KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

- Tựa đề tiếng Phạn: ARYA SANGHATA SUTRA DHARMA-PARYAYA.
- Tựa đề tiếng Tạng: Arya Sanghatasutra Dharma-Paryaya.
- Tựa đề tiếng Anh: The Noble Mahayana Sanghatasutra Dharma-Paryaya.

Phag pa zung gi do'i cho kyi nam trang.
Thủ bút Lama Zopa Rinpoche đề tựa Kinh Chánh Pháp Sanghata.

SÁCH TẶNG - KHÔNG BÁN
Free distribution only.

Hồng Như chuyển Việt ngữ.
Hội Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa
Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition - FPMT

Đọc thêm chi tiết về bản dịch ở cuối sách.

MỤC LỤC:

Giới Thiệu Kinh Chánh Pháp Sanghata.....5
CHÁNH VĂN.....7
Phụ Lục 1. Hướng Dẩn Cách đọc Tụng Kinh.....123.
Phụ Lục 2. Nghi Thức Đọc Tụng Kinh Chánh Pháp Sanghata.....126.
Ghi Chú về Bản Dịch.....130.
Bảo Quản Kinh Sách Phật Pháp.....133.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

GIỚI THIỆU KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA
Gần đây Lama Zopa Rinpoche đề nghị các trung tâm thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa (FPMT) đọc tụng bộ kinh Chánh Pháp Sanghata. Chỉ cần đọc tụng, thậm chí chỉ cần nghe thoáng qua tai, là gặt hái được cả một kho tàng công đức đồ sộ, vì vậy Lama Zopa Rinpoche khuyên Phật tử nên siêng năng đọc tụng để hồi hướng công đức cho Dự Án Phật Di Lạc, rồi chính Dự Án này sẽ mang công đức về cho khắp chúng sinh.

Kinh Chánh Pháp Sanghata do Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trên đỉnh Linh Thứu tại thành Vương Xá. Cũng như mọi bộ kinh Đại thừa khác, Chánh Pháp Sanghata được đệ tử Phật ghi nhớ, chép lại bằng tiếng Phạn. Đặc điểm của kinh này là do đức Thích Ca Mâu Ni thọ nhận từ đức Phật thời quá khứ, đồng thời tác dụng của kinh đối với người nghe hay đọc, tụng, cũng đặc biệt lớn lao.

Kinh Chánh Pháp Sanghata thuộc hệ kinh Đại Tập Bộ, có khả năng chuyển hóa tâm thức rất mạnh mẽ. Một trong những lợi ích lớn lao của kinh này là bất cứ ai đã từng đọc qua, đến khi chết sẽ được chư Phật đến an ủi tiếp dẫn trong quá trình vào cõi chết. Ngoài ra còn một lợi ích lớn lao khác, kinh văn có nêu rõ, đó là nơi nào có Chánh Pháp Sanghata này thì đức Phật có mặt ngay nơi ấy. Do đó bộ kinh này còn có khả năng thanh tịnh hóa cảnh giới bên ngoài, ngay nơi chốn đang được đọc tụng.

Nói chung, đọc tụng kinh điển Đại thừa là một trong sáu phương pháp sám hối. Riêng kinh Chánh Pháp Sanghata đặc biệt có khả năng thanh tịnh nghiệp chướng nhiều đời. Phật giải thích phong phú trong kinh văn, rằng đọc tụng kinh này thì mọi chủng nghiệp phiền não đều đoạn diệt, gieo hạt giống an lạc cho tương lai, đến tận lúc thành Phật. Kinh này cũng giảng giải phong phú về quá trình hoại diệt của các thành phần tâm lý vật lý vào lúc mạng chung. Khi xưa, kinh Chánh Pháp Sanghata đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất trong nhiều thế kỷ. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào phía Bắc nước Pakistan (thuộc địa Anh quốc), tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo thuộc thế kỷ thứ năm sau công nguyên, xưa hơn những gì tìm thấy qua những cuộc khảo cổ về trước rất nhiều. Trong số những bộ kinh tìm thấy, kinh Chánh Pháp Sanghata được ghi chép nhiều nhất, nhiều hơn cả kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay rất phổ biến. Kinh Chánh Pháp Sanghata vào thời phôi thai của Phật Giáo Đại thừa đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, Hoa ngữ, Khotanese, Tạng ngữ, còn nguyên bản tiếng Phạn thì bị thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá thập niên 1930, nguyên văn tiếng Phạn mới được tìm thấy.

Gần đây, Lama Zopa Rinpoche ghé qua ngôi chùa do Geshe Sopa trụ trì ở Madison, đọc kinh Chánh Pháp Sanghata xong liền quyết định lấy mực vàng ròng chép lại bộ kinh, đồng thời khuyến khích đệ tử thường xuyên đọc tụng. Vào dịp tưởng niệm trận khủng bố New York ngày 11 tháng 9, Rinpoche yêu cầu đệ tử trên toàn thế giới đọc tụng càng nhiều càng tốt, hồi hướng công đức cầu nguyện cho nạn khủng bố chấm dứt.

Bộ kinh Chánh Pháp Sanghata có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức của người nghe và người đọc, giúp chúng ta cảm nhận được lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với chúng sinh. Phật thuyết Chánh Pháp Sanghata là để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu vô thượng Bồ đề. Kinh văn có nhiều đoạn là lời nói trực tiếp của Phật, nên đọc kinh cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay. Đọc kinh này không những gặt hái được cho mình kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp góp phần bảo vệ hoằng dương chánh pháp. Đây cũng là điều cần thiết, giúp chúng sinh nhẹ bớt gánh nặng khổ đau.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

CHÁNH VĂN

KÍNH LẠY CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT KHẮP CẢ MƯỜI PHƯƠNG CÙNG TẬN KHÔNG GIAN

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ở thành Vương Xá, đỉnh Linh Thứu, cùng với ba mươi hai ngàn vị đại Tỳ kheo, toàn là bậc đại A la hán, trong đó có:
- Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như (Ajdanakaundinya).
- Tôn giả Đại Mục Kiền Liên (MahaMaudgalyayana.
- Tôn giả Xá Lợi Phất (Shariputra).
- Tôn giả Đại Ca Diếp (Mahakashyapa).
- Tôn giả La Hầu La (Rahula).
- Tôn giả Bạt Câu La (Bakkula).
- Tôn giả Hiền Hộ (Bhadrapàla).
- Tôn giả Hiền Kiết Tường (Bhadrashri).
- Tôn giả Chiên Đàn Kiết Tường (Chandranashri ).
- Tôn giả Dăng Gu La (Jangula).
- Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti).
- Tôn giả Li Bà Da (Revata).
- Tôn giả Nan Đà Quân (Nandasena).
- Tôn giả A Nan (Ananda).

Cùng với sáu mươi hai ngàn vị đại Bồ tát, trong đó có:

- Đại Bồ tát Từ Thị (Maitreya).
- Đại Bồ tát Phổ Dũng (Sarvashura).
- Đại Bồ tát Đồng Tử Kiết Tường (Kumarashri).
- Đại Bồ tát Đồng Tử Trụ (Kumaravasin).
- Đại Bồ tát Đồng Tử Hiển (Kumarabhadra).
- Đại Bồ tát Anuna (A Nu Ná).
- Đại Bồ tát Văn Thù (Manjushri).
- Đại Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra).
- Đại Bồ tát Thiện Kiến (Sudarshana).
- Đại Bồ tát Dược Quân (Bhaishajyasena).
- Đại bồ tát Kim Cang Quân (Vajrasena).

Cùng với mười hai ngàn Thiên tử, trong đó có:

- Thiên tử Arjuna (Ạt Du Ná).
- Thiên tử Hiền (Bhadra).
- Thiên tử Thiện Hiền (Subhadra).
- Thiên tử Pháp Ấn (Dharmaruci).
- Thiên tử Chiên Đàn Tạng (Chandanagarbha).
- Thiên tử Hương Trụ (Chandanavasin).
- Thiên tử Chiên Đàn Hương (Chandana).

Cùng với tám ngàn Thiên nữ, trong đó có:

- Thiên nữ Mrdamgini (Mờ Đăm Ghi Ní).
- Thiên nữ Prasadavati (Pra Da Đa Va Tí).
- Thiên nữ Mahatmasamprayukta (Mà Ha Ma Săm Pra Yuk Tá).
- Thiên nữ Kiết Tường Mục (Glorious Eye).
- Thiên nữ Prajapati vasini (Prà Da Va Ti Va Si Ní).
- Thiên nữ Balini (Bà Li Ní).
- Thiên nữ Đại Thế Chủ
- Thiên nữ Subahuyukta (Xù Ba Hu Yuk Tá).

Cùng với tám ngàn Long vương, trong đó có:

- Long vương Apalala (À Pa La Lá).
- Long vương Ưu Bát La (Elapatra) (Ề La Pa Trá).
- Long vương Timingila (Tì Min Ghi Lá).
- Long vương Kumbha-sara (Kùm Ba Da Rá).
- Long vương Kumbha-shirsha (Kùm Ba Siết Sá).
- Long vương Dũng Đức.
- Long vương Diệu Hỷ (Sunanda).
- Long vương Sushakha (Xù Sa Khá)
- Long vương Gava-shirsha (Ga Va Siết Sá).
Tất cả đều đến đỉnh Linh Thứu, thành Vương Xá, hội tụ quanh đức Thế Tôn. Đến nơi, họ đem đỉnh đầu lạy ngang chân đức Thế Tôn, đi quanh đức Thế Tôn ba vòng theo chiều bên phải rồi lui về chỗ ngồi. Đức Thế Tôn bấy giờ vẫn im lặng.

Lúc ấy, đại Bồ tát Phổ Dũng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt một vạt áo lên vai, gối bên phải quỳ xuống chấm đất, hai tay chắp lại, hướng về đức Phật cung kính thưa: "Thưa Thế Tôn, vô số chư Thiên, Thiên tử và Thiên nữ, vô số Bồ tát, Thanh văn, cùng các Long vương, đều đã về tụ hội, mong được nghe pháp. Vậy kính xin Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri hãy chỉ đường cho chúng con vào với chánh pháp, để lời giảng vừa thoáng qua tai, chúng sinh nhiều tuổi liền thoát nghiệp chướng, chúng sinh ít tuổi liền tinh tấn tu thiện pháp, đạt tâm vô thượng, thiện nghiệp không thoái chuyển và sẽ không bao giờ còn thoái chuyển".

Nghe xong, đức Thế Tôn đáp: "Lành thay, Phổ Dũng, lời ông hỏi thật tốt lắm. Ông hãy nghe kỹ, nhớ kỹ, Như Lai sẽ nói cho".

Đại Bồ Tát Phổ Dũng đáp: "Con xin theo lời Như Lai", rồi lui về chỗ ngồi trước mặt đức Thế Tôn.

Bấy giờ đức Thế Tôn dạy: "Phổ Dũng, có chánh pháp tên Sanghata, lưu hành trên cõi địa cầu. Ai được nghe chánh pháp này, đến năm nghiệp vô gián cũng đều tiêu diệt, không còn thoái chuyển trước vô thượng Bồ đề. Này Phổ Dũng, ý ông nghĩ thế nào? Nếu ông nghĩ rằng công đức của người nghe kinh Sanghata cũng nhiều như công đức của một đấng Như Lai, thì ông nên biết, nghĩ như vậy là không đúng với sự thật".

Đại Bồ Tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, phải nghĩ thế nào mới đúng với sự thật?"

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Đức Thế Tôn dạy: "Phổ Dũng, sông Hằng có bao nhiêu cát, ngần ấy đại Bồ tát và Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri có được bao nhiêu công đức, so với công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata thật không sai khác. Phổ Dũng, những ai đã nghe Chánh Pháp Sanghata, sẽ không thoái chuyển, sẽ thấy Như Lai, sẽ không bao giờ lìa xa Như Lai cho đến khi đạt vô thượng Bồ đề, thiện nghiệp không bị ma vương phá hoại. Phổ Dũng, tất cả những ai nghe được Chánh Pháp Sanghata này, đối với lý sinh diệt sẽ đều biết rõ".

Bấy giờ tất cả Bồ tát có mặt trong Pháp hội cùng đứng dậy, vắt một vạt áo lên vai, gối bên phải quỳ xuống sát đất, thưa rằng: "Thưa Thế Tôn, công đức của một đấng Như Lai nhiều bao nhiêu?"

Đức Thế Tôn trả lời: "Này các thiện nam tử, các ông hãy lắng nghe, Như Lai sẽ nói cho các ông biết lượng công đức của một đấng Phật đà. Lấy ví dụ đại dương có bao nhiêu giọt nước, cõi thế gian có bao nhiêu hạt bụi, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát, công đức của ngần ấy Bồ tát thập địa vẫn không thể sánh với công đức của một đấng Như Lai. Và công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata lại còn nhiều hơn gấp bội, không thể dùng toán số đếm biết được. Phổ Dũng, vào thời mạt pháp, người nào nghe pháp này mà sinh lòng hoan hỷ khát khao Phật pháp thì công đức vô lượng vô biên".

Khi ấy, đại Bồ tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, ai là người khát khao Phật pháp?"

Đức Thế Tôn dạy: "Đại Bồ Tát Phổ Dũng, người khát khao Phật pháp có hai loại. Một là người khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sinh; hai là người đúng như pháp nghe được, bình đẳng nói lại cho tất cả chúng sinh cùng nghe".

Đại Bồ Tát Phổ Dũng thưa: "Thưa Thế Tôn, thế nào là người đúng như pháp nghe được, bình đẳng nói lại cho tất cả chúng sinh cùng nghe?"

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, cũng có hai loại, một là người nghe pháp rồi mang tâm mình hồi hướng giác ngộ Bồ đề, vì tâm hồi hướng giác ngộ Bồ đề nên sẽ vì lợi ích của chúng sinh mà khát khao Phật pháp. Phổ Dũng, hai là người bước vào Đại thừa, bao giờ cũng khát khao Phật pháp".

Lúc ấy, hàng triệu thiên tử, rồng, người và thiên nữ cùng đứng dậy, chắp tay hướng về đức Thế Tôn cung kính thưa: "Thưa Thế Tôn, chúng con cũng hết lòng khát khao Phật pháp. Xin Thế Tôn cho chúng con và chúng sinh cùng được như nguyện".

Bấy giờ, đức Thế Tôn mỉm miệng cười.

Đại Bồ tát Phổ Dũng đứng dậy, chắp tay cúi đầu hướng về đức Thế Tôn: "Thưa Thế Tôn, vì nhân gì, vì duyên gì, mà đức Thế Tôn mỉm cười?"

Đức Thế Tôn nói với đại Bồ tát Phổ Dũng: "Phổ Dũng, ông nên biết chúng sinh đến dự đại hội này, tất cả rồi sẽ đạt vô thượng Tam Miệu Tam Bồ Đề, sẽ thành tựu viên mãn diệu dụng Như Lai".

Đại Bồ Tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, vì nhân gì, vì duyên gì, mà tất cả chúng sinh đến đây rồi sẽ đạt vô thượng Tam Miệu Tam Bồ Đề?"

Đức Phật bảo: "Lành thay, Phổ Dũng, ông hỏi Như Lai như vậy là tốt lắm. Ông hãy lắng nghe, Như Lai sẽ nói về ý nghĩa hồi hướng Bồ đề.

Phổ Dũng, vào một thời quá khứ cách bây giờ vô số thời kỳ, có một đức Phật xuất thế với đầy đủ các hiệu: Bảo Kiết Tường (Ratnashri), Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Phổ Dũng, lúc bấy giờ Như Lai đang là người trẻ tuổi thuộc giai cấp Bà la môn, còn chúng sinh ngày nay được Như Lai dẫn dắt vào Phật trí, khi ấy hãy còn là những con thú hoang. Lúc bấy giờ Như Lai phát nguyện như sau: "Nguyện mọi thú hoang đang bị dày vò khổ não được siêu thoát về cõi Phật; nguyện tôi sẽ là người dẫn dắt họ đến với trí Phật". Những con thú hoang kia nghe xong, nảy một niệm hoan hỷ, mong mình được như vậy. Phổ Dũng, nhờ gốc rễ điều lành (thiện căn) ấy mà ngày nay chúng sinh tụ họp ở đây rồi sẽ đạt giác ngộ vô thượng Tam Miệu Tam Bồ Đề".

Nghe đức Thế Tôn nói về điều lành ấy xong, đại Bồ tát Phổ Dũng cung kính hỏi: "Thưa Thế Tôn, chúng sinh ấy thọ đươc bao lâu?"

Đức Phật dạy: "Chúng sinh ấy có thể thọ đến tám mươi ngàn kiếp".

Đại Bồ Tát Phổ Dũng lại hỏi: "Thưa đức Thế Tôn, một kiếp dài bao lâu?"

Đức Phật dạy: "Thiện nam tử, ông hãy nghe Như Lai nói đây. Ví dụ có người xây một thành lớn, chu vi rộng mười hai do tuần, cao ba do tuần, bên trong chứa toàn hạt mè. Cứ mỗi một ngàn năm lấy một hạt mè vất đi. Cứ như vậy, đến khi nào hạt mè cạn hết, nền móng trong thành cũng hư hoại cả, bấy giờ vẫn chưa xong một kiếp.

Lại nữa, Phổ Dũng, ví dụ có một ngọn núi sâu năm mươi do tuần và cao mười hai do tuần. Có người xây nhà bên sườn núi, cứ một trăm năm cầm vải lụa mỏng lau núi đá một lần, đến khi núi đá mòn hết, một kiếp vẫn chưa xong. Phổ Dũng, một kiếp dài đến như vậy đó".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Lúc ấy, đại Bồ tát Phổ Dũng đứng lên nói: "Thưa Thế Tôn, chỉ một niệm hồi hướng Bồ đề mà thọ đến tám mươi kiếp an vui, huống chi hết lòng tôn kính phụng sự diệu pháp của Như Lai".

Đức Phật dạy: "Thiện nam tử, ông hãy nghe cho rõ, chỉ cần nghe được Chánh Pháp Sanghata, có thể thọ tám mươi bốn ngàn kiếp, huống chi nghe rồi ghi chép, đọc tụng. Phổ Dũng, làm được như vậy, công đức gặt hái đồ sộ vô cùng.

Phổ Dũng, nếu có ai đối với chánh pháp này có được tín tâm trong sáng, hết lòng đảnh lễ, sẽ nhớ được chín mươi chín kiếp về trước của mình. Người ấy sẽ làm vua Chuyển Pháp Luân trong sáu mươi kiếp. Ngay trong đời sống hiện tại luôn được mọi người thương mến, kính trọng. Phổ Dũng, người ấy sẽ không chết vì đao gươm, không chết vì thuốc độc, không bị tà phép ám hại. Đến lúc mạng chung sẽ được chín mươi chín triệu Phật đà đích thân tiếp dẫn và, Phổ Dũng, các đấng Thế Tôn Phật đà sẽ nói với người ấy rằng nhờ ông nghe được Chánh Pháp Sanghata mà có được công đức này. Và chín mươi chín triệu đức Phật Thế Tôn sẽ thọ ký nơi chốn người ấy thành Phật.

Phổ Dũng, huống chi là nghe Chánh Pháp Sanghata từ đầu chí cuối, kỹ lưỡng trọn vẹn. Chư Phật sẽ an ủi cho người ấy, rằng con đừng sợ hãi".

Nghe vậy đại Bồ tát Phổ Dũng hỏi đức Thế Tôn: "Thưa Thế Tôn, con cũng sẽ nghe Chánh Pháp Sanghata, vậy sẽ được bao nhiêu công đức?"

Đức Phật trả lời: "Phổ Dũng, bằng công đức của hằng sa Phật đà, Như Lai".

Bồ Tát Phổ Dũng thưa, "Thưa Thế Tôn, con nghe chánh pháp này, tâm không thấy đủ".

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, tốt lắm. Đối với chánh pháp tâm không thấy đủ là rất tốt. Chính Như Lai đây đối với chánh pháp cũng không thấy đủ, huống chi người thường.

Phổ Dũng, thiện nam thiện nữ nào đối với pháp Đại thừa mà có lòng tin tưởng trong sáng, một ngàn kiếp sẽ không sinh lầm đường; năm ngàn kiếp không sinh về cõi súc sinh; mười hai ngàn kiếp không nảy niệm ác; mười tám ngàn kiếp không sinh về miền biên dã; hai mươi ngàn kiếp làm vị đại thí chủ; hai mươi lăm ngàn kiếp sinh về cõi trời; ba mươi lăm ngàn kiếp
nghiêm giữ phạm hạnh; bốn mươi ngàn kiếp ly gia xuất thế; năm mươi ngàn kiếp thọ trì chánh pháp; sáu mươi lăm ngàn kiếp an trụ chánh định về cái chết. Phổ Dũng, những người như vậy ác nghiệp nhỏ không dấy lên, ma chướng không còn cơ hội tác hại, sẽ không sinh từ thai mẹ. Phổ Dũng, nếu có người nào nghe Chánh Pháp Sanghata này, bất kể là sinh ra ở đâu, trong chín mươi lăm lần vô lượng kiếp không sinh vào ác đạo; tám mươi ngàn kiếp những gì đã học đều không quên; một ngàn kiếp từ bỏ nghiệp sát; chín mươi chín ngàn kiếp từ bỏ nghiệp nói lời không thật; mười ba ngàn kiếp từ bỏ nghiệp nói lời chia rẽ.

Phổ Dũng, chúng sinh nghe được chánh pháp này, thật khó mà gặp được".

Lúc ấy đại Bồ tát Phổ Dũng đứng dậy, vắt vạt áo lên vai, gối bên phải quỳ xuống sát đất, chắp tay hướng về đức Phật cung kính hỏi: "Kính đức Thế Tôn, nếu có ai khinh rẻ từ bỏ chánh pháp này, sẽ tạo bao nhiêu nghiệp dữ?"

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, rất nhiều".

Bồ Tát Phổ Dũng lại hỏi: "Thưa đức Thế Tôn, rất nhiều, là bao nhiêu?"

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, thôi ông đừng hỏi. Đừng hỏi Như Lai người khinh rẻ từ bỏ chánh pháp này tạo bao nhiêu nghiệp dữ. Phổ Dũng, so với nghiệp dữ tạo ra bởi hành động phỉ báng các bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều bằng số cát của mười hai sông Hằng, phỉ báng Chánh Pháp Sanghata này nghiệp chướng sâu nặng hơn rất nhiều. Phổ Dũng, nếu có ai đối với chánh pháp này mà sinh tâm phỉ báng, đó chính là phỉ báng Đại Thừa, nên tội chướng nhiều hơn gấp bội. Phổ Dũng, những người như vậy tự tay thiêu cháy chính mình. Họ tự mình thiêu cháy chính mình".

Bồ Tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, phải chăng không thể giúp họ giải thoát?"

Đức Thế Tôn đáp: "Phổ Dũng, đúng như ông nói, không thể giúp họ giải thoát.

Phổ Dũng, ví dụ có người đầu bị chặt đứt, nếu lấy các loại mật, đường, bơ, mạch nha hay dược phẩm làm thuốc xoa dán, ông nghĩ thế nào? Người ấy có khả năng đứng dậy được nữa hay không?"

Bồ Tát Phổ Dũng thưa: "Không, thưa Thế Tôn. Không thể nào đứng dậy được nữa".

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, lại ví có người cầm vũ khí sắc bén chém vào người khác. Tuy chém một nhát không giết được nhau nhưng cũng đã bị thương. Lúc ấy nếu được thuốc chữa, vết thương còn có thể lành. Chừng đó, khi sống lại, nhớ nỗi đau đớn của vết thương lúc trước, có thể nghĩ rằng nay tôi đã hiểu, tôi sẽ không bao giờ còn làm việc ác, tạo ác nghiệp. Nhờ suy nghĩ như vậy, Phổ Dũng, người ấy có thể vì nhớ khổ đau mà từ bỏ việc ác. Bấy giờ có thể thấy chánh pháp. Rồi nhờ thấy chánh pháp mà thành tựu được tất cả thiện pháp.

Phổ Dũng, sự thể là như vậy. Ví như bậc cha mẹ thấy con mình chết trong đớn đau khổ não nhưng vẫn không có khả năng che chở, tương tự như vậy, Phổ Dũng, người phàm phu không có khả năng cứu mình, cứu người. Như bậc cha mẹ hy vọng mất hết, chúng sinh phàm phu cũng vậy, hy vọng mất hết, đến khi chết chẳng còn nơi nương tựa.

Phổ Dũng, có hai loại người đến khi chết hy vọng mất hết. Một là người tự mình làm việc ác hay khiến người khác làm; hai là người từ bỏ khinh rẻ chánh pháp. Hai loại người này đến lúc mạng chung, không còn chút hy vọng".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Đại Bồ tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, từ bỏ khinh rẻ chánh pháp thì phải đọa cõi nào? Phải sinh về đâu?"

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, khinh rẻ chánh pháp thì phải tái sinh triền miên không giới hạn, vô lượng kiếp về sau trầm luân trong luân hồi. Phổ Dũng, từ bỏ chánh pháp thì chịu đớn đau một kiếp trong địa ngục Hào khiếu; một kiếp trong địa ngục Đại hào khiếu; một kiếp trong địa ngục Chúng hợp; một kiếp trong địa ngục Viêm nhiệt; một kiếp trong địa ngục Đại nhiệt; một kiếp trong địa ngục Hắc thằng; một kiếp trong địa ngục A tỳ, một kiếp trong địa ngục Đẳng hoạt; và Phổ Dũng, họ phải chịu khổ đau trong tám đại địa ngục như vậy cho đến tám kiếp".

Lúc ấy, đại Bồ tát Phổ Dũng nói rằng: "Thưa Thế Tôn, thật quá đau khổ. Thưa Thiện Thệ, thật quá đau khổ. Con không đành lòng nghe".

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài kệ:
Như Lai kể cảnh tượng
Chúng sinh trong địa ngục
Khổ đau như thế nào,
Ông không đành lòng nghe.

Nếu làm những điều lành
Sẽ được quả an lạc,
Còn làm những điều dữ
Sẽ gặp quả khổ đau.

Không biết tạo nhân vui
Thì sinh trong cõi đời
Bị dày vò nỗi chết,
Ràng buộc trong đớn đau.

Ai nhớ Phật tối thắng,
Cấy trồng được nhân vui;
Tin tưởng nơi Đại thừa,
Sẽ không sa ác đạo.

Phổ Dũng, ông nên biết,
Nghiệp cũ không mất đi.
Việc lành dù bé nhỏ,
Quả tốt vẫn vô lường.

Nơi ruộng phước của Phật,
Là ruộng phước tối thượng.
Dù chỉ gieo một hạt,
Thu hoạch cũng lớn lao.

Hái được bao hoa trái,
Do trồng vài hạt mầm.
Ai hoan hỉ chánh pháp,
Sẽ luôn được yên vui,
Sẽ lìa bỏ việc ác,
Làm hết những điều lành.
Dù cúng dường Phật pháp
Vỏn vẹn một mảy lông,
Đến tám mươi ngàn kiếp
Tài sản luôn dồi dào,
Dù sinh ra ở đâu
Cũng siêng năng bố thí.
Do cúng dường Phật Bảo,
Thiện nghiệp nhiều vô tận.

Đại Bồ tát Phổ Dũng nghe xong bài kệ, cung kính hỏi đức Phật Thế Tôn: "Thưa Thế Tôn, nên nghe chánh pháp Phật dạy như thế nào? Nghe chánh pháp này rồi, làm sao nắm giữ gốc rễ điều lành?"

Đức Phật bảo: "Phổ Dũng, công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata này phải biết là nhiều bằng công đức của người đã từng cúng dường phụng sự chư Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều như số cát của mười hai sông Hằng".

Bồ Tát Phổ Dũng thưa: "Thưa Thế Tôn, làm cách nào cho thiện căn viên mãn?"

Đức Phật dạy: "Phổ Dũng, ông nên biết thiện căn vốn bình đẳng với Như Lai".

Bồ Tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, thế nào là thiện căn bình đẳng với Như Lai?"

Đức Phật dạy: "Đạo sư thuyết chánh pháp, bình đẳng với Như Lai".

Bồ Tát Phổ Dũng lại thưa: "Thưa đức Thế Tôn, như thế nào là Đạo sư thuyết chánh pháp?"

Đức Phật dạy: "Bất cứ một ai đọc tụng Chánh Pháp Sanghata này, gọi là Đạo sư thuyết chánh pháp".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Bồ tát Phổ Dũng nói: "Dù chỉ nghe Chánh Pháp Sanghata công đức cũng đã nhiều vô kể, huống chi ghi chép đọc tụng. Công đức như vậy, nhiều bao nhiêu?"

Đức Thế Tôn nói: "Phổ Dũng, ông hãy nghe đây. Ví như mỗi phương đều có các bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều bằng số cát của mười hai sông Hằng, ngồi thuyết giảng chánh pháp trong thời gian dài mười hai kiếp, dù giải thích không ngưng nghỉ về công đức của người ghi chép kinh Sanghata, cũng vẫn không thể dùng lời mà nói cho cùng tận. Cho dù các bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều bằng số cát có trong bốn mươi tám sông Hằng, cũng không thể diễn tả hết được công đức của người ghi chép chánh pháp này, huống chi công đức của người ghi chép rồi suy nghĩ nghĩa lý, đọc tụng, học thuộc lòng. Người ấy sẽ là kho tàng chánh pháp".

Đại Bồ tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế tôn, vậy lượng công đức của người đọc kinh này ra sao?"

Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu có người đọc tụng
Chánh Pháp Sanghata
Dù chỉ được bốn câu,
Thì dù chư Như Lai
Nhiều như số cát của
Tám bốn ngàn sông Hằng,
Diễn tả không ngừng nghỉ,
Cũng không thể nói hết
Công đức của người ấy.
Chánh pháp chư Phật dạy
Thật khó mà gặp được,
Rộng vô lượng vô biên.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Bấy giờ có tám mươi bốn trăm ngàn triệu loài trời chắp tay đảnh lễ, hướng về nơi kinh Chánh Pháp Sanghata đang được tuyên thuyết, đồng thanh tán dương: "Thưa Thế Tôn, cho dù vì lý do gì, đức Thế Tôn truyền lại cho thế gian này kho tàng chánh pháp siêu việt như vậy, thật là một điều lành". Khi ấy có mười tám trăm ngàn triệu người tu theo đạo khổ hạnh lõa thể kéo đến chỗ đức Thế Tôn đang đứng, nói rằng: "Này Cù Đàm Khổ Hạnh, ông hãy là người chiến thắng!" Đức Thế tôn đáp: "Như Lai luôn là người chiến thắng. Các ông ngoại đạo lõa thể, làm sao chiến thắng được ai?"

Họ đều nói: "Chúc cho ông chiến thắng, này Cù Đàm Khổ Hạnh, chúc cho ông chiến thắng".

Đức Thế Tôn đáp:
Như Lai không thấy
Trong số các ông
Có ai là bậc
Chiến thắng chân thật.
Với cái thấy điên đảo
Lấy gì mà chiến thắng?
Này những người lõa thể,
Hãy lắng nghe cho kỹ,
Như Lai sẽ nói lời
Lợi ích cho các ông.
Trí của một đứa trẻ
Không có gì an lạc,
Lấy gì mà chiến thắng?
Các ông nên biết rằng
Như Lai dùng Phật nhãn
Thuyết giảng pháp thậm thâm,
Bình đẳng với tất cả.
Ai cần được nghe pháp,
Như Lai sẽ nói cho.
Đoàn người tu đạo lõa thể nghe xong nổi giận, sinh lòng bất tín đối với đức Thế Tôn. Vừa lúc ấy, Thiên Vương Đế Thích (Indra) giáng sấm sét xuống, mười tám triệu người khổ hạnh lõa thể đồng loạt kinh hãi, tuyệt vọng đớn đau. Họ khóc than, nước mắt chảy thành dòng. Đức Thế Tôn tàng ẩn thân hình. Đoàn người tu đạo lõa thể nước mắt đầm đìa. Tìm quanh không thấy đức Thế Tôn, họ thốt lên lời kệ:
Bây giờ không còn ai
Che chở cho chúng con.
Không cả cha lẫn mẹ,
Như lạc cõi hoang vu.
Không một căn nhà trống,
Biết về đâu trú thân?
Dòng nước nay đã cạn,
Cá biết lội nơi đâu?
Cây xanh giờ không có,
Chim biết đậu chốn nào?
Không có ai che chở
Đau khổ thật vô biên
Không còn thấy Như Lai
Khổ đau dài vô tận.

Lúc ấy, mười tám triệu người khổ hạnh lõa thể đứng lên, cả hai chân quỳ chấm mặt đất, cất tiếng hát rằng:
Như Lai, bậc từ bi,
Là đấng cao quí nhất
Trong toàn cõi con người.
Xin Như Lai độ giúp,
Làm nơi chốn chở che
Cho những người tuyệt vọng.
Khi ấy đức Thế Tôn mỉm miệng cười, nói với đại Bồ tát Phổ Dũng: "Phổ Dũng, ông hãy thay Như Lai mà nói chánh pháp cho các vị khổ hạnh lõa thể này".

Bồ Tát Phổ Dũng đáp: "Thưa Thế tôn, như ngọn Hắc Sơn nghiền đá của mình để xoay đỉnh về đảnh lễ núi Tu Di, vua của các núi. Con cũng vậy thôi, làm sao có thể nói pháp, khi Như Lai đang đứng ở đây, ngay trong Pháp hội này?"

Đức Thế Tôn dạy: "Thôi, ông đừng nói, thiện nam tử. Phương tiện thiện xảo của Như Lai có rất nhiều, vậy Phổ Dũng, ông hãy du hành mười phương thế giới, thử tìm xem nơi nào đang hiện các đấng Như Lai, nơi nào đang dựng pháp đàn. Còn Như Lai sẽ ở đây nói chánh pháp cho các vị khổ hạnh lõa thể ngoại đạo này".

Bồ Tát Phổ Dũng hỏi: "Thưa Thế Tôn, con phải đi bằng thần lực nào? Bằng thần lực của mình hay của Như Lai?"

Đức Phật bảo: "Khi đi, ông hãy dùng thần lực của chính mình. Khi về, hãy nương nhờ thần lực của Như Lai".

Bồ Tát Phổ Dũng nghe xong đứng dậy, đi quanh đức Thế Tôn ba vòng theo chiều bên phải, rồi thân hình biến mất ngay nơi ấy.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Đức Thế Tôn lúc bấy giờ nói với đoàn người khổ hạnh lõa thể như sau: "Các ông nên biết sinh là khổ. Chính sự sinh ra đã là khổ não. Vì có sinh nên có sợ. Vì sinh mà sợ bệnh. Vì bệnh mà sợ già. Vì già mà sợ chết".

- Thưa Thế Tôn, Thế Tôn nói: "Vì sinh mà phát sinh lòng sợ sinh, là nghĩa gì?"

"Vì sinh làm người nên có lắm nỗi sợ. Vua sợ nỗi vua. Cướp lo nỗi cướp. Sợ lửa, sợ thuốc độc, sợ nước, sợ gió, sợ lốc xoáy, sợ nghiệp đã làm".

Đức Thế Tôn cứ như vậy thuyết giảng phong phú về pháp sinh. Vào lúc bấy giờ, đoàn người khổ hạnh lõa thể ngoại đạo trong tâm cực kỳ kinh hoảng, nói rằng: "Từ nay về sau, chúng con sẽ thôi không khao khát được sinh ra nữa".

Khi đức Thế Tôn giải thích về Chánh Pháp Sanghata, cả đoàn mười tám triệu người khổ hạnh lõa thể đều phát tâm vô thượng Bồ đề. Trong thành phần Tăng chúng của Phật, có mười tám ngàn Bồ tát thập địa dùng thần thông hóa hiện thân ngựa, voi, báo, kim sí điểu, núi Tu Di, chữ vạn, cũng có vị hóa hiện thân cây. Các vị đều ngồi kiết già trên tòa sen.

Chín ngàn triệu Bồ tát ngồi lại phía bên phải của đức Thế Tôn, chín ngàn triệu vị ngồi lại phía bên trái. Trong suốt khoảng thời gian đó, Phật nhập chánh định, thuyết pháp bằng phương tiện thiện xảo. Đến ngày thứ bảy, đức Thế Tôn duỗi cánh tay, biết đại bồ tát Phổ Dũng đang trở về từ cõi Phật Liên Hoa Thượng. Khi đi, đại Bồ tát Phổ Dũng dùng thần lực của chính mình, hết bảy ngày mới đến được cõi Phật Liên Hoa Thượng. Khi đức Thế Tôn duỗi cánh tay, Bồ tát Phổ Dũng đã về bên cạnh đức Thế Tôn. Sau khi đi quanh đức Thế Tôn ba vòng theo chiều bên phải, Bồ tát Phổ Dũng nghe tâm tràn đầy tin tưởng, chắp tay hướng về đức Thế Tôn mà thưa: "Thưa Thế Tôn, con đã viếng tất cả thế giới hệ của mười phương. Bằng một thành thần lực của mình, con đã gặp chín mươi chín ngàn triệu cõi Phật. Bằng hai thành thần lực của mình, con đã thấy được một ngàn triệu đấng Thế Tôn. Cứ như vậy cho đến ngày thứ bảy, tới được cõi Phật Liên Hoa Thượng, trên đường đi con cũng thấy hàng trăm ngàn triệu cõi Như Lai bất động.

Thưa Thế Tôn, vào lúc ấy chư Phật Thế Tôn dùng thần lực hoá hiện, vì chúng sinh mà nói chánh pháp trong chín mươi hai ngàn triệu cõi Phật. Con thấy được tám mươi ngàn triệu cõi Phật, tám mươi ngàn triệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện trong cõi thế. Sau khi đảnh lễ từng vị xong, con lại đi tiếp.

Thưa Thế Tôn, ngay ngày hôm ấy, con đi qua ba mươi chín ngàn triệu cõi Phật, và trong ba mươi chín ngàn triệu cõi Phật này, có ba mươi chín ngàn triệu Bồ tát sinh ra, và trong cùng một ngày, thành tựu vô thượng Bồ đề. Con đi quanh các đấng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ấy ba vòng theo chiều bên phải, rồi dùng thần thông làm thân mình biến mất.

Thưa Thế Tôn, con cũng thấy chư Phật Thế Tôn, trong sáu mươi triệu cõi Phật. Con quỳ đảnh lễ từng cõi Phật, từng vị Phật Thế Tôn, rồi đi tiếp.

Thưa Thế Tôn, con lại thấy tám triệu cõi Phật, Như Lai nhập diệt Niết Bàn để giáo hóa chúng sinh. Con đảnh lễ chư vị rồi đi tiếp.

Lại nữa, thưa Thế Tôn, có chín mươi lăm triệu cõi Phật, chánh pháp đều mất cả. Con cực kỳ xao xuyến, bật khóc xót thương. Ở đó, con lại thấy các loài Trời, Rồng (Nagas), Dạ xoa (Yakshas), La sát (Rakshasas), cùng nhiều loại chúng sinh khác trong cõi Dục giới khóc than khắc khoải. Thưa Thế Tôn, con lại thấy trong các cõi Phật ấy sông ngòi đại dương, núi Tu Di cùng cỏ cây đất đai đều cháy rụi không sót lại chút gì. Con quỳ đảnh lễ, nghe lòng tuyệt vọng, rồi đi tiếp.

Thưa Thế Tôn, con lên đến tận cõi Phật Liên Hoa Thượng, thấy có năm trăm ngàn triệu tòa sen được dựng lên. Ở phía Nam, có một trăm ngàn triệu tòa sen. Ở phía Bắc, có một trăm ngàn triệu tòa sen. Ở phía Đông có một trăm ngàn triệu tòa sen. Ở phía Tây có một trăm ngàn triệu tòa sen. Ở không gian phía trên có một trăm ngàn triệu tòa sen. Thưa Thế Tôn, tất cả tòa sen được dựng bằng bảy loại châu báu, trên mỗi tòa sen là một đấng Như lai đang thuyết pháp. Con kinh ngạc, hướng về tất cả các đấng Như Lai ấy, hỏi: "Không biết đây là cõi Phật nào?"

Các đấng Như Lai dạy rằng: "Thiện nam tử, đây là cõi Phật Liên Hoa Thượng".

Thưa Thế Tôn, con đi quanh theo chiều bên phải của tất cả các vị Như Lai ấy, và hỏi hồng danh của đấng Như Lai hóa chủ cõi Phật này. Chư Như Lai đáp: "Hóa chủ cõi Phật này là đức Liên Hoa Tạng (Padmagarbha) Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri".

Lúc ấy con lại hỏi: "Con thấy có hàng trăm ngàn triệu đấng Như Lai, nhưng lại không biết đấng hóa chủ Liên Hoa Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri là vị nào. Xin chỉ giúp cho con, đấng hóa chủ nơi đây là vị nào?" Như Lai đáp: "Thiện nam tử, Như Lai sẽ chỉ cho ông thấy đâu là Liên Hoa Tạng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri".

Nói vừa xong, tất cả chư Như Lai đều biến đi, hiện tướng Bồ tát. Chỉ còn lại một đấng Như Lai. Con đến đảnh lễ, đặt đỉnh đầu ngang chân Như Lai. Khi con vừa đến, một tòa sen hiện lên, con bước lên tòa sen ấy. Thưa Thế tôn, lúc ấy bỗng dưng có rất nhiều tòa sen hiện lên, nhưng không ai ngồi trên đó cả. Con mới hỏi đức Liên Hoa Tạng Như lai: "Kính thưa Như Lai, vì sao tòa sen lại trống không, không ai ngồi?" Đức Liên Hoa Tạng Như Lai đáp: "Chưa trồng gốc rễ điều lành thì không đủ thần lực lên ngồi các tòa sen ấy".

Con lại hỏi: "Kính thưa Thế Tôn, muốn ngồi tòa sen ấy phải trồng gốc rễ điều lành nào?"

Đức Liên Hoa Tạng Như Lai đáp: "Ông hãy nghe đây, Thiện nam tử. Chúng sinh nào được nghe Chánh Pháp Sanghata sẽ nhờ gốc rễ điều lành này mà lên ngồi tòa sen kia, huống chi người ghi chép, đọc tụng. Phổ Dũng, vì ông đã từng nghe qua Chánh Pháp Sanghata nên bây giờ có thể lên ngồi tòa sen ấy. Bằng không, chẳng làm sao đến được cõi Phật này".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Đức Thế Tôn nói xong, con lại hỏi: "Thưa Thế Tôn, công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata này được bao nhiêu?"

Đức Liên Hoa Tạng Như Lai mỉm miệng cười. Con lại hỏi: "Thưa Thế Tôn, vì nhân gì, vì duyên gì, mà Như Lai mỉm miệng cười?" Đức Thế Tôn nói: "Này Thiện nam tử, này đại Bồ tát Phổ Dũng, bậc thần thông trí tuệ vượt bực, ông hãy nghe cho kỹ. Ví dụ có người là vua Chuyển Pháp Luân, thống lãnh bốn lục địa. Phổ Dũng, nếu vua Chuyển Pháp Luân ấy lấy hạt mè trồng đầy bốn lục địa, ông nghĩ thế nào, sẽ thu hoạch được bao nhiêu?"

Con thưa rằng: "Nhiều, thưa Thế Tôn, nhiều lắm, thưa Thiện Thệ".

Đức Thế Tôn bảo: "Phổ Dũng, ví dụ được bao nhiêu hạt mè, gom thành một đống, lại có người ngồi lượm từng hạt mà đếm, xếp sang một bên. Ông nghĩ thế nào, có đếm hết được không?"

Con thưa: "Thưa Thế Tôn, không thể được. Thưa Thiện Thệ, không cách gì có thể đếm hết được".

Phổ Dũng, tương tự như vậy, trừ phi là Như Lai, không ai có thể đếm biết công đức của Chánh Pháp Sanghata này. Phổ Dũng, cho dù các bậc Như Lai nhiều bằng số lượng mè thu hoạch được, tất cả cùng nói về công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata, công đức ấy vẫn không thể nói cùng, cũng không thể dùng ví dụ diễn tả, huống chi là công đức của người biên chép, đọc tụng, hay nhờ người biên chép".

Con lại hỏi: "Biên chép Chánh Pháp Sanghata sẽ được phước gì?"

Đức Thế Tôn nói: "Thiện nam tử, ông hãy nghe đây. Nếu có ai mang hết cây cỏ có trong một triệu thế giới, cắt thành từng khúc dài bằng bề rộng một ngón tay, và, Phổ Dũng, hãy nghe thêm hai ví dụ này, nếu tất cả đất, đá, núi, tất cả vi trần có trong một triệu thế giới hệ, cứ mỗi một vi trần biến thành một vị vua Chuyển Pháp Luân, thống lãnh bốn lục địa. Công đức của ngần ấy vua Chuyển Pháp Luân, có thể dùng toán số đếm biết được không?"

Con thưa: "Ngoài Như Lai, không ai có thể đếm biết được".

Phổ Dũng, công đức của người ghi chép Kinh Chánh Pháp Sanghata cũng vậy. Ngần ấy vua Chuyển Pháp Luân được bao nhiêu công đức, vẫn không thể sánh nổi với công đức của người ghi chép chánh pháp này, dù chỉ một chữ. Tuy công đức của vua Chuyển Pháp Luân rất đồ sộ, vẫn không thể sánh bằng. Phổ Dũng, bậc đại Bồ tát cũng vậy, trụ thế hộ trì và hành trì chánh pháp Đại Thừa, công đức không thể nghĩ bàn, dù là vua Chuyển Pháp Luân cũng không thể sánh bằng. Tương tự như vậy, không gì có thể ví bằng công đức của người ghi chép kinh Chánh Pháp Sanghata. Phổ Dũng, kinh Sanghata này vén mở cả kho tàng công đức, hàng phục phiền não, tỏa rạng ngọn đèn chánh pháp, chiến thắng ma vương, làm sáng ngời cõi thanh tịnh Bồ tát, mang lại thành tựu viên mãn các pháp".

Nghe đức Như Lai nói xong, con hỏi: "Thưa Thế Tôn, ở cõi thế gian này, phạm hạnh là điều khó giữ. Nếu có ai tự hỏi vì sao lại như vậy, thưa Thế Tôn, là vì đường tu của Như Lai khó gặp, nên phạm hạnh cũng khó gặp. Siêng tu phạm hạnh thì thấy Như Lai; ngày cũng như đêm, Như Lai luôn ở trước mặt. Bao giờ trực tiếp thấy được Như Lai, ngày đêm chiêm bái, thì thấy được cõi Phật. Thấy cõi Phật thì thấy được kho tàng chánh pháp. Đến lúc chết, sợ hãi cũng không sinh. Do đó không lo, không buồn, không bị tham dục ràng buộc".

Con nói xong, đức Thế Tôn dạy rằng: "Phổ Dũng, Như Lai xuất hiện cõi thế là việc hiếm hoi khó gặp".

Con nói: "Thưa Thế Tôn, rất hiếm hoi. Thưa Thiện Thệ, rất khó gặp".

Đức Thế Tôn nói: "Phổ Dũng, Chánh Pháp Sanghata cũng vậy, cũng rất khó gặp. Chánh Pháp Sanghata này đi vào lỗ tai ai, người ấy sẽ nhớ chuyện tám mươi kiếp về trước. Sáu mươi ngàn kiếp sẽ làm vua Chuyển Pháp Luân, tám ngàn kiếp thành bậc Đế Thích, hai mươi ngàn kiếp giàu có như chư thiên cõi trời thanh tịnh, ba mươi tám ngàn kiếp sinh làm đại Bà la môn, chín mươi chín ngàn kiếp không tái sinh cõi dữ, một trăm kiếp không sinh làm quỷ đói, hai mươi tám ngàn kiếp không sinh cõi súc sinh, mười ba ngàn kiếp không sinh cõi A tu la, không chết vì vũ khí, hai mươi lăm ngàn kiếp trí tuệ không bị khuất lấp, bảy ngàn kiếp sáng dạ thông minh, chín ngàn kiếp dung mạo uy nghi dễ mến, giống như tướng tốt của sắc thân Như Lai, hai mươi lăm ngàn kiếp không mang thân nữ, mười sáu ngàn kiếp không mang thân tật bệnh, ba mươi lăm ngàn kiếp được nhãn thông, mười chín ngàn kiếp không sinh vào loài rồng, sáu mươi ngàn kiếp không bị sân hận tác động, bảy ngàn kiếp không sinh vào gia đình nghèo khó, tám mươi ngàn kiếp sinh trên hai lục địa. Đến khi phước báu cạn, cũng được những điều như sau: mười hai ngàn kiếp không sinh làm người mù, mười ba ngàn kiếp không sinh vào ba cõi ác đạo, mười một ngàn kiếp làm vị hiền giả dạy pháp nhẫn.

Đến lúc lâm chung, khi thần thức cuối cùng ngưng lìa, vẫn không vướng vọng tâm điên đảo, không bị sân hận tác động. Phương Đông sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của mười hai sông Hằng; phương Nam sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của hai mươi triệu sông Hằng; phương Tây sẽ thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của hai mươi lăm sông Hằng; phương Bắc sẽ trực tiếp thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của tám mươi sông Hằng; không gian phía trên sẽ trực tiếp thấy được chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của chín mươi triệu sông Hằng; không gian phía dưới sẽ trực tiếp thấy chư Phật Thế Tôn nhiều như số cát của tám triệu sông Hằng, tất cả đều trực tiếp hiện ra trước mắt người ấy, nói với người ấy như sau: "Thiện nam tử, vì ông đã từng nghe qua Chánh Pháp Sanghata nên đời sau sẽ được nhiều an lạc hạnh phúc, vì vậy ông đừng sợ hãi". Nói như vậy rồi, chư Như Lai lại an ủi người ấy: "Thiện nam tử, ông có thấy các bậc Như Lai nhiều như cát của hàng trăm tỷ triệu con sông Hằng không?"

Người ấy đáp: "Thưa Thế Tôn con có thấy. Thưa Thiện Thệ, con có thấy".

Như Lai nói: "Thiện nam tử, các bậc Như Lai này đến để gặp ông".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Người ấy hỏi: "Con nhờ công đức gì mà được Như Lai đến gặp ở đây?"

Như Lai đáp: "Thiện nam tử, ông hãy nghe đây. Nhờ ông có được thân người, tai lại tình cờ nghe được Chánh Pháp Sanghata, nên tạo được công đức lớn như vậy".

Người ấy nói: "Thưa Thế Tôn, chỉ tình cờ nghe qua mà được công đức nhiều như vậy, nói gì người nghe được hết từ đầu chí cuối".

Như Lai nói: "Ông đừng nói, ông đừng nói. Thiện nam tử, Như Lai sẽ nói cho ông nghe về công đức của một bài kệ bốn câu. Thiện nam tử, so với công đức của các bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều như số cát của mười ba sông Hằng, công đức của một bài kệ bốn câu nhiều hơn rất nhiều. So với công đức của người cúng dường các bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều bằng số cát có trong mười ba sông Hằng thì công đức của người nghe chỉ một bài kệ bốn câu của Chánh Pháp Sanghata này nhiều hơn rất nhiều, huống chi nghe được trọn vẹn từ đầu chí cuối. Thiện nam tử, ông hãy nghe về công đức của người nghe Chánh Pháp Sanghata từ đầu chí cuối. Ví dụ một thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ phủ toàn hạt mè, và số lượng của vua Chuyển Pháp Luân nhiều bằng số mè ấy, rồi có người nhiều tiền lắm của, cúng dường rộng rãi tất cả những vị vua Chuyển Pháp Luân kia, công đức ấy vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị Tu đà hoàn.

Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc Tu đà hoàn, công đức cúng dường ngần ấy Tu đà hoàn vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị Tư đà hàm. Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc Tư đà hàm, công đức cúng dường ngần ấy Tư đà hàm vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị A na hàm. Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc A na hàm, công đức cúng dường ngần ấy A na hàm vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị A la hán. Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc A la hán, công đức cúng dường ngần ấy A la hán vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị Bích Chi Phật. Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc Bích Chi Phật, công đức cúng dường ngần ấy Bích Chi Phật vẫn không sánh bằng công đức cúng dường một vị Bồ tát. Nếu tất cả chúng sinh trong toàn cõi thiên hà bao gồm hàng tỷ thế giới hệ đều trở thành bậc Bồ tát, công đức cúng dường ngần ấy Bồ tát vẫn không sánh bằng công đức của người phát khởi tín tâm trong sáng nơi một Như Lai, không thể sánh bằng công đức của người phát khởi tín tâm trong sáng nơi hàng tỷ thế hệ đầy cả Như Lai, và không thể sánh bằng người nghe Chánh Pháp Sanghata này. Chừng đó, Phổ Dũng, có cần phải giải thích về công đức của người biên chép, đọc tụng thuộc lòng, suy xét nghĩa lý của chánh pháp này hay không? Có cần phải giải thích về công đức của người đối trước kinh này mà lễ bái với lòng tin tưởng trong sáng hay không?

Phổ Dũng, ông nghĩ thế nào? Có người tự hỏi kẻ phàm phu ấu trĩ có thể nghe chánh pháp này được chăng, dù có được nghe, cũng không thể tin nhận.

Phổ Dũng, ông hãy nghe đây, kẻ phàm phu ấu trĩ muốn chạm đáy đại dương, liệu có khả năng làm được việc này hay không?"

Con đáp: "Thưa Thế Tôn, không thể".

Đức Thế Tôn lại hỏi: "Có kẻ muốn đưa tay múc cạn đại dương, liệu có khả năng làm được việc này hay không?"

Con đáp: "Thưa Thế Tôn, không thể được. Thưa Thiện Thệ, không thể được".

Như Lai nói: "Phổ Dũng, chúng sinh không có khả năng vớt cạn đại dương, người mang tâm nguyện nhỏ bé cũng vậy, không có khả năng tiếp nhận chánh pháp này. Phổ Dũng, chưa gặp đủ chư Như Lai nhiều như số cát có trong tám mươi sông Hằng thì chưa thể ghi chép Chánh Pháp Sanghata. Chưa gặp đủ chư Như Lai nhiều như số cát có trong chín mươi sông Hằng thì chưa thể nghe Chánh Pháp Sanghata. Chưa gặp đủ trăm ngàn triệu triệu Như Lai thì dù gặp được chánh pháp này cũng không thể tín nhận. Phổ Dũng, người nào gặp đủ hằng hà sa số Như Lai, khi nghe chánh pháp này sẽ có được lòng tin trong sáng. Người ấy sẽ vô cùng hoan hỷ, sẽ có được cái nhìn đúng với sự thật (như thật tri kiến), sẽ tin nhận Chánh Pháp Sanghata này mà không sinh lòng khinh rẻ.

Phổ Dũng, ông hãy nghe đây, người nào ghi chép chỉ một bài kệ bốn câu của Chánh Pháp Sanghata, sau khi đi qua chín mươi lăm ngàn triệu thế giới hệ thì cõi Phật của người ấy sẽ giống như cõi Tịnh Độ A Di Đà. Phổ Dũng, thọ mạng của chúng sinh ấy sẽ dài tám mươi bốn ngàn kiếp.

Phổ Dũng, ông hãy nghe đây, nếu có ai vướng nghiệp ngũ nghịch, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà lòng mừng theo, khi nghe được bài kệ bốn câu của Chánh Pháp Sanghata này, tội chướng tiêu tan cả.

Phổ Dũng, ông hãy nghe, Như Lai sẽ nói thêm về diệu dụng của chánh pháp này. Ví dụ có người phá hủy tháp Phật, phá Tăng hòa hợp, quấy nhiễu chánh định của Bồ tát, hoại chánh trí Như Lai, giết cha giết mẹ. Nghiệp gây ra rồi lại hối hận, buồn bã nghĩ rằng: Thân này đã hỏng, đời sau cũng hỏng theo. Thật vô tích sự. Nghĩ rồi tâm sinh sầu thảm, đau đớn vô bờ. Phổ Dũng, người ấy bị người khác hất hủi khinh rẻ. Đối với chuyện thế gian cũng như xuất thế đều trở nên vô dụng. Như thanh củi đã cháy thành tro, người ấy kiếp kiếp cũng đều như vậy. Như rường cột của căn nhà huy hoàng tráng lệ, lửa cháy rồi trông thật thê lương. Người ấy cũng vậy, trông thật thảm thương, ở đâu, chỗ nào cũng bị đánh đập chê trách; khổ sở đói khát bức bách, một miếng cũng không có mà ăn. Càng chịu khổ lớn, càng bị hành hạ đói khát, lại càng nhớ nghiệp phá hủy tháp Phật và năm nghiệp ngũ nghịch đã làm. Khi nhớ lại việc làm xưa, người ấy nghĩ rằng, rồi ta sẽ về đâu? Ai sẽ là người che chở cho ta? Càng nghĩ càng tuyệt vọng, đã không còn nơi nương dựa, thôi lên núi cao nhảy xuống vực cho xong".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Người ấy nói:

Nghiệp dữ đã tạo,
Nay như tro tàn,
Muôn đời lửa cháy.
Kiếp này không vẹn,
Kiếp sau không tròn,
Trong thân không an,
Ngoài thân không ổn.
Vì tâm mê lầm,
Nên tạo nghiệp ác.
Nghiệp ác phạm rồi,
Sẽ đọa ác đạo,
Sinh đâu cũng vậy,
Cũng khổ như nhau.

Người ấy nghĩ rồi
Khóc than vật vã,
Tiếng khóc kinh động
Đến cả chư Thiên.

Bóng tối trước mặt,
Hy vọng không còn,
Thôi ta đành phải
Đọa vào ác đạo.

Chư Thiên lên tiếng bảo:

Tâm trạng khổ đau
Ngươi giữ làm gì?
Hãy vất hết xuống,
Thong thả mà đi.

Người ấy trả lời:

Tôi giết cha giết mẹ
Nghiệp ngũ nghịch vướng rồi
Không còn nơi nương dựa
Khổ đau làm sao tránh?
Thôi tìm đỉnh núi cao
Ném thân mình xuống vực.

Chư Thiên liền khuyên:

Ngươi thật quá điên rồ,
Chớ làm điều dại dột!
Đã tạo nhiều ác nghiệp,
Đừng tự buộc thêm vào.
Ai tự hại chính mình
Sẽ lạc sâu địa ngục,
Ở đó phải khóc gào,
Phải rơi nhào xuống đất.
Cố gắng kiểu như vậy,
Chẳng thể thành Phật đà,
Chẳng thể thành Bồ tát,
Chẳng thể thành Thanh văn.
Phải tìm hướng đi khác,
Mà gắng sức vượt lên.
Ở trên ngọn núi kia,
Có một vị thánh nhân,
Ngươi ráng lên tìm gặp.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách