A DI ĐÀ SỚ SAO

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
“Vô lượng” là nói chỗ chiếu rất rộng vậy.
“Mười phương” là: Vì chẳng đồng kinh khác, chỉ chiếu có một phương.
“Không chướng ngại” là: Vì chẳng đồng nhựt quang (ánh sáng mặt trời) còn có chỗ khuất.
SAO:
“Chẳng đồng kinh khác” là: Như kinh Pháp Hoa chiếu phương Ðông thời không nói phương khác; và chỉ nói chiếu có 1 vạn 8 nghìn cõi mà không nói gồm hết các nước, thế thời cái nghĩa còn có chỗ sở thủ vậy. Nay kinh này thời nói bốn góc trên, dưới, tất cả cõi nước, không nước nào mà không được chiếu.
“Chẳng đồng với nhựt quang” là: Mặt nhựt tuy có hào quang, nhưng thần Tu La che thời bị ngăn khuất. Giữa núi Thiết Vi thời bị ngăn khuất, dưới chậu úp thời bị ngăn khuất. Lại châu Nam Diêm Phù Ðề sáng thời Châu Bắc Ðơn Việt bị ngăn khuất, châu Tây Cù Da sáng, thì châu Ðông Phất Vu bị ngăn khuất. Nay thời suốt núi thấu vách, thông chỗ tối đến chỗ mờ, không chi che đậy làm cho hào quang phải ẩn khuất mất; không gì ngăn cách làm cho hào quang bặt dứt. Như Kinh Ðại Bổn nói: “Hào quang của Phật kia sáng tỏ rất xa, hào quang của chư Phật khác không thể bì kịp. Các đức Phật ở 10 phương, trên đảnh phóng ra hào quang sáng chiếu. Có đức Phật chiếu một dặm, có đức Phật chiếu hai dặm, như vậy lần xa. Có đức Phật chiếu hai trăm muôn dặm, như vậy lần xa. Có đức chiếu một thế giới, có đức chiếu hai thế giới, như vậy lần xa. Có đức chiếu hai trăm muôn thế giới. Duy có hào quang của đức Phật A Di Ðà chiếu đến một nghìn vạn thế giới, không có cùng tận, cho nên hiệu Ngài là: Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật (21), Vô Ngại Quang Phật... nhẫn đến Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật”, đều là nghĩa Quang Minh vô lượng vậy. Trong Quán Kinh nói: “Viên quang đức Phật kia lớn như trăm ức cõi Tam Thiên đại thiên thế giới”.
Lại nói: “Phật kia có tám vạn bốn nghìn tướng, mỗi mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn cái tùy hình hảo (tướng tốt). Mỗi mỗi tướng tốt có tám vạn bốn nghìn quang minh, khắp chiếu 10 phương, chúng sanh niệm Phật, đều rước hết không bỏ sót”.
Lại Kinh Ðại Bổn nói: “Ông A Nan đầu lạy mới vừa chấm đất, niệm danh hiệu Phật, lúc lạy chưa đứng dậy, Phật phóng hào quang sáng lớn, khắp 10 phương trên dưới”, đấy đều là nghĩa Quang Minh vô lượng vậy.
Hoặc hỏi thắc mắc rằng: Nhựt quang (mặt trời) còn có khi khuất, trong đời ai cũng biết. Hào quang Phật không khuất sẽ có chỗ chứng cứ bằng cách nào?
Ðáp: Mụ tớ già của Ông Tu Ðạt trưởng giả không muốn thấy Phật lánh vào trong phòng kín. Hào quang Phật soi đến, tường vách đều rỗng suốt trong ngoài bốn bên. Mụ xây mặt về phía nào cũng thấy thân Phật hiện trước... tức là chứng cứ cho cái nghĩa hào quang đức Phật không bị che khuất, nên gọi là Siêu Nhựt Nguyệt Quang.

CHÚ THÍCH
21). "...vô biên quang": Kinh Vô Lượng Thọ nói: Ðức Vô Lượng Thọ Phật có uy thần quang minh là bực nhứt... thế nên đức Vô Lượng Thọ Phật hiệu là: Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Ðối Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Ðoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật và Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật. Cả 12 Phật trên đều là mỗi tên hiệu riêng của đức Phật A Di Ðà.
(145) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH BÁO (phân ra làm hai phần)
1.- Hóa chủ: (đức Hóa chủ)
2.- Hóa bạn: (các Hóa bạn)

HÓA CHỦ (phân ra làm hai phần)
1.- Trưng danh: (hỏi tên Phật)
2.- Hiển đức: (rõ đức Phật)

TRƯNG DANH
Này Xá Lợi Phất! Với ý ông nghĩ sao? Phật kia cớ gì hiệu là A Di Ðà?

SỚ:
Văn trước nói y báo rất thù thắng mà y từ nơi chánh sanh ra, nên kế đây nói về chánh báo. Câu “với ý ông nghĩ sao?” là hỏi thử ông Xá Lợi Phất có hiểu biết hay không; nghĩa là đã biết Phật kia hiệu là A Di Ðà nhưng chưa hiểu nghĩa đó. Do vì Phật kia là ông chủ chánh báo trong một bộ kinh nên phải hỏi thử.
SAO:
“Ông chủ chánh báo”: Có y, có chánh mà Phật ở về ngôi chánh báo. Chánh báo có chủ, có bạn, mà Phật là ông chủ của nước kia. Nghĩa kia phải hỏi là: Do Di Ðà là danh hiệu đủ vạn đức, nghĩa rất sâu rộng, cần phải khai thị ra khiến cho người hiểu rõ, đặng mà sanh tâm hướng mộ.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh chánh tư duy là nghĩa “với ý ông nghĩ sao?”
SAO:
So lường gọi là ý. Người đời khởi nơi ý thức, mỗi niệm mỗi niệm, so lường theo ngoại cảnh là tà tư duy vậy. Quày ý thức lại tự hỏi mình mà xét, suy đi nghĩ lại, lại đi rồi suy nghĩ cho cùng nguồn tột đáy, cho đến cái chỗ mà không còn gì nghĩ được nữa thời toàn thân tức là "Thọ", toàn tâm tức là "Quang", nào luận Phật kia, Phật đây.

HIỂN ĐỨC (phân ra làm hai phần)
1.- Danh hàm đa nghĩa (Danh trùm nhiều nghĩa)
2.- Ðạo thành viễn kiếp (Ðạo thành đã lâu)

Danh Hàm Ða Nghĩa (phân ra làm hai phần)
1.- Quang minh vô lượng (sáng suốt không lƣờng)
2.- Thọ mạng vô lượng (mạng sống không cùng)

Quang Minh Vô Lượng
Nầy Xá Lợi Phất! Phật kia hào quang vô lượng. Vì chiếu 10 phương nước, không chỗ nào chướng ngại được; thế nên hiệu là A Di Ðà.

SỚ:
Chữ “vô lượng” đã giải như văn trước, nhưng vì chưa biết được cái tên vô lượng nên văn đây nói: Quang minh và thọ mạng, cả hai đều là vô lượng vậy.
Quang minh có hai nghĩa: 1.- Trí quang; 2.- Thân quang; lại có hai nghĩa: 1.- Thường quang; 2.- Phóng quang. Lại sở nhơn của chữ Quang cũng có hai nghĩa: 1.- Vạn đức sở thành; 2.- Bản nguyện sở thành.
SAO:
Trước giải hai chữ “quang minh” vậy.
Trí quang, Thân quang là: Như đức Lô Xá Na, dịch “Quang Minh Biến Chiếu”: Tự thọ dụng thân, chiếu cõi chơn pháp giới; đó gọi là Trí quang. Tha thọ dụng thân khắp chiếu trong đại chúng; đó gọi là Thân quang.
Lại kinh Niết Bàn nói: “Ngài Lưu Ly Quang Bồ Tát thân phóng quang minh; đức Văn Thù nói: Quang minh đây gọi là Trí huệ”. Thế thời sự lý viên dung, Thân và Trí không hai vậy.
“Thường quang, phóng quang” là: Hào quang thường hiển hiện, không phóng mà không lúc nào là không phóng... Như cái viên quang một tầm v.v... Phải vậy. Phóng quang là hoặc ở giữa chơn mày, hoặc ở trên đảnh, hoặc miệng, hoặc răng, hoặc rốn, hoặc chơn, các nơi ấy, phải vậy. Văn đây nói chữ Quang là chánh ý ở chữ Thường, (thường quang) mà cũng gồm chữ Phóng (phóng quang) và Thân cùng Trí vậy (Thân quang, Trí quang). Như Kinh Ðại Bổn nói: “Khi ấy, Phật A Di Ðà từ nơi gương mặt phóng ra vô lượng hào quang”. Kinh lại nói: “Ta (Thích Ca) dùng hào quang trí huệ, rộng chiếu vô ương số thế giới”.
“Vạn đức sở thành” là: kinh Hoa Nghiêm phẩm Hiền Thủ phân ra 44 pháp quang minh. Mỗi quang minh đều có cái sở nhơn của nó: Hoặc nhơn quy y Tam bảo, hoặc nhơn phát bốn lời hoằng thệ, hoặc nhơn tu pháp tam học, hoặc nhơn tu lục độ là các chỗ tu nhơn mà thành tựu vạn đức đó, mỗi mỗi đều kết rằng: Thế cho nên đặng thành quang minh ấy.
Lại kinh Bát Nhã, Phật (Thích Ca) dạy: “Ðối trong tất cả pháp ta không chấp chỗ nào cả nên đặng cái thường quang một tầm”. Thế thời biết: Nay hào quang sáng của đức Phật đây (A Di Ðà) chẳng phải nhơn tu một đức mà thành vậy.
Câu “Bản nguyện chỗ thành” là: Kinh Ðại Bổn ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Nguyện khi ta thành Phật, trong đảnh có hào quang sáng, thắng hơn mặt trời, mặt trăng trăm ngàn vạn ức bội”.
Lại nguyện rằng: “Nguyện khi Ta thành phật, hào quang sáng chiếu đến vô ương số thiên hạ các chỗ tối tăm đều đặng sáng tỏ. Các trời và nhơn dân nhẫn đến loài bò bay cựa quậy thấy hào quang ta, không ai là không phát từ tâm tác thiện để nguyện sanh về nước của ta”.
Lại trước lời nguyện nói lời kệ: “Hay khiến vô lượng cõi, hào quang đều chiếu diệu”, nên nay ngài thành Phật đều đặng như sở nguyện.
(144) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
“Vô lượng” là nói chỗ chiếu rất rộng vậy.
“Mười phương” là: Vì chẳng đồng kinh khác, chỉ chiếu có một phương.
“Không chướng ngại” là: Vì chẳng đồng nhựt quang (ánh sáng mặt trời) còn có chỗ khuất.
SAO:
“Chẳng đồng kinh khác” là: Như kinh Pháp Hoa chiếu phương Ðông thời không nói phương khác; và chỉ nói chiếu có 1 vạn 8 nghìn cõi mà không nói gồm hết các nước, thế thời cái nghĩa còn có chỗ sở thủ vậy. Nay kinh này thời nói bốn góc trên, dưới, tất cả cõi nước, không nước nào mà không được chiếu.
“Chẳng đồng với nhựt quang” là: Mặt nhựt tuy có hào quang, nhưng thần Tu La che thời bị ngăn khuất. Giữa núi Thiết Vi thời bị ngăn khuất, dưới chậu úp thời bị ngăn khuất. Lại châu Nam Diêm Phù Ðề sáng thời Châu Bắc Ðơn Việt bị ngăn khuất, châu Tây Cù Da sáng, thì châu Ðông Phất Vu bị ngăn khuất. Nay thời suốt núi thấu vách, thông chỗ tối đến chỗ mờ, không chi che đậy làm cho hào quang phải ẩn khuất mất; không gì ngăn cách làm cho hào quang bặt dứt. Như Kinh Ðại Bổn nói: “Hào quang của Phật kia sáng tỏ rất xa, hào quang của chư Phật khác không thể bì kịp. Các đức Phật ở 10 phương, trên đảnh phóng ra hào quang sáng chiếu. Có đức Phật chiếu một dặm, có đức Phật chiếu hai dặm, như vậy lần xa. Có đức Phật chiếu hai trăm muôn dặm, như vậy lần xa. Có đức chiếu một thế giới, có đức chiếu hai thế giới, như vậy lần xa. Có đức chiếu hai trăm muôn thế giới. Duy có hào quang của đức Phật A Di Ðà chiếu đến một nghìn vạn thế giới, không có cùng tận, cho nên hiệu Ngài là: Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật (21), Vô Ngại Quang Phật... nhẫn đến Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật”, đều là nghĩa Quang Minh vô lượng vậy. Trong Quán Kinh nói: “Viên quang đức Phật kia lớn như trăm ức cõi Tam Thiên đại thiên thế giới”.
Lại nói: “Phật kia có tám vạn bốn nghìn tướng, mỗi mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn cái tùy hình hảo (tướng tốt). Mỗi mỗi tướng tốt có tám vạn bốn nghìn quang minh, khắp chiếu 10 phương, chúng sanh niệm Phật, đều rước hết không bỏ sót”.
Lại Kinh Ðại Bổn nói: “Ông A Nan đầu lạy mới vừa chấm đất, niệm danh hiệu Phật, lúc lạy chưa đứng dậy, Phật phóng hào quang sáng lớn, khắp 10 phương trên dưới”, đấy đều là nghĩa Quang Minh vô lượng vậy.
Hoặc hỏi thắc mắc rằng: Nhựt quang (mặt trời) còn có khi khuất, trong đời ai cũng biết. Hào quang Phật không khuất sẽ có chỗ chứng cứ bằng cách nào?
Ðáp: Mụ tớ già của Ông Tu Ðạt trưởng giả không muốn thấy Phật lánh vào trong phòng kín. Hào quang Phật soi đến, tường vách đều rỗng suốt trong ngoài bốn bên. Mụ xây mặt về phía nào cũng thấy thân Phật hiện trước... tức là chứng cứ cho cái nghĩa hào quang đức Phật không bị che khuất, nên gọi là Siêu Nhựt Nguyệt Quang.

CHÚ THÍCH
21). "...vô biên quang": Kinh Vô Lượng Thọ nói: Ðức Vô Lượng Thọ Phật có uy thần quang minh là bực nhứt... thế nên đức Vô Lượng Thọ Phật hiệu là: Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Ðối Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Ðoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật và Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật. Cả 12 Phật trên đều là mỗi tên hiệu riêng của đức Phật A Di Ðà.
(145) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THỌ MẠNG VÔ LƯỢNG

Lại nữa này Xá Lợi Phất! Thọ mạng Phật kia và cả nhân dân trong nước đều sống vô lượng vô biên A Tăng Kỳ kiếp, nên kêu là Phật A Di Ðà.

SỚ:
Quang minh vô lượng là một nghĩa trong nhiều nghĩa vô lượng. Văn đây nói thọ mạng cũng vô lượng vậy.
Phật thọ có 3: Pháp thọ, Báo thọ, Ứng thọ. Như kinh Pháp Hoa và Quán kinh, trong lời sớ nói rõ. Song Phật thọ vô lượng là tùy cơ chỗ thấy. Ðây nói vô lượng cũng có thể tức từ một số vô lượng trong nhiều số vô lượng.
SAO:
“Thọ mạng” là: cái chỗ trải qua của số thọ mạng có ngắn có dài. Nay đương thời kỳ kiếp giảm, số thọ chỉ trăm năm (22). Dù thời kỳ kiếp tăng kia cũng chừng tám vạn (23). Dẫu vị Luân vương, Trời Ðế Thích (24), hay các đức Phật trụ thế cũng có hạn lượng. Duy có thọ mạng của Phật A Di Ðà kia rất là lâu xa, không thuộc số thường, thế gọi là “vô lượng thọ”.
“Ba thọ” là: Kinh Pháp Hoa phẩm Thọ Lượng lời Sớ nói: Chữ Thọ: Sống lâu. Cũng nói nghĩa “thọ” là chịu. Như Pháp thân là lý chơn như, nó không cách ngại các pháp nên gọi là lãnh chịu; như Báo thân Cảnh và Trí nó tương ứng với nhau nên gọi là lãnh chịu; như Ứng thân mắc cái báo trong một thời kỳ, trăm năm không đoạn nên bảo là lãnh chịu. Pháp thân lấy lý chơn như làm thọ mạng;
Báo thân lấy Trí huệ làm thọ mạng,
Ứng thân lấy hai chữ nhơn duyên là thọ mạng.
Trong Quán Kinh lời sớ nói: “Phật thị hiện ra đồng tướng sanh diệt, có thỉ, có chung; đó là số thọ mạng của Ứng thân.
Một phen chứng quả được rồi thời chứng được luôn bằng cách vĩnh viễn. Có thỉ, vô chung đó là số thọ mạng của Báo thân.
Chẳng thọ, chẳng phải chẳng thọ (sống lâu) vô thỉ vô chung, đó là số thọ mạng của Pháp thân vậy”.
Lại nói: “Thọ mạng của Phật kia thiệt có kỳ hạn. Toán, số học của người và trời, không đếm đặng”; thế là hữu lượng mà vô lượng vậy. Ngài Việt Khê giảng rằng: “Kinh đây tuy nói Vô Lượng, chính là cái thân có 32 tướng chúng sanh thường thấy, chẳng phải cái thân thắng ứng cao lớn mà trong kinh Thập Lục Quán nói”, cũng đồng ý văn trước. Nay nói “tùy cơ chỗ thấy” là: Kinh này nói thân Phật không nhứt định, trong văn nghĩa lý trước đã biện rành. Huống chi văn kinh chỉ nói đức Phật A Di Ðà hiện ở trước mặt đó, chưa hề chỉ định hiện cái thân bực nào? Ngài Việt Khê đâu đặng định cho là cái thân 32 tướng? Chắc rằng thân Liệt Ứng thời người liệt cơ tự thấy lấy, chớ không phải kinh này chuyên chỉ lấy cái thân Liệt Ứng để hiện cho người liệt cơ vậy đâu? Kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi Ta thành Phật, dầu cho 10 phương chúng sanh đều là bực Duyên Giác, Thinh Văn mà là bực tọa thiền nhứt tâm, muốn tính tuổi thọ của Ta, dầu mấy nghìn ức kiếp, tính mãi cũng không thể biết được”. Ðâu phải là cái vô lượng của thân thường thấy đó ư? Cho nên đức Thích Ca đã nhập diệt chốn Song Lâm rồi mà hoặc có người còn thấy hội Linh Sơn chưa giải tán. Với thân Phật Xá Na nghìn trượng mà có người thấy bằng thân kim sắc trượng sáu. Thể Phật vốn không đổi dời mà do căn cơ nên thấy khác vậy thôi. Thế thời nói thọ mạng Phật kia bằng số lượng trên vô lượng, cũng nào chẳng được?
(146) Q3C
CHÚ THÍCH
22). "Số thọ trăm năm": Cái thời kỳ Phật Thích Ca ra đời nhằm kiếp giảm của tiểu kiếp thứ 9. Bấy giờ số trung bình tuổi sống mỗi người là một trăm tuổi; từ đó về sau: Cứ một trăm năm là giảm 1 tuổi... đến nay đã giảm mất 25 năm rồi vì từ Phật ra đời đến nay đã trải qua là 2516 năm, thế thì hiện nay (năm Quí Tỵ 1953) số trung bình mỗi người còn được 75 tuổi.
23). "8 vạn tuổi": Là số thiếu của "8 vạn 4 nghìn". Với giữa thời kỳ tăng lấy tuổi sống của mỗi người đủ 8 vạn 4 nghìn tuổi là rất dài; lấy tuổi sống của mỗi người còn 10 tuổi là rất ngắn. Luận Cu Xá nói: “Từ 10 tuổi đến 8 vạn, lại từ 8 vạn đến 10 tuổi. Như tiểu kiếp thứ chín nầy, về thời kỳ giảm, thuở con người sống còn 60.000 tuổi là cái thời Phật Câu Lưu Tôn ra đời.... Cứ giảm xuống 100 năm là giảm 1 tuổi... mãi xuống thuở mà con người sống còn 100 tuổi là cái thời Phật Thích Ca ra đời. Luân Vương ra đời nhằm thuở người sống đủ 8 vạn 4 nghìn tuổi, vì là thời tăng, đọc theo tiếng Phạm Cakravartiraja, dịch: Chuyển Luân Thánh Vương. Luận Cu Xá cuốn 12 nói: “Châu Nam Diêm Phù Ðề nầy về thời tăng, con người sống đủ 8 vạn tuổi. Bấy giờ có vị Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, thân có 32 tướng tốt. Từ 8 vạn 4 ngàn tuổi của mỗi người sống là cái thời của Luân Vương ra đời; đến thời giảm: từ mỗi người sống còn chỉ tám vạn tuổi sắp xuống đến chỉ còn 10 tuổi. Trong thời gian đó chẳng có Luân Vương vì những hạnh phúc giàu, vui, sống lâu của chúng sanh ở thế giới nầy đều bị tổn giảm mà độc ác phiền não càng tăng thạnh, phi căn khí của đại nhơn, nên không có Luân Vương ra đời. Thiên Ðế Thích: Trời nầy ở trên đảnh núi Tu Di, thân tướng dài một do tuần, sống lâu một ngàn tuổi, một ngày ở đấy bằng một trăm năm ở dưới nhân gian.
24). "Pháp vương": Pháp là vạn pháp, Vương là tự tại. Ðối với vạn pháp, Phật đều sáng suốt, tự tại vì không còn một pháp nào làm chướng ngại nên gọi Pháp Vương. Kinh Duy Ma phẩm Phật Quốc nói: “Ðối với các pháp được tự tại, thế nên cúi đầu lạy thánh nhơn ngôi tột gọi là Pháp Vương”. Phàm nhơn ngôi tột gọi là Luân vương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Câu: "Cập kỳ nhơn dân” là vì khéo dùng lời đảo ngược. Nói nhơn dân là vì Phật dụ như ông quốc chủ.
“A tăng kỳ” Tàu dịch: Vô số, gấp hai số vô số gọi là số vô lượng vô biên.
Nhơn dân số thọ có hai:
1.- Vì nhờ sức bản nguyện của Phật giúp.
2.- Vì nhờ sức công đức tu của mình.
SAO:
“Lời đảo ngược” là: Nếu theo lời xuôi thuận phải nói như vầy: Phật và nhơn dân thọ mạng vô lượng. Như câu: Ba La Mật gọi là Bỉ Ngạn Ðáo, phải nói Ðáo Bỉ Ngạn mới thuận hơn. Lấy ý hội hiểu, chớ chấp lời hại ý.
Câu “Phật như ông quốc chủ”: Nước kia tuy không có cái phong hóa bằng chế độ vua tôi, cha con; song Phật là pháp vương (25), có nghĩa như vua chúa. Người sanh về nước kia, nương theo Phật học Phật nên có cái nghĩa như nhơn dân, chẳng phải như cõi Ta đây: Bản đồ, sổ bộ, hệ thống; biên tên dân chúng vậy.
Số Tăng Kỳ (26) lại là một con số đầu trong 10 con số lớn (27). Từ một trăm số Lạc Xoa (28) bội thêm chồng chứa mà thành ra số A Tăng Kỳ. Lại Tăng Kỳ là một số vô lượng (29); vô lượng vô lượng là một số vô biên. Nay hiệp nói đó, tự có hai nghĩa: 1.- Thiệt rõ số kia, lấy số Tăng Kỳ tính đó, có vô lượng vô biên số Tăng Kỳ vậy. 2.- Tột khen số kia rất nhiều, không còn biên lượng, không còn cùng tột là Tăng Kỳ vậy.
“Phật lực” là: kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, người trong cõi ta thọ mạng đều là vô ương số kiếp; không có ai tính đặng số kia”. Ðây là vì nhờ nguyện lực của Phật nên có số thọ mạng ấy. “Tự lực” là nhứt tâm niệm Phật, vì tâm được thanh tịnh nên hoa sen hóa sanh. Cái thân thanh nhẹ, chẳng đồng với cái nhục thân chất ngại có già, bệnh, chết; đấy là nhờ sức mình tinh tấn nên có số thọ mạng ấy.

SỚ:
Hỏi rằng: Vô lượng đấy cũng có thể tức là vô lượng; trên vô lượng đấy, nó có chứng cứ gì chăng?
Ðáp: Lệ như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói.
SAO:
Văn trên dẫn lời sớ trong Quán Kinh nói: “Vô lượng đây là từ hữu lượng cho đến vô lượng, mà nói cũng có thể tức nói vô lượng cho đến vô lượng đấy”, do vì văn đây chính giống kinh Hoa Nghiêm: Kinh kia, văn hồi hướng nói "Vô lượng A Tăng Kỳ”. Lời giải rằng: Ðây không phải là một trong hữu số (còn đếm được) mà nó chỉ là lời nói để tỏ nghĩa vô số. Nếu nhứt định có số thời còn bị hạn cuộc trong hạn lượng. Nay kinh này cũng nói "Vô lượng vô biên A Tăng Kỳ", hai kinh văn thế ý rất giống nhau. Nên nói Phật kia thọ mạng cũng có thể tức là vô lượng của vô hạn lượng vậy.
Hỏi: kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thọ Lượng nói: Thế giới Ta Bà một kiếp (30) là thế giới Cực Lạc một ngày đêm. Một kiếp của thế giới Cực Lạc bằng một ngày đêm của thế giới Ca Sa Tràng; như thế lần lựa kiếp và ngày tương đối với nhau, cho đến trăm vạn số A Tăng Kỳ thế giới, tột đến thế giới Thắng Liên Hoa; thời ngày kiếp của thế giới Cực Lạc chỉ hơn ngày kiếp của thế giới Ta Bà mà thua rất xa với mấy thế giới sau đó thì đâu đặng còn là vô lượng của vô hạn lượng ư?
Ðáp: Kinh kia lời Sao giải rằng: “Ba thân dung hiệp thì ba thọ không ngăn ngại, tức dài cũng có thể thâu ngắn, chính nói ngắn cũng kéo dài, không phải dài không phải ngắn thì dài ngắn đồng nhau. Mỗi mỗi đều hòa lẫn viên mãn, lời bàn ý nghĩ đều bặt”. Từ đây nghĩa nó tự rõ, không nhọc công biện luận.

SỚ:
Lại với thọ mạng quang minh đó chỉ là tóm tắt mà nói đó thôi, vì dùng số ít để gồm số nhiều. Hai bộ kinh danh đề chỉ nói Vô Lượng Thọ ấy thì tóm lại càng tóm nữa vì thể nó gồm cả dụng. Nếu nói cho đủ ra thì y báo, chánh báo thảy đều vô lượng.
SAO:
“Tóm nói” là vì Phật đủ muôn đức. Nay chỉ nói thọ mạng và quang minh ấy như kinh Hoa Nghiêm về bực Bát Ðịa nói: Thân tướng vô lượng, trí huệ vô lượng, phương tiện vô lượng, quang minh vô lượng, thanh tịnh vô lượng, âm thinh vô lượng v.v... thời biết nói hai việc là dùng ít nhiếp nhiều. “Thể nhiếp dụng” là: Hoặc có kẻ nạn rằng: Ðã quang minh và thọ mạng cả hai đều nói, vì sao kinh Ðại Bổn và Quán kinh danh đề hai bộ đều chỉ nói: Vô Lượng Thọ mà không nói Vô Lượng Quang, nghĩa ấy lại làm sao? Bởi do một tâm chơn như, không khứ, không lai, suốt xưa, suốt nay. Thọ kia vô lượng, quang kia cũng vô lượng vậy. Thể vàng thời hào quang vàng vì không lìa nhau vậy. Luận Khởi Tín nói: “Tâm tánh không khởi (vọng) tức là đại trí huệ, đại quang minh, khắp giáp pháp giới”. “Không khởi” là thọ vậy. Trí huệ là quang vậy. Nói thọ thời quang ở trong đó, nên nói một cái gồm đủ. “Y, Chánh vô lượng” là: Tự một thân Phật có bao nhiêu công đức và như văn sau, có bao Thanh văn, Bồ tát, nhẫn đến văn trước những lan can, lưới giăng, hàng cây v.v... món món trang nghiêm hết thảy đều là vô lượng vậy.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh thƣờng chiếu là nghĩa quang minh. Tự tánh thường tịch là nghĩa thọ mạng. Tự tánh tịch chiếu chẳng hai là nghĩa A Di Ðà.
SAO:
Tánh khôn tỏ rỗng suốt. "Quang" bặt bờ bến; tánh vắng lặng thường hằng "Thọ" nào tính kể. Thường hằng mà lại rỗng suốt nên tức "Thọ" mà "Quang". Rỗng suốt mà cũng thường hằng nên tức quang mà thọ. Như vậy thời Phật A Di Ðà tuy trải qua ngoài 10 muôn ức cõi mà thật ra vẫn ngồi kiết già chễm chệ không động ngay trong tâm chúng sanh nơi thế giới Ta Bà này.
Thế sao lại đeo pháp trường sanh, luống uổng kiếp chết yểu, đội ánh sáng mặt trời trở thành cái màn đen tối. Tâm vốn là Phật, tự muội tâm mình; Phật vốn là tâm, tự mê ông Phật mình.
CHÚ THÍCH

25). "Số tăng kỳ": Ðọc đủ là A Tăng Kỳ, dịch: vô số, tiếng Phạm. Asanikhya. Cách đếm: muôn muôn là một vẹo (ức), muôn vẹo là triệu. Một A Tăng Kỳ là: một ngàn muôn muôn muôn muôn muôn muôn muôn muôn triệu. Tiếng Phạn lại là: Asamikhyya tức là 100.000.000.000. 000.000.000.000.000.
26). "10 con số lớn": Chưa kịp thấy, xin nhờ vị nào rộng thấy bổ cho.
27). "Số lạc xoa", tiếng Phạn: Laksa. Một lạc xoa là 10 vạn. Một trăm lạc xoa là một cu chi, cu chi có 3 hạng: một là mười vạn; hai là trăm vạn; 3 là nghìn vạn.
28). "Số vô lượng": Sách Nhiếp Ðại Thừa Luận Thích cuốn 8 nói: Không thể sánh vì để biết đặng là vô lượng, vì quá nhiều quá lớn, chẳng kể lường. Một vô lượng là 100.000.000.000.000. 000.000.000.000.000.
29). "Ta Bà 1 kiếp, Cực Lạc 1 ngày đêm": Kiếp có 3 hạng: 1. Tiểu kiếp kể có 16 triệu năm (16.000.000 năm). 2. Trung kiếp kể có 3 trăm hai chục triệu năm (320.000.000 năm). 3. Ðại kiếp: kể có một nghìn 2 trăm 80 triệu năm.
(148) q3c


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐẠO THÀNH VIỄN KIẾP

Này Xá Lợi Phất! Ðức A Di Ðà từ thành Phật đến nay ước đã 10 kiếp.

SỚ:
Ðã biết ý nghĩa của tên đức Phật kia, nhưng chưa được biết ngài từ thành Phật đến nay đã trải bao nhiêu thời kiếp. Chữ "Kiếp" nói đủ là Kiếp Ba, Tàu dịch là Thời Phần.
“Mười kiếp”: có chỗ nói “mười đại kiếp”, và có chỗ nói “mười tiểu kiếp”. Nay kinh này nói lâu xa chắc là 10 Ðại kiếp.
Lại 10 đại kiếp cũng là nói trong một thời kỳ phó cảm tùy cơ. Xét tột mà nói, ngài thành Phật nhẫn nay cũng đến vô lượng như trong kinh Pháp Hoa nói.
SAO:
Một Ðại kiếp có 4 trung kiếp: Kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại và kiếp không. Mỗi trung kiếp đều có 20 tiểu kiếp; trọn 80 kiếp mới thành một đại kiếp (30). Nói 10 đại kiếp là 800 tiểu kiếp vậy. Ý kinh nói: Vì tỏ cho biết ngài thành Phật đã lâu xa; nếu nói tiểu kiếp thời chưa thấy chỗ xa kia. Nay y theo bản dịch đời nhà Ðường, nói 10 đại kiếp.
Câu “cũng tới vô lượng” là như trong kinh Pháp Hoa, chúng nghi đức Thế Tôn (Thích Ca) thành Phật chưa bao lâu, làm sao các vị Bồ Tát tu đã nhiều kiếp kia là được Ngài giáo hóa? Phật dạy: “Ta thiệt thành Phật đến nay vô lượng vô biên kiếp rồi”. Thế thời Ðức Di Ðà thành Phật kia có thể lường được ư?

SỚ:
Nếu xét cái nhơn địa của đức A Ði Ðà, từ thành Phật sắp về trước chẳng phải một cái nhơn làm "Pháp Tạng" mà thôi, có nhiều cái nhơn nữa như trong các kinh nói.
SAO:
“Nhơn làm Pháp Tạng” là kinh Ðại Bổn nói: “Trước đức Phật Ðịnh Quang, có đức Phật thứ 53 tên là Thế Tự Tại Vương. Khi đó ngài Pháp Tạng đang làm vị Quốc vương, bỏ ngôi đi xuất gia, phát 48 lời nguyện”. Nay Phật A Di Ðà đây là ông Phật do ngài Pháp Tạng tu thành vậy. “Còn nhiều nhơn nữa” là:
1.- Kinh Pháp Hoa nói: Thời kỳ Phật Ðại Thông Trí Thắng Như Lai có 16 vị vương tử đi xuất gia tịnh tu phạm hạnh, cầu quả Bồ Ðề vô thượng. Sau khi Phật Ðại Thông diệt độ, 16 vị thường ưa thuyết kinh Diệu Pháp Hoa; ấy sau cũng thành Phật hết cả. Vị vương tử thứ 9 thành Phật ở về phương Tây.Vị vương tử thuở đó nay là A Di Ðà vậy.
2.- Kinh Bi Hoa nói: vô lượng kiếp về trước, có vua Chuyển Luân Vương tên Vô Tránh Niệm, cúng dường cho Phật Bảo Tạng Như Lai. Lúc đó vua phát nguyện rằng: “Nguyện khi Ta thành Phật, trong nước ta nhiều món thanh tịnh trang nghiêm, Phật Bảo Tạng thọ ký cho, qua kiếp số hằng hà sa, làm Phật ở thế giới phương Tây, nước tên là An Lạc”. Vị Quốc Vương thuở đó, nay là Phật A Di Ðà đây.
3.- Kinh Ðại Thừa Phương Ðẳng Tổng Trì nói: “Thời kỳ Phật Vô Cấu Diệm Xưng Khởi Vương Như Lai, có ông Tịnh Mạng tỳ kheo thuộc lòng các kinh, cộng 14 ức bộ. Tùy tâm chúng sanh ưa muốn, rộng vì thuyết pháp. Ông Bí Sô thuở đó, nay là Phật A Di Ðà đây”.
4.- Kinh Hiền Kiếp nói: “Thời kỳ Phật Vân Lôi Hống Như Lai có vị vương tử tên Tịnh Phước Báo Chúng Âm cúng dường Phật kia. Vị vương tử thuở đó nay là Phật A Di Ðà đây”.
5.- Kinh kia lại nói: “Thời kỳ Phật Kim Long Quyết Quang, có ông pháp sư tên Vô Hạn Lượng Bảo Âm Hạnh ra sức hoằng hóa kinh pháp. Ông pháp sư thuở đó nay là Phật A Di Ðà đây”.
6.- Kinh Quán Phật Tam Muội quyển thứ chín nói: Thời kỳ Phật Không Vương có bốn ông tỳ kheo bị phiền não che tâm, thoạt nghe giữa thinh không dạy bảo phải quán Phật, liền đặng pháp Niệm Phật Tam Muội. Ông tỳ Kheo thứ ba thuở đó, nay là Phật A Di Ðà đây.
7.- Kinh Như Huyễn Tam Ma Ðịa Vô Lượng Ấn Pháp Môn nói: “Thời kỳ Phật Sư Tử Du Hý Kim Quang Như Lai, có vị quốc vương tên Thắng Oai, tôn trọng cúng dường Phật kia, tu hạnh thiền định; vị Quốc vương thuở đó, nay là Phật A Di Ðà đây”.
8.- Kinh Nhứt Hướng Xuất Sanh Bồ Tát nói: “Ðức Phật A Di Ðà thuở trước làm vị thái tử nghe pháp môn vi diệu đây, vâng giữ tinh tấn, trong 7000 (bảy nghìn) năm lưng chẳng đến chiếu, không nhớ ái dục, tài bảo, không hỏi đến việc của người khác, thường ở chỗ một mình, ý chẳng lay động; lại giáo hóa tám nghìn ức số na do tha người, chứng quả bất thối chuyển; vị thái tử thuở đó nay là Phật A Di Ðà đây”. Như trên lược kể vài sự tích, nếu nói nhiều kiếp nhiều nhơn cũng tới vô lượng.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh xưa nay thành Phật là nghĩa 10 kiếp.
SAO:
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Mười đại kiếp là nêu số vô tận”, tức nay nói tự tánh mình thành Phật sắp lại đây nào những chỉ từ bên kia Phật Oai Âm Vương? Mà là bên kia lại còn bên kia, trần sa kiếp lại trần sa kiếp nữa vậy! Nếu quyết định chấp 10 kiếp, chi khỏi bị người xưa nói: “Cũng còn là con cháu của ông Vương lão sư” (31).

CHÚ THÍCH
30). "Một Ðại kiếp": Kể có 1.280.000.000 năm.
31). "Con cháu Vương lão sư": Uy Âm Vương Phật là đức Phật trước nhứt ra đời thuở không kiếp mới thành; còn về trước thì chưa có Phật xuất thế, nên chỉ trong Tông môn chỉ về chỗ trước nhứt là nói rằng Uy Âm Na Bạn nghĩa là trước Phật Uy Âm, đó là chỉ chỗ thật lý. Về sau Phật Uy Âm, đó là chỉ môn Phật sự. Ðấy là mượn để tỷ dụ về chỗ rõ đạo, ngõ biết rằng chỗ sở đắc chẳng từ nơi ai. Nghĩa là sở đắc ấy cực kỳ lâu xa trước hơn hết. Vì cho Phật tánh là cái có từ trước, còn Phật sự là việc ở sau. Vương Lão Sư: Ðất Trì Châu Nam Tuyền, ngài Phổ Nguyện Thiền Sư họ Vương, thường tự xưng là Vương Lão Sư. Ngài Hoàng Bá đến tham học nơi Nam Tuyền, bữa nọ đến thời cơm trưa, bưng bình bát tới trước ngồi lên chỗ ngồi của Nam Tuyền. Nam Tuyền tới sau, thấy thế hỏi: "Trưởng lão này hành đạo tu trong khoảng năm nào?‟ Sư Hoàng Bá đáp: "Trước Phật Uy Âm‟. Nam Tuyền bình rằng: "Cũng còn là con cháu của Vương Lão Sư nầy! Vì là cái chỗ ta đã ngồi từ trước rồi‟ (Nếu hiệp về lý tánh thì Phật tánh sẵn có từ vô thỉ, không những từ Uy Âm ra đời).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HÓA BẠN (phân làm hai phần)
1.- Hiện tại (người bản xứ)
2.- Vãng sanh (kẻ đến ở)

HIỆN TẠI (phân làm 3 phần)
1.- Thanh Văn: (thánh Thinh văn)
2.- Bồ Tát: (thánh Bồ tát)
3.- Tổng kết: (chung kết)

1. THANH VĂN
Lại này Xá Lợi Phất! Phật kia có đệ tử đã chứng quả thinh văn mà đều là bực A La Hán nhiều đến số vô lượng vô biên, chẳng phải tính số chỗ hay biết được.

SỚ:
Chủ ắt có bạn. Trước nói hàng Thinh Văn, kế nói hàng Bồ tát đều là những bạn lữ trong ngôi phẩm thánh hiền vậy. Văn đây trước nói hàng đệ tử Thanh Văn. Thanh Văn là nghe tiếng Phật dạy pháp Tứ Ðế mà được chứng quả. A La Hán là lựa không phải ba quả trước vậy. Trong đây không nói Duyên Giác là vì gồm trong hàng Thanh văn.
“Chẳng phải toán số” là: Nói số kia rất nhiều vậy.
SAO:
“Nghe pháp Tứ Ðế” là: Ðức Thế Tôn vì các ông: Kiều Trần Như v.v... năm người, chuyển bánh xe: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Ban đầu chỉ cho pháp Tứ Ðế, thứ hai khuyên tu, đến thứ ba thời chứng quả. Các lậu phiền não đã hết, thành quả A La Hán. Nhơn nghe tiếng Phật dạy mà được mở tỏ nên gọi là quả Thinh Văn. Cái hiệu Thinh Văn chung ba quả trước; nay quả thứ tư là quả A La Hán vậy.
“Duyên Giác nhiếp” là: bực Duyên Giác quán xét tu pháp thập nhị nhơn duyên mà đặng tỏ ngộ tự tánh; tuy 12 nhơn duyên mà tóm lại không ngoài pháp Tứ Ðế. Bực này tuy có tâm lợi sanh, nhưng chưa được rộng nên thuộc hàng Thinh Văn vậy.
“Toán số” là pháp toán số trong thế gian. Cao tột là ở nơi pháp cửu chương. Pháp toán số của Phật nói như số phẩm A Tăng Kỳ trong kinh Hoa Nghiêm thời chẳng phải tâm lực của người đời học tính nổi đặng. Văn đây nói pháp toán số là nói chung luôn cả pháp toán số của thế gian và xuất thế gian. Do số đệ tử Thanh văn cõi kia rất nhiều vô tận, vượt khỏi ngoài pháp toán số, dù ông Lạc Hoành người đời Hán Vũ Ðế, ông Nhứt Hạnh Thiền sư đời Ðường Huyền Tông không thể ra tài hay khéo mà tính cho đặng. Văn trên nói số vô lượng, vô biên, là nhằm con số thứ hai, thứ ba, trong 10 con số lớn, thế là có toán số; nhưng văn đây nói: "Chẳng phải dùng phép toán số mà biết được”; cho nên biết vô lượng chính là lời tán thán rất nhiều, không nên lấy số thường mà chấp vậy. Như Kinh Ðại Bổn nói: “Dầu cho các bực tỳ kheo đầy một ức số na do tha trăm nghìn số lượng, đều có pháp thần thông như ông Mục Liên, muốn chung tính kể số Thinh Văn hội ban đầu của Phật kia, dùng hết thần lực trù tính, trong trăm phần không biết được một phần, nhẫn đến phần Ô Ba Ni Sát Ðàm (32) cũng không biết được một”.
Lại nói: “Phật bảo Ông A Nan: „Giả sử có người nhổ lông trong một thân nghiền làm mảy bụi. Ðem những bụi ấy quăng trong biển múc nước ra. Nước của mảy bụi nhiều, hay nước trong biển nhiều?‟ Ông A Nan bạch rằng: „Thưa đức Thế Tôn! Nước của mảy bụi không đầy nửa bụm; còn nước trong biển kia vô lượng‟. Phật dạy: „Này A Nan! Ðệ tử về hàng Thanh Văn trong cõi Phật kia; với số mà có thể biết được đó như nước của mảy bụi; còn số mà không tính hết được đó như nước trong biển kia”.
SỚ:
Trong Luận nói: “Bực nhị thừa chẳng sanh” nay nói có Thanh Văn đó là do bực ấy quen tập pháp thừa, chẳng bao lâu cũng chứng đặng Ðại thừa, rốt rồi không còn Tiểu thừa nữa như trong Quán Kinh lời sớ nói. Nếu cứ theo nghĩa đức Phật ngài biến hóa thời có Tiểu thừa cũng không ngại gì.
SAO:
“Rốt rồi không Tiểu thừa” là: trong Quán Kinh lời sớ nói: “Những người quen tập Tiểu thừa vốn chẳng đặng sanh, nhưng do kia khi lâm chung phát tâm Ðại thừa, cũng đặng vãng sanh. Do vì quen tập Tiểu thừa, vừa nghe Phật nói các pháp: Khổ, Không, Vô thường, thuận theo tánh quen trước, liền chứng quả Tiểu thừa mà cái tâm hướng Ðại đã thành. Huống đặng gần Phật, chẳng bao lâu sẽ chứng Ðại thừa thì đâu còn làm Thinh Văn nữa ư?” Thế thời kinh nói cõi kia có Thanh Văn là do vì tạm có nên trong Luận nói: “Bực nhị thừa chẳng sanh là do vì cõi kia quyết định không có Tiểu thừa”.
Câu “Tiểu cũng không ngại” là cõi Tịnh Ðộ còn dung chứa các loài chim, hàng Thinh Văn há chẳng bằng chim sao? Với chim đã biến hóa làm thành ra thì Thanh Văn đâu lại riêng thật có. Dù cho nước kia vẫn có Thinh Văn đi nữa cũng chẳng ngại gì. Bồ Tát Các chúng Bồ Tát cũng nhiều như vậy.

CHÚ THÍCH
32). "Ô Ba Ni Sát Ðàm": Tiếng Phạn Upanisad, dịch: Gần ít, rất nhỏ, là một con số đã cùng cực; Ðại Luận dịch là “vi tế phần”, là phân tích đã đến chỗ tột, còn số Lân Hư nữa là hết.
(150) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Nương văn trên chẳng những chúng Thanh Văn Tiểu thừa mà các bực Ðại thừa Bồ Tát không bực nào chẳng sanh.
Câu “cũng nhiều như vậy” là cõi kia có các chúng Bồ Tát cũng nhiều vô lượng vô biên, không thể kể hết số. Vả lại Bồ Tát ấy cũng đủ vô lượng vô biên công đức như trong Ðại Bổn nói.
SAO:
Bồ Tát là: Từ bực sơ tâm (là mới phát tâm tu Bồ Tát) nhẫn đến bực Ðịa Tận (là hết thẩy Bồ Tát cả Thập Ðịa), như trong khoa giáo khởi trước đã biện rành và như trong văn bổ xứ sau có dẫn, nói Bồ Tát rất nhiều vô lượng, đâu có thể kể số.
“Công đức” là kinh Ðại Bổn, Phật khen món món công đức của Bồ Tát ở nước kia, lập làm 23 lời dụ:
1.- Tánh Bồ Tát kiên cố bất động như núi Tu Di.
2.- Trí huệ sáng suốt như ánh sáng mặt nhựt, mặt nguyệt.
3.- Tánh rộng lớn như biển vì hay sản xuất các của báu công đức.
4.- Tánh sáng rỡ như lửa vì thiêu củi phiền não.
5.- Tánh nhẫn nhục như đất (đại địa) vì bình đẳng với tất cả chúng sanh.
6.- Tánh thanh tịnh như nước trong vì rửa các trần cấu.
Nhẫn đến dụ 23, như Ðức Từ Thị một quán niệm vì bình đẳng với cả pháp giới. Rốt lại kết rằng: “Nay vì các ông, ta nói lời cốt yếu thế thôi. Bằng nói rộng ra một kiếp nói cũng chẳng hết!” thời biết số Bồ Tát vô lượng, vô biên, công đức của Bồ Tát cũng vô lượng, vô biên như vậy.

SỚ:
Như Kinh Hoa Nghiêm nói: chỗ ở của Như Lai, các chúng sinh thanh tịnh nương ở trong đó, chính đồng nghĩa đây.
SAO:
Kinh Hoa Nghiêm quyển 25 nói: “Tất cả chư Phật quốc độ trang nghiêm. Chỗ ở của Như Lai bất khả tư nghì, những chúng thanh tịnh có duyên đồng tu đời trước, nương ở trong đó. Trong đời vị lai sẽ thành ngôi chánh giác”.
Chỗ ở của Như Lai tức là Cực Lạc quốc độ của Phật A Di Ðà. Chúng thanh tịnh kia tức các vị Bồ Tát. Ðời vị lai sẽ thành Phật tức văn Bổ Xứ sau có nói.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh tức không, tức giả là nghĩa Phật kia có Thanh Văn, Bồ Tát.
SAO:
Tánh không thời lý nhứt chơn đứng lặng (chơn như bất biến). Tánh giả thời vạn dụng hằng sa (bất biến tùy duyên). Ðứng lặng thời thăm thẳm không bờ mé. Hằng sa thời rộng lớn vô cùng tận, đâu từng tính số, và khá đặng so lường ấy ư. Thế thời Thánh Hiền bực Tam thừa chung thờ một vị Phật; Chơn Tục cả hai đế đồng do một cái tâm. Một tâm rõ ràng, Phước đủ, Huệ đủ.
(151) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỔNG KẾT
Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia, thành tựu công đức trang nghiêm như vậy.

SỚ:
Kết văn trên, Thanh Văn, Bồ Tát là đệ tử trang nghiêm, đều bởi nguyện hạnh công đức do tu nhơn đời trước của Phật kia nên nay kết quả thành tựu như vậy. Trong Luận nói: “Như Lai là nhóm tịnh hoa. Hoa chánh giác đặng sanh”, phải vậy.
SAO:
Nguyện là: Kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, Bồ Tát trong cõi ta, thần thông, trí huệ biện tài, tướng hảo oai thần thảy đều như Phật”. Ðến nay Ngài thành Phật, đặng toại sở nguyện.
Hạnh là: Kinh Ðại Bổn ngài Pháp Tạng nguyện giáo hóa chúng sanh tu hành pháp lục độ, rộng làm việc giáo hóa đến vô lượng chúng sanh, phát tâm bồ đề. Hạnh nay đặng thành tựu mới có đệ tử trang nghiêm như thế.
“Nhóm Tịnh Hoa” là như Kinh Tịnh Danh: “Bảy giống tịnh hoa:
1.- Giới tịnh: Vì tịnh hết ba nghiệp.
2.- Tâm tịnh: Vì các phiền não kiết lậu đã tịnh.
3.- Kiến tịnh: Vì thấy rõ tánh chơn của các pháp, không khởi vọng tưởng nữa.
4.- Ðộ nghi tịnh: Vì kiến giải sâu thì nghi hoặc liền dứt.
5.- Phân biệt đạo tịnh: Vì phải đạo nên làm, không phải đạo nên bỏ.
6.- Hành đoạn tri kiến tịnh: Vì chỗ làm chỗ đoạn đều thông đạt.
7.- Niết Bàn tịnh: Vì đã chứng quả vô học (A La Hán)”.
Ngài Hải Ðông nói: “Bảy món đây thuộc lời luận tụng của hàng Thanh Văn. Nay đây cho rằng cũng đặng gồm chung Bồ Tát, lệ như 37 phẩm vì chung cả Ðại thừa, Tiểu thừa”. Từ văn lan can, lưới giăng hàng cây đến đây. Y, chánh cộng là 5 phen kể những món trang nghiêm, với nghĩa của sự vật trong nước Cực Lạc lược tột nơi đây. Văn sau chúng sanh sanh về đó và đi bổ xứ v.v... cũng nhiếp thuộc trong văn chánh báo.
HẾT Q3C
(152)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VÃNG SANH (phân ra làm hai phần)
1.- Ðại Chúng (cả nhân chúng)
2.- Thượng Thủ (bực bề trên)

ĐẠI CHÚNG
Lại này Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc, chúng sanh ở các nơi được sanh về đó đều đặng A Bệ Bạt Trí.

SỚ:
Nương văn trên: Chẳng những chúng hiện ở nước kia, không vị nào chẳng phải Thánh Hiền, nhưng hễ ai được sanh về đó, đều đặng bực Bất Thối.
“Chúng sanh” là cái danh từ tóm nhiếp tất cả.
A Bệ Bạt Trí là: Tàu dịch Bất Thối Chuyển địa, như kinh Ðại Bổn và trong luận đã nói:
Lại có nhiều món nhơn duyên nên đặng bực Bất Thối. Như bộ Thập Nghi năm món, bộ Thông Tán 10 việc tốt, bộ Quần Nghi 30 điều lợi ích v.v....
SAO:
“Sanh về đều đặng bất thối” là: Sợ người nghi nước kia vốn nhiều thánh hiền, song đều là bực thượng sĩ tu lâu; người mới sanh về vị tất đặng bất thối, nên văn đây nói: không luận thánh, phàm, hễ ai tu trì danh niệm Phật được sanh về đó liền đặng bất thối chuyển một cách như nhau, để giải quyết cái nghi của người kia vậy. Như trong Kinh Ðại Bổn đã nói: “Người sanh về nước kia, ở với nhau bằng điều nhơn, đổi chác nhau bằng việc nghĩa, không làm gì quấy quá, trong không có cái tâm dâm nộ, thói ngu si”.
Lại nói người sanh về nước kia thảy đều trọn đủ 32 tướng tốt, các căn sáng tỏ, nhẫn đến thành Phật chẳng mắc vào ác thú.
Lại trong Luận lời tụng nói: “Những chúng người và trời tâm đều bất động, toàn là ở trong biển trí thanh tịnh sanh ra”. Bất động tức là bất thối. Bởi do sức niệm Phật, được nhờ biển trí Như Lai thấm nhuần sanh ra nên có tấn mà không thối.
“Năm món” là bộ Thập Nghi Luận nói: “Có năm món nhơn duyên nên đặng bất thối:
1.- Nhờ nguyện lực đại bi Ðức Di Ðà nhiếp trì nên bất thối. Nay giải rằng: như kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta làm Phật, ai nghe danh hiệu ta, qui y tinh tấn liền đặng pháp nhẫn thứ nhứt, pháp nhẫn thứ nhì và pháp nhẫn thứ ba”. Ở trong pháp chư Phật hằng không thối chuyển, ví như qua biển cả được đi chiếc tàu to thì khỏi chìm đắm.
2.- Nhờ hào quang Phật thường chiếu nên tâm Bồ Ðề tăng tiến không thối. Nay giải rằng: Như Kinh Ðại Bổn nói: “Thấy hào quang sáng của Phật, mà sanh từ tâm; lại người niệm Phật, Phật phóng quang minh nhiếp hộ người ấy. Ví như mặt trời, mặt trăng chiếu rọi đường tối, thì khỏi sa hầm hố”.
3.- Nhờ nước, chim, cây, rừng, tiếng gió, tiếng nhạc, đều nói ra pháp khổ không, người nghe thường khởi tâm niệm Phật, Pháp, Tăng, nên bất thối. Nay giải rằng như kinh đây và trong hai bộ nói: nước, chim, cây, rừng, gió, nhạc. Ví như người vong giả nghe tiếng khánh, tiếng chuông, tăng thêm chánh niệm.
4.- Toàn là các bực Bồ Tát, dùng làm bạn lành, ngoài không ma, tà, trong không phiền não nên bất thối. Nay giải rằng: Như kinh đây nói: “Cõi kia các người bực thượng thiện đồng hội một xứ”. Ví như đem con để ở nơi xóm Trang Nhạc (33) nước Tề thì không còn nói tiếng Sở.
5.- Nhờ thọ mạng vĩnh kiếp, cùng Phật bằng bực nên bất thối. Nay giải rằng: Như trong kinh nói: “Phật và nhơn dân thọ mạng vô lượng”. Ví như đi con đường muôn dặm, nương theo thời gian lâu mau rốt rồi cũng đến Bảo Sở.
Còn 10 việc tốt và ba mươi điều lợi ích, đại khái đồng với đây, vì số nhiều không dẫn.

SỚ:
Lại bất thối có ba nghĩa:
Ðại thừa bất thối; dĩ đắc bất thối; vị đắc Bất thối, lệ như kinh Di Lặc vấn nói.
SAO:
“Ðại thừa bất thối” là: Vì vãng sanh về nước kia, là đi ngay vào bực Ðại thừa, không còn thối chuyển là hàng Tiểu thừa nữa (hay nhị thừa cũng thế).
“Dĩ đắc bất thối” là vì hễ sanh về nước kia, phàm chỗ đã đặng, không còn thối chuyển, tan mất cái mình đã có (chứng).
“Vị đắc bất thối” là: hễ sanh về nước kia, phàm chỗ chưa đặng, không chi làm thối chuyển, ngăn con đường tiến tới trước.
Lại kinh Di Lặc vấn nói: “Tự phần kiên cố gọi là bất thối. Thắng tấn bất hoại, gọi là bất chuyển”. Văn đây nghĩa: Ðại thừa; dĩ đắc và vị đắc. Ba nghĩa phối đó thời hai nghĩa trước đồng với Tự Phần; một nghĩa sau đồng với Thắng Tấn.

SỚ:
Lại đồng tên là bất thối, nhưng có chỗ thấp và cao. Như trong Khởi Tín và thuyết ngài Diệu Tông, ngài Từ Chiếu nói v.v...
SAO:
Luận Khởi Tín nói: “Người sanh về nước kia thường thấy Phật, rốt đặng bực bất thối”. Lời sớ nói bất thối có ba vị:
1.- Tín hạnh chưa đủ, chưa đặng bất thối. Vì không có duyên thối nên gọi là bất thối.
2.- Vị Thập Tín đầy đủ tiến vào vị Thập Trụ, đặng thiểu phần pháp thân, gọi là bất thối.
3.- Vị Tam Hiền viên mãn tiến vào vị Sơ Ðịa sắp tới, chứng biến mãn phần pháp thân, gọi là bất thối.
Lại ngài Diệu Tông làm lời sao nói: “Bất thối có ba nghĩa: nếu phá được kiến hoặc, tư hoặc, gọi là vị bất thối, thời hằng không mất cái ngôi siêu phàm.
Nếu dẹp được trần sa hoặc, gọi là hạnh bất thối thời hằng không mất cái hạnh Bồ Tát.
Nếu phá tan được vô minh hoặc gọi là niệm bất thối, thời hằng không mất cái chánh niệm trung đạo”.
Lại ngài Từ Chiếu Tông Chủ làm bộ Tứ Ðộ Ðồ thuyết nói: “Bởi người chưa đoạn phiền não hoặc, sanh cõi Ðồng Cư, là nguyện bất thối.
Người đã phá kiến hoặc, tư hoặc, sanh cõi Phương Tiện là hạnh bất thối.
Người phá được trần sa hoặc và phá được một phần vô minh hoặc, sanh cõi Thiệt Báo là trí bất thối.
Người phá luôn hết ba hoặc, sanh cõi Tịnh Quang, là vị bất thối”.
Thế thời cái tên bất thối tuy đồng mà thấp, cao tự khác, lệ như nghĩa cửu phẩm.

SỚ:
Lại trong tứ giáo nói bất thối chẳng phải như nghĩa kinh này.
SAO:
Trong tứ giáo đều nói bất thối như:
Tạng giáo tu biệt tướng niệm là bất thối,
Thông giáo được tánh địa là bất thối,
Biệt giáo bực Thất Trụ là bất thối,
Viên giáo bực Thất tín là bất thối.
Thế thời biết từ đây sắp trước, tấn thối chưa định. Nay người niệm Phật miễn sanh nước kia, dầu trước kia là người ác hay súc sanh, nay cũng đặng bất thối; đâu chẳng tốt mầu mau lẹ, khác hơn các kinh giáo kia!
(154) Q3D


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh thường trú là nghĩa bất thối chuyển.
SAO:
Ví như hư không, từ xưa đến nay không từng thối chuyển, dầu muốn thối chuyển, thối đến chỗ nào? Thượng Thủ Trong nước kia, có nhiều vị nhứt sanh bổ xứ. Số ấy rất nhiều chẳng phải toán số mà biết được, chỉ khá dùng số vô lượng, vô biên a tăng kỳ mà nói thôi.

SỚ:
Nương văn trên nói: „Người sanh nước kia đâu những bất thối, lại còn có bực Bồ Tát bổ xứ không thể kể xiết‟ để khuyên người cầu sanh vậy.
Bổ xứ là: chỉ một đời này kế bổ ngôi Phật, tức bực Ðẳng Giác Bồ Tát.
SAO:
“Khuyên người cầu sanh” là: Người sanh về đó đều được bất thối, đã hơn các nước, lại nhiều vị bổ xứ, khá gọi rằng: Siêu vượt thù thắng rất tột đó vậy.
“Chỉ một đời nầy” là: Người ở cõi nầy tu hành bỏ thân nầy thọ thân khác, nghìn đời muôn đời chưa có cùng tột, nhẫn đến người chứng tam quả cũng còn có sanh; bực A La Hán mới đoạn được thân hậu hữu. Tuy đoạn thân hậu hữu, nhưng chưa đặng thành Phật. Nay kinh này nói, chỉ còn một đời, kế liền bổ đi làm Phật. Trước như ngài Hộ Minh, sau như ngài Từ Thị là vị Bồ tát tột ngôi.
Lại kinh Ðại Bổn nói: “Người sanh về nước kia đều đủ 32 tướng tốt, rốt ráo thâm nhập chỗ yếu nghĩa pháp mầu”, đều còn một đời, sẽ bổ xứ làm Phật.
Cứ đây, thời như vị thự quân (thái tử) tạm ở Ðông cung quyết định nối ngôi Nam Diện, chẳng phải sánh với các hàng bá quan lần hồi tăng chức, bất quá tới bực nhơn thần cực vị mà thôi. Các vị Bồ Tát đây cũng đều nguyện vãng sanh, những người khinh dễ cõi Tây phương sao mà chẳng xét cho lắm?!

SỚ:
Hỏi: Xứ kia, đức Quan Âm kế sẽ bổ ngôi Phật, kế là Thế Chí. Sau đức Thế Chí không nghe nói bổ ai? Nay nói: Bổ xứ rất nhiều, vậy chớ ngày nào sẽ bổ? Lại bổ xứ đó vị Bồ tát đã tiến lên hết thập địa, vào trụ ngôi Ðẳng giác như mặt trăng giữa các ngôi sao, đâu đặng rất nhiều đương ở nước kia?
Ðáp: Bổ xứ bất tất định bổ chỗ xứ của Phật Di Ðà, mà 10 phương thế giới vô tận, chư Phật nhập Niết Bàn vô tận, Bổ Xứ Bồ Tát cũng vô tận. Nhiều vị trụ trong cõi nước kia mà đợi bổ xứ, thì sao lại chẳng đặng? Lại chư Phật cũng như vi trần, không có cùng tận; huống là Bồ Tát số kia rất nhiều, không đủ gì nghi, như trong Ðại Bổn nói.
SAO:
Kinh Ðại Bổn nói: “Phật (Thích Ca) bảo ngài Di Lặc: Trong thế giới này (Ta Bà) có 720 ức vị Bồ tát sanh về cõi kia, mỗi mỗi vị ấy đã từng cúng dường vô ương (34) số Phật như ông Di Lặc đây; các vị tiểu Bồ Tát cũng được vãng sanh không thể kể xiết. Thế giới phương khác:
1.- Cõi Phật Quang Viễn Chiếu, cũng có 80 ức Bồ Tát đều đang sanh về.
2.- Cõi Phật Bảo Tạng cũng có 90 ức.
3.- Cõi Phật Vô Lượng Âm cũng có 220 ức như thế.
Lần hồi kế đến 44 cõi Phật, nhẫn đến vô lượng cõi Phật, những người vãng sanh không thể kể xiết. Chỉ nói danh hiệu Phật, cùng kiếp không hết, huống các Bồ tát đang sanh về đó. Nói như Di Lặc thời rất nhiều vị Bổ xứ càng thêm chứng rõ.

SỚ:
Như văn trước, y, chánh hai báo. Hoặc trong văn kinh có, trong văn bản nguyện không; hoặc trong văn bản nguyện có, trong văn kinh không, lẫn thấy không ngại.
SAO:
Nếu cứ theo nghĩa chúng sanh mộ Phật phát nguyện, nguyện mãn thành Phật thời cõi kia mỗi món sở hữu đều là mỗi lời nguyện của Phật kia đã thành, thảy đều in hiệp. Nay nói lẫn nhau làm có, không đó vì văn hơi khác, nhưng ý thời đầy đủ vậy.
Lại như ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta làm Phật trong cõi nước ta, các trời, nhơn dân, tất cả vạn vật đều nghiêm tịnh sáng suốt, hình sắc xinh đẹp, tột nhiệm rất mầu, không ai có thể cân lường. Dầu đặng pháp thiên nhãn thông cũng không thể biện biết được cái danh số đó”.
Xem đây, thời chỉ nói chánh báo, y báo, đâu chẳng nhiếp hết?! Chẳng nên chấp văn mà hạn nghĩa.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh quyết định thành Phật là nghĩa nhứt sanh bổ xứ.
SAO:
Ngài Khuê Phong nói: “Nay biết tâm mình là Tâm Phật, quyết sẽ làm Phật”. Nhưng mà Phật xưa nay vẫn thành Phật,chứ chẳng phải có làm mới đặng. Thế thời chỉ thấy cái Thỉ Giác Phật mới đây, chớ không biết cái Bản Giác Phật sẵn có.
Nên gọi rằng: Bổ thời quyết định bổ. Thành Phật thời thiệt chẳng phải thành.

CHÚ THÍCH
34). "Vô ương số": do tiếng "A Tăng Kỳ" mà dịch là Vô hoặc dịch là Vô Ương. Vô ương cũng như vô tận tức là vô cùng tận.

(156) Q3D


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

B.- CHÁNH THỊ NGUYỆN HẠNH LINH CHI TU CHỨNG (phân ra làm bốn phần)
1.- Phát Nguyện (Dấy lòng nguyện)
2.- Khởi Hạnh (làm công hạnh)
3.- Cảm Quả (cảm được quả)
4.- Kết Khuyến (kết lời khuyên)

PHÁT NGUYỆN (phân ra làm hai phần)
1.- Khuyến phát nguyện tâm (khuyên dấy lòng nguyện)
2.- Xuất kỳ sở dĩ (chỉ lý do kia)

Khuyến Phát Nguyện Tâm

Này Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe lời ấy rồi nên phải phát nguyện sanh về nước kia.

SỚ:
Văn trên kể bày y, chánh hai báo, văn đây nói chúng sanh được nghe lời đây nên cần phát khởi đại nguyện để nguyện sanh về nước kia, ấy là: Khuyên lần thứ nhứt, sau mới tráo trở tỏ bày (tráo trở là lặp đi lặp lại nhiều lần).
SAO:
1.- Khuyên lần thứ nhứt là: Trong kinh nói đi nói lại nhiều lần: Khuyên nghe, khuyên tin, khuyên nguyện, ước có bốn lần. Nay nhằm lần khuyên ban đầu là nghe nói đến công đức y, chánh trang nghiêm thù thắng mà phát nguyện.
2.- Nói nghe nói lời ấy là: Nghe lời nói nhứt tâm trì danh, quyết định vãng sanh mà phát nguyện.
3.- Nói nghe kinh này đây là: Nghe nói pháp Trì Danh được Phật hộ, chẳng lui mất quả Bồ đề, mà tín thọ; Không nói nguyện là: Tín Thọ tức là nguyện.
4.- Nói “nếu có người tin” là tổng kết cái lời nói người nghe rồi thâm tín, những người mà đã có Tín và Nguyện thì không một người nào mà chẳng sanh, nên cần phải phát nguyện. Mỗi lần mỗi nghe, nghe lại càng sâu, mỗi lời mỗi nguyện nguyện thêm thiết thật, lời tuy tráo trở, nghĩa chẳng lặp trùng, lòng quá sâu vì thương vật, nên dạy người chẳng mỏi!

SỚ:
Lại: Sự nghe nói nhiếp thuộc về nghĩa Tín, Nguyện nó nhiếp về nghĩa Hạnh, ba việc ấy là ba món tư lương đều đủ nơi đây.
SAO:
Có nghe rồi, vậy sau mới Tín, chẳng nghe thời tín từ đâu sanh? Có nguyện rồi vậy sau mới hành (Tu). Không nguyện thời hành do đâu khởi? Văn sau nói Tín, Hành là cội gốc văn đây; Tín, Hành, Nguyện ba món tư lương về Tịnh Ðộ đầy đủ không thiếu.

SỚ:
Lại lời nguyện nó có cái năng lực bất khả tư nghì! Cõi Tịnh Ðộ của Phật kia cũng vì do lời nguyện. Khi lâm chung được vãng sanh chỉ vì nhờ lời nguyện. Nhơn quả trong ba cõi đều tùy theo lời nguyện. Các vị đại Bồ Tát đều tùy lời nguyện được vãng sanh.
SAO:
“Tịnh độ của Phật kia” là: Ngài Pháp Tạng do trong sở nhơn phát 48 lời nguyện. Nay thành quả Phật, rộng độ chúng sanh. Thời biết: Công đức vô cùng tận của Như Lai đều từ lời nguyện sanh ra nên nói bất khả tư nghì.
“Lâm chung vãng sanh” là: Phẩm Hạnh Nguyện nói: “Người đó đến khi mạng chung, tất cả các căn thảy đều bại hoại, nhẫn đến bà con, oai thế, voi, ngựa, trân bảo v.v... cũng đều tan mất; duy có lời nguyện chúa (lớn) đây chẳng bỏ lìa nhau. Trong tất cả thời, nó dẫn dắt tới trước; trong một sát na, liền đặng sanh về thế giới Cực Lạc” nên nói “bất khả tư nghì”.
“Nhơn quả trong ba cõi” là: Nguyện hưởng sự vui trên cõi trời thời người bần mẫu sanh lên (35); nguyện làm ông Minh Vương thời vì Ngục Thần trị quỉ (36). Món món đều tùy theo lời nguyện chẳng phải ai bắt làm mà tự nhiên tâm nguyện nó làm, nên nói “bất khả tư nghì”.
“Bồ Tát nguyện sanh” là: Ðức Phổ Hiền nói lời tụng rằng: “Nguyện ta đến khi mạng sắp mất, dứt hết tất cả các chướng ngại. Trước mặt thấy Phật A Di Ðà, liền đặng sanh về cõi An Lạc”; nhẫn đến nguyện nhờ đức Phật thọ ký, rộng lợi ích chúng sanh v.v... Chí như đức Văn Thù phát nguyện vãng sanh, ngài thuyết lời kệ, cũng nói: “Nguyện ta khi mạng chung, diệt trừ các chướng ngại; mặt thấy A Di Ðà, sanh về cõi An Lạc”, cùng đức Phổ Hiền, như hiệp cái Phù Tiết (37).
Kìa như ngài Thiên Thân, ngài Long Thọ v.v.... nhiều không kể hết, đều nguyện vãng sanh nên nói “bất khả tư nghì”.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh trở về bản thể là nghĩa nguyện sanh về nƣớc kia.
SAO:
Nếu biết bản thể không lìa đương xứ (Bản thể) thời chẳng phải sanh về nước kia, mà là sanh nước đây vậy. Tuy nói con đường 10 muôn ức, nào từng động bước trong tấc thước! Nên nói: “Chẳng nhọc khảy móng tay mà tới Tây phương vậy”. Như ai kia với tánh Chơn Như mà không giữ được tự tánh, để đến đỗi tùy duyên theo năm đường thời như đứa cùng tử (38) nương ngụ quê người linh đinh, vất vả nên phải sớm về làng cũ.

CHÚ THÍCH
35). "Bần mẫu sanh lên": Thuở xưa có một cụ già, hết sức nghèo khổ, đến đỗi không có cái chòi để che thân nên thường vùi núp nơi đống cỏ rác của chúng nhơn ở chợ đem đổ bỏ. Hằng ngày đi kiếm đồ dư thừa cặn cáu của nhơn dân vứt bỏ đem về ăn! Tổ Ca Diếp thấy thương muốn tạo phước cho nên đến xin vật ăn. Bần mẫu đem đồ cặn bã mới lượm về dâng cho Tổ. Tôn giả hỏi: „Bà nguyện được chi?‟ Bà lão thưa rằng: „Già này chỉ muốn trả rồi kiếp nghèo khổ là được siêu sanh lên cõi trời, là chí nguyện thế thôi‟. Vài ngày sau bà mãn phần, thần thức được sanh lên cõi trời Ðao Lợi, hưởng phúc hơn các trời trong cõi đó.
36). "Nhạc thần trị ngục": Vua nước Tỳ Sa đánh với vua nước Duy Ðà Thỉ, nhưng vũ lực chẳng bằng, phải bại trận. Nghĩ giận mà thề rằng: Qua đời sau ta làm Diêm chúa nơi địa ngục để trị bọn quân thù đó. Còn 18 vị đại thần kia cũng đồng nguyện như thế để theo giúp việc. Hiện nay Diêm chúa ở địa ngục đó tức là vua nước Tỳ Sa trước kia; còn 18 vị chủ ngục hiện nay cũng nguyên là 18 quan đại tướng quân trước đó. Ðó là tùy nguyện v.v...
37). "Hiệp như phù tiết": Thầy Mạnh bàn rằng: “Chỗ đắc chí của vua Thuấn, vua Văn Vương được thi hành nơi Trung Quốc. Nó phù hợp nhau như cái ấn tiết”. Phù tiết làm bằng ngọc, hoặc tròn hay vuông theo ý định của đôi bên, giữa thì khắc chữ bằng thứ chữ triện xưa, rồi phân ra làm hai, mỗi bên cầm giữ một nửa. Sau mỗi khi có tờ giấy gởi qua lại, đóng con dấu ấy, đem so mà đôi bên nó đều vừa vẹn in hịch với nhau, thế là tin rằng thật sự của đôi bên, khỏi bị giả mạo, nên nói “hiệp như phù tiết”, nghĩa là hợp đồng với nhau.
38). "Cùng tử": Một dụ trong 7 dụ của kinh Pháp Hoa. Cả chúng sanh 3 giới tỷ như kẻ cùng tử vì chẳng có của cải bằng pháp tài công đức. Kinh Pháp Hoa phẩm Tín Giải nói: Thí như người lúc tuổi còn nhỏ bỏ cha trốn đi, ở lâu nước khác. Bốn năm chục năm, đến lúc đã lớn, càng thêm cùng khổ, rong ruổi 4 phương để van xin ăn mặc... Bài thí dụ ấy, bọn 4 người giữa ông Tu Bồ Ðề... là 4 thánh Thinh Văn sau khi lãnh được công đức Ðại thừa, mới tự nói tỷ mình như cùng tử... Kinh Lăng Nghiêm cuốn nhứt nói tỷ như cùng tử bỏ cha trốn đi. Ông Lưu Thủy giải lời sớ rằng: “Hẳn không công đức pháp tài để nuôi pháp thân huệ mạng nên gọi cùng tử!”
(157)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách