KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

13- Quán Xen Về Phật và Bồ Tát (Tạp Tưởng Quán)
Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy:
- Nếu kẻ nào chí tâm muốn sanh về Tây Phương, trước nên quán thân Phật A Mi Đà cao một trượng sáu đứng trên bờ ao thất bảo.
Như trước đã nói, thân Phật Vô Lượng Thọ rộng lớn vô biên, tâm lực của phàm phu khó nổi quán cho khắp được. Tuy nhiên, nhờ đức Như Lai kia có túc nguyện lực, nên nếu chí tâm quán tưởng tất sẽ được thành tựu. Chúng sanh chỉ tưởng hình tượng Phật còn được vô lượng phước, huống chi quán đầy đủ thân tướng của Như Lai? Phật A Mi Đà có sức thần thông như ý, biến hiện tự tại khắp các cõi ở mười phương, hoặc hiện thân lớn đầy cả hư không, hoặc hiện thân nhỏ cao một trượng sáu, hay tám thước. Những thân hóa hiện đều là sắc chân kim. Còn tướng viên quang, Hóa Phật cùng hoa sen báu, như trước đã tả.
Về thân lượng của hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, ở khắp tất cả chỗ, nên quán đồng như thân của các bậc thượng thiện nhơn. Hành giả chỉ cần phân biệt sự sai khác của tướng đầu để biết đó là Bồ Tát Quán Thế Âm hay Đại Thế Chí. Hai vị đại sĩ này thường phụ trợ Phật A Mi Đà, giáo hóa tất cả chúng sanh.
Đây là môn tạp tưởng quán, thuộc về phép quán thứ mười ba.
GIẢNG
Trước đức Phật đã tả thân lượng của Tây Phương tam thánh rộng rãi vô biên, tướng nhiệm mầu không thể kể xiết! Nhưng vì thương xót chúng sanh ở cõi này tâm lượng phần nhiều kém nhỏ, khó nổi quán chân thân của ba vị đại thánh, nên đức Như Lai lại tùy cơ mà nói ra quán cảnh này. Bởi Phật A Mi Đà thần thông tự tại, tùy nơi mà biến hiện lớn nhỏ, nên quán thân cao một trượng sáu cũng gọi là thấy sắc thân của Phật. Và khi quán thân Phật nhỏ, tất phải tưởng thân của hai vị Bồ Tát thị giả cũng nhỏ đồng như thân ba mươi hai tướng của các bậc thượng thiện nhơn. "Phân biệt sự sai khác của tướng đầu," là nơi thiên quan của đức Quán Thế Âm có hình Hóa Phật đứng, thiên quan của đức Đại Thế Chí có bình báu chiếu ánh quang minh.
Nếu quán cảnh này thành, hành giả có thể thấy sắc thân của Tây Phương tam thánh lớn hơn tùy theo tâm lượng. Từ môn Nhật quán đến môn Tạp tưởng Quán này đã thuyết minh xong phần đức Thế Tôn đáp ứng lời thỉnh vấn "dạy về phép tư duy và chánh thọ" của bà Vi Đề Hy. Có lời kể tổng tán rằng:
Trước dạy Nhật quán trừ hôn ám
Tưởng nước thành băng để định tâm
Dưới đất bảo tràng châu sáng rỡ
Trên không thiên nhạc pháp thâm trầm.
Mây, lọng, thần quang muôn ức đạo
Cây ngọc hoa quỳnh sanh trái báu
Ao Vàng nước đức chảy trong hoa
Lầu xinh các lạ nghìn kỳ xảo
Hoa tòa mầu nhiệm đẹp vô cùng
Bảo trụ mành châu ánh vạn trùng
In bóng mười phương nhiều Phật sự
Trang nghiêm dường thể Dạ Ma cung.
Không lường tướng hảo ngợi Mi Đà
Tay báu Quan Âm cứu ái hà
Thế Chí thần uy hay chấn động
Huệ quang soi khắp cõi hằng sa.
Cực Lạc sanh về tưởng thấy mình
Ngồi trong hoa báu định tâm tình
Cánh sen tưởng khép rồi tươi nở
Soi đến trăm màu ánh tịnh minh.
Vì đâu Điều Ngự động ai lân?
Cảnh tướng chân thân khó vạn phần!
Trượng sáu mở bày môn tiệm quán
Bên bờ ao báu tưởng kim thân!


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

14- Quán Sanh Về Thượng Phẩm (Thượng Phẩm Sanh Quán)
Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: "Thượng phẩm thượng sanh là thế nào? Nếu chúng sanh muốn sanh về cõi kia, nên phát ba thứ tâm, là tâm chí thành, tâm sâu thiết, tâm hồi hướng phát nguyện, tất sẽ được vãng sanh. Lại có ba hạng hữu tình được sanh về Cực Lạc: Một là hạng có lòng xót thương, không giết hại, giữ tròn các giới hạnh. Hai là hạng đọc tụng kinh điển Phương Đẳng đại thừa. Ba là hạng tu hành lục niệm, hồi hướng phát nguyện sanh về An Dưỡng. Nếu đủ các công đức như thế, từ một ngày cho đến bảy ngày, liền được vãng sanh.
Do kẻ ấy tinh tấn dõng mãnh, nên lúc vãng sanh Phật A Mi Đà cùng hai Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Thanh Văn Tỳ Kheo đại chúng, vô lượng chư thiên và cung điện thất bảo đều hiện đến. Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát bưng đài kim cang, cùng Đại Thế Chí Bồ Tát tới trước hành giả. Phật A Mi Đà phóng đại quang minh chiếu đến thân người vãng sanh, rồi cùng chư Bồ Tát đồng đưa tay tiếp dẫn. Hai vị Đại thánh Quan Thế Âm, Đại Thế Chí lại cùng vô số Bồ Tát đồng thanh khen ngợi, khuyến tấn. Hành giả mục kích cảnh ấy rồi, sanh tâm vui mừng khấp khởi, tự thấy mình ngồi trên đài kim cang, theo sau Phật và Thánh Chúng, trong khoảng khảy ngón tay, sanh về Cực Lạc.
Khi đã sanh về cõi kia, lại thấy kim thân của Phật đầy đủ các tướng, chư Bồ Tát sắc tướng cũng cụ túc trang nghiêm; các ánh sáng và rừng báu đều thuyết pháp mầu. Hành giả nghe xong, liền ngộ vô sanh pháp nhẫn, trong giây phút thừa sự chư Phật khắp mười phương, được thọ ký trước chư Phật, rồi trở về bản quốc, chứng vô lượng trăm ngàn môn Đà La Ni. Đây gọi là thượng phẩm thượng sanh.

GIẢNG
Về tâm chí thành, "chí" là chơn, "thành" là thật. Đây ý nói người muốn vãng sanh, điểm cần yếu là ba nghiệp thân, miệng, ý, trong khi tu, đều phải từ nơi tâm chân thật mà phát ra, không nên bề ngoài hiện tướng tinh tấn hiền lành, bên trong lại ẩn niệm lơ là giả dối. Nếu đem tâm hư ngụy cẩu thả mà tu, thì dù ngày đêm hành trì bất tuyệt, trạng như lửa đốt đầu, chung qui cũng là hạnh tạp độc. Lại sự chân thật có hai, là tự lợi chân thật và lợi tha chân thật. Tự lợi chân thật là tâm không còn mảy may tham luyến phước báu ngũ dục cõi người cõi trời, ở đời này hoặc đời sau, chỉ tha thiết nguyện sanh về Tây Phương. Trong khi thân lễ Phật, miệng tụng niệm, ý quán tưởng, cùng tu các hạnh lành, đều phải cung kính chí thành. Lợi tha chân thật là thành thật khen ngợi công đức y chánh ở Cực Lạc, khuyên người tinh tấn tu hành, thấy ai làm được việc lành nhỏ mọn cũng sanh tâm tùy hỉ.
Tâm sâu thiết, tức lòng tin hiểu sâu. Tâm này cũng có hai:
Hành giả phải tin hiểu sâu chắc mình là kẻ phàm phu tội chướng, từ kiếp vô thỉ đến nay mãi trôi chìm trong vòng lục đạo, gây nên nghiệp ác không lường.
Phải tin sâu rằng Phật A Mi Đà có nguyện lực rộng lớn, nếu chúng sanh nào thành tâm hệ niệm quy hướng, thì dù có bao nhiêu tội chướng, cũng quyết định sẽ được tiếp dẫn vãng sanh.
Tâm hồi hướng phát nguyện là hành giả tu bao nhiêu công đức lành, dù là một chút mảy may nhỏ ít, cũng đều đem hồi hướng cầu sanh về Tây Phương, không một niệm cầu phước báu nhơn thiên chi khác. Phải biết sự an vui nghiêm tịnh ở Cực Lạc còn vượt hơn tam giới rất xa, và được sanh về Cực Lạc thì bao nhiêu hạnh nguyện độ mình, độ người đều sẽ thành tựu một cách chắc chắn.
"Lục niệm" là: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên. Đây là sáu niệm của đại thừa, riêng về niệm Thiên tức là nhớ giữ mười nghiệp lành, chớ không phải niệm cầu sanh về cõi trời. Câu "nếu đủ công đức như thế từ một ngày cho đến bảy ngày", thuyết minh ảnh hưởng của Bồ Tát hạnh lớn lao vô cùng, chỉ một niệm còn có thể làm Phật chủng, huống chi từ một ngày đến bảy ngày ư?
Đà la ni, Trung Hoa dịch là Tổng trì, có nghĩa hay giữ pháp lành, ngăn pháp ác; đây là chỉ cho sự thông đạt vô lượng pháp môn.
(35)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thượng phẩm trung sanh là thế nào? Có chúng sanh tuy không thọ trì kinh Phương Đẳng, nhưng khéo hiểu nghĩa thú, đối với đệ nhất nghĩa tâm không kinh động, tin sâu lý nhân quả, không phỉ báng pháp đại thừa. Nếu hành giả đem công đức này niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực Lạc, thì khi lâm chung Tây Phương tam thánh cùng vô lượng đại chúng quyến thuộc bưng đài tử kim, hiện đến trước mặt khen rằng: "Pháp tử! Ngươi tu đại thừa, hiểu đệ nhất nghĩa, nên nay ta đến tiếp nghinh. Liền đó đức Vô Lượng Thọ Thế Tôn cùng với một ngàn Hóa Phật đồng thời đưa tay xuống tiếp dẫn. Bấy giờ hành giả tự thấy mình ngồi trên đài tử kim, chắp tay khen ngợi chư Phật, rồi trong khoảng một niệm liền sanh về nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc.
Đài tử kim ấy như hoa báu lớn, trải một đêm liền nở. Bấy giờ hành giả thân sắc tử kim, dưới chơn lại có hoa sen thất bảo, được Phật và Bồ Tát đồng thời phóng quang soi đến mình, mắt liền mở sáng. Do túc tập trước kia, lúc đó tự nghe các âm thanh khắp nơi đều nói thuần là pháp đệ nhất nghĩa đế rất thâm mầu. Nghe xong, liền bước xuống kim đài lễ Phật và chắp tay khen ngợi đức Thế Tôn. Trải qua bảy ngày, liền được không thối chuyển nơi quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, có thể tự tại bay đi khắp mười phương thừa sự chư Phật, tu các môn tam muội. Như thế qua một tiểu kiếp, chứng được vô sanh nhẫn và mong chư Phật thọ ký. Đây là cảnh thượng phẩm trung sanh.

GIẢNG
Hiểu đệ nhất nghĩa là rõ suốt các pháp thảy đều vắng lặng; đây là lý duyên khởi không tự tánh, vì nó tuyệt đối, vượt hơn các pháp, nên gọi "đệ nhất." "Tâm không kinh động", là bậc khéo hiểu nghĩa không của đại thừa, tuy nghe nói những đạo lý: tất cả pháp đều không, sanh tử niết bàn vẫn không, phàm thánh mê ngộ cũng không, cảnh lục đạo của thế gian và vị tam hiền thập thánh của xuất thế nguyên đồng thể tánh, lòng vẫn thản nhiên, không nghi trệ. "Tin sâu lý nhân quả" là rõ biết các pháp tuy không, song nhân quả lành dữ không mảy may sai lạc. Hiểu như thế mới gọi là không phỉ báng pháp đại thừa.
Bậc có tín giải đại thừa nếu chẳng nguyện về Tây Phương thì cũng còn ở trong vòng luân chuyển, khó bảo đảm không thối thất, nên đức Thế Tôn khuyên hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Bảy ngày và một tiểu kiếp trên đây, theo lời bình giải của các cổ đức, là ước về thời gian ở cõi Ta Bà chớ không phải Cực Lạc. Như thế thì bảy ngày chỉ là một khoảnh khắc ở Cực Lạc mà thôi.
(37)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thượng phẩm hạ sanh là thế nào? - Có chúng sanh tuy cũng tin nhân quả, không báng đại thừa, nhưng chỉ phát tâm cầu đạo vô thượng, rồi đem công đức ấy niệm Phật nguyện về Cực Lạc. Hành giả ấy khi lâm chung được Phật A Mi Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí cùng chư Bồ Tát cầm hoa sen vàng, hóa hiện năm trăm vị Phật đến nghinh tiếp. Lúc đó năm trăm Hóa Phật đồng thời đưa tay xuống và khen rằng: "Pháp tử! Ngươi nay thanh tịnh, phát vô thượng đạo tâm, nên ta đến rước ngươi."
Khi hành giả mục kích cảnh ấy rồi, liền thấy mình ngồi nơi hoa sen vàng, ngồi xong cánh hoa khép lại, theo sau đức Thế Tôn sanh về ao thất bảo. Như thế trải qua một ngày đêm, hoa sen nở ra, bảy hôm sau mới được thấy Phật. Nhưng tuy thấy Phật, đối với các tướng hảo tâm còn chưa rõ ràng, đợi qua hai mươi mốt ngày, mới nhận được minh bạch. Bấy giờ người vãng sanh nghe các âm thanh đều tuyên pháp mầu, bay dạo mười phương cúng dường chư Phật, và được nghe pháp thậm thâm trước các đức Thế Tôn. Trải qua ba tiểu kiếp như thế, được bách pháp minh môn, trụ sơ hoan hỷ địa. Đây là cảnh thượng phẩm hạ sanh.
Trên đây là môn tưởng thượng bối vãng sanh, thuộc về phép quán thứ mười bốn.

GIẢNG
Câu "tuy cũng tin nhân quả", chỉ cho lòng tin còn chưa được sâu. Cũng bởi chưa tin sâu nhân quả khổ vui, nên lòng lành thường thối, niệm ác hằng sanh. Nếu kẻ đã hiểu sâu sự khổ luân hồi, thì đối với các tội nghiệp không còn tái phạm. Và đã tin sâu cảnh vui tịnh độ tất khi phát tâm tu không còn lui sụt biếng lười. Câu "không báng đại thừa" là nói lòng tin tuy có gián đoạn, song đối với pháp đại thừa không còn nghi báng; nếu quả có tâm nghi báng thì dù ngàn Phật hiện thân, cũng không thể cứu độ. Câu "ngươi nay thanh tịnh" chỉ cho tội chướng của hành giả đã được tiêu trừ.
Các điều lành tin lý nhân quả, không báng đại thừa, tuy dường như vô công song nhờ hành giả phát tâm niệm chán khổ, ưa cảnh giới chư Phật, muốn mau thành tựu nguyện đại bi để cứu độ chúng hữu tình, nên mới được vãng sanh. Đây chính là tâm vô thượng bồ đề vậy.
Được Bách pháp minh môn là thế nào? - Kinh Hoa Nghiêm nói: "Bậc Sơ địa Bồ Tát trong khoảng sát na, chứng một trăm môn tam muội, thấy được một trăm đức Phật, sức thần thông có thể đi qua và làm chấn động một trăm Phật sát, ánh sáng soi khắp một trăm Phật độ, thành tựu chắc chắn được một trăm chúng sanh, biết quá khứ vị lai trăm ức kiếp, hay vào trăm pháp môn và hóa thân trong trăm cõi. Lại bậc Bồ Tát này mỗi mỗi hóa thân đều có một trăm Bồ Tát trang nghiêm làm quyến thuộc." Sơ Hoan hỷ địa tức là Sơ Địa, vì khi Bồ Tát chứng được ngôi này tâm rất vui mừng, nên gọi là hoan hỷ. Có lời khen rằng:
Thượng bối nguyên là bậc lợi căn,
Cầu sanh cõi tịnh tuyệt tham, sân.
Công tu sai khác thành ba phẩm,
Ngôi vị đồng chung bậc thượng nhân.
Một đến bảy ngày chuyên tịnh niệm,
Tăng cùng tục khách thoát phù trần.
Mừng duyên phước gặp môn mầu nhiệm!
Sớm chứng chơn thường diệu pháp thân.
(38)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

15- Quán Sanh Về Trung Phẩm (Trung Phẩm Sanh Quán)
Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: Trung phẩm thượng sanh là thế nào? Nếu chúng sanh thọ trì ngũ giới, giữ bát quan trai, hoặc tu các giới khác, không tạo tội ngũ nghịch và các điều lỗi lầm, rồi đem căn lành ấy hồi hướng cầu sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây. Chúng sanh đó khi lâm chung, được Phật A Mi Đà cùng các Tỳ khưu quyến thuộc vi nhiễu, phóng kim quang soi đến mình, thuyết các pháp khổ, không, vô thường, vô ngã, cùng khen ngợi hạnh xuất gia thoát khổ. Mục kích cảnh ấy, hành giả sanh tâm vui mừng, tự thấy mình ngồi trên đài sen, vội quì gối chắp tay cúi xuống lễ Phật. Lúc chưa ngước mặt lên, đã sanh về thế giới Cực Lạc.
Sau khi vãng sanh, vừa lúc hoa sen nở ra, hành giả nghe các âm thanh khen ngợi pháp tứ đế, liền chứng quả A La Hán, đầy đủ tam minh, lục thông và bát giải thoát. Đây là cảnh trung phẩm thượng sanh.

GIẢNG
Trên đây là cảnh giới vãng sanh của hạng tiểu căn, nên hành giả chỉ thấy Phật và chúng Thanh Văn, không thấy chư Bồ Tát.
A La Hán, Trung Hoa dịch là Vô sanh, vì bậc này hoặc nghiệp đã tiêu trừ, không còn phải thọ thân sau nữa.
Tam minh: Túc mạng minh, Lậu tận minh và Thiên nhãn minh; vì đối với quá khứ, hiện tại, vị lai đều thấu suốt, nên gọi là "minh."
Lục thông: Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc mạng, Như ý và Lậu tận; vì với cả sáu môn này không còn bị ủng trệ, nên gọi là "thông."
Bát giải thoát cũng gọi Bát bội xả; là:
Nội hữu sắc ngoại quán.
Nội vô sắc ngoại quán.
Duyên tịnh bội xả.
Không xứ bội xả.
Thức xứ bội xả.
Vô sở hữu xứ bội xả.
Phi phi tưởng xứ bội xả.
Diệt thọ tưởng bội xả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trung phẩm trung sanh là thế nào? Nếu chúng sanh giữ chín chắn giới bát quan trai hoặc giới Sa Di hay giới Cụ Túc trong một ngày đêm, các oai nghi đều toàn vẹn, đem công đức huân tu giới hương đó hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Khi lâm chung, hành giả này thấy Phật A Mi Đà cùng quyến thuộc cầm hoa sen thất bảo phóng kim quang hiện đến trước mặt mình. Bấy giờ đương nhơn nghe giữa hư không có tiếng khen rằng: "Lành thay thiện nhơn! Ngươi đã biết thuận theo lời dạy của chư Phật ba đời mà tu tập, nên nay ta đến rước ngươi. Khi đó hành giả thấy mình ngồi nơi hoa sen, cánh hoa khép lại, liền được sanh về bảo trì ở cõi Cực Lạc.
Qua bảy ngày hoa sen nở ra, hành giả chắp tay khen ngợi Phật, được nghe pháp diệu, sanh tâm hoan hỷ, liền chứng quả Tu Đà Hoàn, và nửa kiếp sau mới chứng quả A La Hán. Đây là cảnh trung phẩm trung sanh.

GIẢNG
Trên đây là cảnh giới vãng sanh của hạng phàm phu thuộc về tiểu thừa hạ thiện. Muốn được vãng sanh hành giả phải giữ oai nghi và một trong ba giới ít nhứt là khoảng một ngày đêm cho thanh tịnh, đừng để khuyết phạm. Trong một ngày đêm nếu phạm giới khinh, kể như đã phạm trọng tội, sự vãng sanh khó thành.
"Giới hương" là người giữ giới thanh tịnh, có đức hạnh tiếng tốt lan xa, ví như mùi hương.
"Được nghe pháp diệu" chính là nghe pháp tứ đế và khổ, không, vô thường, vô ngã. Tứ đế là khổ, tập, diệt, đạo; khổ, tập thuộc về nhân quả thế gian, diệt đạo thuộc về nhân quả xuất thế.
Tu Đà Hoàn, Trung Hoa dịch là Nhập lưu hay Nghịch lưu. Nhập lưu là vào dòng thánh, Nghịch lưu có nghĩa: ngược dòng sanh tư luân hồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

.
Trung phẩm hạ sanh là thế nào? - Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn hiếu dưỡng cha mẹ, tu hạnh nhân từ theo thế gian, khi lâm chung gặp thiện tri thức giảng cho nghe về sự vui nơi cõi Phật A Mi Đà và bốn mươi tám đại nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng. Kẻ ấy nghe xong hoan hỷ niệm Phật mà qua đời, thần thức liền được sanh ngay về Tây Phương Cực Lạc thế giới, lẹ như khoảng co duỗi cánh tay của người tráng sĩ.
Qua bảy ngày sau, hành giả được gặp Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, nghe pháp nhiệm mầu, sanh tâm vui đẹp, được quả Tu Đà Hoàn, sau một tiểu kiếp mới chứng quả A La Hán. Đây là cảnh trung phẩm hạ sanh.

GIẢNG
Môn tưởng này gọi là trung bối vãng sanh, thuộc về phép quán thứ mười lăm.
Hạnh nhân từ theo thế gian, tức là hạnh bác ái, thường bố thí, an ủi, giúp đỡ mọi người; nhà Nho gọi là "suy ái cập vật."
Trong chánh văn không nói hoa nở, là hàm ý: vì còn tùy theo niệm tinh tấn ít nhiều của người vãng sanh, mà hoa nở có sớm hay muộn.
Ba cảnh vãng sanh trên đây đều thuộc về trung phẩm của hạng trung căn nên gọi là trung bối vãng sanh. Có lời khen rằng:
Trung bối căn lành thuộc bậc trung,
Giữ tròn nghi giới một ngày đêm.
Phước lành hiếu thuận tâm hằng nguyện
Nhân đẹp từ bi hạnh giúp thêm.
Ánh ngọc bảo trì về đến cảnh,
Sen vàng kim các bước lên thềm.
Bảy hôm hoa nở, lòng cùng nở,
Lòng nở bừng trong tiếng pháp âm.
(40)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

16- Quán Sanh Về Hạ Phẩm (Hạ Phẩm Sanh Quán)
Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: Hạ phẩm thượng sanh là thế nào? - Hoặc có chúng sanh ngu tối, tuy không phỉ báng kinh điển Phương Đẳng, nhưng tạo nhiều nghiệp ác không biết hổ thẹn, kẻ ấy khi lâm chung gặp thiện tri thức nói cho nghe danh đề của mười hai loại kinh đại thừa, liền được trừ diệt nghiệp ác rất nặng trong một ngàn kiếp. Bậc tri thức lại bảo phải chắp tay niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật"; do đương nhơn thành tâm xưng danh hiệu Phật, nên tiêu trừ tội trong năm mươi ức kiếp sanh tử. Ngay lúc ấy đức Vô Lượng Thọ Như Lai cảm biết, liền sai Hóa Phật, Hóa Quán Âm và Hóa Thế Chí hiện đến trước hành giả khen rằng: "Lành thay thiện nhơn! Người đã xưng danh hiệu Phật, nên các tội tiêu diệt, ta đến đây để rước ngươi."
Bấy giờ hành giả thấy ánh sáng của Hóa Phật đầy khắp nhà mình, trong lòng vui mừng, liền xả thọ, ngồi trên hoa sen báu theo Hóa Phật sanh về ao thất bảo. Sau khi vãng sanh trải qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở. Vừa lúc hoa nở, Đại Bi Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí phóng ánh sáng lớn, trụ trước người ấy, giảng thuyết cho nghe nghĩa lý thâm diệu của mười hai loại kinh. Đương nhơn nghe rồi tin hiểu, phát tâm vô thượng bồ đề, trải qua mười hai tiểu kiếp, thành tựu bách pháp minh môn, được vào Sơ địa. Đây là cảnh hạ phẩm thượng sanh.

GIẢNG
"Tạo nhiều nghiệp ác", ý nói không phải thuộc về nghiệp cực ác.
"Không phỉ báng kinh điển Phương Đẳng", là còn có lòng chánh tín.
Mười hai loại kinh là: Khế kinh, Trùng tụng, Thọ ký, Phúng tụng, Cô khởi, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sanh, Bản sự, Phương quảng, Vị tằng hữu và Luận nghị. Đây cũng gọi là mười hai phần giáo.
Theo bản Cao Ly, có nói đủ về việc nghe danh hiệu Phật, Pháp, Tăng; bản này chỉ lược thuyết Phật và Pháp mà thôi. Ba phẩm trung ở đoạn trước vì muốn thuyết minh nhân quả của thượng thiện, hạ thiện thuộc tiểu thừa và thượng thiện thuộc thế gian, nên mới nói về tiểu quả; kỳ thật trung phẩm cũng lần lượt vào đại thừa và chứng trước hạ phẩm.
Hỏi: - Tại sao nghe danh đề của mười hai loại kinh đại thừa chỉ trừ tội trong ngàn kiếp, mà chỉ xưng niệm câu hồng danh lại được tiêu tội đến năm mươi ức kiếp?
Đáp: - Người tạo nghiệp bị chướng nặng, gia dĩ lúc lâm chung sự khổ bức bách, nghe tên nhiều loại kinh tâm do phù tán, nên sức diệt tội phải kém. Còn danh hiệu Phật chỉ là một, đương nhơn do nhiếp tâm chuyên chú, gây thành tác dụng mạnh, nên diệt tội được nhiều.
(41)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hạ phẩm trung sanh là thế nào? - Hoặc có chúng sanh ngu tối hủy phạm ngũ giới, bát giới, giới cụ túc, trộm của tăng kỳ và vật hiện tiền tăng, bất tịnh thuyết pháp, lòng không hổ thẹn, dùng các nghiệp ác để tự trang nghiêm. Kẻ tạo tội chướng như thế, tất phải bị đọa vào địa ngục, nên lúc lâm chung các tướng lửa của địa ngục đồng thời hiện ra. Nhưng người này may mắn được gặp thiện tri thức giảng nói cho nghe về oai đức thập lực, sức thần thông quang minh của Phật A Mi Đà, cùng những pháp: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Đương nhơn nghe xong sanh lòng tín trọng nên trừ diệt tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử, lửa dữ địa ngục hóa thành gió mát thổi các hoa trời, trên hoa có Hóa Phật và Hóa Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn, trong khoảng một niệm liền được sanh về hoa sen nơi ao thất bảo.
Sau khi vãng sanh, trải qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Vừa lúc hoa nở, Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí hiện đến, dùng tiếng phạm âm an ủi và vì giảng thuyết pháp thậm thâm của đại thừa. Hành giả nghe xong, liền phát đạo tâm vô thượng. Đây là cảnh hạ phẩm trung sanh.

GIẢNG
Trên đây nói phạm ngũ giới cho đến Cụ Túc chỉ là lược thuyết, trong ấy đã bao trùm có giới Sa Di.
Tăng kỳ, Trung Hoa dịch là Đại chúng, tức của thường trụ, có hai:
Thường trụ thường trụ, như chùa chiền, ruộng đất, thuộc về bất động sản.
Thập phương thường trụ, như lúc gạo, thức ăn, có thể cúng dường chung cho chư tăng mười phương.
Vật hiện tiền tăng cũng có hai:
Hiện tiền hiện tiền, tức là vật riêng hay phần chia riêng của chư Tăng.
Thập phương hiện tiền, tức là của tác pháp phổ thí.
Bất tịnh thuyết pháp là thuyết pháp với dụng tâm không trong sạch, mục đích mưu cầu danh vọng, sự cúng dường. "Dùng các nghiệp ác để tự trang nghiêm" ý nói nghiệp ác dẫy đầy, người thấy đều khinh chán.
Thập lực là mười trí lực của Phật, gồm có: Thị xứ phi xứ lực, Nghiệp trí lực, Định lực, Căn lực, Dục lực, Tánh lực, Chí xứ đạo lực, Túc mạng lực, Thiên nhãn lực và Lậu tận lực. Năm phần: Giới, Định, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến, ba pháp trước có thể suy danh để hiểu, còn phần thứ tư, tu nhân cảm quả gọi là Giải thoát, và sau khi đắc quả khởi ra trí dụng tự tại, gọi là Giải thoát tri kiến.
Vì cảnh tùy tâm chuyển, người ác nghe công đức của Phật sanh niệm tín trọng, nên chuyển ác thành thiện; các tướng lửa như: vạc dầu, nước đồng sôi, thiết trụ, thiết hoàn, hỏa luân, hỏa xa, đều biến thành gió mát, hoa trời, được Phật Bồ Tát hóa thân đến tiếp dẫn. Đây là thuyết minh sức diệu dụng biến hiện của tự tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hạ phẩm hạ sanh là thế nào? - Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hữu lại bảo: "Nếu ông không thể tưởng đức Phật kia, thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật" tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm." Hành giả vâng lời. Và do nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Như thế mãn mười hai Đại kiếp hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hai vị đại sĩ Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng đại bi vì hành giả nói rộng về thật tướng của các pháp và cách trừ diệt tội chướng. Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền phát lòng vô thượng bồ đề. Đây là cảnh hạ phẩm hạ sanh.
Môn tưởng trên gọi là hạ bối vãng sanh, thuộc về pháp quán thứ mười sáu.

GIẢNG
Tội ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sự hòa hợp của chư Tăng, và làm cho thân Phật ra máu. Vì năm tội này trái ân phụ đức, nên gọi là "nghịch." Thập ác là ba nghiệp dữ của thân, bốn nghiệp dữ của miệng, và ba nghiệp dữ của ý; tất cả ác nghiệp đều nhiếp về mười điều này.
"Mười niệm", ước về số ít là mười câu, nhiều là mười hơi.
Hỏi: - Theo kinh Vô Lượng Thọ, ở đoạn bốn mươi tám điều đại nguyện, có câu "duy trừ những người tạo ngũ nghịch và báng chánh pháp, ngoài ra đều được vãng sanh." Nay trong chương Hạ phẩm hạ sanh của Quán kinh đây lại nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch, không thâu kẻ báng chánh pháp là ý thế nào?
Đáp: - Việc ấy nên hiểu theo nghĩa ức chỉ môn, tức là lời nói ngăn đón trong Phật pháp. Bởi người đã tạo tội ngũ nghịch tất nghiệp chướng rất nặng nề, khó hồi tâm hướng về chánh pháp, nên đức Như Lai mới nói lời rào đón trước, để cho kẻ ấy được dễ dàng trong sự vãng sanh. Nếu người tạo ngũ nghịch thập ác mà biết hồi tâm niệm Phật, tất đức Phật sẵn sàng tiếp dẫn. Chư Phật lòng từ bi vô lượng, đối với kẻ lỗi lầm biết quay đầu về hướng thiện, lẽ nào lại không tiếp độ? Cho nên quán kinh nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch, là bởi ý đó.
Trong kinh đây không nói đến kẻ báng pháp, là bởi nếu đã tạo tội nặng mà biết tin tưởng chánh pháp, thì còn có thể hóa độ, bằng trái lại thì dù có khuyên bảo, chỉ e luống vô công. Tuy nhiên, nếu có người trước kia không tin tưởng, thường phỉ báng chánh pháp sau bị tai nạn, hay thấy ác tướng, hoặc gặp duyên sự gì, biết thức tỉnh trở lại nẻo chánh chơn, thì chư Phật với tâm bình đẳng từ bi vẫn sẵn sàng tiếp độ. Vì thế, kinh Quán Phật Tam Muội nói: "Nếu trong hàng tứ chúng, có kẻ báng kinh đại thừa, tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng giới, mà biết chí tâm hệ niệm quán tưởng một tướng hảo của Phật trong một ngày đêm, thì các tội chướng thảy đều tiêu diệt." Thế thì những kẻ báng chánh pháp nếu có thể hồi tâm, tất đều vãng sanh chớ chẳng phải là không được thâu nhiếp đâu!
Nhưng người báng chánh pháp dù được vãng sanh, phải ở trong hoa sen, trải qua nhiều kiếp. Trong thời gian lâu xa ấy, đương nhơn tuy hưởng sự vui như tam thiền, song còn ba điều chướng là: không được thấy Phật và Thánh chúng, không được nghe chánh pháp, không được thừa sự cúng dường các đức Thế Tôn. Tuy thế, cũng còn hơn là kẻ không hồi tâm để bị đọa vào địa ngục A Tỳ! Về hạ phẩm vãng sanh đến đây đã xong.
Có lời khen rằng:
Hạ bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không tin đại thừa, báng chánh pháp.
Lâm chung tướng khổ hội như mây,
Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Mi Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười hai đại kiếp hoa sen nở
Đại nguyện theo với tiếng đại bi.
(43)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi đức Thế Tôn nói lời ấy rồi, Vi Đề Hy phu nhơn cùng năm trăm thị nữ liền thấy tướng rộng dài của thê giới Cực Lạc, sắc thân của Phật A Mi Đà và hai vị Bồ Tát. Tất cả đều sanh lòng vui mừng, khen là việc chưa từng có. Phu nhơn hoát nhiên đại ngộ, chứng vô sanh pháp nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nguyện sanh về Cực Lạc. Đức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đều được vãng sanh và sau khi sanh về tịnh độ đều chứng Chư Phật Hiện Tiền tam muội. Vô lượng chư thiên phát tâm vô thượng bồ đề.
GIẢNG
Trước chỉ nói bà Vi Đề Hy thấy cõi Cực Lạc, nay lại thuyết minh năm trăm thị nữ đều thấy, đây là mật ý chỉ cho phu nhơn và năm trăm thị nữ đều có nhơn duyên với miền An Dưỡng.
Hỏi: - Luận Vãng Sanh nói: "Người nữ, kẻ căn thiếu (lại cái), Nhị thừa chủng không sanh." Như thế tại sao trong kinh này Phật lại ấn hứa cho người nữ được vãng sanh?
Đáp: - Đó là ý nói ở Cực Lạc không có người nữ cùng kẻ sáu căn không đủ, chứ chẳng phải nữ nhơn và kẻ thiếu căn niệm Phật không được vãng sanh đâu! Còn "nhị thừa chủng" là chỉ cho hàng định tánh Thanh Văn lấy quả Vô dư niết bàn làm cứu cánh, không tin có cõi Cực Lạc. Nếu những vị này hướng về đại thừa, phát tâm niệm Phật tất đều được vãng sanh.
III - Phần Lưu Thông
Khi ấy Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, l Phật và thưa rằng:
- Bạch đức Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi? Chúng con phải thọ trì pháp yếu này như thế nào?
Đức Phật bảo: "Kinh này tên Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", cũng gọi là "Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền." Ông nên như thế mà thọ trì, chớ để quên mất. Người tu môn tam muội này, hiện đời sẽ được thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai vị đại sĩ. Nếu thiện nam thiện nữ nào chỉ nghe danh hiệu của đức Phật và hai vị đại sĩ kia, còn trừ được tội trong vô lượng kiếp sanh tử, huống chi là tưởng niệm! Như có người nào niệm Phật, nên biết kẻ ấy chính là hoa phân đà lợi trong loài người. Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí sẽ là thắng hữu của người ấy. Kẻ ấy sẽ ngồi nơi đạo tràng, sanh vào nhà chư Phật. Này A Nan! Ông nên ghi nhớ lời này, thọ trì lời này chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ."
Khi Phật nói lời ấy xong, hai tôn giả Mục Kiền Liên, A Nan, Vi Đề Hy phu nhơn cùng quyến thuộc, thảy đều hoan hỷ.
Bấy giờ đức Thế Tôn bước trên hư không, trở lại núi Kỳ Xà Quật. Khi về đến nơi, Tôn giả A Nan lại vì đại chúng trùng tuyên việc ấy. Vô lượng chư thiên, long, dạ xoa nghe lời của Phật nói, đều rất vui mừng, đảnh lễ đức Thế Tôn rồi lui bước trở về.

GIẢNG
Thọ trì là thế nào? Theo Luận Trí Độ: "Sức tin tưởng gọi là thọ, sức ghi nhớ gọi là trì." Kinh có hai danh đề, danh đề trước "Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", gọi tắt "Quán Vô Lượng Thọ", là muốn nói chánh báo để kiêm y báo, thuật hóa chủ để gồm đồ chúng. Danh đề sau "Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền" ý nói sự diệt tội được vãng sanh là lực dụng của kinh. Phân đà lợi tức là hoa sen trắng. Câu "Thọ trì lời này chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ" là đức Thế Tôn vì lòng đại bi, mật ý đem môn trì danh niệm Phật mà phú chúc cho người đời sau.
Kinh này có hai điểm lưu thông, là nơi vương cung và núi Kỳ Xà Quật. Ngài A Nan trùng tuyên lại lời đức Phật, nên gọi "nghe lời của Phật nói."
Thiện Đạo đại sư khi xưa, lúc sắp sớ giải kinh này, đã quì trước bàn Phật cầu xin gia bị, rồi tụng luôn ba biến kinh Mi Đà, niệm Phật ba muôn câu. Đêm ấy, ngài mộng thấy cảnh giới Cực Lạc trang nghiêm, Phật, Bồ Tát và Thánh chúng hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc thuyết pháp, hoặc đi kinh hành. Từ đó về sau, mỗi đêm trong giấc chiêm bao, đều có một vị Tăng đến chỉ bảo về huyền nghĩa kinh Quán Vô Lượng Thọ. Sau khi bản thảo đã viết xong, trong bảy hôm, mỗi ngày đêm đại sư tụng kinh Mi Đà mười biến, niệm Phật ba muôn câu, sám hối quy mạng, cầu xin chứng minh. Đêm đầu thấy có ba cỗ xe tự chạy đi trên đường, bỗng có một người cỡi lạc đà trắng đến khuyên rằng: "Sư nên tinh tấn, đừng thối chuyển, cõi này nhơ ác khổ não, chớ nên tham đắm sự vui điên đảo vô thường." Đêm thứ hai, ngài thấy Phật A Mi Đà thân sắc chân kim ngồi trên hoa sen nơi gốc cây báu, xung quanh có mười vị tăng cũng đều ngồi dưới bảo thọ. Trên cây báu chỗ Phật ngồi, có thiên y treo vây phất phơ rất đẹp. Sang đem thứ ba, đại sư lại thấy hai cây trụ tuyệt cao, có treo tràng phan năm sắc, đường báu rộng rãi thênh thang. Những tướng như thế rất nhiều, đây chỉ là lược thuật.
Thế thì biết: Cõi báu chẳng không, kinh điển lưu truyền vẫn tại. Lòng thành có cảm, thoại trưng ghi chép còn đây. Chỉ thương người chấp lý trệ không, cho là lời thí dụ. Lại tiếc kẻ theo tình quên tánh, uổng mất phước vãng sanh. Nhưng thôi, non cao nước chảy cũng đành chờ khách tri âm; đá cứng ngọc lành, âu hãy đợi người minh thức. Cõi mầu hằng tịnh, ai là kẻ hữu duyên.
--- o0o ---


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách