Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Những bài kinh, sách, đọc, giảng, truyện, thơ của bạn hoặc sưu tầm dưới dạng âm thanh, chia sẻ vào đây để mọi người thưởng thức.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Đây là một bản của lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập mà sắp tới tôi sẽ đưa lên phần việt văn đang đánh dở.Còn đây là bản Hán ngữ có kèm lời giảng từ đầu đên cuối quyển kinh của lão HT Tịnh Không rất mong các bạn đồng tu trân trọng

Còn đây là link để download từ đầu đến cuối lời giảng của kinh:

http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhkhongps.htm

Các bạn dò xuống chỗ có Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh mà có 37 phẩm thì là chính nó

Xin bật mí cho các bạn biết đây được HT Tịnh Không và các vị cổ đức nói là vua trong các kinh còn hơn cả kinh Hoa Nghiêm.Không tin hãy nghe và tự thể hội xem sao

Như các Vị Cổ Đức nói, Kinh Hoa Nghiêm là Vua trong các Kinh, nhưng so với Kinh Vô Lượng Thọ thì Kinh Vô Lượng Thọ là Bật Nhất (PS Tịnh Không nói).

Ngài từ trong Kinh Hoa Nghiêm khai ngộ, ngộ là ngộ cái gì?

Ngộ là Ngài đã nhận ra Hai vị Đại Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền cũng Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ Tây Phương nên PS Tịnh Không đã quay đầu tu Tịnh Độ, Khi xưa thầy của Ngài khuyên Ngài tu Tịnh Độ nhưng Ngài không tin, Ngài nói tôi đã trãi qua 38 năm oan uổng, bây giờ phải tu lại.

Kinh Vô Lượng Thọ Phật Thích Ca đã tuyên thuyết: "Về sau Kinh Đạo diệt hết chỉ còn bộ Kinh này lưu lại thế gian thêm 100 năm nữa để cứu giúp những chúng sanh có duyên, ai là những chúng sanh có duyên, tức là những người ngày ngày thường tụng niệm.

Tôi thành thật khuyên Quý Bạn nên nghe qua 10 bài MP3 này, không phải tự nhiên mà gặp được đâu, thiện căn của Quý Bạn đã đầy đủ rồi đó, chỉ cần CHUYÊN NIỆM là có thể thành công.

Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Phát Bồ Đề Tâm- Nhất Hướng Chuyên Niệm"

Nam Mô A Di Đà Phật

Dưới đây là đường link qua mục Sách Các Định Dạng để download về nghe dưới dạng MP3, các Bạn nghe qua rồi tìm ra chổ TỐI THẮNG-NHẤT THỪA LIỄU NGHĨA của Kinh Vô Lượng Thọ này nhé.

xem ở đây :

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=14953



[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

- Xin thường niệm: A Mi Đà Phật - Giữ tâm thiện thế giới hòa bình

Mời vào :

Category Videos (Kinh Vô Lượng Thọ)

http://gator630.hostgator.com/~tinhtong ... &cat_id=12

Kinh Vô Lượng Thọ

http://www.dieuphapam.net/voice_book.ph ... lbum_id=93

http://www.chuaphuochue.com/kinhvoluongtho.html

Quán vô lượng thọ kinh sở

http://music.forvn.com/show/455162/quan ... nh-so.html

http://music.forvn.com/show/455162.html

Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lựơng Thọ

Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh

http://adidaphat.biz/kinhvoluongtho.htm

Phim Phật Thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Quán Vô Lượng Thọ kinh còn được gọi là Thập Lục Quán Kinh (do gồm 16 phép quán hành trì), là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới Cực Lạc phương Tây của Phật A-di-đà và dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.

Kinh này chỉ rõ 1 quá trình lịch sử phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vaidehi (Vi Đề Hi), mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là Tần-bà-sa-la [Nguyên do vì Vua A Xà Thế toan giết cha, còn bà thì muốn cứu ông]. Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạc của A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ (Cửu phẩm Liên hoa).

Theo tudien.daitangkinhvietnam.org

mời vào xem :

http://www.duongvecoitinh.com/index.php ... luong-tho/





[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »



[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Mời vào :

http://www.hoakhaikienphat.com/trangvideo.htm

Tịnh Không Pháp Sư giảng - Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh - Giảng tại Tân Gia Ba (11-1994)

http://www.phapgioi.com/tangthan/index. ... -kinh.html

http://phatgiaovnn.com/news/index.php?n ... e&sid=3451

Sách viết tại đây :


http://tinhkhongphapngu.net/bai-giang/2 ... -tho3.html

Nghe pháp âm giảng tại đây :

http://www.trangsuoitu.org/MP3-tinhkhong.htm

Quý vị nào tu hành theo pháp môn niệm Phật thì có thể dùng một số ứng dụng trong một số phim ở hai trang phụ Phật giáo thực hành và Phật giáo ứng dụng để hồi hướng về sự tu hành theo pháp môn niệm Phật của quý vị. Quý vị có thể tham khảo ở 48 Đại Nguyện của Đức PHẬT A Di Đà để biết thêm chi tiết, nhất là các Đại Nguyện 18, 19 và 20. Ngoài ra quý vị còn có thể tu hành theo những hạnh sau đây để hồi hướng Vãng sanh:

Tịnh Nghiệp Tam Phước:

1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, lòng từ bi không giết hại, tu thập thiện nghiệp.
2. Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, chẳng phạm oai nghi.
3. Phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Kinh điển Đại thừa, khuyến tấn người tu hành.

Lục Hòa:

1. Kiến hòa đồng giải.
2. Giới hòa đồng tu.
3. Thân hòa đồng trụ.
4. Khẩu hòa vô tranh.
5. Ý hòa đồng duyệt.
6. Lợi hòa đồng quân.

Tam Học: Giới học, Định học, Huệ học.

Lục Độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã (Trí Tuệ).

Thập Nguyện:

1- Lễ kính chư Phật.
2- Khen ngợi Như Lai.
3- Rộng tu cúng dường.
4- Sám hối nghiệp chướng.
5- Tuỳ hỷ công đức.
6- Thỉnh chuyển pháp luân.
7- Thỉnh Phật trụ thế.
8- Thường tuỳ Phật học.
9- Hằng thuận chúng sanh.
10- Hồi hướng tất cả.

Công khóa hằng ngày, y theo Tịnh Tu Tiệp Yếu, Bảo Vương Tam Muội Sám, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, cầu sanh tịnh độ, quảng độ hữu tình chúng sanh.


Trích Kinh VÔ LƯỢNG THỌ: Do Pháp Sư Tịnh Không giảng:

Ở những nối kết (link) bên trái, quý vị có thể gặp khó khăn khi tải (download) hay tải không đầy đủ phim (uncompleted download). Tịnh có thêm những nối kết bên phải (của quý vị) để quý vị tải phim được dễ dàng hơn. Tịnh kính chúc quý vị thêm nhiều trí-huệ khi xem những phim giảng giải về bài Kinh-Điển hay nhất của pháp môn niệm PHẬT.

nghe online :

http://www.tuvahanh.com/PhapMonNiemPhat.html


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Trang Pháp Thoại HT Tịnh Không

http://phapamgiaithoat.com/index.php?op ... Itemid=116

Luận Kinh Vô Lượng Thọ - Bài Kệ Nguyện Vãng Sanh

Do Thiên Thân Bồ-Tát tạo

Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Bồ-đề Lưu-chi đời Nguyên Ngụy
Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận

Thế Tôn con nay với một lòng
Quy mạng tận cùng khắp mười phương
Vô ngại quang minh của Như Lai
Nguyện vãng sanh về nước An Lạc
Con sẽ y theo vào khế Kinh
Là tướng chân thật của công đức
Nay con nói bài kệ tổng trì
Tương ứng khế hợp lời Phật dạy

Quán tưởng thật tướng thế giới kia
Vượt hơn sáu cõi trong Tam Giới

Cứu cánh bao la như hư không
Quảng đại rộng lớn vô biên tế

Sanh từ chánh Đạo đại từ bi
Và từ thiện căn xuất thế gian

Thanh tịnh trong sáng viên mãn túc
Như là gương kính vầng nhật nguyệt

Thể tánh làm bằng các trân bảo
Cụ túc trang nghiêm vi diệu kỳ

Rực rỡ vô cấu ánh quang minh
Sáng trong chiếu diệu soi thế gian

Bảo tánh ví như cỏ công đức
Nhu nhuyễn mềm mại trái phải quay
Ai chạm vào thời được an vui
Ca-chiên-lân-đà còn kém xa [kācalindi grass]

Nơi ấy có ngàn muôn vạn loại
Hoa báu trùm khắp ao suối nước
Gió thổi lay động bông hoa lá
Áng sáng xen kẽ len lỏi xoay

Có những cung điện cùng lầu các
Thấy tận mười phương không chướng ngại
Nhiều thứ cây lạ phóng sắc quang
Châu báu lan can bao quanh khắp

Lại có vô lượng màn lưới báu
Quấn trùm giăng bủa khắp hư không
Phát ra đủ mọi tiếng chuông vang
Đều là tuyên thuyết diệu Pháp âm

Mưa xuống hoa y dùng trang nghiêm
Vô lượng hương thơm xông khắp nơi

Phật tuệ sáng trong như mặt trời
Diệt trừ si ám của thế gian

Phạm âm thanh ngữ rộng vang xa
Vi diệu nghe đến thấu mười phương

Chánh Đẳng Chánh Giác A-di-đà
Khéo làm Pháp Vương ở nơi đó

Thánh chúng thanh tịnh Như Lai kia
Liên hoa hóa sanh từ chánh giác

Yêu mến vui thích Phật Pháp vị
Tam muội thiền duyệt làm thức ăn

Thân tâm phiền não vĩnh dứt trừ
Thường luôn thọ vui chẳng gián đoạn

Do bởi căn lành nơi Đại Thừa
Bình đẳng không có tên khinh miệt
Chẳng ai sinh về làm thân nữ
Cùng theo Nhị Thừa hay khuyết căn

Tất cả chúng sanh cõi nước ấy
Hết thảy sở nguyện đều mãn túc

Vì thế con nay nguyện vãng sanh
A-di-đà Phật cõi Tịnh Độ

Vi diệu thanh tịnh liên hoa đài
Trang nghiêm vô lượng đại bảo vương

Tướng hảo quang minh chiếu một tầm
Sắc tướng siêu tuyệt chúng quần sanh

Phạm âm vi diệu Như Lai kia
Tiếng vang nghe tận đến mười phương

Đất nước gió lửa cùng hư không
Tất cả đều đồng vô phân biệt

Trời người thánh chúng trụ bất thối
Thanh tịnh từ biển trí tuệ sanh

Như Tu-di Sơn vua của núi
Thù thắng vi diệu không ai bằng

Trời người đầy đủ tướng trượng phu
Cung kính vây quanh chiêm ngưỡng Ngài

Do sức bổn nguyện Đức Phật kia
Những ai gặp được thời chẳng uổng
Sẽ giúp khiến họ chóng viên mãn
Vô lượng công đức biển báu lớn

Cõi nước An Lạc thanh tịnh diệu
Vô cấu Pháp luân thường luôn chuyển
Hóa Phật Bồ-Tát tựa mặt trời
Kiên cố trụ vững như Tu-di

Ánh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơ
Một niệm bao gồm tất cả thời
Phổ chiếu hết thảy chư Phật hội
Lợi ích an vui chúng quần sanh

Mưa xuống hoa y âm nhạc trời
Hương thơm vi diệu để cúng dường
Tán thán công đức của chư Phật
Chẳng hề có chút tâm phân biệt

Những thế giới nào mà không có
Phật Pháp Tăng-già công đức bảo
Họ đều nguyện sẽ vãng sanh đến
Hiển thị Phật Pháp như Phật-đà

Con nay viết bài kệ luận này
Nguyện sẽ kiến thấy Phật Di-đà
Và cùng hết thảy các chúng sanh
Đều đồng vãng sanh An Lạc Quốc

Như vậy, con đã dùng bài kệ trên để tổng kết chương cú trong Kinh Vô Lượng Thọ.

--------------------------------------------------------------------------------
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - LUẬN VIẾT
--------------------------------------------------------------------------------

Bài kệ nguyện này mang ý nghĩa gì? Đó là chỉ bày cho những ai muốn vãng sanh về cõi nước kia: làm thế nào để quán tưởng Thế Giới An Lạc và kiến thấy Đức Phật A-di-đà.

--------------------------------------------------------------------------------
Năm Niệm Môn
--------------------------------------------------------------------------------

Quán tưởng như thế nào? Sanh tín tâm ra làm sao? Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào tu hành thành tựu ngũ niệm môn thì chắc chắn sẽ được vãng sanh về cõi nước An Lạc và kiến thấy Đức Phật A-di-đà. Năm niệm môn là những gì?

1. Lễ bái
2. Tán thán
3. Phát nguyện
4. Quán sát
5. Hồi hướng

Tại sao phải lễ bái? Đó là vì muốn bày tỏ ý nguyện vãng sanh về cõi nước kia, hành giả phải nên thân nghiệp lễ bái Đức A-di-đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.

Tại sao phải tán thán? Đó là vì muốn tu hành tương ứng như thật, hành giả phải nên khẩu nghiệp tán thán, xưng danh hiệu của Đức Như Lai kia. Đó là bởi vì danh hiệu của Đức Như Lai kia mang ý nghĩa giống như quang minh và tướng trí tuệ của Ngài.

Tại sao phải phát nguyện? Đó là vì muốn tu hành Xa-ma-tha [chỉ, śamatha] như thật, hành giả phải nên tâm thường phát nguyện, nhất tâm chuyên niệm thời tất sẽ vãng sanh về cõi nước An Lạc.

Tại sao phải quán sát? Đó là vì muốn tu hành Tỳ-bà-xá-na [quán, vipaśyanā] như thật, hành giả phải nên quán sát với trí tuệ cùng chánh niệm. Quán sát có ba điều. Ba điều đó là những gì?

1. Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia.
2. Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật A-di-đà.
3. Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-Tát nơi đó.

Tại sao phải hồi hướng? Đó là vì muốn thành tựu tâm đại bi, hành giả không bao giờ bỏ mặc cho hết thảy chúng sanh bị khổ não. Tâm của hành giả nên thường vì họ mà phát nguyện hồi hướng.

--------------------------------------------------------------------------------
Pháp Niệm Môn Thứ Tư
--------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------
Quán Sát Công Đức Trang Nghiêm ở Cõi Nước của Đức Phật Kia
--------------------------------------------------------------------------------

Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia như thế nào? Công đức trang nghiêm ở quốc độ của Đức Phật kia thành tựu do sức chẳng thể nghĩ bàn, như là tánh của như ý ma-ni bảo, tương tự như vậy nhưng khác. Phàm ai muốn quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia thì có 17 loại cần nên biết. 17 loại đó là những gì?

1. Công đức thanh tịnh thành tựu.
2. Công đức đo lường thành tựu.
3. Công đức tánh thành tựu.
4. Công đức hình tướng thành tựu.
5. Công đức mọi sự thành tựu.
6. Công đức màu sắc vi diệu thành tựu.
7. Công đức chạm xúc thành tựu.
8. Công đức trang nghiêm thành tựu.
9. Công đức mưa thành tựu.
10. Công đức quang minh thành tựu.
11. Công đức diệu âm thành tựu.
12. Công đức chủ thành tựu.
13. Công đức quyến thuộc thành tựu.
14. Công đức thọ dụng thành tựu.
15. Công đức không có các nạn thành tựu.
16. Công đức đại nghĩa môn thành tựu.
17. Công đức hết thảy sở cầu thành tựu.

[1] Công đức thanh tịnh thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Quán tưởng thật tướng thế giới kia
Vượt hơn sáu cõi trong Tam Giới"

[2] Công đức đo lường thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Cứu cánh bao la như hư không
Quảng đại rộng lớn vô biên tế"

[3] Công đức tánh thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Sanh từ chánh Đạo đại từ bi
Và từ thiện căn xuất thế gian"

[4] Công đức hình tướng thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Thanh tịnh trong sáng viên mãn túc
Như là gương kính vầng nhật nguyệt"

[5] Công đức mọi sự thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Thể tánh làm bằng các trân bảo
Cụ túc trang nghiêm vi diệu kỳ"

[6] Công đức màu sắc vi diệu thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Rực rỡ vô cấu ánh quang minh
Sáng trong chiếu diệu soi thế gian"

[7] Công đức chạm xúc thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Bảo tánh ví như cỏ công đức
Nhu nhuyễn mềm mại trái phải quay
Ai chạm vào thời được an vui
Ca-chiên-lân-đà còn kém xa"

[8] Công đức trang nghiêm thành tựu có ba thứ cần nên biết. Những gì là ba?

1. Nước
2. Đất
3. Hư không

Nước trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:
"Nơi ấy có ngàn muôn vạn loại
Hoa báu trùm khắp ao suối nước
Gió thổi lay động bông hoa lá
Áng sáng xen kẽ len lỏi xoay"

Đất trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:
"Có những cung điện cùng lầu các
Thấy tận mười phương không chướng ngại
Nhiều thứ cây lạ phóng sắc quang
Châu báu lan can bao quanh khắp"

Hư không trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ:
"Lại có vô lượng màn lưới báu
Quấn trùm giăng bủa khắp hư không
Phát ra đủ mọi tiếng chuông vang
Đều là tuyên thuyết diệu Pháp âm"

[9] Công đức mưa thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Mưa xuống hoa y dùng trang nghiêm
Vô lượng hương thơm xông khắp nơi"

[10] Công đức quang minh thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Phật tuệ sáng trong như mặt trời
Diệt trừ si ám của thế gian"

[11] Công đức diệu âm thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Phạm âm thanh ngữ rộng vang xa
Vi diệu nghe đến thấu mười phương"

[12] Công đức chủ thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Chánh Đẳng Chánh Giác A-di-đà
Khéo làm Pháp Vương ở nơi đó"

[13] Công đức quyến thuộc thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Thánh chúng thanh tịnh Như Lai kia
Liên hoa hóa sanh từ chánh giác"

[14] Công đức thọ dụng thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Yêu mến vui thích Phật Pháp vị
Tam muội thiền duyệt làm thức ăn"

[15] Công đức không có các nạn thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Thân tâm phiền não vĩnh dứt trừ
Thường luôn thọ vui chẳng gián đoạn"

[16] Công đức đại nghĩa môn thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Do bởi căn lành nơi Đại Thừa
Bình đẳng không có tên khinh miệt
Chẳng ai sinh về làm thân nữ
Cùng theo Nhị Thừa hay khuyết căn"

Phàm ai vãng sanh Tịnh Độ, quả báo của họ là xa lìa hai loại khinh miệt:

1. Thân
2. Danh xưng

Có ba điểm khuyết về thân:

1. Hàng Nhị Thừa
2. Nữ nhân
3. Người với căn không vẹn toàn

Không có ba điểm khuyết này thì gọi là Viễn Ly Thân Khinh Miệt. Ba danh xưng: hàng Nhị Thừa, nữ nhân và người với căn không vẹn toàn, ở cõi nước kia cũng chẳng có ba loại thân đó, hà huống là nghe tên của chúng. Đây gọi là Viễn Ly Danh Xưng Khinh Miệt. Tất cả thánh chúng ở đó đều bình đẳng và đồng một tướng.

[17] Công đức hết thảy sở cầu thành tựu được diễn tả trong câu kệ:
"Tất cả chúng sanh cõi nước ấy
Hết thảy sở nguyện đều mãn túc"

Đây là phần lượt thuyết về 17 loại công đức trang nghiêm nơi quốc độ của Đức Phật A-di-đà. Những công đức này biểu thị cho Đức Như Lai kia thành tựu sức đại công đức tự lợi lợi tha. Phật độ trang nghiêm của Đức Phật Vô Lượng Thọ kia là cảnh giới vi diệu của Đệ Nhất Nghĩa Đế. Tổng quát của đoạn đầu và 16 đoạn kế tiếp với từng đặc điểm riêng đã thứ tự giải thích và cần nên biết.

--------------------------------------------------------------------------------
Quán Sát Công Đức Trang Nghiêm của Đức Phật A-di-đà.
--------------------------------------------------------------------------------

Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu có tám thứ cần nên biết. Những gì là tám?

1. Tòa trang nghiêm
2. Thân trang nghiêm
3. Khẩu trang nghiêm
4. Tâm trang nghiêm
5. Thánh chúng trang nghiêm
6. Thượng thủ trang nghiêm
7. Chủ trang nghiêm
8. Bất hư tác trụ trì trang nghiêm

[1] Tòa trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Vi diệu thanh tịnh liên hoa đài
Trang nghiêm vô lượng đại bảo vương"

[2] Thân trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Tướng hảo quang minh chiếu một tầm
Sắc tướng siêu tuyệt chúng quần sanh"

[3] Khẩu trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Phạm âm vi diệu Như Lai kia
Tiếng vang nghe tận đến mười phương"

[4] Tâm trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Đất nước gió lửa cùng hư không
Tất cả đều đồng vô phân biệt"
Vô phân biệt nghĩa là Ngài không có tâm phân biệt.

[5] Thánh chúng trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Trời người thánh chúng trụ bất thối
Thanh tịnh từ biển trí tuệ sanh"

[6] Thượng thủ trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Như Tu-di Sơn vua của núi
Thù thắng vi diệu không ai bằng"

[7] Chủ trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Trời người đầy đủ tướng trượng phu
Cung kính vây quanh chiêm ngưỡng Ngài"

[8] Bất hư tác trụ trì trang nghiêm như thế nào? Kệ ngôn:
"Do sức bổn nguyện Đức Phật kia
Những ai gặp được thời chẳng uổng
Sẽ giúp khiến họ chóng viên mãn
Vô lượng công đức biển báu lớn"
Những Bồ-Tát nào chưa chứng tịnh tâm, nhưng thấy Đức Phật kia, thì cuối cùng sẽ được Pháp thân bình đẳng, y như chư Bồ-Tát với tịnh tâm không khác. Còn chư Bồ-Tát nào đã được tịnh tâm cùng chư Bồ-Tát ở quả địa cao hơn, thì cứu cánh sẽ đắc tịch diệt bình đẳng.

Nên biết, đây là phần lượt thuyết của tám đoạn kệ theo thứ tự để biểu thị cho Đức Như Lai kia thành tựu công đức trang nghiêm tự lợi lợi tha.

--------------------------------------------------------------------------------
Quán Sát Công Đức Trang Nghiêm của Chư Bồ-Tát Nơi Đó
--------------------------------------------------------------------------------

Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-Tát nơi đó thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-Tát nơi đó thành tựu có bốn sự trong việc tu hành chân chánh và cần nên biết. Những gì là bốn?

1. Thân ở trong một Phật độ, chẳng dao chẳng động mà có thể ứng hóa đủ mọi thân biến khắp thập phương, như thật tu hành và thường làm Phật sự. Họ khai đạo cho các chúng sanh, ví như hoa đã trồi lên khỏi bùn dơ. Kệ rằng:
"Cõi nước An Lạc thanh tịnh diệu
Vô cấu Pháp luân thường luôn chuyển
Hóa Phật Bồ-Tát tựa mặt trời
Kiên cố trụ vững như Tu-di"

2. Những ứng hóa thân kia trong tất cả thời, chẳng trước chẳng sau, trong nhất tâm nhất niệm, phóng đại quang minh và đều có thể biến đến khắp thập phương thế giới, giáo hóa chúng sanh. Họ dùng đủ mọi phương tiện, tu hành cùng nơi sở tác để diệt trừ hết thảy khổ ách của chúng sanh. Kệ rằng:
"Ánh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơ
Một niệm bao gồm tất cả thời
Phổ chiếu hết thảy chư Phật hội
Lợi ích an vui chúng quần sanh"

3. Các ngài hiển chiếu đại chúng trong Pháp hội của chư Phật ở tất cả thế giới mà không bao giờ ngoại lệ, quảng đại vô lượng, cung kính cúng dường và tán thán chư Phật Như Lai. Kệ rằng:
"Mưa xuống hoa y âm nhạc trời
Hương thơm vi diệu để cúng dường
Tán thán công đức của chư Phật
Chẳng hề có chút tâm phân biệt"

4. Ở tất cả mười phương thế giới mà những nơi nào không có Tam Bảo, họ an trụ trang nghiêm nơi đó với công đức đại hải của Phật Pháp Tăng bảo, cùng hiển bày rộng khắp, khiến cho hết thảy đều hiểu Đạo và như thật tu hành. Kệ rằng:
"Những thế giới nào mà không có
Phật Pháp Tăng-già công đức bảo
Họ đều nguyện sẽ vãng sanh đến
Hiển thị Phật Pháp như Phật-đà"

--------------------------------------------------------------------------------
Nhập Tất Cả Công Đức Thành Một Từ Pháp Cú
--------------------------------------------------------------------------------

Như đã nói ở trên, hành giả nên quán sát công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật A-di-đà, và quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-Tát nơi đó. Quán sát ba điều trang nghiêm thành tựu này để làm cho tâm phát khởi nguyện sanh về cõi nước kia. Bây giờ sẽ nhập tất cả công đức đó thành một từ Pháp cú. Một từ Pháp cú này gọi là Thanh Tịnh. Hai chữ Thanh Tịnh nói lên trí tuệ chân thật và vô vi Pháp thân. Nên biết, Thanh Tịnh này có hai ý nghĩa. Hai ý nghĩa đó là những gì?

1. Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh
2. Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh

Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh tức là 17 loại công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, như đã lược nói ở trên. Đây gọi là Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh.

Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh tức là tám thứ công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật kia và bốn sự công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-Tát nơi đó, như đã lược nói ở trên. Đây gọi là Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh.

Như vậy nên biết, một từ Pháp cú Thanh Tịnh này tổng nhiếp hai ý nghĩa đó.

--------------------------------------------------------------------------------
Pháp Niệm Môn Thứ Năm
--------------------------------------------------------------------------------

Chư Bồ-Tát nào tu hành sâu rộng hay sơ lược về Xa-ma-tha cùng Tỳ-bà-xá-na thì sẽ thành tựu tâm nhu nhuyễn và sẽ biết như thật các pháp, tùy theo sự tu tập sâu rộng hay sơ lược của mình. Như vậy họ sẽ thành tựu thiện xảo phương tiện của hồi hướng.

Bồ-Tát dùng thiện xảo phương tiện của hồi hướng như thế nào? Bồ-Tát hồi hướng tất cả công đức thiện căn đã tích tập tu hành từ niệm môn lễ bái và những niệm môn khác. Bồ-Tát chẳng cầu sự an vui vĩnh viễn cho chính mình, mà chỉ vì muốn bạt trừ hết thảy khổ ách cho chúng sanh. Bồ-Tát nguyện làm như thế để nhiếp thủ tất cả chúng sanh và đều sẽ đồng vãng sanh về cõi nước An Lạc của Đức Phật kia. Đây gọi là Bồ-Tát Thành Tựu Thiện Xảo Phương Tiện Hồi Hướng.

Bồ-Tát như thế khéo biết và thành tựu hồi hướng công đức, thời sẽ viễn ly các pháp trái nghịch ba môn Bồ-đề. Ba môn Bồ-đề là những gì?

1. Y Theo Môn Trí Tuệ, Bồ-Tát chẳng cầu sự an vui cho riêng mình bởi vì tâm họ xa lìa sự tham trước vào tự thân.

2. Y Theo Môn Từ Bi, Bồ-Tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sanh bởi vì tâm họ xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sanh.

3. Y Theo Môn Phương Tiện, Bồ-Tát thương xót tất cả chúng sanh bởi vì tâm họ xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân.

Đây gọi là Viễn Ly Các Pháp Trái Nghịch Ba Môn Bồ-đề.

Bồ-Tát viễn ly các pháp trái nghịch với ba môn Bồ-đề như vậy, thời được đầy đủ ba Pháp môn tùy thuận Bồ-đề. Những gì là ba?

1. Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, bởi vì Bồ-Tát chẳng cầu sự an vui cho riêng mình.

2. Tâm Thanh Tịnh An Lạc, bởi vì Bồ-Tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sanh.

3. Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích, bởi vì Bồ-Tát nhiếp thủ tất cả chúng sanh khiến họ vãng sanh về cõi nước kia để chứng đắc đại Bồ-đề.

Nên biết, đây gọi là Đầy Đủ Ba Pháp Môn Tùy Thuận Bồ-đề.

--------------------------------------------------------------------------------
Đắc Vãng Sanh Do Tùy Thuận Năm Pháp Môn
--------------------------------------------------------------------------------

Trí tuệ, từ bi và phương tiện là ba môn Bồ-đề đã nói ở trên. Nên biết, ba môn đó dẫn đến Bát-nhã, còn Bát-nhã hiển bày phương tiện.

Tâm xa lìa sự tham trước vào tự thân, tâm xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sanh và tâm xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân là ba Pháp đã nói ở trên. Nên biết, ba Pháp đó giúp hành giả viễn ly chướng ngại để đắc Bồ-đề tâm.

Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, Tâm Thanh Tịnh An Lạc và Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích là ba tâm đã nói ở trên. Nên biết, ba tâm đó hợp thành một để thành tựu Thù Thắng Diệu Lạc Chân Tâm.

Bồ-Tát với tâm trí tuệ, tâm phương tiện, tâm vô chướng ngại, và tâm chân thật thù thằng như vậy, sẽ vãng sanh về cõi nước Phật thanh tịnh. Nên biết, đây gọi là Bồ-Tát Ma-ha-tát Tùy Thuận Năm Pháp Môn, nên được thành tựu sở tác tùy ý tự tại, như đã nói ở trên. Tùy thuận năm Pháp môn đó, Bồ-Tát thành tựu được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, và phương tiện trí nghiệp.

--------------------------------------------------------------------------------
Năm Thành Tựu Môn
--------------------------------------------------------------------------------

Lại có năm môn khác mà hành giả có thể dần dần thứ tự thành tựu năm công đức. Năm môn này là những gì?

1. Thân Cận Môn
2. Đại Hội Thánh Chúng Môn
3. Xá Trạch Môn
4. Cư Ốc Môn
5. Viên Lâm Du Hí Địa Môn

Khi đã đạt bốn môn đầu, hành giả thành tựu Nhập Công Đức. Đến môn thứ năm, hành giả thành tựu Xuất Công Đức.

Hành giả nhập môn thứ nhất là do lễ bái Đức Phật A-di-đà, thì sẽ được vãng sanh về cõi nước kia. Bởi đắc vãng sanh đến Thế Giới An Lạc nên đây gọi là Thân Cận Môn, là đệ nhất môn.

Hành giả nhập môn thứ nhì là do tán thán Đức Phật A-di-đà, xưng danh hiệu của Đức Như Lai kia cùng tùy thuận nghĩa ý của danh hiệu Ngài và nương theo ánh quang minh của Đức Như Lai kia. Bởi tưởng niệm tu hành nên được vào trong đại hội thánh chúng. Đây gọi là Nhập Đại Hội Thánh Chúng Môn, là đệ nhị môn.

Hành giả nhập môn thứ ba là do nhất tâm chuyên niệm, phát nguyện vãng sanh về nơi đó. Bởi tu hành Xa-ma-tha cùng những tam-muội tịch tĩnh nên đắc nhập vào Thế Giới Liên Hoa Tạng. Đây gọi là Nhập Xá Trạch Môn, là đệ tam môn.

Hành giả nhập môn thứ tư là do chuyên niệm quán sát những sự vi diệu trang nghiêm ở cõi nước kia. Bởi tu hành Tỳ-bà-xá-na nên đến được nơi đó và thọ hưởng đủ mọi Pháp vị an vui. Đây gọi là Nhập Cư Ốc Môn, là đệ tứ môn.

Hành giả xuất môn thứ năm với lòng đại từ bi là do quán sát hết thảy khổ não của chúng sanh, nên hiện ra ứng hóa thân cùng thần thông du hí để vào lại trong vườn sanh tử của rừng phiền não. Bồ-Tát đến được quả địa giáo hóa là do dùng sức bổn nguyện mà hồi hướng. Đây gọi là Xuất Viên Lâm Du Hí Địa Môn, là đệ ngũ môn.

Nên biết, Bồ-Tát nhập vào bốn môn đầu là sự thành tựu của tự lợi. Bồ-Tát xuất môn thứ năm là sự thành tựu của lợi tha. Nên biết, Bồ-Tát nào như vậy, khéo tu hành năm môn này để tự lợi lợi tha, thời sẽ được sớm thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Luận Kinh Vô Lượng Thọ

Dịch xong ngày 27 Tháng Mười, 2010 - PL. 2634
Hiệu đính ngày 6 Tháng Chạp, 2010 - PL. 2634

http://dharmasound.net/Tripitaka/Viet/? ... -Luong-Tho


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC - Hoàng Niệm Tổ

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC - Hoàng Niệm Tổ

xin xem tại đây :

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73 ... 14-1_15-1/

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM
THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Ðồ Thư Quán,
Ðài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))

Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập

Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

http://tinhkhongphapngu.net/bai-giang/27.html

http://www.vietnamradio247.com/audio/11 ... ng-01.html

http://www.trangphapthi.com/TinhKhong.html

Category Videos (Hòa Thượng Tịnh Không)

http://gator630.hostgator.com/~tinhtong ... &Itemid=27

http://tinhtonghochoi.net/index.php?opt ... tstart=200

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

mời vào :

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75 ... 14-1_15-1/

http://www.nqlsoftware.com/huyenkhong/P ... Khong.aspx

CÁC BÀI GIẢNG NGẮN
CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG (MP3)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-12 ... 14-2_15-2/



Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »


PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

mời vào :

http://www.hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-3337/

http://www.niemphat.net/Luan/httinhkhongkhaithi.htm

PHÁP ÂM

KINH - BĂNG GIẢNG

Pháp Sư Tịnh Không

http://www.quangduc.com/audio/pstinhkhong.html

http://www.tangthuphathoc.com/gianggiai ... tho/01.htm

Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận Giảng Yếu
Trước tác: Bồ Tát Thiên Thân
Giảng yếu: Ðại Sư Thái Hư
Dịch Việt: Hồng Nhơn

http://www.niemphat.net/Luan/luanvangsanh.htm

Vãng Sanh Luận - Hòa Thượng Tịnh Không giảng

http://www.phapgioi.com/tangthan/index. ... -luan.html

http://adidaphat.biz/vangsanhluan.htm

http://www.niemphat.net/Luan/vangsanhluan/thichde.htm

http://www.tinhdo.net/khaithi/56-khac/2 ... gsanh.html

Vãng Sanh Luận Ký

http://www.phapgioi.com/tangthan/index. ... an-ky.html

Chân Tướng Của Người Niệm Phật Không Được Vãng Sanh

http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/index ... &Itemid=95

Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Ngay trong một ngàn người niệm Phật thì có hơn chín trăm chín mươi chín người giả niệm Phật , đây chính là chân tướng vì sao niệm Phật không thể vãng sanh.

Thường ngày chúng ta niệm Phật, tâm miệng không đồng nhau, giả tín hư nguyện, trong tâm luôn quyến luyến vướng bận, tuyệt đối chẳng phải vì việc lớn sanh tử, mà chỉ là tất cả lợi ích thế gian;

khi vừa đến cửa ải sanh tử, thì nhìn không thấu, buông bỏ không được, lo lắng đầu này, dính mắc đầu kia, nhưng tuyệt nhiên không cầu chết, tuyệt đối không hề cầu chết sớm một chút, để sớm ngày vãng sanh.

Cho nên, tuyệt đại đa số người niệm Phật đem của báo giá trị liên thành, chỉ để đổi thành một cục đường. Do đó niệm Phật chỉ thành phước báo trời người, tạo thành oan nghiệp cho đời thứ ba, mãi mãi ở trong luân hồi, chịu khổ không cùng.


http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/index ... &Itemid=95


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Chị đăng gì mà nhiều quá vậy chị :D :

Thực ra các trang pháp gốc Pháp âm của HT Tịnh Không và các bài giảng chỉ có vài trang thôi:
http://www.thondida.com
http://www.tinhkhongphapngu.net
http://www.tinhtonghochoi.net
http://www.niemphat.net

XONG :D .

Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ trang gốc đây:
http://niemphat.net/Luan/chugiaivoluongtho.htm
Bản chính gốc zip đây:
http://niemphat.net/Luan/chugiai/WuLian ... Jie_v4.zip

-Kinh Vô Lượng Thọ 1994 (8 DVD, 60 files) (HD) (new)
http://www.megaupload.com/?f=66XIFT8R

Bấm Next


Nam Mô A Di Đà Phật
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »



<iframe title="YouTube video player" width="480" height="390" src="http://www.youtube.com/embed/3hxBoWqbBco" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ kinh (P.S Tịnh Không)

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

nguynlinhtam nghe Pháp Sư giảng Kinh hình như lúc nào thầy cũng đặt pho tượng Địa Tạng Bồ Tát ở trước đủ thấy ngài dùng biểu pháp rồi.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách