KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thanh văn và các Bồ tát Ma ha tát thảy rằng: Đúng như thế, như thế! Như Ngươi đã nói, tu hành Bát nhã Ba la mật đa các Bồ tát Ma ha tát tất cả thế gian, hoặc trời, hoặc người, a tố lạc thảy đều nên cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán thủ hộ, khiến đối Bát nhã Ba la mật đa tinh tiến tu hành không chướng không ngại. Vì sao thế? Vì nhờ Bồ tát Ma ha tát này nên thế gian được có người trời xuất hiện. Nghĩa là đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, hoặc Vua chuyển luân. Hoặc trời Tứ đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đỗ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại. Hoặc trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm. Hoặc trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh. Hoặc trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh. Hoặc trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả. Hoặc trời Vô tưởng hữu tình. Hoặc trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh. Hoặc trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ và trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện nơi đời. Vì nhờ Bồ tát Ma ha tát này nên mới được có Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát Ma ha tát và các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ra đời. Vì nhờ Bồ tát Ma ha tát này nên thế gian được có Tam bảo xuất hiện làm đại lợi ích cho các hữu tình. Vì nhờ Bồ tát Ma ha tát này nên thế gian được có các thứ tư sanh lạc cụ xuất hiện. Nghĩa là ăn uống, áo mặc, đồ nằm, phòng nhà, đèn sáng, ngọc ma ni, chơn châu, lưu ly, loa bối, ngọc bích, san hô, vàng bạc thảy xuất hiện nơi đời. Tóm lại mà nói: Tất cả thế gian vui người trời và vui Niết bàn, không một thứ nào chẳng đều do Bồ tát Ma ha tát như thế mà có được!
Sở vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này tự chánh tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, cũng dạy kẻ khác an trụ. Tự an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, cũng dạy kẻ khác an trụ. Tự chính tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế, cũng dạy kẻ khác an trụ. Tự chính tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành đà la ni môn, tam ma địa môn, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành các bực Bồ tát, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành ngũ nhãn, lục thần thông, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, cũng dạy kẻ khác tu hành. Tự chính tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, cũng dạy kẻ khác tu hành.
Vì vậy, nên do nhờ tu hành Bát nhã Ba la mật đa các Bồ tát Ma ha tát này, tất cả hữu tình đều được thù thắng lợi ích an vui.
(130) T1 Q10


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Quyển Thứ Mười
Hội Thứ Nhất
Phẩm Hiện Tướng Lưỡi
Thứ 6
Bấy giờ, Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật mười phương hằng hà sa thảy. Lúc bấy giờ, trong các cõi Phật phương Đông hằng hà sa thảy, đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang ấy rồi, đều đến chỗ Phật đãnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây và vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi ấy, các Đức Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi các thế giới các Phật mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang đây tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Khi ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn, xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Lúc đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Nam đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật này, đảnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Lúc đó, các Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Bắc có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Khi ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn, xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Lúc đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Tây đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật này đảnh lễ cung kính, bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi đó, các Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, soi khắp thế giới các Phật mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc đó, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi ấy, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật, vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Bắc đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật kia, đảnh lễ cung kính, bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi đó, các Phật kia đều bảo Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Nam có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khấp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các sắc quang, khắp soi thế giới các Phật ở mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua đứng một bên.
(132) T1 Q10


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Đông Bắc đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật đảnh lễ cung kính, bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi đó, các Phật kia đều bảo Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây Nam có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì các chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cỡi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi ấy, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Đông Nam đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến Phật này đảnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi đó, các Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây Bắc có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì các chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật hằng hà sa thảy ở mười phương. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc đó, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi ấy, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Tây Nam đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến Phật này đảnh lễ cung kính, bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà hiện điềm lành này?
Khi ấy, các Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông Bắc có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật ở mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang này, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc đó, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Tây Bắc đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật kia đảnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà có điềm lành này?
Khi ấy, các Phật kia đều bảo các Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông Nam có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật ở mười phương hằng hà sa thảy. Nay thấy quang này, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc đó, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Lúc đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Hạ đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật kia đảnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà có điềm lành này?
Khi ấy, các Phật kia đều bảo Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây lên trên phương Thượng có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật hằng hà sa thảy ở mười phương. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót đều bạch Phật rằng: Chúng Tôi muốn lên trên thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Lúc đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua đứng một bên.
Bấy giờ, trong các cõi Phật hằng hà sa thảy ở phương Thượng đều có vô lượng vô số Bồ tát Ma ha tát xem thấy quang đây rồi, đều đến chỗ Phật kia đảnh lễ cung kính bạch Thế Tôn rằng: Thần lực ai đây, lại vì duyên chi mà có điềm lành này?
Khi ấy, các Phật kia đều bảo Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây xuống phương Hạ có thế giới Phật tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Nay vì chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, nên hiện tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi phóng ra vô lượng vô số các thứ sắc quang, khắp soi thế giới các Phật hằng hà sa thảy ở mười phương. Nay thấy quang đây, tức là do tướng lưỡi Phật kia hiện ra vậy.
Lúc ấy, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc này rồi vui mừng nhảy nhót đều bạch Phật rằng: Chúng tôi muốn xuống thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và các chúng Bồ tát Ma ha tát, cùng nghe Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Thế Tôn thương xót hứa cho!
Khi đó, các Phật kia mỗi mỗi bảo rằng: Nay chính phải thời, tùy ý Ngươi đi. Mỗi mỗi cõi Phật vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát đều lễ chân Phật, đi quanh hữu bảy vòng, rồi nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, bảo cái, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc thảy và hòa tấu các thứ thượng diệu kỹ nhạc. Trải qua giây lát đến chỗ Phật này cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua đứng một bên.
Bấy giờ, trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh đều cầm vô lượng các thứ hương, tràng hoa, nghĩa là hương xoa, hương bột, hương đốt, hương cây, hương lá, các thứ hương trộn lẫn. Tràng hoa thích ý, tràng hoa sanh loại, tràng hoa long tiền, vô lượng các thứ tràng hoa lẫn lộn và cầm vô lượng các thứ hoa trời: Hoa ốt bát la, hoa bát đặc ma, hoa câu mỗ đà, hoa bôn trà lợi, hoa vi diệu âm, hoa đại vi diệu âm và kỳ dư vô lượng các thứ hoa trời, đem đến chỗ Phật cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua đứng một bên.
Bấy giờ, các chúng Bồ tát Ma ha tát đã đến và bao nhiêu vô lượng trời cõi Dục, cõi Sắc đã hiến cúng các món món bảo tràng phan cái, chuỗi ngọc anh lạc và các thứ hoa hương. Vì thần lực Phật nên vọt lên không trung hiệp thành lọng đài, khắp che cõi Phật Tam thiên đại thiên. Bốn góc đỉnh trên đài đều có bảo tràng, bảo tràng trên lọng đài đều rũ chuỗi anh lạc và thắng phan sắc màu, tràng hoa ngọc lạ, những món món trang nghiêm rất đáng ưa thích.
Trong hội lúc này có trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng hữu tình chấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: Đời vị lai, chúng tôi thảy nguyện được làm Phật, tướng hảo oai đức như Thế Tôn ngày nay. Cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ tát, Thiên nhân chúng hội được chuyển pháp luân thảy đều như Phật ngày nay!
Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm nguyện kia đã đối các pháp ngộ Vô sanh nhẫn, rõ thấu tất cả chẳng sanh chẳng diệt, không tác không vi, liền cười chúm chím. Diện môn lại một lần nữa phóng các thứ sắc quang. Tôn giả A Nan liền từ tòa đứng dậy chắp tay cung kính thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nhân gì duyên chi, hiện mỉm cười này?
Phật bảo A Nan: Từ tòa này dậy, trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng hội đã đối các pháp ngộ Vô sanh nhẫn. Ở đời đương lai, trải qua sáu mươi tám trăm ức đại kiếp tu hạnh Bồ tát, rồi trong kiếp Hoa Tích sẽ được làm Phật đều đồng một hiệu là Giác Phần Hoa Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

--- o0o ---
HÊT Q10
(136) T1 Q10


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tập 1

Quyển Thứ Mười Một
Hội Thứ Nhất
Phẩm Dạy Bảo Dạy Trao
Thứ 7-1

Bây giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ngươi dùng biện tài, phải vì chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khiến cho cứu cánh tu học nơi Bát nhã Ba la mật đa. Lúc đó, chúng các Bồ tát Ma ha tát và Đại Thanh văn, Thiên, Long, Dược xoa, người và phi người thảy đều khởi nghĩ này: Nay Tôn giả Thiện Hiện, vì là dùng sức tự huệ biện tài, phải vì chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khiến cho cứu cánh tu học nơi Bát nhã Ba la mật đa, hay là phải nhờ sức oai thần của Phật ư?
Cụ thọ Thiện Hiện biết chỗ tâm nghĩ của chúng các Bồ tát Ma ha tát và Đại Thanh văn, Thiên, Long, Dược xoa, người và phi người thảy, liền bảo cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Đệ tử các Đức Phật thuyết ra pháp giáo, phải biết đều nhờ sức oai thần của Phật. Vì sao thế? Ngài Xá Lợi Tử! Các Đức Phật vì kia tuyên nói pháp yếu, kia nhờ Phật dạy, ròng siêng tu học, bèn năng chứng được thực tánh các pháp. Do đấy mới vì kẻ khác có tuyên nói pháp gì đều cùng pháp tánh được chẳng trái nhau. Cho nên lời Phật nói ra như đèn truyền soi. Ngài Xá Lợi Tử! Tôi nay phải nhờ oai thần Phật gia bị, vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khiến cho cứu cánh tu học nơi Bát nhã Ba la mật đa, chớ chẳng phải dùng sức tự huệ biện tài nơi mình. Sở vì sao? Vì pháp tương ưng thậm thâm Bát nhã Ba la mật đa, chẳng phải cảnh giới của Thanh văn, Độc giác.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã bảo tôi : Ngươi dùng biện tài, phải vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khiến cho cứu cánh tu học nơi Bát nhã Ba la mật đa. Thế Tôn! Trong đây pháp nào gọi là Bồ tát Ma ha tát, lại có pháp nào gọi là Bát nhã Ba la mật đa? Thế Tôn! Tôi chẳng thấy có pháp khá gọi Bồ tát Ma ha tát, cũng chẳng thấy có pháp khá gọi Bát nhã Ba la mật đa. Hai tên như thế cũng chẳng thấy có. Thế làm sao bảo tôi vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, dạy bảo dạy trao khiến cho cứu cánh tu học nơi Bát nhã Ba la mật đa?
Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát chỉ có tên gọi là Bồ tát Ma ha tát. Bát nhã Ba la mật đa cũng chỉ có tên gọi là Bát nhã Ba la mật đa. Hai tên như vậy cũng chỉ có tên. Thiện Hiện! Hai tên này chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói. Giả danh như thế chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện phải biết: Ví như ngã chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi đó là ngã. Như vậy hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến tác giả, khởi giả, khiến khởi giả, thọ giả, khiến thọ giả, tri giả, kiến giả cũng chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là hữu tình cho đến kiến giả. Tất cả như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như sắc chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi đó là sắc. Như vậy thọ tưởng hành thức cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là thọ tưởng hành thức. Tất cả như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn xứ chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhãn xứ. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiệt lời nói, gọi là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như sắc xứ chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là sắc xứ. Như vậy thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là thanh hương vị xúc pháp xứ. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy, chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn giới chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhãn giới. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mậg đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
(139) T1Q11


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như sắc giới chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là sắc giới. Như vậy thanh hương vị xúc pháp giới cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là thanh hương vị xúc pháp giới. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy, chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn thức giới chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhãn thức giới. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn xúc chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhãn xúc. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như vậy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chỉ là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy, chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như nội thân có những: đầu, cổ, vai gánh, bắp tay, tay, cánh tay, bụng, vai sau, ngực, hông, lưng, sườn, xương sống, đùi vế, đầu gối, bắp vế, cẳng chân, bàn chân thảy chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là nội thân có những đầu cổ cho đến bàn chân. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như ngoại sự có những cỏ cây, gốc thân nhánh lá hoa trái thảy vật chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là ngoại sự có những cỏ cây gốc thân nhánh lá hoa trái thảy vật. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như vậy, chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy, chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như quá khứ vị lai hiện tại tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là quá khứ vị lai hiện tại tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như vậy, chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như thế chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như việc huyễn, cảnh mộng, tiếng vang, tượng gương, ánh nắng, bóng sáng, hoặc là thành quách tầm hương biến hóa thảy việc, chỉ là giả danh. Giả danh như thế chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là việc huyễn cho đến biến hóa thảy việc. Như vậy tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Như vậy, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa, hoặc hai tên này đều là giả pháp. Pháp giả như vậy, chẳng sanh chẳng diệt, duy có tưởng thảy tưởng thi thiết lời nói, gọi là Bồ tát Ma ha tát, gọi là Bát nhã Ba la mật đa và hai tên này. Ba món như vậy chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai vì bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Như vậy, các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp, danh giả pháp giả và dạy trao cũng giả, nên chính tu học.
(141) T1 Q11
Sửa lần cuối bởi binh vào ngày 02/09/17 17:19 với 1 lần sửa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán sắc hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán sắc hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán sắc hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán sắc hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán sắc hoặc tịch tĩnh hoặc bất tịch tĩnh.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc tịch tĩnh hoặc bất tịch tĩnh.
Chẳng nên quán sắc hoặc viễn ly hoặc bất viễn ly.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc viễn ly hoặc bất viễn ly.
Chẳng nên quán sắc hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán sắc hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán sắc hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán sắc hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán sắc hoặc hữu tội hoặc vô tội.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc hữu tội hoặc vô tội.
Chẳng nên quán sắc hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán sắc hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán sắc hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán sắc hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán sắc hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán sắc hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán sắc xứ hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(143) T1 Q11


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc hữu tội hoặc vô tội.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc hữu tội hoặc vô tội.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhãn giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán sắc giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán sắc giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhãn thức giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(146) T1 Q11


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhãn xúc hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhãn xúc hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra thọ vui, thọ khổ, thọ chẳng khổ chẳng vui, hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(148) T1 Q11


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán địa giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán địa giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán địa giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán địa giới, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán địa giới, hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán địa giới, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán địa giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán địa giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.

Chẳng nên quán địa giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán địa giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán địa giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán địa giới hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán địa giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán địa giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán địa giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán địa giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán địa giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán địa giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán địa giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán địa giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán thủy hỏa phong không thức giới hoặc khả đắc bất khả đắc.
--- o0o ---
Hết tập 1 quyển 11

(149)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tập 1

Quyển Thứ 12
Hội Thứ Nhất
Phẩm Dạy Bảo Dạy Trao
Thứ 7-2

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nhân duyên hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc tịnh hoặc bất tịch.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nhân duyên hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán pháp từ duyên sanh hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán vô minh hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán vô minh hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán vô minh hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán vô minh hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán vô minh hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán vô minh hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán vô minh hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán vô minh hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán vô minh hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán vô minh hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán vô minh hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán vô minh hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán vô minh hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán vô minh hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán vô minh hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán vô minh hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán vô minh hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán vô minh hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán vô minh hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(152) T1 Q12


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán nội không hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán nội không hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán nội không hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán nội không hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán nội không hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán nội không hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán nội không hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán nội không hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán nội không hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán nội không hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán nội không hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán nội không hoặc ẩn hoặc hiển.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc ẩn hoặc hiển.
Chẳng nên quán nội không hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán nội không hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán nội không hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán nội không hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán nội không hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán nội không hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán nội không hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán nội không hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(155) T1 Q12


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH ĐẠI BÁT NHÃ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán chơn như hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán chơn như hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán chơn như hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán chơn như hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán chơn như hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán chơn như hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán chơn như hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán chơn như hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán chơn như hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán chơn như hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán chơn như hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán chơn như hoặc ẩn hoặc hiển.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc ẩn hoặc hiển.
Chẳng nên quán chơn như hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán chơn như hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán chơn như hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán chơn như hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán chơn như hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán chơn như hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán chơn như hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán chơn như hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán pháp giới cho đến bất tư nghì giới hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc không hoặc chẳng không.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc không hoặc chẳng không.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc thường hoặc vô thường.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc vui hoặc khổ.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc không hoặc bất không.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc hữu tướng hoặc vô tướng.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc tịch tĩnh hoặc chẳng tịch tĩnh.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc hữu vi hoặc vô vi.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc sanh hoặc diệt.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc thiện hoặc phi thiện.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc có tội hoặc không tội.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc có phiền não hoặc không phiền não.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc thế gian hoặc xuất thế gian.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết bàn.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc ở trong, hoặc ở ngoài, hoặc ở giữa hai.
Chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
Chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc khả đắc hoặc bất khả đắc.
(157) T1 Q12


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách