KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
II - TẬP KHÍ VÔ LẬU CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Có 5 phần :

1) SÁT NA CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Đại Huệ! Sát na ấy gọi thức tàng, Như Lai tàng, thức cùng ý chung sanh là tập khí sát na, còn tập khí vô lậu chẳng phải nghĩa sát na, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu. Vì chấp trước sát na luận nên chẳng giác tất cả pháp sát na phi sát na, rồi khởi đoạn kiến hoại pháp vô vi.

GIẢNG
Đây chính hiển bày nghĩa sát na phi sát na. Mê Như Lai tàng mà làm tàng thức liền có thức cùng ý chung sanh, thành ra tập khí, đây là nghĩa sát na. Nếu đạt được cái ý và thức chung sanh nhơn mê mà có, vốn không tự tánh, tức là chuyển tàng thức làm Như Lai tàng. Đây là tập khí vô lậu, chẳng phải nghĩa sát na, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu. Bởi vì phàm ngu chỉ giác tất cả pháp sát na, mà không biết tất cả pháp sát na có phi sát na, luống khởi đoạn kiến phá hoại vô vi. Cho nên biết : Tất cả chúng sanh chẳng giác chẳng biết, lầm theo sanh diệt. Đây là lý do Như Lai dùng vô gián tất đàn (bố thí không ngừng) vậy.
(219)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2) NHƯ LAI TÀNG CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Đại Huệ! Thất thức chẳng lưu chuyển, chẳng chịu khổ - vui , chẳng phải nhơn Niết bàn.
Đại Huệ! Như Lai tàng chịu khổ - vui cùng nhơn chung hoặc sanh diệt. Bị tứ trụ địa và vô minh trụ địa làm say, phàm ngu bất giác chấp sát na nên vọng tưởng huân tâm.

GIẢNG
Thất thức do bất giác vọng khởi kiến phần, gồm làm tự thể. Vọng thể vốn là dối nên chẳng phải nhơn Niết bàn. Như Lai tàng ở trong vị mê, vọng chịu khổ - vui mà cùng nhơn tướng Niết bàn hòa hợp, tuy chung với các thọ (ấm) sanh diệt mà nhơn tướng chẳng diệt. Bởi có ngũ trụ địa làm say mê, mà phàm ngu bất giác khởi chấp sát na .
Chẳng lưu chuyển là: Thất thức y bát thức niệm niệm huân tập dường như có thật ngã, mà sát na chẳng dừng. Đến lúc chết giấc chỉ còn bát thức, nên nói chẳng lưu chuyển. Chưa đến lúc chết giấc thường có sức chuốc khổ - vui, mà biết khổ - biết vui chẳng phải nó thọ nhận, nên nói chẳng chịu khổ - vui.
Vọng thấy sát na sanh diệt chẳng dừng là trước sau bất giác vậy.
Tứ trụ thuộc phàm phu, vô minh trụ thuộc nhị thừa.

CHÁNH KINH
Lại nữa, Đại Huệ! Như kim cương, Xá lợi Phật tánh kỳ đặc, trọn không thể làm tổn hoại.
Đại Huệ! Nếu được vô gián mà có sát na thì thánh nên không phải thánh. Song thánh chưa từng chẳng phải thánh, như kim cương tuy trải nhiều kiếp số mà cân lượng chẳng giảm. Tại sao phàm ngu chẳng rõ lời nói ẩn náu của ta, đối tất cả pháp trong - ngoài khởi tưởng sát na ?

GIẢNG
Nói lại Như Lai tàng chứng pháp vô lậu chẳng phải nghĩa sát na. Kim cương cùng xá lợi Phật đây là hai tánh kỳ đặc chẳng hoại, để dụ Như Lai tàng chơn tánh vô gián chẳng theo các pháp sát na. Phàm ngu vô trí chẳng hiểu kho Như Lai bí mật, cho là đồng với các pháp rồi khởi tưởng sát na, đây là lý do hoại pháp vô vi.
(220)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3) THẾ GIAN - XUẤT THẾ GIAN - BA LA MẬT CHẲNG LÌA SÁT NA

Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn! Như Thế Tôn nói sáu ba la mật đầy đủ được thành chánh giác, những gì là sáu ?
Phật bảo Đại Huệ : Ba la mật có ba thứ phân biệt: thế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng.
Đại Huệ ! Thế gian ba la mật là ngã và sở ngã nhiếp thọ chấp trước, nhiếp thọ hai bên, là các chỗ thọ sanh, ưa sắc, thanh, hương, vị, xúc , nên đầy đủ bố thí ba la mật, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền định, trí tuệ cũng như thế, phàm phu thần thông và sanh Phạm thiên.

GIẢNG
Nhơn ở trước phát minh nghĩa phi sát na, ở đây lại hỏi sáu ba la mật. Ý bảo nếu chẳng phải sát na không nên có sáu thứ, nếu thuộc sát na thì không nên cho là phi sát na làm nhơn đầy đủ.
Ba la mật có ba thứ , trước là người thế gian. Ngã là người hay thí, ngã sở là vật đem ra thí, nhiếp thọ năng sở tức chẳng lìa hai bên có - không. Vì cầu được thọ sanh thù thắng , đây là nhơn quả hữu lậu, vốn là việc làm của phàm phu.
Thần thông là ngũ thông của nhơn thiên vậy.

CHÁNH KINH
Đại Huệ! Xuất thế gian ba la mật là : Thanh văn, Duyên giác rơi vào nhiếp thọ Niết bàn, hành sáu ba la mật thích tự mình được vui Niết bàn.

GIẢNG
Xuất thế gian ba la mật tuy không nhiếp thọ nhơn quả thế gian,mà nhiếp thọ Niết bàn làm cái vui tự độ, cũng chẳng phải cứu cánh.
(220)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
4) XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG BA LA MẬT CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA

Xuất thế gian thượng thượng ba la mật là : Giác tự tâm hiện vì vọng tưởng nhiếp thọ và tự tâm là hai, nên chẳng sanh vọng tưởng.
- Đối các thú không có phần nhiếp thọ, tự tâm sắc tướng không chấp trước, vì an lạc chúng sanh khởi bố thí ba la mật.
- Khởi phương tiện thượng thượng nơi duyên vọng tưởng kia chẳng sanh là giới, ấy là trì giới ba la mật.
- Tức nơi vọng tưởng kia chẳng sanh là nhẫn, biết năng nhiếp, sở nhiếp ấy là nhẫn nhục ba la mật.
- Đầu hôm giữa đêm và khuya siêng năng phương tiện, tùy thuận tu hành phương tiện vọng tưởng chẳng sanh, ấy là tinh tấn ba la mật.
- Vọng tưởng diệt hết chẳng rơi vào nhiếp thọ Niết bàn lạc của Thanh văn, ấy là thiền định ba la mật.
- Tự tâm vọng tưởng chẳng phải tánh, trí huệ quán sát chẳng kẹt hai bên, thân trước càng thù thắng không thể hoại, được tự giác thánh thú, ấy là bát nhã (trí huệ) ba la mật.

GIẢNG
Thượng thượng ba la mật là : Giác tự tâm hiện lượng, thấu suốt năng sở vọng tưởng, nơi tự tâm lượng hai không đến nhau. Chỉ do bất giác, giác thì chẳng sanh. Cho nên đối với các thú (cõi) không có phần nhiếp thọ, sắc tướng ngoài tự tâm không sanh chấp trước.
- Vì an lạc cho tất cả chúng sanh mà khởi bố thí , nói rằng “đối trị san tham”, cũng hay trị san tham cho người, tùy thuận tự tánh mà làm bố thí, ấy là phương tiện thượng thượng.
- Đến chỗ duyên vọng tưởng chẳng sanh, tùy thuận tánh, không ô nhiễm , thành tựu giới độ.
- Tùy thuận tánh không sân hận, biết năng nhiếp sở nhiếp đều không thể được, thành tựu nhẫn độ.
- Đầu hôm giữa đêm và khuya tùy thuận tự tánh như thật bản tế, chẳng khởi phân biệt là tinh tiến độ.
- Đối tự tánh xưa chẳng sanh tưởng khác, chẳng theo nhị thừa chấp tam muội còn năng sở, ấy là thiền định độ.
- Liếu đạt vọng tưởng không tánh, đối chỗ sở khởi chẳng sanh chướng ngại, đối chỗ không khởi chẳng trụ bản vị, lìa các thứ có - không, riêng một không bạn mà trí thân chẳng diệt, lấy đây thành tựu tự giác thánh thú, ấy là bát nhã độ.

Xét sáu độ này :
- Tại thế gian thuộc về nhơn sát na, cho nên được quả tướng đều thành sát na.
- Nhơn xuất thế gian tuy chẳng phải sát na, song xét các tự tánh Niết bàn có năng thủ sở thủ , nên cũng thuộc về sát na.
- Duy xuất thế gian thượng thượng, chỉ một tự tâm, ngoài tự tâm không có sáu độ, thuận tánh khởi dụng, dụng trở về thể chẳng phải nghĩa sát na.
Đáp ý hỏi đã đủ ngoài lời nói, có thể do lý đạt được.
(221)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
5 - TỔNG KẾT SÁT NA - PHI SÁT NA BÌNH ĐẲNG.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Không vô thường sát na …………………Kẻ ngu vọng tưởng tạo
Như sông, đèn, hạt giống……………….. Mà khởi tưởng sát na
Sát na dứt phiền loạn……………………. Lặng lẽ lìa sở tác
Tất cả pháp chẳng sanh………………… Ta nói nghĩa sát na.

GIẢNG
Hai bài kệ này nói về lý do Như Lai nói sát na, vì chỉ kẻ ngu vọng tưởng hữu vi, bảo như dòng sông, như ngọn đèn, như hạt giống chóng hoại, bởi muốn kia khởi tưởng sát na. Nếu đạt sát na thì phiền não tự dứt, được chỗ lặng lẽ, xa lìa vọng tưởng. Mới biết tất cả pháp thảy duy tâm hiện không có tự tánh, hiện thân là vô sanh. Đây là lý do Như Lai nói nghĩa sát na.

CHÁNH KINH
Vật sanh thì có diệt………………………. Chẳng vì kẻ ngu nói
Vô gián tương tục sanh…………………. Chỗ huân của vọng tưởng
Vô minh làm nhơn kia …………………… Tâm ắt từ kia sanh
Cho đến sắc chưa sanh…………………..Trung gian có phần gì ?

GIẢNG
Vật sanh thì có diệt là vật mới sanh liền diệt. Chẳng rõ Như Lai tàng đệ nhất nghĩa đế nên gọi là vô minh. Vô minh bất giác vọng động thành nghiệp nên gọi là mới sanh. Bởi bất giác vọng động nên sanh không có tánh sanh, không sanh liền đó diệt vậy. Kẻ ngu không rõ chỗ này mà làm vô gián tương tục, đây là chỗ huân của vô minh vọng tưởng. Vô minh làm nhơn nên vọng tâm y đó khởi, ngược dòng vô minh vọng động khi chưa gá với sắc , rõ ràng không có chỗ tựa, liền tỉnh ngộ mà biết, sẽ không trôi đến niệm thứ hai.

(222)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Tương tục thứ lớp diệt……………………Các tâm theo kia sanh
Khi chẳng trụ nơi sắc ……………………. Duyên chỗ nào mà sanh ?
Vì từ kia nên sanh…………………………Không như thật nhơn sanh
Tại sao không chỗ thành………………….Mà biết sát na hoại ?

GIẢNG
Đây lại nói vô gián tương tục thật không có sanh, bởi không như thật sanh, tức diệt cũng không thể được. Bởi vì tâm tương tục liền sanh liền diệt, nhơn duyên nhóm họp, tâm khác lại sanh. Nhơn duyên chưa hội thì sanh gá ở chỗ nào. Nếu bảo tức từ tâm kia, song tâm kia hư vọng, do bất giác khởi ra, thể sanh đã chẳng thành thì diệt lại hoại cái gì ? Nên nói chẳng được chỗ diệt kia.
Cho nên biết , sanh vốn không nhơn , diệt cũng không đợi, chính nơi chỗ này mà được gốc vô sanh, tự tánh lặng lẽ vậy.

CHÁNH KINH
Người tu được chánh định……………….Kim cang xá lợi Phật
Cung điện Quang Âm thiên………………Thế gian việc chẳng hoại
Trụ nơi chánh pháp được……………….. Như Lai trí đầy đủ
Tỳ kheo được bình đẳng………………… Làm sao thấy sát na ?
Càn thát bà huyễn thảy………………….. Sắc không có sát na
Nơi sắc thảy chẳng thật…………………. Xem đó dường chơn thật.

GIẢNG
Đoạn tụng này nói về tập khí vô lậu chẳng phải nghĩa sát na. Dẫn người tu hành chánh định, kim cang, xá lợi, cung điện Quang Âm, đây là bốn việc chẳng hoại ở thế gian và xuất thế, để dụ người trụ chánh pháp đã được Như Lai thánh trí, tỳ kheo bình đẳng là chẳng phải sát na.
Càn thát bà huyễn thảy, sắc không có sát na là : người trụ chánh pháp cho đến chỗ thấy tất cả pháp đều như huyễn v.v… tức nơi sắc cũng không có nghĩa sát na. Cớ sao chính nơi sắc pháp chẳng thật mà xem dường như chơn thật ? Đây lập lại, bác ngoại đạo chấp tứ đại v.v… là sanh nhơn năng tạo.
(223)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
CHỈ PHÁP THÂN CHƠN PHẬT BÌNH ĐẲNG BẢN TẾ
Có 7 phần

1 - ĐẠI HUỆ THƯA HỎI VỀ 6 CHỖ NGHI

Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật :
- Thế Tôn! Thế Tôn thọ ký cho A La Hán được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cùng chư Bồ tát không sai biệt ?
- Tất cả pháp chúng sanh không đến Niết bàn, ai đến Phật đạo ?
- Từ khi mới thành Phật cho đến vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa ấy không nói một chữ, cũng không có đối đáp ?
- Vì Như Lai thường định, cũng không suy nghĩ, không xét nét, do hóa Phật làm Phật sự ?
- Cớ sao biết hoại tướng sát na lần lượt ?
- Kim Cang lực sĩ thường theo hộ vệ, tại sao chẳng chỉ thẳng bản tế, mà hiện ma, ma nghiệp, quả báo ác nghiệp, Chiên giá Ma nạp, con gái Tôn đà Lợi, không bát mà về, ác nghiệp chướng hiện . Tại sao Như Lai được nhất thiết chủng trí mà chẳng lìa các lỗi ấy ?

GIẢNG
Ý hỏi có sáu nghi vấn. Quyển kinh này cùng các kinh khác nói pháp thân Phật nói cùng hóa thân Phật nói dường như có khác nhau, nên muốn phát minh.
- Nghi thứ nhất là nhị thừa tự mình Niết bàn, không thể thành Phật, cớ sao Như Lai lại vì nhị thừa thọ ký cùng Bồ tát không khác ?
- Nghi thứ hai : Chúng sanh do bởi vọng tưởng nên chẳng giác tự tâm hiện ra, tại sao Như Lai nói “Tất cả chúng sanh đã Niết bàn rồi, không lại Niết bàn”, đã thành Phật rồi thì ai đến Phật đạo ?
- Nghi thứ ba : Như Lai phân bộ tam thừa, cớ sao lại nói đêm ấy thành Phật, đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa ấy không nói, không dạy?
- Nghi thứ tư : Như Lai nếu thường ở trong định không suy nghĩ, không xét nét , do các hóa Phật làm những việc gì ?
- Nghi thứ năm : Tất cả chúng sanh đã thành Phật rồi,cớ sao lại nói thất thức chẳng lưu chuyển, chẳng phải nhơn Niết bàn sát na lần lượt hoại ?
- Nghi thứ sáu : Như Lai lập tự thông, an trụ bản tế không có chướng ngại, lìa các lỗi lầm, cớ sao lại nói Kim Cang hộ vệ, sao chẳng chỉ thẳng bản tế mà hiện ma, ma nghiệp, quả báo, các thứ lỗi lầm ?

GHI CHÚ
Ma là : Phật ngồi đạo tràng, ma quân đến quấy nhiễu
Ma nghiệp là : Phật thị hiện trong cung mười năm thọ dục
Chiên giá Ma nạp là : con gái Bà la môn dùng chậu gỗ úp lên bụng cột lại để vu báng Phật tư thông với thị
Con gái Tôn đà Lợi là : Tôn đà Lợi giết con gái đem chôn trong đát già lam để vu báng Phật phậm dâm sát.
Ác nghiệp chướng hiện là : Ở trong thôn Bà Lợi Na, Phật khất thực ôm bát về không và ăn lúa ngựa, đầu lưng đều đau, cây đâm ở chân, hầm lửa, cơm độc, các thứ báo hiện.
(224)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2 - TRỪ NGHI THỌ KÝ A LA HÁN

Phật bảo Đại Huệ : Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật : Lành thay Thế Tôn! Xin vâng thọ giáo.
Phật bào Đại Huệ : Vì vô dư Niết bàn nói dẫn dụ tiến lên hành hạnh Bồ tát. Thế giới này và các thế giới khác những người tu Bồ tát hạnh ưa Niết bàn của Thanh văn thừa, vì khiến lìa Thanh văn thừa tiến đến Đại thừa, nên hóa Phật thọ ký cho Thanh văn, chẳng phải pháp Phật.
Đại Huệ! Chẳng khác ấy, Thanh văn, Duyên giác chư Phật Như Lai phiền não chướng dứt, một vị giải thoát, chẳng phải trí chướng dứt.
Đại Huệ! Trí chướng là thấy pháp vô ngã, thù thắng y thanh tịnh. Phiền não chướng là trước tập thấy nhơn vô ngã dứt, thất thức diệt, pháp chướng giải thoát, thức tàng tập khí cứu cánh thanh tịnh.

GIẢNG
Đây là nghi vấn thứ nhất về thọ ký A La Hán. Thọ ký A la Hán có ba nghĩa
- Một là sách tiến nhị thừa được vô dư Niết bàn
- Hai là dẫn dụ nhị thừa phát tâm Bồ tát
- Ba chỉ Bồ tát cõi này, cõi khác chẳng rơi vào thiền lạc của nhị thừa.
Đây là hóa Phật quyền dẫn, chẳng phải Phật pháp nói. Lại phân biệt nhị thừa, Bồ tát khác cùng chẳng khác ; Vì trí chướng chưa đoạn nên cùng Bồ tát khác. Nhị thừa không thấy pháp vô ngã, nên trí chướng chẳng đoạn; mà tập khí đã khởi kiến phần của thức thứ bảy (chấp ngã), ở trong tam giới, tánh nhiếp thủ đã lìa, nên phiền não chướng đoạn; mà chỗ nương của thất thức là tập khí nội ngã vẫn chưa trừ diệt. Ngã này một phen diệt thức tàng tập khí thân chuyển, liền được cứu cánh thanh tịnh. Cho nên biết tam muội lạc trụ của Thanh văn sẽ được thân tối thắng của Như Lai.
(224)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3 - TRỪ NGHI CHẲNG NÓI MỘT CHỮ

Vì bởi pháp bản trụ trước sau vô tánh.

GIẢNG
Đây là cái nghi thứ ba: không nói một chữ.
Bản trụ là bản tánh thường trụ, có Phật hay không có Phật, pháp nhĩ như thế, không có xưa nay, không có nói dạy, nên nói “trước sau phi tánh”. Chữ tánh tức là pháp. Nghĩa là trước sau chỉ một bản trụ, không một pháp có thể được.

CHÁNH KINH
4 - TRỪ NGHI KHÔNG SUY NGHĨ, KHÔNG XÉT NÉT

Vì bổn nguyện vô tận, Như Lai không nghĩ, không xét, mà diễn nói pháp, vì chánh trí hóa, vì niệm chẳng vọng, nên không nghĩ không xét. Vì tứ trụ địa và vô minh trụ địa tập khí đã đoạn, hai thứ phiền não đoạn, lìa hai thứ tử, giác nhơn, pháp và ngã vô, hai chướng đoạn.

GIẢNG
Đây đáp nghi thứ tư, không nghĩ không xét. Như Lai không nghĩ không xét mà diễn nói pháp, do chánh trí hóa, chẳng phải vọng niệm hóa. Cho nên tuy hóa Phật làm ra mà đều lìa nghĩ, xét, nên nói “Phật dùng một âm diễn nói pháp, chúng sinh tùy loại, mỗi loại được hiểu. Song Như Lai thật không có tâm tùy loài, ấy là do các loài có duyên khác mà mỗi loài thấy khác”.
Ngũ trụ, hai tử, hai phiền não, hai chướng, năm thứ tập này Như Lai đã đoạn từ lâu, nên được thường định, không nghĩ. Chỉ do bổn nguyện thị hiện có hóa tác, tùy chỗ cảm hiện, như trăng trong nước.
(225)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
5 - TRỪ NGHI : CHÚNG SANH THÀNH PHẬT TỨC SÁT NA HOẠI

Đại Huệ! Tâm ý, ý thức, nhãn thức v.v… có bảy là nhơn tập khí sát na, lìa phẩm thiện vô lậu, chẳng lại luân chuyển.
Đại Huệ! Như Lai tàng là luân chuyển, là nhơn khổ vui Niết bàn, kẻ huệ không loạn ý mà phàm phu ngu si không thể giác được.

GIẢNG
Đây là tổng đáp nghi thứ hai : chúng sanh thành Phật, và nghi thứ năm : thức sát na hoại.
Tâm ý, ý thức + (nhãn, nhĩ, tỵ thiệt, thân) thức, sở dĩ nói sát na vì lấy vô minh tập khí làm nhơn, trái với vô lậu giác, vọng chấp là ngã thể. Thể này chẳng thật, sát na biến diệt, chẳng theo lưu chuyển. Thế nên tất cả chúng sanh tuy ở trong sinh tử mà không có sinh tử khá được. Nếu đứng về Như Lai tàng mà nói, tuy hiện lưu chuyển mà có nhơn khổ vui, Niết bàn. Phàm phu chấp trước bị khổ vui che đậy, chẳng biết hay thọ khổ vui cùng chứng Niết bàn, tánh nó không hai. Nhị thừa đối trị phàm phu diệt cái thọ khổ vui, lại bị cái “không” làm loạn, bỏ nhơn khổ vui, riêng thủ Niết bàn, mà chẳng biết tự tánh niết bàn, đồng gọi là bất giác.
Giác thì liền đó chứng biết, lại không riêng có, thất thức sát na, chúng sanh thành Phật vốn chẳng ngại nhau.

(Bản dịch này nói tâm ý, ý thức và năm thức thân. Còn bản dịch đời Đường nói ý, ý thức và năm thức thân, đều nói bảy thức không lưu chuyển. Song bản dich này nói kèm tâm là riêng để hiển bày Như Lai tàng không hoại chơn tướng, nên nói “chỉ tâm tướng diệt, chẳng phải tâm thể diệt, vì chỉ si diệt tâm, tướng theo đó mà diệt” cũng chẳng phải không có ý chỉ).

Tóm lại thức thứ bảy vốn chấp kiến phần của thức thứ tám làm thể, nên nói bảy thức sát na thì phải nghĩ đến tâm tướng của tám thức sát na.
Nói Như Lai tàng phi sát na mà bảo nhơn khổ vui. Phàm thọ khổ vui hẳn do phân biệt. Thế thì sáu thức sát na cũng tức có nghĩa phi sát na.
Mới biết mê thì chỉ vọng giác làm sát na, nên nói “thất thức chẳng luân chuyển”. Ngộ thì chỉ chơn tướng phi sát na, nên nói “Như Lai tàng là nhơn khổ vui, niết bàn”. Song mà, thất thức tức là bát thức, bát thức tức là ngũ thức, lục thức. Đây hoại và chẳng hoại chung nhau làm nhơn, thảy do mê ngộ, chẳng phải thật có nhiều thể.
(226)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
6 - TRỪ NGHI KIM CANG HỘ VỆ VÀ TẤT CẢ NGHIỆP BÁO

Đại Huệ! Kim Cang lực sĩ theo hộ vệ ấy là hóa Phật, chẳng phải chơn Như Lai. Đại Huệ! Chơn Như Lai lìa tất cả căn lượng, tất cả căn lượng phàm phu, Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo thảy đều diệt, được hiện pháp lạc, vì trụ vô gián pháp trí nhẫn, nên chẳng phải Kim cang lực sĩ hộ vệ.
Tất cả hóa Phật chẳng từ nghiệp sanh. Hóa Phật là : chẳng phải Phật, chẳng lìa Phật. Nhơn thợ gốm, bánh xe v.v… chúng sanh tạo ra hình tướng mà nói pháp, chẳng phải chỗ tự thông, nói cảnh giới tự giác.

GIẢNG
Đoạn này và đoạn sau đều đáp nghi thứ sáu : Kim cang hộ vệ và tất cả nghiệp báo bệnh chung. Chơn Phật dựng lập tự thông, chỉ thẳng cảnh giới tự giác cho chúng sanh, lìa tất cả căn lượng phàm phu, nhị thừa , được hiện pháp lạc trụ, trí nhẫn vô gián, chẳng phải chỗ Kim cang hộ vệ.
Kim cang hộ vệ là chỉ hóa Phật. Hóa Phật duy nương bi nguyện đối hiện sắc thân , như trăng trong nước, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải từ nghiệp sanh nên không có lỗi của nghiệp, tất cả thị hiện chỉ vì chúng sanh.
Thợ gốm dùng bánh xe (bàn xoay), đất, nước tạo thành các món đồ, mỗi món thích hợp với chỗ dùng, là để dụ tùy cơ ứng hiện, chẳng có tâm tạo.

CHÁNH KINH
Lại nữa Đại Huệ! Kẻ ngu thất thức thân diệt rồi khởi đoạn kiến, vì chẳng giác thức tàng khởi thường kiến, vì tự vọng tưởng nên chẳng biết bản tế.
Tự vọng tưởng huệ diệt nên được giải thoát . Vì tứ trụ địa, vô minh trụ địa tập khí đoạn hết nên tất cả lỗi đoạn.

GIẢNG
Đây cũng đáp về cái nghi thứ sáu, đặc biệt nói rõ bản tế không có lỗi lầm, vì phàm phu chẳng giác, vọng thấy sai biệt mà thôi. Thất thức thân nếu diệt liền hay liễu đạt bản tế, chẳng khởi đoạn kiến. Đây nói thất thức diệt chính là quán sát lưu trú niệm niệm chẳng dừng, chẳng giác tự tâm nên khởi đoạn kiến. (Bản dịch đời Ngụy, đời Đường đều nói “lục thức” cũng đồng ý này). Nhơn mê Như Lai tàng mà có tàng thức, nếu lìa thức tìm tâm liền thuộc nhị thừa thiên chơn (thiên chấp về chơn), nếu tức nơi thức cho là tâm lại rơi vào ngoại đạo chấp tác giả. Đây do chẳng rõ thức tàng, lầm là chơn thật, tự vọng tưởng thấy, chẳng biết bản tế.
Vọng tưởng nếu diệt thì ngũ trụ tập khí một lúc liền đoạn, tức là tất cả lỗi dứt, đâu còn có các thứ nghiệp báo. Cho nên biết, mê Như Lai tàng làm thức tàng liền tùy thuận vọng tưởng là bản tế sanh tử, chẳng giác, chẳng biết. Nếu rõ thức tàng tức Như Lai tàng thì tùy thuận chánh trí là bản tế niết bàn, không nhiễm, không nhơ. Đã có thị hiện đều vì chúng sanh, chẳng phải dựng lập tự thông, cảnh giới tự giác.
(226)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
7 - KỆ TỔNG ĐÁP

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Tam thừa cũng phi thừa …………………Như Lai chẳng diệt mất
Tất cả Phật đã ghi…………………………Nói lìa các lỗi ác
Vì các trí vô gián…………………………..Và vô dư niết bàn
Dẫn dụ các hạ liệt…………………………Thế nên nói ẩn náu.
Trí chư Phật đã khởi …………………….. Tức phân biệt nói đạo
Các thừa chẳng phải thừa………………. Kia ắt phi niết bàn
Dục sắc hữu và kiến………………………Nói là tứ trụ địa
Chỗ khởi của ý thức……………………… Nhà thức chỗ ở ý.
Ý và nhãn thức thảy……………………… Đoạn diệt nói vô thường
Hoặc khởi chấp niết bàn………………… Mà vì nói thường trụ

GIẢNG
Tam thừa cũng phi thừa, Như Lai chẳng diệt mất, chính hai câu này đã đáp hết sáu cái nghi. Nghĩa là Như Lai tự giác không có tướng thừa, chẳng vào niết bàn, vốn tự thanh tịnh, không có các cấu ác. Nếu hay liễu đạt lại không có nói gì khác.
Chúng sanh hạ liệt không tin được chỗ này, nên Như Lai nói có chánh trí, nói có niết bàn, trước vì dẫn dụ họ tiến lên, về sau mới chỉ mật ý này. Nghĩa là Như Lai đã được nhất thiết chủng trí phân chia diễn nói, lại không có ý riêng. Chỉ nói chẳng phải thừa và chẳng phải niết bàn khiến họ tự tin, tự chứng mà thôi.
Nếu chỉ đoạn diệt tứ trụ nói là niết bàn thì đây không phải thường trụ. Như Lai nói chẳng phải thừa, chẳng phải niết bàn, bản tánh thanh tịnh thường tự tịch diệt, nên nói thường trụ.
Ý thứ bảy y thức thứ tám mà khởi, tức do thức thứ tám mà trụ, chẳng lấy thức thể chuyển biến làm cứu cánh, mà lấy ý, ý thức và năm căn thức tạm thấy dừng diệt, khởi tưởng niết bàn, đồng với đoạn diệt, chỉ tăng trưởng tà kiến.
(227)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách