Hướng dẫn sao chép kinh sách, có lợi ích.

Không cần đăng nhập, yêu cầu giúp đỡ kỹ thuật, hướng dẫn, sử dụng diễn đàn, đừng spam ở đây nhé, các vấn đề không liên quan sẽ bị xóa.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hướng dẫn sao chép kinh sách, có lợi ích.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Sao chép kinh sách, cũng là một hình thức tham gia và sử dụng diễn đàn làm sao có lợi ích cho mình, cho độc giả và hoằng pháp nói chung.

Nhưng người viết chưa thấy, có ai mở ra vấn đề sao chép kinh... Thế nào là lợi lạc? Thế nào là Bố thí Pháp...!?

Vấn đề "Đạo Văn" thuộc về giới luật, hơi khó, nhưng vấn đề sao chép cho thuận duyên cũng không phải dể.

Bởi chúng ta đâu muốn trở thành một nhân viên đếm tiền cho nhà bank, hay một anh nông dân chăn bò cho chủ. Hoặc làm một con mọt sách suốt đời, xem Pháp kệ số 19.

Hoặc chỉ vào Diễn đàn để quảng cáo không công cho tác giả hay soạn giả...!? - Thì uổng quá, Oan cho Phật quá.

***************************************
**************************************

Vậy, Mục đích sao chép kinh điển để làm gì?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hướng dẫn sao chép kinh sách, có lợi ích.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Mục đích sao chép kinh điển để làm gì?

- Mục đích tạo phước đức cho đời sau:

Trong Pháp kệ số 354. Không có bố thí nào bằng bố thí Pháp, bố thí Pháp là thù thắng có phước hữu lậu, nhơn thiên về sau. Là một pháp lành trong thiện Pháp.

Trích dẫn lời. Ngài Ấn Quang dạy: Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Ðề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

Về thế sự hàng giả có được mười Công Đức như sao:

1. Một là, những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.

2. Hai là, thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.

3. Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.

4. Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hãm hại

5. Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt

6. Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.

7. Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen.

8. Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhàm chán nữ thân, mệnh chung liền được Nam thân.

9. Chín là, vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.

10. Mười là, hay vì tất cả chúng sinh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả. (Theo sách)

Nhưng mục đích bố thí pháp bạn không nắm chắc và hiểu rõ, liệu có được 10 công đức như trên hay không.

Riêng về "Lý" Tổ Bồ Đề Đạt Ma đối đáp vua Lương Võ Đế thế nào...!?

Vua Võ Đế hỏi:

- Trẫm từ khi lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng Ni không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng?”

Tổ đáp:

- Đều không có công đức!

Tại sao? Bởi vì những việc ấy là nhân hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người, cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng có thật! Thế nào là công đức chân thật? Trí thanh tịnh trọn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng thể do thế gian mà cầu”.
Lý do mà Tổ nói như vậy là vì lúc bấy giờ Pháp tu của số đông theo đạo Phật chú trọng về hình thức và chấp tướng (có giống như thời nay không?) nên Tổ chỉ thẳng chỗ thiếu sót đó cũng như muốn nhắn nhủ là cần phải thấy tâm thì mới là công đức chân thật.(Theo sách).

Nhưng nói lý mà bỏ sự thì ai ấn tống kinh điển cho đời hậu lai sau này!
Còn chuyên hành về sự bỏ lý, bạn sẽ rớt vào năm tà kiến và những việc làm vô tâm vì thiếu lý sự song tu.


Vấn đề "Vô tâm", "Vô tình" sao chép kinh điển, sách vở, thi kệ, công án...Đăng lên diễn đàn thế nào?

Ví dụ sao chép bài:

Muốn độc giả biết đẳng cấp của bạn.
Muốn độc giả biết và tán thán Pháp môn của bạn học, thầy bạn theo, kinh bạn hiểu.
Muốn độc giả phải tuân theo quy luật trong kinh sách, mặt dầu dịch giả/soạn giả thiếu trình độ Pháp thế gian.
Muốn độc giả theo giả thuyết phong kiến, phong văn của chế độ phong kiến hữu lậu.
Muốn độc giả làm theo lời ủy mị trong sách vở, mà đi ngược lại với thời đại ngày nay.v.v. (Còn tiếp)
****************
****************
kinhle Dài lời đến độc giả, caunguyen

Người viết bài này, cũng là người sao chép nhiều nhất trên diễn đàn và cũng bị thành viên mắng chưởi, khinh miệt nhiều nhất. Việc mắng chưởi miệt thị cũng không đáng sợ bằng "Trùng sư tử" ở trong Đạo mà lại làm ô nhiểm đạo.
Do đó, thiện giả, hữu trí cứ phê bình và chỉ thẳng, nơi nào, đoạn nào bạn viết như vậy, làm như vậy.
Bởi vì người viết còn mang thân tứ đại, chịu ít nhiều về dục lạc thì làm sao tránh được lỗi lầm và thấy được lỗi lầm của mình. tangbong


evan
Bài viết: 91
Ngày: 25/08/12 02:15
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ú dè...

Re: Hướng dẫn sao chép kinh sách, có lợi ích.

Bài viết chưa xem gửi bởi evan »

mình cũng đang sao chép kinh nhân quả sau naỳ phóto copy ra vài chục cuốn rồi đem đi ấn tống nè, có gì đâu :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách