộ" có khi là 'tự xác' thưa Hiền hữu !
Hướng tâm tìm cầu bên ngoài, mò trong Kinh điển lại càng khó hơn.

Này Hiền hữu! Hãy giữ mọi sự đơn giản, hãy hiểu lời dạy như thật như chân:

"Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác?
- Này Ananda, ở đây, vị Tỷ-kheo đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy là vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác."


Như vậy, này Hiền hữu! là tự mình làm ngọn hải đăng cho chính mình, không nương tựa một gì khác. Nếu như Hiền hữu thật sự hành trì như vậy nghĩa là Hiền hữu tự mình nương tựa chính mình và hiểu được Chánh Pháp. Nếu Hiền hữu chưa thật sự hành trì như vậy nghĩa là Hiền hữu chưa tự mình nương tựa chính mình và chưa hiểu được Chánh pháp, chỉ là suy diễn theo cái ý chủ quan của mình thôi.

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


timchan54
Bài viết: 15
Ngày: 10/04/12 16:01
Giới tính: Nam
Đến từ: tay ninh

Re: Di ngôn...của Phật.

Bài viết chưa xem gửi bởi timchan54 »

tangbong Chào quý Đạo Tâm.
Chào ĐT cục đất.TC rất vui vì có người chỉ dẫn chân thành.
Lúc xưa Phật và Tổ trục tiếp với nhau, theo Tông chỉ:"giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", không phải hồi đó chưa có chữ viết, mà vì khi dùng văn tự để lưu truyền, hậu thế có thể thêm thắt được, làm sai lệch chân truyền(do người thêm thắt chưa phải đã khai ngộ).
Ngày nay chúng ta chỉ toàn là học theo kinh sách, vì vậy không thấy một ai chứng ngộ, thật đáng buồn(Thánh-Tri đã than như thế...!)TC cũng thấy như vậy, không muốn dựa vào kinh sách, nghi ngờ tất cả. Nếu ĐT hành pháp như thế mà có chứng ngộ đươc gì như Phật xưa kia, thì xin hãy vì từ tâm chỉ rõ cho chư ĐT cùng được thấu đáo với? Rất biết ơn...
Thân chúc ĐT thân tâm an tịnh.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách