KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
YẾU GIẢI


Kinh A Di Đà do Phật thuyết
Hán dịch : Pháp sư Cưu Ma La Thập
Yếu giải :Sa môn Trí Húc
Việt dịch: Cư sĩ Tuệ Nhuận

Nguyên là chư Phật thương xót lũ người mê, phải tùy căn cơ của mỗi người mà bố thí cho lời giáo hóa.
Đưa người tới đích bằng phương tiện, tuy chỉ có một đích thôi, tất phải dùng nhiều phương tiện. Trong hết thảy các pháp phương tiện, tìm lấy một pháp rất thẳng, rất mau, rất tròn, rất chóng, thì không pháp nào bằng pháp niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ. Lại trong các pháp niệm Phật, tìm lấy một pháp rất giản dị, rất ổn đáng thì không pháp nào bằng pháp “ tín, nguyện, niệm Phật “. Thế cho nên ba bộ kinh nói về Tịnh Độ đều có lưu hành, mà cổ nhân chỉ chọn lấy một bộ kinh A Di Đà làm khóa tụng hàng ngày. Thế chẳng phải là một pháp trì danh ấy hợp với tất cả ba hạng người : Thượng căn, trung căn, hạ căn , tóm thâu được cả phần sự, phần lý không còn thiếu sót. Cả Thiền tông và các giáo môn khác cũng không thể ra ngoài được pháp trì danh này, Thực là một pháp chẳng thể nghĩ bàn vậy.
Về việc chú thích và giải nghĩa kinh này, thời nào cũng không thiếu người, nhưng để lại ở đời thì không có mấy. Bộ sách sớ sao của ngài Vân Thê thì rộng lơn tinh vi. Bộ Viên Trung Sao của ngài U Khê thì cao cả, sâu rộng, như hai vầng mặt trời, mặt trăng ở giữa trời. Ai có mắt mà chẳng thấy rõ ? Chỉ vì văn chương giàu có lắm, nghĩa lý phồn thịnh nhiều, không bờ, không bến chẳng ai đo lường được, đến nỗi những người mới học, biết ít khó bề noi lên để mở lòng tin,và phát nguyện. Cho nên tôi chẳng quản ngu hèn, lại trước thuật sách yếu giải này, chẳng dám cùng hai ông cạnh tranh mà lập dị và cũng chẳng dám cố ép cho được đồng ý với hai ông.
Trước hết tôi rút ở trong những câu văn của bộ kinh này lấy 5 tầng nghĩa lý huyền vi mà giải thích:
1 – Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh
2 – Biện luận thể chất của bộ kinh
3 – Nói rõ tôn chỉ của bộ kinh
4 – Nói rõ lực dụng của bộ kinh
5 – Nói về giáo tướng của bộ kinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGŨ TRÙNG HUYỀN NGHĨA

I – THÍCH RÕ NGHĨA CÁI TÊN ĐỀ CỦA BỘ KINH
Bộ kinh này dùng người nói và được nói đến trong kinh để đặt thành cái tên của bộ kinh là “ Phật thuyết A Di Đà Kinh “.
Chữ Phật ở đây nghĩa là gì ?
Chữ Phật ấy là Đức Giáo chủ, người nói ra bộ kinh này, tức là đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài theo cái sức mạnh của lời thề nguyện, và lòng thương xót hết thảy mà ngài giáng sinh vào trong đời đầy cả năm uẩn đọc ác. Ngài là người giác ngộ trước tiên, ngài giác ngộ cho người sau cũng giác ngộ như ngài. Không có một pháp nào mà ngài chẳng biết rõ, thấy rõ.
Chữ “thuyết” là ngài vui lòng nói ra. Phật lấy việc cứu độ chúng sinh làm việc vui lòng nhất.Cơ hội chúng sinh thành Phật đã đến rồi, nên ngài mới nói cái pháp tu rất khó tin này cho mà nghe, để cho chóng được giải thoát rốt ráo, cho nên ngài rất vui lòng mà nói.
Chữ “A Di Đà “ là tên của Đức Đạo Sư ở cõi đất bên kia, là người được nói đến trong bộ kinh này, Tức là Đức A Di Đà, người đã dùng 48 lời thệ nguyện để tiếp dẫn những chúng sinh có lòng tin, có phát nguyện, và niệm Phật cho sinh về Thế Giới Cực Lạc được vĩnh viễn lên ngôi bất thoái.
Chữ A Di Đà là tiếng Phạn, ở Ấn Độ, nguyên âm đọc là Amita, dịch nghĩa ra chữ Hán là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang, nghĩa là sống lâu vô cùng, sáng suốt vô cùng. Nhưng nói tóm lại, ngài còn có rất nhiều công đức đều là vô cùng, vô tận, vô lượng, vô biên, như là trí tuệ, thần thông, đạo lực, Y báo trang nghiêm, thuyết pháp, giáo hóa, tế độ v v… cái gì cũng vô lượng, vô biên cả.
Chữ “kinh” thì tất cả những lời vàng do Phật thuyết ra đều là kinh. Chữ kinh là phần thông, năm chữ “ Phật thuyết A Di Đà ” ở trên là phần “ Biệt”. Cả hai phần hợp lại mà thành cái tên của bộ kinh này. Mõi bộ kinh phải đủ ba phần: Phần Giáo, phần Hình, phần Lý, phần nào cũng có cả Thông và Biệt. Muốn hiểu hết xem bộ Hải Tạng sẽ rõ.

II – BIỆN LUẬN THỂ CHẤT BỘ KINH.
Kinh đại thừa nào cũng phải lấy thực tướng làm thể chất chính của bộ kinh.

Thực tướng là cái gì ?
Thực tướng là tâm tính con người ta. Tâm tính con người ta nó chỉ hiện ra trong một niệm . (Nhất niệm tâm tánh).
(Chúng ta chỉ có thể tiếp xúc với nó qua niệm hiện tại, vì niệm quá khứ đã qua rồi, còn niệm vị lai thì chưa tới)

Đối với không gian nó chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa.
Đối với thời gian, nó chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai.
Đối với màu sắc, nó chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng v v…
Đối với hình thức, nó chẳng phải dài, ngắn, vuông tròn…..
Đối với phẩm chất, nó chẳng phải hương, chẳng phải vị, chẳng phải xúc, chẳng phải pháp.
Tìm nó mãi chẳng thể thấy được, mà chẳng thể bảo rằng nó là cái không thực có.
Nó tạo ra đủ 100 pháp giới, 1000 cái như thị mà chẳng thể bảo rằng nó là cái thực có.
Nó không phải là hình tướng của những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng câu văn.
Thế mà những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, chữ viết, câu văn đều không có tự tính nếu không có nó.
Tóm lại nó chẳng phải là hết thảy mọi hình tướng mà nó là mọi pháp . Vì nó chẳng phải là mọi hình tướng, cho nên nó không có tướng. Nhưng vì nó là mọi pháp nên hình tướng nào cũng có nó.
Bất đắc dĩ, chẳng biết gọi nó là gì, phải miễn cưỡng gọi nó là Thực Tướng vậy.
Thể chất của Thực Tướng chẳng phải yên lặng (tịch), chẳng phải soi sáng (chiếu) mà lại vẫn yên lặng mà thường soi sáng, vẫn soi sáng mà thường yên lặng.
Vì nó soi sáng mà yên lặng nên miễn cưỡng gọi nó là chỗ ở Thường còn, yên lặng, sáng ngời. (Thường tịch quang độ)
Vì nó yên lặng mà soi sáng nên miễn cưỡng gọi nó là Thân pháp tính trong sạch (Thanh tịnh pháp thân)
Nó vừa chiếu vừa tịch nên miễn cưỡng gọi nó là pháp thân
Nó vừa tịch vừa chiếu nên miễn cưỡng gọi nó là Báo thân.
Trong nó có hai đức, một đức về phần Tính và một đức về phần tu.
Tính đức của nó vừa tịch vừa chiếu nên gọi là Pháp thân .
Tu đức của nó cũng vừa tịch vừa chiếu nên gọi là Báo Thân
Lại nữa:
Tu đức của nó vừa chiếu vừa tịch nên gọi là Thụ dụng thân
Tu đức của nó vừa tịch vừa chiếu nên gọi là ứng hóa thân

Phần Tịch, phần chiếu chẳng phải là hai. Phần tính, phần tu chẳng phải là hai. Thân với độ chẳng phải là hai, cái gì cũng là Thực Tướng cả. Thực tướng không phải hai , cũng không phải là chẳng hai. Bởi thế cho nên toàn thể cái Thực Tướng ấy, cái thì tạo ra Y báo, cái thì tạo ra Chính báo, cái thì tạo ra Pháp thân, cái thì tạo ra Báo thân, cái thì tạo ra tự mình, cái thì tạo ra kẻ khác … cho đên có khi cái thì tạo ra người năng thuyết, cái thì tạo ra người sở thuyết, cái thì tạo ra người năng độ, cái thì tạo ra người sở độ, cái thì tạo ra năng tín, cái thì tạo ra sở tín, tạo ra năng nguyện - sở nguyện, năng trì - sở trì, năng sinh - sở sinh , năng tán - sở tán v v… Cái gì cũng là nét in của Thực Tướng đã in ra cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

III – NÓI VỀ TÔN CHỈ CỦA BỘ KINH

Tôn chỉ là đường lối thiết yếu tu hành, là then chốt để nhận rõ lấy thực tướng của tâm tính mình. Nó là cương lĩnh của muôn vàn đức hạnh tu trì. Cương là đầu mối của cái lưới. Hễ nắm được cương thì các mắt lưới đều phải giương lên. Lĩnh là cổ áo, hễ nắm được lĩnh thì tay áo, vạt áo đều buông thẳng xuống. Cho nên sau khi đã biện luận thể chất của bộ kinh rồi, phải biện luận tôn chỉ của nó, để người tu học nắm lấy cương lĩnh của bộ kinh, dùng làm then chốt, đường lối cho muôn vàn công hạnh tu trì.
Kinh này dùng cái tâm TÍN và NGUYỆN với việc TRÌ DANH (tức là niệm Phật) làm tôn chỉ thiết yếu tu hành. Chẳng có tâm Tín thì chẳng đủ sức phát nguyện . Nếu chẳng phát nguyện, chẳng thể đi đến chỗ thực hành. Chẳng thực hành được cái hạnh tu màu nhiệm Trì danh thì chẳng làm cho mình được mãn nguyện và chứng thực cái pháp mình đã tin theo (tức là được vãng sanh Cực Lạc).
Trong kinh này trước hết chỉ bày cho thấy rõ phần Y báo, là chỗ ở trong sạch, tức Tịnh Độ, và phần chính báo, tức là cái thân trong sạch, tức là tịnh thân , để người tu thấy rõ, hiểu rõ, để sinh lòng tin chắc thật . Sau rồi chỉ bảo cho phép trì danh, là phép niệm danh hiệu Phật. để người tu lên thẳng ngôi bất thối. (Tức là ngôi Bồ Tát, vì ngôi này chẳng còn thối lui xuống nữa).
TÍN là tin ở mình, tin ở người, tin ở nhân, tin ở quả, tin ở sự, tin ở lý.
NGUYỆN là cầu nguyện cho mình chán bỏ chỗ ở cực ác cõi Ta Bà, cầu nguyện cho mình vui thích chỗ ở chí thiện cõi Cực Lạc.
HẠNH là thực hành việc chấp trì danh hiệu (tức là niệm Phật). Niệm Phật sao cho đến chỗ “Nhất tâm bất loạn” nghĩa là niệm Phật để giữ cái tâm mình cho nó rất yên tĩnh, nó không bị những thành kiến, tà kiến , những lòng tham dục, giận dữ, ngu si kiêu mạn, nghi ngờ tuôn đến, luôn luôn làm cho tâm mình bị rối loạn.

TIN
Đức tin này gồm các loại : tin ở mình, tin ở người, tin ở nhân, tin ở quả, tin ở sự, tin ở lý.

1) Thế nào là tin ở mình ?
Người tu học tin ở mình là tin ở cái tâm tính của mình, nó chỉ hiện ra trong một niệm. Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim bằng thịt, chẳng phải là những cái bóng (ảnh trần) mình tưởng tượng , hiện ra trong óc, trong tim đâu. Tâm tính của mình đây:
Về thời gian: không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó.
Về không gian: Không có chỗ nào là bờ bến của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận.
Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó không hề biến đổi.
Cả quãng hư không mênh mông bát ngát mười phương và bao nhiêu thế giới như vi trần đang quay cuồng trong đó đều là những vật được tạo ra trong nhất niệm tâm tính của mình. Mặc dầu mình tối tăm, điên đảo, mê hoặc không nhận rõ được. Tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc là cái thế giới có sẵn trong tâm tính của mình , không còn nghi ngờ gì nữa.
Tin như thế gọi là tin ở mình ( tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong đó nó đã có sẵn thế giới Cực Lạc) .

2) Thế nào là tin ở người ?
Người tu học tin ở người là : Tin Phật Thích Ca không nói dối, tin Phật A Di Đà không nguyện suông, tin chư Phật sáu phương, hiện tướng lưỡi rộng dài, quyết không nói hai lời. Vì vậy phải thuận theo lời dạy bảo chân thực của chư Phật, quyết chí cầu sinh sang nước Cực Lạc, không còn nghi hoặc nữa.
Tin như thế gọi là tin ở người (tức là tin vào lời dạy bảo của người).

3) Thế nào là tin ở nhân ?
Người tu học tin ở nhân là tin sâu rằng : “Kẻ niệm Phật tâm tán loạn cũng còn tạo ra hột giống để thành Phật mai sau. Huống chi người niệm Phật mà nhất tâm bất loạn thì sao lại chẳng được sinh sang Tịnh Độ.
Tin như thế là tin ở nhân, vì cái hành động niệm Phật ấy là cái nhân thành Phật.

4) Thế nào là tin ở quả ?
Người tu học tin ở quả là tin sâu rằng: Các vị Thượng Thiện Nhân đang tụ hội ở cõi Tịnh Độ kia đều là những người đã theo phép “Niệm Phật Tam Muội” mà được sinh sang đấy. Giống như người trồng nhân dưa đã được quả dưa, trồng nhân đậu được quả đậu. Như bóng theo hình, như vang theo tiếng, quyết không sai lệch chút nào.
Tin như thế gọi là tin ở quả. Tin rằng các vị đã sinh sang là kết quả của pháp môn niệm Phật.

5) Thế nào là tin ở sự thật ?
Người tu học tin ở sự thật là tin sâu rằng : Cái tâm tính của mình tuy nó chỉ hiện ra trong một niệm (Nhất niệm tâm tính) mà thực ra nó rộng lớn vô cùng, chẳng biết đến đâu là hết được. Thế thì những thế giới khắp mười phương xuất hiện trong tâm tính mình cũng chẳng biết bao nhiêu là hết được. Vậy thời thế giới Cực Lạc ở cách đây mười vạn ức Phật độ là một thế giới Có Thực, rất thanh tịnh trang nghiêm, chứ chẳng phải thế giới tưởng tượng.
Tin như thế gọi là tin ở sự thật (Tin cảnh giới Cực Lạc là có thực)

6) Thế nào là tin ở lý ?
Người tu học tin ở lý là tin sâu rằng: Mười vạn ức Phật độ tuy là nhiều lắm, xa lắm, mà thực ra nó chỉ ở trong tâm tính ta hiện ra trong một niệm đây. Nó không thể ra ngoài tâm tính của ta được, bởi vì tâm tính của ta không có đâu là ngoài để cho nó ở. Và tin rất sâu rằng :Ở Tây phương Tịnh độ, thế giới Cực Lạc có bổn thân thanh tịnh của giáo chủ A Di Đà cùng chúng Bồ Tát giống như những cái bóng hiện ra trong cái gương “nhất niệm tâm tính” của ta
Hoàn toàn những sự ấy tức là lý, hoàn toàn những vọng ấy tức là chân hoàn toàn phần tu ấy tức là phần tính, hoàn toàn phần người khác ấy tức là phần mình, bởi vì tâm tính của mình tràn đầy khắp cả. Tâm tính của Phật cũng tràn đầy khắp cả. Tâm tính của chúng sinh cũng tràn đầy khắp cả. Thí dụ như nghìn ngọn đèn cùng ở trong một căn nhà. Ánh sáng của đèn nào cũng tràn đầy khắp cả nhà. Ánh sáng này, ánh sáng khác nó giao chập với nhau chẳng hề chướng ngại.
Tin sâu như thế gọi là tin ở lý. (tin rằng toàn thể cái nhất chân pháp giới ấy chính là lý).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGUYỆN

Người tu học đã có sức mạnh của lòng tin như thế rồi, thì hiểu rằng : Cõi Ta Bà ô uế này là do tâm tính mình ô uế tạo ra. Lý ưng mình phải chán bỏ nó. Cõi Cực Lạc trong sạch kia là do tâm tính mình trong sạch tạo ra nó. Lý ưng mình phải mong cầu lấy nó.
Mình đã chán ô uế thì nên bỏ, mà đã bỏ thì phải bỏ cho thật rốt ráo, không còn phải bỏ đi bỏ lại nữa. Mình đã thích trong sạch thì nên lấy, mà đã lấy cũng nên lấy cho thật rốt ráo, không còn phải lấy đi lấy lại nữa. Sách Diệu Tông nói : Người nào đã bỏ hết rồi, đã lấy hết rồi, tức là người không còn phải bỏ, phải lấy gì nữa. Nếu ai chẳng làm trọn hết cái việc lấy , bỏ, mà đã vội nói rằng tôi chẳng lấy, chẳng bỏ gì cả. Thế là người chỉ nói lý suông mà chẳng chịu làm cho xong phận sự. Phần Sự đã chẳng chịu làm cho xong thì phần Lý cũng chẳng được trọn vẹn.
Nếu mình đã hiểu thấu được hoàn toàn Sự ấy tức là Lý ấy , thời mình chỉ nguyện lấy sự này, tức là đúng lý mà lấy, và mình chỉ nguyện bỏ sự kia, cũng là đúng lý mà bỏ. Một khi bỏ, một khi lấy, chỉ là bỏ pháp giới này, lấy pháp giới kia mà thôi. Và đều đúng lý cả.
Cho nên sau khi có tâm tín rồi, thì phải phát nguyện cho rõ ràng. (nguyện bỏ cõi Ta Bà, bỏ tất cả những gì dính líu đến cõi Ta Bà như nhà cửa, vợ con, tiền bạc, chức vụ, bạn bè v.v..., và nguyện lấy cõi nước Cực Lạc).

HÀNH
Bây giờ nói đến hành. Là người chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn, tức là người niệm danh hiệu Phật để cho Tâm mình đậu vào một chỗ, chẳng bị rối loạn.
Niệm danh hiệu Phật tức là niệm công đức Phật. Công đức của Phật chẳng khá nghĩ bàn (vì trí tuệ mình thấp kém quá, nghĩ bàn sao được)
Danh hiệu của Phật và công đức của Phật đều chẳng thể nghĩ bàn, cho nên người niệm danh hiệu Phật mà tâm tán loạn cũng đã tạo được hột giống thành Phật mai sau. Còn người niệm Phật nhất tâm bất loạn thì sẽ được lên ngay ngôi Bồ Tát bất thối.
Các kinh nói về phép tu Tịnh Độ rất nhiều, có nghìn vạn phép khác nhau, như là những phép ngồi quán tưởng Phật, và các phép lễ bái, cúng dường, ngũ hối, lục niệm v.v…Trong các phép ấy, tu được phép nào cũng được sinh về Tịnh Độ.
Duy chỉ có một phép “Trì danh” là phép niệm Phật thu được hết mọi hạng người, ai tu cũng được và ai bắt tay vào tu cũng thấy rất dễ. Cho nên không ai hỏi mà Đức Thích Ca tự nói ra kinh này. Ngài đặc biệt hướng vào ông Xá Lợi Phất là người đại trí tuệ mà nói cho nghe. Đủ biết phép này là một phép liễu nghĩa vô thượng, rút ra ở trong các phép liễu nghĩa đệ nhất, và là một phép tối cực viên đốn, rút ra trong các phép viên đốn. Cho nên nói rằng “Ngọc minh châu bỏ vào nước đục, nước đục tất phải trong” . Danh hiệu Phật gieo vào cái tâm rối loạn , tâm rối loạn tất phải định, phải thành Phật.
Cái tâm tín và nguyện với cái việc trì danh ở kinh này là cái mầm nhân chân thực của Đạo Nhất Thừa , nó sẽ tạo ra cái quả màu nhiệm của Đạo Nhất Thừa, tức là bốn cõi Tịnh Độ. Gây được nhân , thời quả tất phải theo nhân mà mọc ra. Cho nên dùng cái tâm tín và nguyện với việc trì danh làm tôn chỉ chính đáng của bộ kinh này.
Còn tướng trạng của bốn cõi Tịnh Độ, ở bộ Diệu Tôn Sao và kinh Phạm Võng Huyền Nghĩa đã nói rất tường tận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

IV - NÓI RÕ LỰC DỤNG CỦA BỘ KINH

Sinh sang Tịnh độ, lên ngôi bất thối là cái điểm lực dụng (dùng sức tu hành) của bộ kinh này.
Sinh sang Tịnh độ thì có bốn cõi, mỗi cõi đều có chín phẩm để ba hạng người được sinh sang.. Nay hãy nói qua tướng trạng của những người được sinh sang bốn cõi.
1) Người nào niệm Phật mà chưa đoạn trừ được kiến hoặc và tư hoặc, những người này chia làm ba hạng, tùy theo tâm người tán loạn hay yên tịnh, sẽ sinh sang 9 phẩm ở cõi “Đồng Cư” (cõi này có phàm và thánh cùng ở chung với nhau)
2) Người nào niệm Phật đến thời kỳ “Sự nhất tâm bất loạn” thì kiến hoặc và tư hoặc tự nó đã tiêu tan hết rồi , sẽ được sinh sang cõi “Phương Tiện Hữu Dư” (cõi này dành riêng cho các vị Thanh văn, Duyên giác)
3) Người nào niệm Phật đến độ “Lý nhất tâm bất loạn” , đã phá tan được từ 1 phẩm cho đến 41 phẩm vô minh, sẽ được sinh sang cõi “Thực Báo Trang Nghiêm” , có khi chứng được một phần ở cõi “Thường Tịch Quang” (cõi này riêng cho Báo Thân Phật và các vị Đại Bồ Tát)
4) Người nào niệm Phật đã phá tan cả 42 phẩm vô minh thời được sinh lên thượng thượng phẩm ở cõi “Thực Báo Trang Nghiêm”, hay là cõi rốt ráo “Thường Tịch Quang” (cõi này riêng cho Báo Thân Phật và Pháp Thân Phật)

GHI CHÚ:
(1) Kiến hoặc là bị nhiều thành kiến, tà kiến làm cho mê hoặc , vì tin theo các thuyết của các đạo tà, ma, thần, quỉ, các học thuyết sai lầm.
(2) Tư hoặc là bị các phiền náo là: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v…làm cho tâm mê hoặc.

Bất thối có 4 nghĩa :
Niệm bất thối, Hạnh bất thối, Vị bất thối, Tất cánh bất thối.

(1) Lên ngôi “Niệm bất thối” là người đã phá hết vô minh, đã hiểu rõ Phật tánh, đã sinh thẳng sang cõi Thực Báo hay là cõi phần chứng Thương Tịch Quang.
(2) Lên ngôi “Hạnh bất thối” là người đã đoạn hết kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc cũng đã phá được, đã được sinh sang cõi Phương tiện và tiến dần lên Phật quả.
(3) Lên ngôi “Vị bất thối” là người mang cả áo nghiệp sinh sang cõi đồng cư , được gủi thể chất vào trong hoa sen, vĩnh viễn dứt hết mọi ác duyên thối chuyển.
(4) “Tất cánh bất thối” là những người niệm Phật , bất luận là nhất tâm hay tán loạn, hữu tâm hay vô tâm, hiểu hay chẳng hiểu, miễn là danh hiệu chư Phật ở sáu phương hay cái tên bộ kinh này. Một khi đã lọt vào tai rồi thì dù có lâu đến ngàn vạn kiếp về sau, tất cũng phải có ngày được độ thoát.

Người nghe danh hiệu Phật lọt vào tai rồi, thì thế nào rồi cũng được độ thoát, giống như người nghe phải tiếng trống có bôi thuốc độc lọt vào tai rồi, thì dù ở gần hay xa thế nào rồi cũng phải chết, hay là như người ăn phải một tí kim cương vào bụng rồi thì chẳng đời nào tiêu hóa được.

Lại một sự lạ nữa là cầu sao mang được cả nghiệp mà đi vãng sanh vào cõi Tịnh độ đồng cư để chứng được “Vị bất thối” là đã được cùng các vị Bồ Tát Bổ Xứ cùng ở đấy rồi. Mình cũng được như các vị ấy, chỉ một lần được sinh ra ấy là được bổ vào ngôi Phật. Nguyên vì đã cùng với các vị Thượng thiện nhân ấy cùng ở một nơi, thế là được vào cõi Đồng cư là được sinh tắt qua cả ba cõi Tịnh độ ở trên rồi. Chỉ một lần sinh ra ấy mà được bổ làm Phật thế là được lên ngôi “Vị bất thối”, mà tức là đã chứng đủ cả ba ngôi bất thối.
Trong bộ kinh này, dùng sức tu mạnh được như thế. Trong ngàn vạn bộ kinh khác chưa từng có bộ nào được như thế. So sánh với phép tu Thiền tông, Phép đốn ngộ chỉ là một phép đưa người dần ra khỏi trần lao, nếu đời này, đời khác sinh ra mà không thối chuyển, thì mới có hy vọng đạt đến ngôi Phật. Thật chẳng thể nào cùng với Tịnh Độ nói là trong một đời được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

V – GIÁO TƯỚNG CỦA BỘ KINH

Mỗi giáo pháp của Phật nói ra đều có tướng trạng riêng, gọi là giáo tướng. Giáo tướng của bộ kinh này thuộc về Đại thừa, Bồ Tát tạng. Lại là một bộ kinh “không ai hỏi, Phật tự nói ra”. Kinh này được được tấm lòng triệt để đại từ của Phật phù trì thêm cho, có năng lực khiến cho những hữu tình, nhiều nghiệp chướng ở đời mạt pháp nhờ đấy mà lên thẳng ngôi bất thối.
Bởi thế đời sau, khi kinh pháp của Phật đã diệt hết rồi, chỉ riêng kinh này còn được lưu lại ở đời thêm một trăm năm nữa, để độ cho loài hàm thức được thật nhiều. Thật là một vị thuốc “A già đà” cứu chữa được vạn bệnh, một bộ kinh tuyệt đối viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Những phép tu bí áo trong kinh Hoa Nghiêm (10 đại nguyện của đức Phổ Hiền), những phép tu cốt tủy trong kinh Pháp Hoa (tu thành Phật) là tâm yếu của tất cả chư Phật , là kim chỉ nam cho nghìn vạn lối tu của Bồ Tát, đều rút cả vào trong bộ kinh này rồi. Muốn tán thán và nói rộng mãi ra, dầu bao nhiêu kiếp cũng chẳng hết, người trí giả phải nên tự mình biết lấy.

VĂN KINH
Văn kinh chia làm 3 phần :
A – Phần tựa : (từ câu như thị ngã văn… đến câu Kim hiện tại thuyết pháp)
B – Phần chính tông (từ câu Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc … đến câu Văn thị thuyết giả ưng đương phát nguyện sinh bỉ quốc độ)
C – Phần Lưu thông (từ câu Như ngã kim giả tán thán A Di Đà Phật đến hết)

Ba phần này gọi là sơ thiện, trung thiện, và hậu thiện nghĩa là phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần nào cũng hoàn thiện, cũng quan hệ,
Phần tựa giống như đầu người ta, có đủ ngũ quan. Phần chính tông giống như thân người ta, có đủ lục phủ, ngũ tạng. Phần lưu thông giống như tay chân, vận động, hành vi không ngừng trệ.
Cho nên ngài Trí Giả thích nghĩa kinh Pháp Hoa, ngay phẩm thứ nhất đều cho là phần tựa. Phần sau mười một phẩm rưỡi đều cho là phần lưu thông. Lai trong một thời ký, hai môn Bản và Tích, mỗi môn chia làm ba đoạn. Thế thời từ phẩm pháp sư trở xuống, 5 phẩm đều là phần lưu thông của Tích môn.
Bỏi vì phần tựa phải là cương lĩnh của cả bộ kinh, phần lưu thông là phần pháp thí không úng tắc. Cả hai phần đều quan hệ rất lớn. người sau không hiểu nghĩa ấy, thấy văn kinh hơi có chút nghĩa lý liền cho vào phần chính tông, đến nỗi phần tựa và phần lưu thông chỉ còn một ít, sáo cũ. Thế thì sao gọi là phần đầu cũng hoàn thiện và phần cuối cũng hoàn thiện được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A DI ĐÀ YẾU GIẢI
PHẨM TỰA

Phẩm tựa chia làm 2 là Thông tự và Biệt tự.
Trong phần Thông tự là nêu lên pháp hội, thời kỳ, xứ sở, và đại cúng, nững ai được nghe pháp tu Tịnh Độ này.

I – THÔNG TỰ
Kinh văn:

Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, kỳ thụ, Cấp Cô Động viên.

Nghĩa :
Đúng thực như thế, chính tôi được nghe: Một thời bấy giờ, tại nước Xá Vệ, Phật ở trong vườn ông Cấp Cô Độc, có những cây của Thải tử Kỳ Đà.

Giảng
Đoạn này mở hội nói pháp tu Tịnh Độ. Đây là lời của ngài Anan, người chép kinh này nói ra.
Ngài nói: “đúng thực như thế ” là Ngài nêu lên tấm lòng tín thuận của ngài. Ngài nói “chính tôi được nghe “ là ngài muốn nói rằng :chính tôi được nghe, thầy tôi nói như thế. (Hai câu này nguyên văn chữ Hán là: Như thị ngã văn)
“ Một thời bấy giờ “ là thời kỳ ấy, căn cơ của chúng sinh đã cảm động đến tâm Phật (vị giáo chủ).
“ Nước Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc “ là nơi Phật nói pháp tu Tịnh Độ này.

Chân lý màu nhiệm của Thực Tướng (Thực Tướng là tâm tính của con người ) Thực tướng ấy từ xưa đến nay chẳng hề biến đổi, nó vẫn như như cho nên gọi là “ Như “. Người ta y vào Lý-Thực-Tướng mà niệm Phật, cầu sinh Tịnh Độ, là một pháp nó tạo ra quyết định không sai, cho nên nói là “ Thị “.
Thực Tướng là cái ta chân thực, sống lâu mãi mãi, không giống cái thân người biến diệt đây, mà người đời nhận lầm nó là thân ta. Nó chỉ là cái ta giả tạm. Ngài Anan không bỏ cái ta giả tạm ấy cho nên ngài vẫn xưng là “Ta”. Căn tai của ngài phát ra cái biết nghe ở tai, cjinhs ngìa được nghe tiếng Phật. Cái nghe của ngài với cái tiếng của Phật giống như hai cái hư không in vào nhau, thì gọi là nghe. Ý nói cái nghe với cái tiếng đều do Thực tướng tạo ra, cùng ở trong Thực tướng, giống như hai ư không in vào nhau thành một.
(Đoạn này thích nghĩa 4 chữ “Như thị ngã văn”. Trên đầu các kinh Phật nói bao giờ cũng có 4 chữ này, là một sự tối quan trọng. Khi Phật sắp nhập Niết Bàn, Anan hỏi “Sau này con chép kinh Phật thì phải chép như thế nào ? “ Phật dạy “ Bao giờ cũng phải viết một câu Như Thị Ngã Văn lên trên hết.

GHI CHÚ: Theo nghĩa thế gian thì như thị có nghiã là như thế này hay như thế kia mà thôi. Như theo nghĩa huyền vi của nhà Phật thì mọi pháp thế gian đều có mười cái như thị như trong kinh Pháp Hoa đã nói, đó là : Tính như thị, tướng như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, và cứu cánh như thị. Mỗi khi Phật muốn ấn chứng một pháp nào là chánh pháp, Phật thường nhắc đi nhác lại hai chữ “Như Thị”

Chữ “NHẤT THỜI” là một thời gian, không phải pháp thực có, chỉ là lúc thầy trò đàm đạo, thầy nói trò nghe, xong rroif thì gọi là Một Thời
Chữ PHẬT nghĩa là tự mình đã giác ngộ, rồi đi giác ngộ cho người khác , mình và người đều giác ngộ đến cực điểm , làm thầy cả cõi người và cõi trời thì gọi là Phật.
XÁ VỆ là tiếng Ấn Độ, dịch ra chữ Hán là “văn vật”, là tên một nước lớn ở Trung Ấn , là kinh đô của vua Ba Tư Nặc.
KỲ ĐÀ là tiếng Ấn Độ, dịch nghĩa ra là “chiến thắng” , là tên Thái tử, con vua Ba Tư Nặc.
Một quan đại thần ở nước ấy tên là Tu Đạt Đa, dịch ra chữ Hán là “Cấp Cô Độc” vì ông này giàu lắm, hay giúp đỡ, cấp phát cho người cô độc. Ông đem vàng trải khắp vườn của Thái tử Kỳ Đà, mua lấy được để cúng Phật và tăng. Thái tử cảm động quá, còn một ít đất chưa kịp lót vàng. Thía tử bảo thôi, xin đem đất ấy cùng với cây cối trong vườn cúng Phật, cúng tăng. Vì thế chỗ Phật nói pháp được gọi là “ Vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ Đà”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐẠI CHÚNG

Đoạn dưới nói về đại chúng, có những ai cùng dự nghe pháp tu Tịnh Độ này. Đại chúng chia làm 3 chúng :
1) Thanh văn chúng đứng đầu vì các ngài là hình tướng xuất thế gian, vì các ngài thường theo Phật, vì các ngài là Tăng, mà Phật, Pháp nhờ có Tăng mới lưu truyền được.
2) Các vị Bồ Tát ở giữa vì các ngài là hình tướng bất định, (vừa xuất thế, vừa tại thế), vì các ngài chẳng thường theo Phật, vì các ngài là tiêu biểu của nghĩa Trung đạo.
3) Các vị Thiên và nhân ở sau cùng , vì các ngài là hình tướng thế gian, vì trong các ngài có cả phàm và thánh , vì các ngài là chức ngoại hộ (đứng ở ngoài bảo vệ Phật pháp).

I – THANH VĂN CHÚNG :
Dữ đại tỳ khưu tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu
(Cùng với chúng tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi vị)

Đại tỳ kheo : là người tu xuất gia, đã giữ được cụ túc giới,
Tỳ Kheo là tiếng Ấn Độ, (đọc là Bhiksu), gồm 3 nghĩa :
1) Khất sĩ: chỉ giữ một chiếc bát để xin cơm nuôi thân, không giữ của cải, tiền bạc. Chuyên cầu xin lấy pháp xuất thế gian. Khất sĩ là kẻ đi xin ăn, xin đạo.
2) Phá ác: dùng trí tuệ chân chính để quan sát và phá trừ mọi tật ác, phiền não, chẳng sa đọa vào vòng ái kiến.
3) Bố Ma: Đã thụ giới, phép yết ma đã thành tựu, tức thời loài ma trông thấy phải sợ hãi.
Tăng : nguyên chữ là tăng già (tiếng Ấn Độ đọc là sangha), nghĩa là “hòa hợp chúng” : gồm 6 thứ hòa hợp gọi là lục hòa
1) Cùng chứng lý giải thoát , gọi là LÝ HÒA
2) Cùng chung ở với nhau là THÂN HÒA
3) Không cãi cọ là KHẨU HÒA
4) Đẹp lòng nhau là Ý HÒA
5) Cùng nhau tìm hiểu là KIẾN HÒA
6) Cùng chia sẻ với nhau là LỢI HÒA

Trong số 1250 vị ấy thì 3 anh em ông Ca Diếp và đồ chúng 1000 vị
Ông Xá Lợi Phất và Ông Mục Kiều Liên và các đồ đệ 200 vị
Bọn ông Xá Gia Tử 50 vị
Đều là những người, khi Phật mới thành đạo, được độ thoát trước tiên. Vì cảm thâm ân của Phật nên thường theo Phật.

KINH VĂN
Giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức
NGHĨA
Đều là những bậc Đại A La Hán, chúng đều quen biết

Đại A La Hán, tiếng Ấn đọc là Arhan, có 3 nghĩa:
1) “Ứng cúng”: người được cúng dường, đó là quả khất sĩ.
2) “Sát tặc”: diệt hết giặc phiền não, đó là quả Phá ác.
3) “Vô sinh”: không còn sinh tử nữa, đó là quả Bố ma.

Lại có 3 bậc A La Hán khác nhau:
1- Tuệ giải thoát.
2- Câu giải thoát.
3- Vô nghi giải thoát

Các vị A La Hán ở đây là vô nghi giải thoát cho nên gọi là Đại A La Hán.
Lại vì các vị đều là Pháp thân Đại sĩ (Bồ Tát đã chứng được pháp thân) thị hiện ra làm Thanh văn để chứng thực pháp tu Tịnh độ là một pháp bất khả tư nghị , cho nên gọi là Đại A La Hán.

Các vị theo Phật đi thuyết pháp, gọi là chuyển pháp luân (lăn bánh xe pháp). Làm lợi ích cho khắp cõi nhân, thiên cho nên được chúng đều quen biết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiều Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hi La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, Anan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, A Nâu Lâu Đà, như thị đẳng chư đại đệ tử.
NGHĨA
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiều Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hi La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, Anan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, A Nâu Lâu Đà, và các đại đệ thử khác cũng như thế nữa.

GIẢI NGHĨA
Tuổi cao, đức trọng đều tôn quí thì gọi là Trưởng lão. Cũng gọi là Tôn giả là người đáng tôn quí.

- Ngài Xá Lợi Phất (tiếng Ấn đọc Sariputra) trong hàng Thanh văn, ngài là người trí tuệ đệ nhất.
- Ngài Ma Ha Mục Kiều Liên (tiếng Ấn : Mahamoggallana) ngài là bậc : Thần thông đệ nhất.
- Ngài Ma Ha Ca Diếp (tiếng Ấn: Maha Kasyapa) thân ngài có ánh sáng vàng, được Phật truyền tâm ấn làm tổ Thiền tông thứ nhất. Ngài là bậc trì hạnh đầu đà đệ nhất.
- Ngài Ma Ha Ca Chiên Diên (tiếng Ấn: Maha Katyana) giòng dõi Bà La Môn, là bậc có tài nghị luận đệ nhất.
- Ngài Ma Ha Câu Hi La (tiếng Ấn : Maha Kansthila) là bậc có tài trả lời hay đệ nhất.
- Ngài Ly Bà Đa (tiếng Ấn: Revata)là bậc thiền định đệ nhất.
- Ngài Chu Lợi Bàn Đà Già (Ksudra- Panthaka) là người đần độn, chỉ nhớ nghĩa một bài kệ mà thành Alahan. Ngài là người nhớ nghĩa hay đệ nhất.
- Ngài Nan Đà (Nanda) em ruột của Phật, là người có dung mạo uy nghi đệ nhất.
- Ngài A Nan Đà (Ananda) em họ của Phật, là thị giả hầu Phật, ngài là bậc đa văn (nghe nhiều) đệ nhất
- Ngài La Hầu La (Rahula) là Thái tử của Phật, ngài là người có mật hạnh đệ nhất.
- Ngài Kiều Phạm Ba Đề (Gavampati) mồm nhai như con bò, vì tội ác khẩu kiếp trước còn sót lại, ngài là người được chư Thiên cúng dường đệ nhất.
- Ngài Tân Đầu Lư Phả La Đọa (Pindola Bharadvaja) Ngài ở lại thế gian rất lâu để hưởng cúng dường đời mạt pháp, giống như một thửa ruộng tốt để người đời trồng cây phúc. Ngài là bậc phúc điền đệ nhất.
- Ngài Ca Lưu Đà Di (Kalodayin) ngài là sứ giả của Phật, ngài giáo hóa được nhiều người đệ nhất.
- Ngài Ma Ha Kiếp Tân Na ( Maha Kapphina) là bậc xem sao đệ nhất.
- Ngài Bạc Câu La (Vakkula) ngài là bậc sống lâu, thọ mệnh đệ nhất.
- Ngài A Nâu Lâu Đà (Anirudha) em họ Phật, ngài có thiên nhãn trông xa đệ nhất.
Các ngài thường theo Phật luôn luôn nên gọi là Thường tùy chúng. Các ngài vốn là bậc Pháp thân đại sĩ, là bâc Bồ Tát đã chứng được Pháp thân, mà thị hiện ra làm Thanh văn, cho nên gọi các ngài là Ảnh hưởng chúng, là các vị tăng có ảnh hưởng đến đạo Phật.
Nay các ngài được nghe pháp tu Tịnh Độ là phép tu thu nhận được vô lượng công đức. Các ngài được lợi ích là: Phật đã bố thí cho các ngài hiểu được đệ nhất nghĩa đế trong giáo lý của Phật. Các ngài làm cho đường đạo tăng lên, đường đời giảm bớt, tự mình cải tạo cho đất nước mình thanh tịnh, giác ngộ, cho nên các ngài còn gọi là Đương cơ chúng, là các vị tăng có cơ đảm đương nổi việc Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

II – BỒ TÁT CHÚNG

KINH VĂN
Tinh chư Bồ Tát Ma Ha tát: Văn Thù Sư Lợi Pháp vương tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát , Thường Tinh Tiến Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát.

NGHĨA
Lại có các vị Bồ Tát là : Văn Thù Sư Lợi Pháp vương tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát , Thường Tinh Tiến Bồ Tát cùng nhiều vị Bồ Tát khác cũng như thế nữa.

Chữ Bồ Tát Ma Ha tát là tiếng Brahma ở Ấn Độ, (nguyên âm đọc là Boddhi Sattvaya Maha Sattvaya, đọc là Bồ đề tát đỏa bà gia, ma ha tát đỏa bà gia) nghĩa là “Đại đạo tâm thành tựu hữu tình” (Có tâm đạo lớn làm cho loài hữu tình được thành tựu). Đó là danh hiệu của người đã vận dụng được cả hai tâm : Bi và Trí, làm lợi lạc cho cả mình và người.

Phật là Pháp vương, Ngài Văn Thù Sư Lợi (tiếng Ấn : Manju-Siri, nghĩa là Diệu Cát Tường) Ngài nối nghiệp nhà của Phật nên được gọi là Pháp Vương Tử. Trong hàng Bồ Tát tăng, ngài là người có trí tuệ đệ nhất. Nếu chẳng là bậc có trí tuệ, dũng mãnh thì chẳng tài nào hiểu được và chứng được pháp môn Tịnh Độ này, cho nên ngài đứng đầu.
Ngài A Dật Đa (Ajita) nghĩa là Vô Năng Thắng. tên riêng của ngài Di Lạc Bồ Tát ( Maitreya). Ngài là bậc sẽ thành Phật sau đời Phật Thích Ca. Hiện bây giờ ngài ở ngôi Đẳng Giác (Bồ Tát thập địa). Ngài lấy việc làm cho đất nước mình trở nên trong sạch, trang nghiêm, giác ngộ làm việc thiết yếu, cho nên ngài đứng thứ nhì.
Ngài Càn Đà Ha Đề ( Gandhahastin) nghĩa là Bất Hưu Tức (Chẳng ngừng nghỉ) vì ngài là người tu hành mãi mãi, chẳng ngừng nghỉ.
Ngài Thường Tinh Tiến là một vị Bồ Tát thường làm lợi ích cả cho mình và người mà không hề mệt mỏi.

Các vị này đều là các vị Bồ Tát ở ngôi rất cao, các ngài đều quyết chí cầu sinh Tịnh Độ. Vì các ngài mong được thấy Phật luôn luôn chẳng rời, mong được thân cận cúng dường chúng tăng luôn luôn chẳng rời, có như thế mới mau chóng viên mãn tâm Bồ Đề của mình.
(Pháp tu Tịnh Độ, về phần sự là một nhân duyên lớn lao, về phần lý là một phép tu bí mật tạng, chớ nên bỏ qua).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

III – THIÊN NHÂN CHÚNG

KINH VĂN
Cập Thích đề hoàn nhân đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu.

Nghĩa:
Cả vua Đế Thích và các vua khác cùng với các đấng trên các cõi trời và các cõi khác đông không xiết kể, cùng đến dự hội.

Thích đề hoàn nhân: (tiếng Phạn : Sakra Devanm Indra) tức Thiên chúa, vua cõi trời Đao Lợi, trên đỉnh núi Tu Di cao nhất thế giới.

Đẳng : là gồm cả thượng đẳng và hạ đẳng. Tức các vị vua dưới cõi trời Đế Thích và các vị vua trên cõi trời Đế Thích. Dưới vua Đế Thích có Tứ Thiên Vương, 4 cõi trời ở lưng chừng núi Tu Di. Trên vua Đế Thích, trụ ở hư không, có 4 cõi trời dục giới (Giạ Ma, Đâu Xuất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại), 18 cõi Sắc giới, và 4 cõi Vô Sắc giới. Tổng cộng 28 cõi trời.

Đại chúng câu: là tóm tắt hết tất cả các giới ở khắp mười phương : tám bộ quỉ thần, A Tu La, Nhân, Phi nhân v.v… không ai không đến dự hội nói pháp này. Không ai không được thu hút vào pháp môn tu Tịnh Độ (Vì pháp môn này rất rộng lớn nên mới màu nhiệm được như thế).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

II – BIỆT TỰ

Từ đây là phần Biệt tự, hay phát khởi tự.
Phép tu Tịnh Độ là pháp môn mầu nhiệm, chẳng thể nghĩ bàn cho nên không có ai biết mà hỏi, tự Phật phải nói ra. Phật nói cho biết trên cái thế giới kia ( Y báo ) và nhân vật ở thế giới kia ( Chính báo) để phát khởi cái tâm tín nguyện của con người. Lại nữa trí tuệ Phật soi thấy căn có chúng sinh không sai lầm . Phật thấy rõ tất cả đại chúng đây, ai cũng có cơ được nghe phép tu Tịnh độ này, ít ra cũng được 1 trong 4 lợi ích :
1) Nghe rồi toàn thân sung sướng, vui mừng
2) Nghe rồi sinh tâm thích làm thiện
3) Nghe rồi chừa bỏ hết tội ác, tật xấu.
4) Nghe rồi hiểu thấu lý Thực Tướng.
Vì lẽ ấy mà Phật chẳng đợi ai hỏi mà Phật tự nói ra phép tu Tịnh Độ này. Cũng như trong kinh Phạm Võng, nào ai biết vị hiệu của Phật là gì mà hỏi. cũng là tự Phật nói ra rằng “Chính vị hiệu của ta là Lô Xá Na (Rocana)”.
Ngài Trí Giả xếp đoạn kinh này vào phần Phát khởi tự.

KINH VĂN
Nhĩ thời Phật cáo trưởng lão Xá Lợi Phất ! Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật A Di Đà kim hiện tại thuyết pháp.

NGHĨA
Bấy giờ Phật bảo ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất rằng :” Từ đây đi về phía Tây , trải qua mười muôn ức Phật độ có một thế giới gọi là Cực Lạc. Cõi ấy có Phật hiệu A Di Đà hiện đang thuyết pháp.

Pháp tu Tịnh độ là pháp môn thu nhiếp cả ba hạng người :thượng căn, trung căn, hạ căn, là một pháp môn viên dung tuyệt đối, bất khả tư nghị. Pháp môn này thu được tất cả, vượt được tất cả các pháp môn khác, xưa nay chưa thấy nói rõ được như thế. Một pháp môn rất sâu, rất khó tin cho nên đặc biệt bảo cho người đại trí tuệ. Vì chẳng phải người trí tuệ nhất thì chẳng tài nào hiểu ngay được, mà không nghi ngờ. (Đủ thấy người trí tuệ mới tu được, người ngu hèn cũng tu được, thực là hai việc lạ bất khả tư nghị)

Hai chữ Tây Phương, Phật bảo đi tắt ngang thẳng về phía Tây, là chỗ hiện đương có cõi Tịnh độ ngay lúc ấy.
Chữ ức ở đây là một vạn. Vậy 10 vạn ức là một ngàn triệu (tức một tỷ)
Chữ Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ, có một tỷ thái dương hệ. trong kinh Phật gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Nay hãy nói thế nào là một Phật độ (hay một tam thiên đại thiên thế giới ). Ta lấy thí dụ quả đất ta đang ở đây. Ta nói quả đất có một núi tu di cao nhất, 4 bên Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi bên là một châu , chung quanh có thiết vi bao bọc. Châu nào cũng ở dưới một mặt trời, một mặt trăng soi vào. Mỗi châu là một thiên hạ. Quả đất có 4 thiên hạ. cho nên gọi là quả “tứ thiên hạ”. Một nghìn quả tứ thiên hạ gọi là một “tiểu thiên thế giới”, Một nghìn “tiểu thiên thế giới” gọi là một “ trung thiên thế giới”, Một nghìn “trung thiên thế giới” gọi là một “Đại thiên thế giới “. Vậy chữ “Tam thiên” ở đây có nghĩa là nhân ba lần một nghìn chứ không phải là ba nghìn. Nay Phật lại bảo phải đi qua 10 vạn ức Phật độ như thế về phía Tây, đến đấy là Thế giới Cực Lạc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách