Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chủ đề: Giới thiệu Kinh Luật Luận , soạn thảo trong tinh thần chia sẽ hầu đem lại lợi dưỡng cho cộng đồng Diễn Đàn, trong tình đoàn kết Bắc Nam Phật Giáo.

Vườn giáo lý kinh điển sẽ chuyên tải những lời mở đầu trong nội dung kinh điển, nói về sự lợi ích tán thán giáo Pháp của tác giả soạn và phiên dịch.

Vườn giáo lý sẽ trở thành một nơi chứa tài liệu, sưu tập những tác phẩm hay và nổi tiếng của Thầy tổ.

Vườn giáo lý cũng là nơi giới thiệu các Dịch giả, soạn giả, và Tác giả của Thầy Tổ, Tăng Ni, Cư sĩ tại gia.

II.Giới Thiệu Kinh Ðiển gồm có: Kinh Ðiển Bắc Tông, Kinh Ðiển Nam Tông, Giới Luật, Pháp Luận, Phật Học, Phật Học Cơ Bản, Phật Học Phổ Thông và Tâm Lý Học ...

Mục lục Kinh:

Kinh Duy Ma Cật
thuộc thời Phương Ðẳng là giao thời giữa Thượng tọa bộ và Ðại chúng bộ, phá chấp các tướng trạng để bước sang thời Bát Nhã. viewtopic.php?f=32&t=9079&start=36#p72962

Kinh Hiền Nhân.
Hán dịch: Ngô nguyệt Chi. Việt dịch: HT Thích Hành Trụ
Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh Ấn Hành. PL: 2538 – 1994 (xem tiếp) viewtopic.php?f=32&t=9034

Kinh Pháp bảo đàn:
là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ. Hơn nữa, Lục Tổ ngộ đạo từ kinh Kim Cang, nên những lời Ngài dạy rất gần gũi với kinh. Người tu Thiền học kỹ quyển sách này, sẽ không còn nghĩ Thiền là cái gì xa lạ với kinh điển. Vì thế, trong các Thiền viện, chúng tôi đều bắt buộc Thiền sinh phải học kỹ quyển sách này.(Xem tiếp) viewtopic.php?f=32&t=8927#p68733

Mục Lục Luận:

Luận Đại Trí Độ: ( Mahàprajnàparamitàsatra). Tác giả: Nàgàrjuna (Long Thọ), Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập, Dịch Hán ra Việt: Thích Thiện Siêu. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Ấn hành 1997 (Xem tiếp). viewtopic.php?f=69&t=8964#p69279
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 08/09/12 07:23 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Luận Đại Trí Độ ( Mahàprajnàparamitàsatra)
Tác giả: Nàgàrjuna (Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập
Dịch Hán ra Việt: Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Ấn hành 1997

Lời Nói Đầu

Kinh Bát-Nhã (Prajna) được lưu hành rất sớm tại Ấn độ. Khoảng 700 năm sau khi Phật diệt độ (cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III Tây lịch), lúc Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) ra đời đã có hai bộ kinh Bát-Nhã hoàn thiện là Tiểu Phẩm Bát Nhã, còn gọi là Bát-Nhã 8.000 bài tụng (Astasàhasrikà - Prajnãpàramità) gồm 10 cuốn 29 Phẩm và bộ Đại Phẩm Bát-Nhã 25.000 bài tụng (Pancavimsati - Sàhasrikà - Prajnãpàramita) gồm 27 hay 30, 40 cuốn 9 Phẩm.

Bồ-tát Long Thọ viết luận giải thích kinh Đại Phẩm Bát-Nhã đề tên là Maha Prajnãpàramità sastra, gồm có 100 cuốn 90 Phẩm.

Năm 402 Tây lịch, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập (Kumarajva) đến Trung hoa dịch kinh Đại Phẩm Bát-Nhã ra Hán văn đề là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (tương đương Hội thứ hai trong kinh Đại Bát-nhã của ngài Huyền Trang dịch) và dịch Luận Maha Prajnãpàramità ra Hán văn tên là Đại Trí Độ luận hay Đại Trí Độ kinh luận, Trí luận, Đại luận, gồm 100 cuốn 90 Phẩm, từ Phẩm Tựa Đầu cho đến Phẩm Chúc Lụy cuối.

Có hai thể luận là Tôn Luận và Thích Luận. Lấy một ý nào trong Kinh nêu làm tôn chỉ rồi diễn dịch, hệ thống thành luận gọi là Tôn Luận, như luận Thập Nhị Môn, Trung luận, Du Già Sư Địa luận v.v… Còn viết luận giải thích Kinh như luận Đại Trí Độ gọi là Thích Luận.

Căn cứ theo luận Đại Trí Độ thì trong 90 Phẩm, 66 Phẩm đầu của Kinh là nói về Bát-nhã đạo, còn 24 Phẩm sau của Kinh là nói về Phương tiện đạo. Nếu căn cứ theo sách Đại Phẩm Kinh Nghĩa Lược Tự của ngài Cát Tạng thì trong 90 Phẩm của Kinh, 6 Phẩm đầu Phật nói cho hạng thượng căn như Xá-lợi-phất v.v… Phẩm thứ 7 đến Phẩm thứ 14 Phật sai ngài Tu-bồ-đề nói cho hàng trung căn; từ Phẩm 45 đến Phẩm 90 là Phật nói cho hàng hạ căn như chư thiên, loài người.

Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già; dẫn dụng nhiều Kinh sách bao hàm cả kinh A-hàm, luận A-tỳ-đàm của các Bộ phái, các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Duy-ma-cật, A-di-đà, luôn cả tư tưởng của phái Thắng luận… Cho nên ví nó như là một bộ Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư.

Tác phẩm của Bồ-tát Long Thọ có nhiều như Trung luận, Thập Nhị Môn luận, Đại Trí Độ luận, Thập Trụ Tỳ-bà-sa luận, Bồ-đề Tư lương luận, Hồi Tránh luận v.v… nhưng trong đó chủ yếu nhất phải kể là Trung luận và luận Đại Trí Độ. Ở Trung luận thì nhấn mạnh về mặt giảng lý chơn không, còn ở luận Đại Trí Độ giải thích kinh Đại Phẩm Bát-nhã thì nhấn mạnh về mặt thuyết giảng lý thật tướng diệu hữu. Không thấu triệt tính chơn không của hiện hữu thì hữu ấy là vọng hữu, thấu triệt được tính chơn không của hiện hữu thì hữu ấy là diệu hữu.

Tư tưởng "Không" của Bát-nhã là cốt gạt bỏ mọi quan niệm vọng tưởng cố định, luôn luôn nhìn thế giới theo hai mặt (nhị biên) là sinh diệt, có không, thường đoạn, một khác, hữu biên, vô biên v.v… Vì vậy mà chơn tánh của thế giới bị bóp méo, bị che lấp. Chỉ có thể nói chơn tánh của thế giới là không, là vô tướng, không sanh không diệt, không đi không lại, không có không không v.v… trong đó không có thể thêm vào một thuộc tánh nào nữa được

Đễ thấu triệt "Không tánh" ấy người ta thường theo hai lối quán là Tích không quán và Thể không quán. Quán pháp phân tích thấy các pháp không tự có mà phải do nhân duyên hòa hợp mới có, có một cách giả tạo, trống rỗng, không có thật tánh; như vậy gọi là Tích không quán. Nếu không thông qua sự quán sát phân tích nhân duyên, mà chỉ thể nhận trực tiếp "Không tính" thấy sự vật như thấy trăng dưới nước, bóng trong gương v.v…; như vậy gọi là Thể không quán.

Bát-nhã chứng chơn không, không phải là dùng tư tưởng để hư vô hóa sự vật, hư vô hóa thế giới, mà là để thấy rõ thật tánh của sự vật, của thế giới là Không. Dù cho khi ta đang do vọng tưởng thấy sự vật có thì tánh nó vẫn là Không, một cái Không tuyệt đối, không vướng một tướng gì; nó như một luồng gió mạnh thổi tan đi bao nhiêu đám mây mù lởn vởn che lấp tâm trí, làm cho mọi hành động bị lúng túng, vướng vấp, hạn hẹp. Và khi tâm trí đã ra khỏi mây mù vọng tưởng thì mọi sinh hoạt sẽ tự tại vô ngại không vướng vào danh tướng ngã nhân. Khi đã có lối nhìn của Bát-nhã thì các pháp môn tu hành đều được thành cứu kính Ba-la-mật.

Cái Không theo Bát-nhã là cái không tức nơi có mà không, chứ không phải diệt có thành không; cái Không theo Bát-nhã là cái Không tuyệt đối, chứ không phải cái Không đối đãi, không đối với có.

Các pháp tánh không mà chấp cho là thật có ấy là vọng tưởng lý luận. Nhưng nếu lại chấp tướng không mà phá hủy tất cả, thì lại rơi vào tà kiến. Vì vậy mà trong luận này đã cảnh tỉnh như sau:

"Người tà kiến nói các pháp không, lại chấp thủ tướng không của các pháp. Người tà kiến tuy miệng nói hết thảy không, mà ở nơi tham ái thì sanh tham ái, nơi sân giận thì sanh sân giận, nơi kiêu mạn thì sanh kiêu mạn, nơi ngu si thì sanh ngu si, chỉ tự dối mình như vậy. Còn người chơn thật biết không, thì tâm không lay động, nơi tất cả các chỗ kiết sử sanh không còn sanh lại được. Ví như hư không, khói lửa không làm nhơ, mưa lớn không làm ướt. Quán không được như vậy, các phiền não không còn dính tâm".
Và một đoạn khác nói: "Người quán Chơn không, trước hết thực hành bố thí, trì giới, thiền định, tâm được mềm dịu, các kiết sử mỏng, vậy sau mới đắc Chơn không. Còn người tà kiến thì không có các việc như vậy, họ chỉ muốn dùng ức tưởng phân biệt, tà kiến thủ không. Ví như người chưa hề biết muối, khi thấy người khác nêm muối vào thức ăn, người ấy hỏi lý do thì được người kia trả lời là muối sẽ làm cho đồ ăn ngon lành. Người ấy suy nghĩ, như vậy thì muối càng nhiều càng ngon, liền lấy toàn muối bỏ vào đầy miệng mà ăn, bị muối làm lở miệng, trở lại trách hỏi người kia, người kia nói sao anh ngu vậy, phải biết trù lượng nhiều ít hòa hợp mới ngon, chứ sao lại ăn cả toàn muối! Cũng như vậy, người vô trí nghe nói "Không giải thoát môn", liền bỏ hết không chịu thực hành các công việc công đức mà chỉ muốn chứng được Không. Thế là người tà kiến, dứt bỏ các thiện căn".

Tôi ước nguyện dịch bộ luận Đại Trí Độ này từ lâu nhưng nay mới đủ duyên thực hiện được bước đầu. Luận dẫn dụng nhiều Kinh luận, trong đó có các luận A-tỳ-đàm, được dẫn ra để chỉ chỗ sai lầm hoặc để giải thích tinh thần Bát-nhã. Nếu muốn hiểu cho hết thì phải có thì giờ đọc các luận A-tỳ-đàm mới được.

Luận này đã được ông Étienne Lamotte dịch ra tiếng Pháp nhan đề là Le Traité de la Grande vertu de Sagesse và Trường Đại học Louvain xuất bản tập đầu năm 1944, tập 3 năm 1970, tập 5 năm 1980. Các tập khác không rõ xuất bản năm nào vì hiện trước mắt tôi chưa có được.

Tôi nghĩ rằng bản chữ Hán, chữ Pháp và bản chữ Việt đối chiếu với nhau thì có thể giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn.

Phật lịch 2541
Từ Đàm, tháng 9 năm 1997
Thích Thiện Siêu

tangbong tangbong tangbong
viewtopic.php?f=69&t=8964#p69279


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

viewtopic.php?f=32&t=9034#p70544

Hán dịch: Ngô nguyệt Chi
Việt dịch: HT Thích Hành Trụ
Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh Ấn Hành. PL: 2538 – 1994


Kinh Hiền Nhân

KINH CHÉP Sau khi Phật nhập diệt, Ngài Ca Diếp triệu tập đại hội kiết tập kinh điển. Ông A Nan lên pháp tòa thuật lại tất cả lời của Phật. Đây cũng là một thứ kinh Phật nói và là lời ông A Nan thuật lại.

Tôi đã nghe: Hồi ấy, Phật còn lưu trú tại nước Xá Vệ với một ngàn hai trăm năm mươi vị khất sĩ.

Cư sĩ Tu Đạt ngày ngày thân hành phụng sự Phật. Ông vâng lời Ngài giữ năm giới: không sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. Vốn là một người hiểu đạo đúng đắn, ông hay ưa bố thí, cứu giúp kẻ bần cùng khốn khổ, nên người ta tặng cho ông cái tên Cấp Cô Độc, nghĩa là nuôi giúp những kẻ cô đơn, khốn cùng. >>> Click

Mục lục: Toát yếu nội dung tiêu đề
01.Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại:
02.Bốn điều tự nguy
03.Bạn có bốn thứ
04. Bốn việc không tin
05. Mười trạng thái yêu thích

06.Tám việc biết là không ưa nhau
07.Có mười sự chứng tỏ đó là người trí
08.Có tám điều kiện để an ủi
09.Có tám cái thích
10.Có mười trường hợp mình không thể khuyên can

11.Có mười trường hợp không nên nói
12.Có mười triệu chứng nghi ngoại dâm.
13.Có mười việc không nên thân cận và tin cậy
14.Có năm cái đáng ghét
15.Làm thế nào để được người kính mến?

16.Còn 5 nguyên do bị người khinh mạn
17.Có mười kẻ mình không nên mời về nhà
18.Có tám điều kiện để được an vui
19.Bực trí giả có mười hai điều không lãng quên
20.Bực đại hiền có mười hai hạnh tốt

21.Có mười lăm tội nặng
22.Người đời có mười cái đáng hổ thẹn
23.Có mười hai điều khó
24.Người có trí tuệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc
25.Trong trần thế chỉ có đạo Niết bàn là cao quý hơn tất cả.

26. Chớ tin vội
27. Người trí là người...
28.Đàm luận với người trí phải cho vừa ý họ, mà muốn vừa ý họ thì thực là khó.
29. Người trí thì theo phép thánh hiền
30. Sám hối cầu xin xá tội

31. Luật đối đải
32.Nghe lời nịnh hót
33. Khéo dụng người
34.Con của chị Hiền Nhân tên là Đạo Nhân
35. Vua cùng Đạo Nhân tuần hành

36. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với những người đàn bà:
37. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với một bà già:
38. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với người đàn bà nặn sữa bò:
39. Đạo Nhân hỏi nguyên nhân với con ếch:
40. Vua hỏi Đạo Nhân giải quyết nguyên nhân:

41. Hiện Nhân trở lại:
42. Hiện Nhân giảng về nghiệp lực tội phước:
43. Hiện Nhân kể một sự tích vua Cẩu Lạp:
44.Kết luận


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ. Hơn nữa, Lục Tổ ngộ đạo từ kinh Kim Cang, nên những lời Ngài dạy rất gần gũi với kinh. Người tu Thiền học kỹ quyển sách này, sẽ không còn nghĩ Thiền là cái gì xa lạ với kinh điển. Vì thế, trong các Thiền viện, chúng tôi đều bắt buộc Thiền sinh phải học kỹ quyển sách này.

Quyển “KINH PHÁP BẢO ĐÀN GIẢNG GIẢI” được in thành sách, do chúng tôi giảng cho đại chúng tại Thiền viện Thường Chiếu, các Thiền sinh phát tâm ghi chép từ băng nhựa thành tập, trao chúng tôi xem. Chúng tôi thấy tạm được, nên chấp nhận cho in. Tuy nhiên, đây là lời giảng toàn văn nói nên khó được hoàn hảo.

Phần dịch và giảng của chúng tôi khó tránh khỏi nhiều khuyết điểm, vì dịch trong khi giảng; lại tùy chỗ nhận hiểu đến đâu, chúng tôi giảng đến đấy. Vì thế, đây chưa phải là chân lý tối hậu, mong quí độc giả thông cảm cho.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU Mùa Xuân năm Nhâm Thân (1992) THÍCH THANH TỪ

II. PHÁP BẢO ĐÀN KINH LƯỢC KHẢO
Tên quyển sách, nói đủ là LỤC TỔ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO ĐÀN KINH, nói gọn là PHÁP BẢO ĐÀN KINH. Thông thường, theo Phật giáo, Kinh là chỉ những lời dạy của đức Phật do đệ tử ghi lại. Nếu chư vị Bồ-tát hay chư Tổ sau này viết sách thì gọi là Luận, còn những vị Thiền sư thuyết giảng rồi đệ tử ghi chép lại thì gọi là Ngữ lục.

Lục Tổ được xem như là một Thiền sư, những lời Ngài giảng được ghi lại, lý đáng phải gọi là Ngữ lục, nhưng tại sao quyển sách này lại để là Pháp Bảo Đàn Kinh? Đây là do lời di chúc của Lục Tổ, Ngài dặn các đệ tử: “Sau khi ta tịch, muốn làm lợi ích cho người sau, các ngươi nên ghi những lời ta dạy thành một quyển sách đề tên là Pháp Bảo Đàn Kinh.” Như vậy là y theo lời dạy của Lục Tổ nên quyển sách này để tên như thế.

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết. Sách sử chép rằng Lục Tổ không biết chữ, do đó Ngài giảng dạy rồi đồ đệ ghi, dĩ nhiên có những lời Ngài dạy mà người ghi bỏ sót, cũng như có những phần mà người sau thấy cần bổ túc cho hay hơn, thành ra có thể sai đi chút ít, đó là việc thường không thể tránh khỏi. Quyển Pháp Bảo Đàn cũng được nhiều nhà dịch ra chữ Việt.

III. Toát yếu Pháp Bảo Đàn Kinh là thế nào?
- Là soạn thảo những tâm yếu chính của nội dụng Pháp Bảo.
- Là soạn thảo những câu tâm đắc và những chữ khó hiểu của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
- Là học: VĂN TƯ và TU

- Toát yếu không phải là sao chép toàn bộ kinh, toát yếu là học ôn lại.
- Toát yếu không phải dùng để giảng thuyết, toát yếu là ghi lại những bài giảng thực tiển.
- Toát yếu cũng không phải là người dịch lại kinh, hay soạn thảo kinh lại, mà là tóm tắc các yếu lược quan trọng của kinh, do cá nhân của học giả chọn.

Do đó Toát yếu Pháp Bảo Đàn Kinh chỉ là Văn Tư Tu của cá nhân hiểu biết riêng của một học giả, Quí vị có thể tự xem lại bản gốc của Kinh và cũng tự làm cho mình một bộ Toát yếu Văn Tư Tu. Hoặc có thể tham gia cùng nhau chia sẽ trên diễn đàn Phật giáo. Đem đến tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn.

Nam Mô Hoan Hỉ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.


IV. Toát yếu nghĩa chữ:
2 Toát yếu : Bồ đề tự tánh: Các hạnh Ba la mật của Bồ tát trong 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai.
15.Toát yếu:Thân là cội bồ-đề, Tâm như đài gương sáng. Luôn luôn phải lau chùi, Chớ để dính bụi bặm. (Kệ, Ngài Thần Tú)
25 Toát yếu: Bồ-đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi bặm?
29. Toát yếu: Hữu tình lai hạ chủng, Nhân địa quả hoàn sanh. Vô tình diệc vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh.
46.Toát yếu: Trích đoạn HT giảng- Tôi thường chỉ quí vị tuy không có vọng tưởng, nhưng mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, tất cả giác quan đều có biết thì làm sao nói không được. Không là không vọng tưởng chớ cái hằng giác đó đâu có không, như thế đâu có rơi vào “vô ký không” như Lục Tổ nói.

48.Toát yếu: Khi HT giảng tới đoạn này, có rất nhiều người còn bị kẹt ở chổ này. Là khi không còn chấp ngã, chấp pháp. Rồi bỏ liều tất cả đời sống xã hội.v.v. Thì sẽ rớt vào thụ động. (Huyển chuyển sao căn bản trí. Từ bi, trí huệ, dũng cảm, theo gương vua Trần, lý là đúng.)

50. Toát yếu: “nhất niệm vạn niên”, là một niệm muôn năm. Bởi vì nhớ là tỉnh, quên thì mê ...Thế nên mình hằng tỉnh hằng giác, hằng nhớ mình đang sống bằng Tánh giác, chớ không phải là không nhớ, không nghĩ.

51.Toát yếu: 10 năm trước, tôi cũng giống như bao người khác, trong bước đầu học Phật, Khi nghe giảng Bát Nhã thì luôn luôn nghĩ tất cả điều do duyên. Rồi chấp tất cả là không. Thật là một lối sống đoạn kiến. Ngày nay, cũng là bài giảng này thì cái thấy của Bát Nhã lại thật là mênh mông trùng trùng, điệp điệp của vạn vật Muôn vật từ tâm mà có tên nên nói tất cả là một; từ tâm đó mà có tên muôn vật nên một là tất cả. Như vậy nhìn hai mặt: một là tất cả là từ tâm mà đặt muôn tên khác nhau; tất cả là một vì tất cả đều gốc từ tâm mà có. Do đó các hàng Học giả học Phật pháp trước phải có căn bản. Học các Kinh A-Hàm trước và Phật học phổ thông cho thật rành rẽ, có căn bản rồi. Thì hãy qua gia đoạn Bát Nhã cũng không muộn.

53. Toát yếu: Xem lại bài giảng, nên dè dặt khi xử dụng pháp Bát Nhã đối với mình và đối với người không hiểu tới Bát Nhã.

102.Toát yếu: Nhưng về sự thì cũng không nên lơ là trì danh, lễ bái hàng ngày. Tuy rằng lý là vậy. Cầu tha lực là nhịp cầu tăng sự tinh tấn. Nếu không có tha lực Phật, thì Hành giả không biết có điểm tựa để hành trì. (Như con nhỏ phải cần sự nuôi dưỡng của cha mẹ vậy. Vì Hành giả chưa đủ sức để tự lực như các bậc thượng căn đã tu nhiều đời. Do đo không có sự thì lý chẳng thành.)

V. Nội dung bài giảng:
2 Toát yếu: phát tâm bồ đề, thì mới thật sự là tu.
12 Toát yếu: Được chút ít phước thì không nên khoe khoan.
18.Toái yếu: Hành động của Tổ Hoằng Nhẫn, và HT giảng thật đúng, muốn cho có sự công bằng, tâm phục, khẩu phục thì phải có trí tuệ bát nhã và không có biên kiến, thân kiến tâm.
19.Toát yếu: Không biết phân biệt thiện ác, thị phi chánh tà, chủ làm gì cũng khen là hùa theo. Chẳn ít lợi mà còn bị đời nói. "Nịnh đầm".
24.Toát yếu: Kẻ hạ hạ cũng có trí thượng thượng, còn người được xem là thượng thượng cũng không có ý trí, đừng tưởng người ở cấp cao là người hay.(Mạt thị vô nhân, sanh tâm ngã mạn. Người đời khinh khi, kiếp này phải chịu.)

25.Toát yếu: Bài kệ của Ngài Thần Tú là ý nói về sự tánh của người tu tiệm thì phải như vậy. Nếu ai ai cũng học theo "Lý" tánh của Ngài Lục Tổ "Biết nói mà không biết làm" thì hơi mệt rồi. Bởi lời này chỉ hướng đến người đã kiến đạo. (Có nghĩa: Ngài Lục Tổ nói được, mà bạn thì không thể bắt chước được, Bởi vì tâm bạn còn đầy ấp thập kiết sử.)
Trang: Truyền Y Bát cho Lục Tổ xong, liền không cho ở hội chúng vì sợ người hại.
Trang: Tổ Huệ Năng giảng Pháp đầu tiên cho Huệ Minh!
Trang: Lục Tổ gặp Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn

Phần II. Phẩm Bát-nhã

Trang: Lục Tổ giảng về Pháp không của Hệ Bát Nhã.
Trang: Thực tánh Bát Nhã thế nào?
Trang: Chân tánh tự dụng
Trang: Phiền não là Bồ-đề đâu có Bồ-đề ngoài phiền não
Trang: Tu Bát-nhã hạnh, trì tụng kinh Kim Cang
Trang: Không có người đại trí, tiểu trí, đại căn tiểu căn
Trang: Trí, ngu đâu có cố định.
Trang: Đức Phật không độ một ai?
Trang: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã.
Trang: Trầm không trệ tịch. Không phải là vô niệm.
Trang: Thuyết thông cập tâm thông
Trang: Nếu thường thấy lỗi của mình tức là hợp với đạo.
Trang: Phật pháp tại thế gian

Phẩm III. Tịnh độ lý và sự nghi vấn:
Trang: Hiểu:Tây phương trong khoảng sát-na
Trang: Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền.
Trang: Cải quá ắt sanh trí tuệ

Phẩm IV. Định Tuệ. Thế nào là trực tâm?
Trang: khán tâm quán tịnh
Trang: Vô trụ, Vô tướng, Vô niệm

Phẩm V. Tọa Thiền Phá chấp
Trang: Ngoài lìa tướng là thiền, trong tâm không loạn là định
Trang: Tỉnh giác: Tọa thiền hay Thiền định

Phẩm VI. Sám hối: NGŨ PHẦN PHÁP THÂN HƯƠNG
Trang: VÔ TƯỚNG SÁM HỐI
Trang: TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN
Trang: VÔ TƯỚNG TAM QUI Y GIỚI
Trang: Ba thân Phật
Trang: Bài tụng Vô tướng

Phẩm VII. Cơ Duyên

Phẩm 8: Đốn Tiệm: CHÍ THÀNH
Trang: Thiền sư Chí Triệt:
Trang: Thiền sư Thần Hội:

Phẩm 9: Tuyên chiếu

Phẩm 10: Phó chúc
Trang: Phó chúc: II
Trang: Phó chúc: III
Trang: Phó chúc IV
Trang: Phó chúc V


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới thiệu: Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TỔNG KẾT I.

Tiểu sử Kinh Duy Ma Cật thuộc thời Phương Ðẳng là giao thời giữa Thượng tọa bộ và Ðại chúng bộ, phá chấp các tướng trạng để bước sang thời Bát Nhã.

Theo sự phân chia của Thiên Thai Trí Giả Ðại Sư thì có năm thời kỳ thuyết pháp của Ðức Phật:

1. Thời Hoa Nghiêm dài 21 ngày: Ngay sau khi thành Ðạo, Ðức Phật Thích Ca đem giáo lý tối thượng thừa ra giảng, cho hàng Ðại Bồ Tát hiểu được.

2. Thời A Hàm, dài 12 năm: Ðức Phật phải phương tiện giảng giáo lý từ thấp lên cao, tạm chia Phật Thừa ra làm ba thừa để thích hợp với căn cơ chúng sinh.

3. Thời Phương Ðẳng hay Phương Quảng, dài 8 năm: Ðức Phật chuyển giáo lý Nguyên thủy bước sang Giáo lý phát triển. Kinh Duy Ma Cật thuộc thời này.

4. Thời Bát Nhã, dài 22 năm: Ðức Phật phá mọi chấp trước để hiển lộ lý KHÔNG, đề cao trí huệ sẵn có của các chúng sinh.

5. Thời Pháp Hoa và Niết Bàn, dài 8 năm: Ðức Phật quy ba thừa về Nhất Thừa hay Phật Thừa, bỏ phương tiện để đạt cứu cánh.

Kinh này được dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, do nhiều soạn giả lưu truyền.

1) Bộ thứ nhất được gọi là Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh, do Ngài Trí Khiêm đời Ngô dịch.
2) Bộ thứ hai được gọi là Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh hay Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát Kinh, do Ngài Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần dịch.
3) Bộ thứ ba được gọi là Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh, do Ngài Huyền Trang đời Ðường dịch.

Trong ba bản dịch trên, bản của Ngài Cưu Ma La Thập được phổ cập hơn cả, vì Ngài dịch rất sát nghĩa, văn chương trang trọng lưu loát sáng sủa như ngọc lưu ly, mỗi chữ mỗi câu như thêu hoa dệt gấm; ngoài giá trị của một pháp môn giải thoát siêu đẳng, bộ kinh này còn là một tác phẩm văn chương nổi danh trong rừng văn học Phật Giáo.

Bản của Ngài Cưu Ma La Thập được dịch nhiều lần sang chữ Việt, đáng lưu ý nhất là bản dịch của Thượng Tọa THÍCH HUỆ HƯNG xuất bản năm 1951 và đã được tái bản nhiều lần.

Thuyết yếu và phổ cập lại các đoạn của Kinh Duy Ma Cật:

1. KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI Hòa Thượng Thích Thanh Từ

2. Và từ phần III. Phẩm đệ tử, thì chúng tôi toát yếu những phần quan trọng tu trì do Nhà xuất bản Thanh Văn, của soạn giả Minh Tâm. ÐƯỜNG TU KHÔNG HAI hay KINH DUY MA CẬT GIẢNG LUẬN. Thuyết nghĩ độc giả muốn cần một bộ Kinh Duy Ma Cật chánh gốc do Quí Thầy giảng lược thì bấm vào các đường links trên đây. Thật cảm ơn.

****************************
Kinh Duy Ma Cật HT giảng: Lý do thứ nhất, vì lòng từ bi bình đẳng của Phật, cho nên bộ kinh này ra đời. Bởi vì trước những thời pháp, những buổi giáo hóa ban đầu, thì tất cả những người tu trong đạo Phật, mà Phật gọi là hàng được giải thoát sinh tử, A La Hán đó. Đều là dành riêng cho người xuất gia. Chỉ người xuất gia tu mới có thể chứng quả A La Hán. Còn hàng cư sĩ tối đa là chứng quả A Na Hàm là cùng. Tức là quả thứ ba trong bốn quả. Chứ chưa có khi nào chứng được A La Hán.

Mục lục

Phẩm I.- 4. HT. giảng: sự liên hệ về Kinh Duy Ma Cật với Thiền tông (Xem trang 01: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71430 )

Phẩm II.

5. Tán thán Đức Phật
6. Lý nhân duyên, có và không!
6.1 Giảng nhân duyên, thí dụ về bàn tay.
6.2 Giảng về Vô Ngã
6.3 Thí dụ: Sự vô ngã giữa bản thân và bao tử!
6.4 Thí dụ sự vô ngã giữa thân và vi trùng.
6.5 Thân không có chủ mà có tạo ra nghiệp thiện ác.
6.6 Trắc nghiệm ai là chủ? (Xem trang 02: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71593 )

Phẩm III. Thập Đại Đệ Tử Phật.

1. Tôn giả Xá Lợi Phất, Trí tuệ bậc nhất. Sự tướng và tánh về phương pháp tọa thiền. (Xem trang 03: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71766 )

2. Tôn giả Mục Kiền Liên, Thần thông đệ nhất. Sự tướng và tánh nói về giảng Pháp. (Xem trang 04: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71819 )

3. Đại Ca Diếp, Đầu Đà khổ hạnh bậc nhất. ở Hội Linh Sơn khi Ðức Thế Tôn giơ cành hoa sen, không ai hiểu gì cả, chỉ có ông Ca Diếp mỉm cười, tâm ông cảm thông với tâm Phật, được Phật phó chúc làm Tổ thứ nhất Thiền Tông.
Lý do: Bỏ nhà giàu mà chỉ khất thực nhà nghèo là có lòng từ bi mà không phổ cập, phải trụ pháp bình đẳng mà đi khất thực theo thứ lớp, lần lượt nhà nào cũng đến...
Thể tánh:
3.1 Vì không ăn mà đi khất thực.
3.2 Vì phá tướng hòa hiệp mà bốc cơm ăn.
3.3 Vì không nhận mà nhận món ăn của người.
3.4 Vì tưởng không-tụ mà vào làng xóm.
4.0 Bát tà là ngược lại với Bát Chánh Ðạo.
4.1 Dùng một bữa ăn mà thí cho tất cả. (Xem trang 05 http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71920 )

4. Tu Bồ Đề, Giải Pháp Không bậc nhất. Ông xuất gia theo Phật, hằng ngày đi khất thực chỉ đến các nhà giàu vì ông nghĩ rằng họ nhiều của cải. Bố thí một chút lương thực không hao tổn là bao.
III. Pháp
VI.Thể tánh về thức ăn là một...
VI.Bồ Ðề hay phiền não
V. Chúng ta đều có Phật Tánh
VI.Tánh văn tự vốn ly tướng
Đại ý đoạn kinh thuật những lời đối thoại giữa Trưởng giả Duy Ma Cật với ông Tu Bồ Ðề là văn tự ngôn ngữ, lời nói âm thanh đều là huyễn hóa, không thật có, không đáng sợ, không nên chấp vào đó, được vậy thì không còn lời qua tiếng lại, mình không nói xấu người mà nếu có ai nói dèm pha mình thì cũng giữ tâm không động, tiêu trừ khẩu nghiệp. (Xem trang 06: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p71998 )

5. Ngài Phú lâu Na, thuyết pháp bậc nhất
II. Thuyết pháp tùy vào căn cơ người nghe (Xem trang 07: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p72021 )

6. Tôn giả Ca Chiên Diên, biện tài đệ nhất.
II. Tâm hạnh sinh diệt là tương đối.
III. Trong vô thường có thường, trong thường có vô thường, như vậy mới là Trung Ðạo.
VI. Năm uẩn là không.
V. Ba Pháp ấn
VI. Kết luận: Chủ ý của đoạn kinh này là không nên dùng tâm sinh diệt tương đối của thế gian mà biện luận pháp Thật Tướng tuyệt đối. Cứ tu hành khi nào chứng Chân Lý, nhập Thể Tánh thì tự nhiên biết, không thể diễn tả được. (Xem trang 08: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p72075 )

7. Tôn giả A Na Luật, Thiên nhãn bậc nhất.
II. Kinh Hành
III. Thiên nhãn là một trong năm loại mắt:
VI. Trưởng giả hỏi về thật tướng Thiên nhãn.
V. Kết luận:Ðại ý đoạn này là ông A Na Luật còn thấy tướng sinh diệt, có trong ngoài xa gần, còn Trưởng giả Duy Ma Cật phá tướng, nói về Thể bất sinh bất diệt, phá cả tướng ngoài lẫn tướng trong, không có hai tướng, hai bên. (Xem trang 09: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p72111 )

8. Tiểu sử Tôn giả Ưu Ba Ly
II. Giới Luật Đệ Nhất
III. Về thể tánh của luật
VI. Tội là gì?
V. Giữ luật chân chánh
VI. Cần hiểu chữ Không
VII. Tội chia làm hai loại.
VIII. Kết luận: Ông Ưu Ba Ly luận tội phạm giới do việc làm, theo lý tướng, thấy có hai Tỳ Kheo phạm giới, có giới bị vi phạm, có tội phải chịu nhận, lãnh thọ. Còn Trưởng giả Duy Ma Cật thấy tất cả do Tâm phát xuất thì dùng Tâm sám hối sẽ thấy tội tánh vốn Không. Năm uẩn là Không thì tội cũng là Không, là huyễn. Chỉ cần thức tỉnh giác ngộ là giải quyết mọi vấn đề, dĩ nhiên không bao giờ phạm tội nữa, đó là sám hối, đó là giữ luật, đó là khéo hiểu. (Xem trang 10: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p72122 )

9. Tiểu sử La Hầu La, Mật hạnh đệ nhất.
II. Ðoạn kinh này bàn về việc xuất gia.
III. Có bốn trường hơp xảy ra cho người tu hành:
IV. Phát tâm vô thượng bồ đề
V. Kết luận: Ðoạn này đề cao đường lối tu tại gia. (Xem trang 11: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 079#p72165 )

10. Tiểu sử Ngài A Nan, Đa văn bậc nhất.
II. Ngài A Nan làm Thị giả.
III. Có nhiều chuyện liên quan tới ông A Nan.
VI. Pháp thân Phật.
V.Kết luận: Ðứng về Tướng và Dụng thì Ứng Thân có bệnh, đứng về Tánh và Thể thì Pháp Thân không bệnh, mà chính là Thật Tướng bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh. (Xem trang 12: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =12#p72204 ) Xem mục lục: TỔNG KẾT II.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách