KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
NHƯ LAI CHÁNH GIÁC THƯỜNG TRỤ
Có bốn phần

1 - CHÁNH GIÁC CHẲNG ĐỒNG LỖI TẠO TÁC

Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! Như Lai ứng cúng Đẳng chánh giác là thường hay vô thường ?
Phật bảo Đại Huệ : Như Lai ứng cúng Đẳng chánh giác chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Nghĩa là cả hai đều có lỗi.
Nếu là thường thì có lỗi làm chủ, thường ấy, tất cả ngoại đạo nói tác giả vì không có chỗ tác, thế nên Như Lai thường phi thường. Chẳng phải tác thường, vì có lỗi. Nếu Như Lai vô thường có lỗi tác vô thường, sở tướng của ấm tướng thì không tánh, ấm hoại nên đoạn, mà Như Lai chẳng phải đoạn.

GIẢNG
Trước hỏi tất cả pháp thường cùng vô thường, đây hỏi pháp Như Lai sở chứng là thường hay vô thường. Như Lai chánh giác không thể nói thường hay vô thường, nghĩa là cả hai đều có lỗi. Nếu thường thì rơi vào lỗi tác giả, như ngoại đạo chấp thần ngã nói là năng tác, Như Lai giác tánh không phải sở sanh của sanh nhơn, mà là sở liễu của liễu nhơn, vì không có chỗ tác, chẳng phải thường, chẳng phải tác thường. Nếu vô thường thì rơi vào lỗi sở tác , đồng với tướng ấm, ấm thuộc về sở tác , không tánh, ấm hoại liền đoạn, mà Như Lai giác tánh chẳng đoạn, cho nên chẳng phải vô thường.

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! tất cả sở tác đều vô thường, như bình, y v.v… tất cả đều là lỗi vô thường thì nhất thiết trí đầy đủ phương tiện ưng vô nghĩa, vì cho là sở tác. Thế thì, tất cả sở tác đều ưng là Như Lai, vì không nhơn tánh sai biệt. Thế nên, Đại Huệ ! Như Lai phi thường, phi vô thường.

GIẢNG
Đoạn trên nói sở tác vô thường. Nghĩa là phàm có sở tác thảy đều vô thường, đồng với bình lọ, y áo v.v…Như Lai cũng có sở tác mà chẳng phải vô thường. Do không nhơn tánh sai biệt, nghĩa là Như Lai đã tu phước trí đều thuận tánh khởi dụng, không có nhơn riêng, chẳng đồng sở tác.
(202)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2 - CHÁNH GIÁC TRÍ VÔ GIÁN THƯỜNG BÀY HIỆN

Lại nữa , Đại Huệ ! Như Lai chẳng phải như hư không thường. Như hư không thường thì mắc lỗi tự giác thánh trí đầy đủ phương tiện thành vô nghĩa.
Đại Huệ ! Thí như hư không phi thường, phi vô thường, lìa thường - lìa vô thường, một - khác, chung - chẳng chung. Thường - vô thường đều lỗi nên không thể nói , vì thế Như Lai phi thường.
Lại nữa Đại Huệ ! Nếu Như Lai vô sanh thường như sừng thỏ, sừng ngựa v.v…, cho vô sanh thường thì phương tiện vô nghĩa.
Lại nữa, Đại Huệ ! Còn có các việc khác biết Như Lai thường. Vì cớ sao ? vì đã được trí vô gián thường nên Như Lai thường.

GIẢNG
Đây nói Như Lai phi thường, chẳng như hư không. Bởi hư không thường lìa thường - vô thường, một - khác, chung - chẳng chung v.v… bốn câu thường bị lỗi vô thường. Song tuy Như Lai bị lỗi vô thường mà chẳng như hư không, vì có tự giác thánh trí sự.
Như Lai phi thường chẳng như sừng thỏ, do sừng thỏ có lỗi vô sanh thường. Song Như Lai không bị lỗi vô sanh thường , nên chẳng như sừng thỏ, vì có phương tiện nhận được. Cho nên biết , Như Lai sở tác chẳng đồng các vật, Như Lai vô tác chẳng đồng hư không, sừng thỏ. Ở giữa hai bên kia mà được trí Như Lai vô gián thanh tịnh, nên nói Như Lai thường.
Như Lai từng ở trên hội Niết bàn tuyên nói “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” đều vì lìa lỗi hiển bày. Ba đời Như Lai vô thượng pháp ấn không có hai chỉ thú.

(203)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3 - NHƯ LAI TÁNH THƯỜNG BÌNH ĐẲNG.

Đại Huệ ! Hoặc Như Lai ra đời, hoặc chẳng ra đời , pháp quyết định trụ, Thanh văn, Duyên giác, chư Phật Như Lai vô gián trụ, chẳng trụ hư không, cũng chẳng phải chỗ hiểu biết của ngu phu.
Đại Huệ ! Như Lai đã được trí là do bát nhã huân, chẳng phải tâm, ý, thức các ấm, giới, nhập xứ huân.
Đại Huệ ! tất cả ba cõi đều là vọng tưởng chẳng thật sanh, Như Lai chẳng từ tưởng hư vọng chẳng thật sanh.
Đại Huệ ! Do hai pháp nên có thường - vô thường, chẳng phải hai, chẳng phải hai là lặng lẽ , và tất cả pháp không hai tướng sanh.

GIẢNG
Đây thẳng bày Như Lai vô gián thánh trí , tam thừa đều bình đẳng , có Phật hay không Phật bản giác vẫn thường trụ. Chẳng trụ hư không, chẳng đồng giác tưởng, vì hư không là không, vì tưởng chẳng thật. Nếu hay nơi đây sáng ngộ bèn chuyển tập khí hư ngụy từ vô thủy là vô gián bát nhã. Tất cả tâm, ý, thức các ấm, giới, nhập, thuần một tịch tĩnh , cứu cánh chẳng hai. Kẻ ngu chẳng giác khắp thể toàn vọng, mê Như Lai vô gián thánh trí làm tâm, ý, thức, lưu chuyển trong ba cõi, đồng với huyễn hóa, nên nói “từ vọng tưởng, cái chẳng thật sanh”.
Tóm lại pháp thể không hai, mê thì thấy có thường - vô thường, vọng thấy dường như hai, giác thì vọng kiến chóng mất, chỉ một tịch tĩnh. Song mê cùng giác xưa nay có đủ, đều có nghĩa huân.
Kinh Viên Giác nói “Tất cả chúng sinh đồng chứng viên giác”
Kinh Pháp Hoa nói “Phật chủng từ duyên” Mới tin bát nhã thánh trí trọn chẳng mai một . Thời tiết nếu đến thì lý ấy tự bày.

CHÁNH KINH
Thế nên, Như Lai ứng cúng Đẳng chánh giác phi thường, phi vô thường.
Đại Huệ ! Cho đến ngôn thuyết phân biệt sanh thì có lỗi thường - vô thường. Phân biệt giác diệt thì lìa kiến chấp thường - vô thường của ngu phu, chẳng có huệ tịch tĩnh, hằng lìa sự huân của thường - vô thường, phi thường - phi vô thường.

GIẢNG
Tất cả chúng sanh chẳng thành Vô thượng Chánh giác, xét tột mà nói chẳng ngoài ngôn thuyết phân biệt hai thứ lỗi lầm. Do phân biệt mà khởi ngôn thuyết , lại nhơn ngôn thuyết mà sanh phân biệt. Chỗ nương của ngôn thuyết là lỗi tại phân biệt. Cho nên phân biệt giác diệt thì hai kiến chấp chóng lìa, không rơi vào ngu phu huệ chẳng tịch tĩnh, khởi huân tập thường - vô thường.
(204)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
4 - TỔNG TỤNG

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Các duyên hạnh vô nghĩa………………. Sanh lỗi thường - vô thường
Nếu không phân biệt, giác………………. Hằng lìa thường - vô thường
Từ kia lập nên tông………………………. Ắt có các nghĩa tạp
Đẳng quán tự tâm lượng…………………Ngôn thuyết không thể được.

GIẢNG
Duyên hạnh vô nghĩa là chẳng giác tự tâm hiện lượng thì không gốc có thể y cứ, hội qui về vô cực. Bên trong đã không nguồn thầm hợp thì bên ngoài ắt sanh lỗi phân biệt. Đây là lý do rơi vào hai bên.
Nếu bỏ phân biệt, giác được nguồn chơn tự chứng bên trong, chẳng rơi vào đoạn - thường. Song không y cứ nơi đây lập tông. Nơi đây mà lập tông vẫn là mê - giác đối đãi nhau, các nghĩa tạp dấy lên, mà chẳng phải đẳng quán tâm lượng mình.
Đẳng quán tâm lượng thì chỉ có thầm hợp nên chẳng phải ngôn thuyết đến.
(204)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
NHƯ LAI TÀNG (TÀNG THỨC) VỐN KHÔNG CẤU NHIỄM.
Có 5 phần

1 - THƯA HỎI

Khi ấy Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Cúi xin Thế Tôn lại vì con nói ấm, giới, nhập sanh diệt kia không có ngã thì cái gì sanh, cái gì diệt ? Kẻ ngu phu y nơi sanh diệt chẳng giác khổ tận, chẳng biết Niết bàn.
Phật bảo : Lành thay! Lành thay! Lắng nghe! Lắng nghe! Sẽ vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật : Xin vâng thọ giáo.

GIẢNG
Nhơn đoạn trước nói Như Lai đã được “Vô gián trí thường” , đoạn này lại lấy sanh diệt thưa thỉnh. Bởi vì chúng sanh chẳng đạt chơn trí thường trụ, vọng thấy sanh diệt thật có lý do.
Tánh ấm, giới, nhập vốn không tác giả mà sanh diệt rõ ràng. Bởi do chẳng giác Như Lai tàng tánh toàn thể đổi thành tàng thức, cùng bảy thức thân, chung khởi các căn thức tùy theo ngoại cảnh.
Đã có sanh diệt, tuy không có ngã mà có tàng thức, bảy thức chẳng dứt. Đây là chỗ nhị thừa không thể biết. Như Lai dạy bảo Bồ tát rõ ràng nên phải xét kỹ.
(205)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2 - NHƯ LAI TÀNG THANH TỊNH KHÔNG NHƠ

Phật bảo Đại Huệ ! Như Lai tàng là nhơn thiện - bất thiện, hay khắp khởi tạo tất cả thú (cõi) sanh, thí như con hát biến hiện các thú, lìa ngã - ngã sở. Vì chẳng giác kia nên ba duyên hòa hợp phương tiện mà sanh. Ngoại đạo chẳng giác chấp là tác giả. Vì từ vô thỉ ác tập hư ngụy huân tập nên gọi là tàng thức. Sanh vô minh trụ địa cùng thất thức chung, như thân biển sóng , sanh mãi chẳng dứt. Lìa lỗi vô thường, lìa ngã luận thì tự tánh không nhơ, cứu cánh thanh tịnh.

GIẢNG
Như Lai tàng là nhơn thiện - bất thiện, đây là yếu chỉ bí mật của ba đời Như Lai, chính cùng vọng tưởng không tánh lẫn nhau phát minh. Như Lai tàng đã là nhơn thiện - bất thiện thì Như Lai tàng cũng không có tánh, như con hát đóng các vai trò mà không có ngã và ngã sở.
Nơi đây nếu giác thì tánh của không tánh vì chiếu liễu nên thất thức chẳng sanh, đã có trí dụng thảy đều bình đẳng.
Nơi đây nếu chẳng giác thì Như Lai tàng đổi làm tàng thức, nên nói “trụ địa vô minh”, vì vô minh bất giác nên vọng động thành nghiệp, nghĩa là sanh kiến phần là thất thức thân. Thất thức thân này tất cả phàm ngu, ngoại đạo đều chấp làm ngã thể. Cho nên có thường kiến, do phi thường chấp là thường, thảy rơi vào vô thường. Nếu lìa vô thường ngã kiến thì tự tánh không nhơ, cứu cánh thanh tịnh.
Ba duyên là căn, trần, thức. Thức này gồm chỉ các thức do thất thức dấy khởi đều thuộc kiến phần. Căn trần thuộc tướng phần, cũng chẳng rời kiến phần mà có hiện ra.
Cho nên biết, ba cõi trong ngoài thành nơi thất thức, thảy do bất giác Như Lai tàng.
Bởi tàng tánh không tánh nên mới tùy duyên. Tùy duyên nhiễm tịnh - bất tịnh nên thiện - bất thiện sanh. Chẳng phải thật có chủng tử, mà tất cả chủng tử đều y đó, nên nói từ vô thỉ tập khí hư ngụy.
(205)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3 - PHÀM NGU Y THỨC GIẢI THOÁT, CHẲNG THẤY NHƯ LAI TÀNG TÁNH

Kỳ dư các thức có sanh có diệt. Ý, thức v.v… nệm niệm có thất thức, nhơn vọng tưởng chẳng thật chấp các cảnh giới, các thứ hình xứ, chấp trước danh tướng. Chẳng giác sắc tướng tự tâm hiện ra, chẳng giác khổ - lạc, chẳng đến giải thoát, danh tướng các thứ trói buộc, tham sanh rồi sanh tham, hoặc nhơn hoặc phan duyên, các thọ căn kia diệt thứ lớp chẳng sanh. Còn tự tâm vọng tưởng chẳng biết khổ vui, vào diệt thọ tưởng chánh thọ, đệ tử thiền.

GIẢNG
Các thức chỉ cho thất chủng thức. Mê Như Lai tàng chuyển làm thức tàng mà có thất thức thân, một lúc các thức chóng hiện.
Niệm niệm có thất thức là, các thức đều có thất thức chủ trì. Do đó vọng tưởng chẳng thật nhảy vọt chuyển sanh nhiếp thủ cảnh giới, chẳng rõ danh tướng trước mắt do tự tâm hiện. Lại y danh tướng sanh thọ khổ - lạc, tham sanh sanh tham triền miên chẳng dứt. Do thọ làm nhơn, danh tướng làm duyên. Diệt thọ khổ - lạc thì danh tướng chẳng sanh. Tất cả vọng tưởng tạm được dùng nghĩ thành diệt tận định và tứ thiền định. Chẳng biết thọ vốn vô ngã thì sanh thọ, diệt thọ đều là hư vọng.
Đây là phàm phu nhàm lìa sanh tử mà không có quán sát kỹ khởi diệt tận tưởng.

CHÁNH KINH
Người khéo tu hành chơn đế giải thoát, khởi tưởng giải thoát, chẳng lìa chẳng chuyển tàng thức thành Như Lai tàng thì thất thức lưu chuyển chẳng diệt.
Vì cớ sao ? Vì nhơn kia phan duyên các thức sanh. Chẳng phải cảnh giới của Thanh văn, Duyên giác tu hành. Chẳng giác vô ngã thì tự tướng, cộng tướng nhiếp thọ sanh ấm, giới, nhập. Thấy Như Lai tàng thì ngã pháp, ba tự tánh, nhơn pháp vô ngã ắt diệt.

GIẢNG
Nhị thừa được chơn đế giải thoát riêng nơi tứ thiền. Song do chẳng chuyển tàng thức làm Như Lai tàng thì thất thức chẳng diệt. Nghĩa là thất thức cùng tàng thức làm nhơn , lại duyên tàng thức mà được sanh trụ, nên nói “y kia trở lại duyên kia”
Nhị thừa chẳng giác tự tâm hiện ra, chẳng biết cảnh hiện duy tâm, không có pháp tánh. Chỉ nơi ấm, giới, nhập phát minh vô ngã, lìa được nhiếp thủ vẫn còn pháp tự tướng, cộng tướng của ấm, giới, nhập. Thức này cần chuyển tàng thức làm Như Lai tàng mới được danh, tướng, vọng tưởng, đương thể toàn không, chánh trí, như như cũng là nói suông, đến đây mới gọi là nhơn - pháp vô ngã.
Chẳng giác vô ngã, chính là nói chẳng giác pháp vô ngã. Nhị thừa chỉ chứng nhơn không mà chẳng chứng pháp không. Vì chẳng đạt Như Lai tàng tánh thì chẳng lìa tàng thức. Chẳng lìa tàng thức thì thất thức ắt chẳng diệt. Thất thức chẳng diệt mà nói nhơn không, chỉ không cái ngã trong tam giới, mà cái ngã tập khí của bát thức vẫn còn, chẳng giác. Chỉ quán ấm, giới, nhập không chứng được chơn đế, chẳng sanh ái thủ, đoạn được nhơn tam giới, phần ngoại ngã thất thức diệt mà phần nội ngã chẳng diệt, nên nói “Chẳng giác vô ngã”.
(206)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
4 - NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC CHÓNG LÌA SANH DIỆT, CHẲNG PHẢI NHỊ THỪA .

Địa thứ lớp tương tục chuyển tiến, các kiến chấp ngoại đạo không thể làm khuynh động, ấy gọi là trụ Bồ tát Bất động địa (Bát địa), được mười thứ tam muội đạo môn lạc, do tam muội giác gia trì, quán sát Phật pháp bất tư nghì, tự nguyện chẳng thọ tam muội môn lạc và thật tế, hướng đến tự giác thánh thú, chẳng chung chỗ tu hành với tất cả Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo, được mười chủng tánh đạo hiền thánh và thân trí ý sanh, lìa tam muội hạnh. Thế nên Đại Huệ ! Đại Bồ tát muốn cầu thắng tiến phải sạch Như Lai tàng và tên thức tàng.

GIẢNG
Nương trên nói thấy Như Lai tàng, diệt thất thức thân thì hay tùy địa thứ lớp chuyển tiến, chẳng bị ngoại đạo làm diêu động. Đây chính là đệ bát Bất Động địa, nên nói “trước bất động địa vừa xả thức”.
Xả tàng thức thì Chánh thọ hiện tiền , do được Như Lai tự giác làm giác gia trì, phát bi nguyện, nên hay chẳng thọ tam muội môn lạc và trụ thật tế. Thật tế là chơn như thật tế. Trụ nơi chơn như thật tế thì thấy không Phật có thể thành, không chúng sanh để độ, nên chẳng trụ thực tế, y trí khởi dụng. Nên nói “Tự giác thánh thú chẳng chung chỗ tu hành với nhị thừa và ngoại đạo”.
Mười hiền thánh chủng tánh tức là Thập địa chủng tánh. Nghĩa là từ Thập địa đến Phật địa được ba thứ thân, lìa tam muội viên mãn bồ đề. Cho nên người muốn được thắng tiến phải khéo rành nơi Như Lai tàng và tên tàng thức. Bởi vì Như Lai tàng và thức tàng một thể hai tên, mê ngộ khác vậy.
Vì lẽ Như Lai tàng vốn tự không tánh, tánh không tánh ấy rất chơn rất tịch. Tột chỗ chơn tịch liền là vô minh, vô minh vô thủy bất giác vọng kiến, kiến vọng vốn là không, chẳng lìa bản tế. Nếu hay giác chỗ này thì an trụ tâm hải, lại không riêng có.
Thân tức pháp thân,
Trí tức báo thân
Ý sanh tức là hóa thân.
Chuyển bát thức được tên pháp thân, chuyển thất thức được tên báo thân, chuyển đệ lục ý thức được tên hóa thân. Trong khoảng sát na , mê ngộ đã chuyển, nên nói “chỉ chuyển tên kia, không có thực tánh”.
(207)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! Nếu không thức tàng gọi là Như Lai tàng, ắt không sanh diệt. Đại Huệ ! Song các phàm thánh thảy có sanh diệt. Người tu hành tự giác thánh thú hiện trụ pháp lạc, chẳng bỏ phương tiện.
Đại Huệ ! Như Lai tàng thức tàng này, tất cả Thanh văn, Duyên giác tâm tưởng được thấy, tuy tự tánh thanh tịnh mà bị khách trần che đậy, vẫn thấy chẳng tịnh, chẳng phải chư Như Lai.
Đại Huệ ! Như Lai ấy cảnh giới hiện tiền, như trong lòng bàn tay xem trái “a ma lặc”.

GIẢNG
Đây nói thấy Như Lai tàng là trừ sạch hiện lưu, tuy cũng chẳng bỏ phương tiện mà chẳng đồng với nhị thừa. Mê Như Lai tàng mà làm thức tàng thì toàn thể sanh diệt. Như thật biết thức tàng tức Như Lai tàng thì sanh diệt chóng lìa. Mà các phàm thánh thảy có sanh diệt, nên người tu hành thấy tự giác trí vẫn chẳng bỏ pháp lạc phương tiện. Nên nói “biết rõ sanh là tánh chẳng sanh, làm sao bị sanh diệt lưu chuyển ?”. Như Lai do kia sức chưa đầy đủ nên có phương tiện. Phương tiện này chẳng phải nói Như Lai tự tánh vẫn có bất tịnh. Như nhị thừa tâm tưởng thấy được, tuy biết tự tánh thanh tịnh mà do khách trần che đậy, vẫn thấy bất tịnh, có được tam muội pháp lạc đều thành thật pháp. Chẳng bằng người tự giác tu hành thấy rõ tự tánh, chỉ dùng phương tiện chóng trừ hiện lưu. Cho nên biết , thấy tánh không thể chẳng rõ. Nên Như Lai chính thấy cảnh giới hiện tiền chẳng phải một - chẳng phải khác, như xem trái “a ma lặc” trong lòng bàn tay, lại không còn nghi ngại.

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! Ta nơi nghĩa này dùng thần lực dựng lập khiến phu nhơn Thắng Mang và chư Bồ tát trí sáng đầy đủ v.v… tuyên dương diễn nói Như Lai tàng và tên thức tàng, thất thức chung sanh. Thanh văn chấp trước thấy nhơn pháp vô ngã, cho nên phu nhơn Thắng Mang nương oai thần của Phật, nói cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnh giới Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo.
Như Lai tàng và thức tàng chỉ là cảnh giới Phật và những Bồ tát trí huệ sắc bén y nơi nghĩa. Thế nên , ông và các vị đại Bồ tát đối với Như Lai tàng thức tàng phải siêng tu học, chớ có chỉ nghe hiểu, khởi tưởng biết đủ.

GIẢNG
Như Lai tàng tên thức tàng cùng thất thức chung, đây chẳng phải cảnh giới nhị thừa. Bởi vì nhị thừa chẳng tin thức thứ tám tức Như Lai tàng. Cho nên đối với ngã thấy vô ngã, thường thấy vô thường, ấy là tưởng điên đảo. Vì trừ cái tưởng này nên nói thức tàng tức Như Lai tàng, khiến biết tâm, ý, thức đều không tự tánh, thấy pháp vô ngã, được cái chơn ngã, đây là cảnh giới chư Phật. Trừ phu nhơn Thắng Mang và các vị Bồ tát trí bén, không có người hay biết được, cho nên Phật răn Bồ tát chớ khởi tưởng biết đủ.
(208)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
5 - TỔNG TỤNG

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Như Lai tàng sâu kín……………………. Mà cùng thất thức chung
Hai thứ nhiếp thọ sanh………………….. Người trí ắt xa lìa.
Như gương tượng hiện tâm……………. Tập khí vô thủy huân
Người như thật quán sát………………… Các sự thảy vô sự
Như ngu thấy chỉ trăng………………….. Xem tay chẳng thấy trăng
Người chấp trước văn tự ……………….. Chẳng thấy ta chơn thật.
Tâm là con hát giỏi………………………. Ý như đánh đàn hay
Năm thức là bè bạn……………………… Vọng tưởng chúng xem hát.

GIẢNG
Kệ nói Như Lai tàng sâu kín mà lược nói thức tàng. Nghĩa là tức thức tức tánh, chơn như vô minh an trụ sâu kín. Tuy có thất thức ngã vọng thấy tự - tha, như gương không tâm mà hiện các hình tượng, dụ vô minh vọng tập tùy duyên chóng hiện, như thật mà quán trọn không việc ấy.
Người trí liễu đạt đương thể xa lìa, kẻ ngu xem ngón tay, chẳng thấy chơn thật, đây là lý do phân mê - giác vậy.
Bát thức không tánh, thọ huân tùy duyên biến hiện, nên như con hát, ý nhơn trong duyên ngoài, nên như người đánh đàn, năm thức góp trần nên như bạn bè, lục thức phân biệt như chúng xem hát. Thảy do vọng hiện chẳng phải có sự thật.
(208)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
TÁM THỨC - NĂM PHÁP - BA TỰ TÁNH - HAI VÔ NGÃ, CỨU CÁNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA.

Có hai phần

I - NĂM PHÁP CHUYỂN BIẾN
Có 3 phần

1) BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! Cúi xin vì nói tướng năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã, phân biệt cùng tột, con và các đại Bồ tát khác đối tất cả địa thứ lớp tương tục, phân biệt pháp này vào tất cả Phật pháp cho đến Như Lai tự giác địa ?
Phật bảo Đại Huệ :
Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó.
Đại Huệ bạch Phật :
Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
Năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã phân biệt rõ tướng, nghĩa là : Danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Nếu người tu hành tu vào Như Lai tự giác thánh thú, lìa kiến chấp đoạn thường, có không v.v… Hiện pháp lạc chánh thọ trụ hiện ở trước.
Đại Huệ! Chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã, tự tâm hiện ngoại tánh, là phàm phu vọng tưởng chẳng phải chư thánh hiền.

GIẢNG
Đây hỏi năm pháp tự tánh thức, hai vô ngã cứu cánh sai biệt. Hỏi chung bốn thứ, đáp riêng bày năm pháp , trên tuy năm pháp rõ ràng, mà ý thì ba thứ đều vào năm pháp.
Giác danh, tướng, vọng tưởng không có tự tánh, liền hay phát minh chánh trí, chứng được như như.
Người tu hành này bởi vào tự giác thánh thú, chẳng thấy ngoài tâm có pháp, liền khi ấy xa lìa các kiến chấp đoạn thường, có không, hiện pháp lạc trụ, là cảnh giới thánh hiền, chẳng phải phàm phu có phần. Nghĩa là phàm phu không tự giác thánh thú, cho nên chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã thảy duy tâm lượng, mà ở ngoài tâm riêng thấy pháp tướng, tuy chánh trí, như như đều là vọng hiện.

GHI CHÚ :
5 pháp là : Tướng, danh, vọng tưởng, chánh trí, như như.
3 tự tánh là : vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tự tánh, Viên thành thật tánh.
2 vô ngã là : nhơn vô ngã, pháp vô ngã.
8 thức là : (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý) thức, mạt na thức, Alaya thức.
(209)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
MỘT BÀI KỆ KINH LĂNG GIÀ 8

TÁM THỨC - NĂM PHÁP - BA TỰ TÁNH - HAI VÔ NGÃ, CỨU CÁNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA.

Có hai phần

I - NĂM PHÁP CHUYỂN BIẾN
Có 3 phần

1) BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! Cúi xin vì nói tướng năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã, phân biệt cùng tột, con và các đại Bồ tát khác đối tất cả địa thứ lớp tương tục, phân biệt pháp này vào tất cả Phật pháp cho đến Như Lai tự giác địa ?
Phật bảo Đại Huệ :
Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó.
Đại Huệ bạch Phật :
Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
Năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã phân biệt rõ tướng, nghĩa là : Danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Nếu người tu hành tu vào Như Lai tự giác thánh thú, lìa kiến chấp đoạn thường, có không v.v… Hiện pháp lạc chánh thọ trụ hiện ở trước.
Đại Huệ! Chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã, tự tâm hiện ngoại tánh, là phàm phu vọng tưởng chẳng phải chư thánh hiền.

GIẢNG
Đây hỏi năm pháp tự tánh thức, hai vô ngã cứu cánh sai biệt. Hỏi chung bốn thứ, đáp riêng bày năm pháp , trên tuy năm pháp rõ ràng, mà ý thì ba thứ đều vào năm pháp.
Giác danh, tướng, vọng tưởng không có tự tánh, liền hay phát minh chánh trí, chứng được như như.
Người tu hành này bởi vào tự giác thánh thú, chẳng thấy ngoài tâm có pháp, liền khi ấy xa lìa các kiến chấp đoạn thường, có không, hiện pháp lạc trụ, là cảnh giới thánh hiền, chẳng phải phàm phu có phần. Nghĩa là phàm phu không tự giác thánh thú, cho nên chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã thảy duy tâm lượng, mà ở ngoài tâm riêng thấy pháp tướng, tuy chánh trí, như như đều là vọng hiện.

GHI CHÚ :
5 pháp là : Tướng, danh, vọng tưởng, chánh trí, như như.
3 tự tánh là : vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tự tánh, Viên thành thật tánh.
2 vô ngã là : nhơn vô ngã, pháp vô ngã.
8 thức là : (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý) thức, mạt na thức, Alaya thức.
(209)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách