BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Tôi có đọc được một bài viết bàn về văn hóa thảo luận trên các diễn đàn internet rất xác đáng và sâu sắc, kính mời các Đạo hữu cùng tham khảo đoạn trích sau của bài viết này (sở dĩ tôi không post hết vì đoạn cuối là viết dành riêng cho việc quản trị thông tin cho các doanh nghiệp, nhưng phần đầu của bài viết thì đúng cho tất cả các diễn đàn trên mạng xã hội hiện nay) :

MUÔN MẶT MẠNG XÃ HỘI


Với sự dễ dàng cất tiếng, muốn ẩn danh cũng được, nêu rõ danh tính cũng hay, ai nấy đều tưởng sẽ có một không khí tranh luận sôi nổi, thẳng thắn trên mạng xã hội khi các ý tưởng có cơ hội cọ xát, trao qua đổi lại và cuối cùng ý tưởng nào thuyết phục nhất sẽ chiến thắng!

Không hề - trái ngược với trông đợi của nhiều người, Internet nói chung, các diễn đàn và các mạng xã hội nói riêng là môi trường thuận lợi cho tâm lý đám đông khi con người ta thấy an toàn khi nấp sau đám đông, hùa theo đám đông một cách vô thức. Lúc đó sự tỉnh táo phải nhường bước cho làn sóng bầy đàn, cuốn phăng mọi lý trí lại dễ chao qua đảo lại, bất kể chân lý. Dĩ nhiên bức tranh này đúng với đa số chứ không phải đúng với tất cả.

Dân chủ trên mạng? Đừng hòng!

Thông thường con đường hình thành nên một tâm lý đám đông sẽ như thế này: thoạt tiên trước một vấn đề gây tranh luận nào đó, sẽ có những ý kiến khác nhau nhưng chủ nhân của ý kiến nguyên thủy sẽ dùng quyền "ngăn chặn" (block) hay "hủy kết bạn" (unfriend) những người phản đối. Dần dà quanh anh ta sẽ chỉ còn những người cùng ý kiến của mình và anh ta sẽ lầm tưởng ý kiến của mình được mọi người chấp nhận, tán đồng.

Ảo tưởng này sẽ ngày càng lớn dần, tạo ra những thái cực - hoặc theo ta, hoặc đi chỗ khác chơi. Tình trạng tạo ra mạng lọc "kiểm duyệt" kiểu như thế sẽ không còn chỗ cho những tranh luận tỉnh táo, những trao đổi sòng phẳng nữa.


Đám đông tiền hô hậu ủng như thế sẽ tạo ra tâm lý ngại nói khác mọi người vì không ai muốn chuốc vào mình sự phiền toái bị chỉ trích dù trên không gian ảo. Thế là họ hoặc bỏ đi để tụ tập với nhóm mình có nhiều điểm chung hoặc im lặng theo cách đồng thuận ngầm. Ngay cả khi ở trong nhóm có điểm chung, họ cũng dần dà không lên tiếng phản đối những điểm dị biệt còn sót lại để được chấp nhận ở trong nhóm. Hy vọng gì trong một bầu không khí như vậy?

Một trong những đặc điểm của nền giáo dục hiện đại là tập cho con người có thói quen tò mò, quan sát, nhận định đúng sai với đầu óc phê phán. Người có học không bao giờ dễ giả chấp nhận mọi chuyện được trình ra cho họ mà phải sàng lọc, phán đoán với tư duy độc lập. Đáng tiếc tình hình bầy đàn trên các mạng xã hội làm mai một kỷ năng này đến nỗi con người ngày càng lười suy nghĩ, sẵn sàng ăn thức ăn nấu sẵn theo nghĩa bóng. Họ không thèm kiểm chứng thông tin , không thèm suy nghĩ thêm lập luận được đưa ra có logic không, có thuyết phục không. Các câu nhận xét a dua ăn theo ngày càng phổ biến.

Có lẽ ai cũng biết văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Con đường hình thành một nét văn hóa mới là con đường chia sẻ những giá trị được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy, cái đáng lo là hiện tượng bầy đàn trên mạng đang dần dà sẽ được chấp nhận rộng rãi, trở thành một giá trị văn hóa thì nó sẽ tác động ngược trở lại các thế hệ sau này.

Nhìn từ phía người bị đám đông "lăng trì" trên mạng xã hội, có thể họ đáng bị phê phán, chê trách nhưng chắc chắn không phải tất cả đều đáng bị "xử tử". Nhưng trong đa phần trường hợp, họ sẽ biến mất, không còn dấu vết. Các tài khoản Facebook, Twitter, blogs... dễ dàng tan vào khoảng trống hư vô - và như thế có tương đương với án "xử tử hình" một con người ảo.

Nhìn từ góc độ xã hội, tác động của tâm lý đám đông lên ứng xử của tòa án, chính quyền, công luận và báo chí là có thật, rất thật nữa đằng khác. Đã có những trường hợp án xử nặng hơn vì sức ép từ đám đông trên mạng xã hội; nhân viên bị sa thải; doanh nghiệp phải cho người điều hành từ chức - tất cả để xoa dịu đám đông ảo. Điều lạ là một khi nhân danh công lý, từng cá nhân trong đám đông ảo đó có thể có những hành vi quá khích gấp bội lần hành vi đang bị lên án nhưng không ai xem đó là chuyện quan trọng cả.

(Link: http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/1 ... a-hoi.html)

Đạo hữu yen-phuong cũng đã post một đoạn bàn về văn hóa thảo luận cực kỳ sâu sắc trí tuệ trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, đây là điều mà hậu thế chúng ta phải thành tâm học hỏi, đặc biệt đây lại là một diễn đàn Phật giáo:

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 470#p90470
yen-phuong đã viết: Chúng ta cũng không nên quên rằng vua Mi Lan Đà chấp nhận mình là một bậc Trí giả, không phải là Vương giả khi đàm thoại với Ngài Na Tiên:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-01.htm

3. Đàm thoại như một Trí giả hay như một Vương giả?

- Bạch đại đức! Trẫm rất thích đàm đạo với đại đức về nhiều vấn đề khác nữa, nhưng không rõ đại đức có hoan hỷ không?

- Tâu đại vương! Cái đó còn tùy thuộc nơi đại vương! Nếu đại vương đàm thoại mà lấy tư cách một Trí giả (Panditavàda), thì bần tăng sẵn sàng hầu đáp. Nhưng nếu đại vương đứng trên tư cách mình là bậc Vương giả (Ràjavàda), thì xin thưa thẳng, bần tăng sẽ không thể hầu đối được.

- Tư cách một Trí giả là như thế nào?

- Tâu đại vương! Phàm là Trí giả nói chuyện với nhau, bao giờ cũng nói lời ngay thật, muốn trao đổi hiểu biết, soi sáng hiểu biết cho nhau. Trong câu chuyện, nếu có những lý lẽ đưa ra, dù đúng, dù sai, dù cao, dù thấp, dù phải, dù trái v.v... các bậc Trí giả không bao giờ vì thế mà phiền lòng hay nóng giận. Họ tôn trọng nhau, dù ý kiến, tư tưởng có bất đồng chăng nữa. Thắng, bại không hề làm cho họ chau mày, mà chính chân lý, sự thật mới thuyết phục được họ. Nếu gặp phải đối phương là tay lợi trí, lợi khẩu, hùng biện đại tài, bậc Trí giả không vì thế mà tìm cách cản ngăn, áp chế, bắt ngừng nói, đuổi ra khỏi chỗ ngồi; hoặc lươn lẹo dùng những xảo thuật miệng lưỡi, ngụy biện nhằm tranh thắng cho kỳ được! Đấy là cốt cách, phong thái đầy hiểu biết của bậc Trí giả, tâu đại vương!

Đức vua gật đầu mỉm cười:

- Đúng bậc Trí giả là vậy! Còn tư cách của bậc Vương giả là thế nào, thưa đại đức?

- Tâu đại vương! Bậc Vương giả vì quen sống trong quyền lực, nhất hô bá ứng, nên khi đối thoại thường quen áp đảo, bắt buộc kẻ khác chấp thuận quan điểm của mình. Nếu có ai đó nói một câu không vừa ý, hoặc đối nghịch với tư kiến của mình; bậc vương giả sẽ không hài lòng, sẵn sàng dùng quyền uy của mình mà bắt tội, chẳng dựa vào lẽ phải và công bằng. Những cuộc nói chuyện như thế rồi chẳng đi đến đâu, vì thái độ và lối xử sự của các bậc Vương giả đã tự ngăn chặn con đường về với sự thật, đốt cháy mối cảm thông và cắt đứt sự hiểu biết. Đối thoại trong tư thế bậc Vương giả thường rơi vào một chiều, phiến diện và ngõ cụt như vậy đấy, tâu đại vương!

Đức vua Mi-lan-đà lại gật đầu nữa:

- Hay lắm, thưa đại đức, trẫm đã hiểu rõ rồi. Trẫm chẳng thích cách nói chuyện của người Vương giả, trái lại, trẫm sẽ cố gắng xem mình là người Trí giả để hầu chuyện với đại đức. Khi đối thoại, đại đức hãy quên cái hào nhoáng cao sang bên ngoài của trẫm đi, mà hãy tiếp xúc với chính con người của trẫm thôi. Đại đức cứ nói chuyện một cách tự nhiên, bình thường như đại đức nói chuyện với chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, cận sự nam, nữ v.v...; thậm chí như nói chuyện với người hộ tự, người quét rác, người nấu ăn trong ngôi chùa này cũng được vậy, trẫm không bắt lỗi gì đâu!


Hy vọng các bậc anh tài, cùng chư vị điều hành cũng như chư vị Phật tử, cũng nên noi theo gương của vua Mi Lan Đà, là những vị Trí Giả vậy tangbong .
Một xã hội văn minh là một xã hội dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Trong nghiên cứu khoa học thì việc phản biện cũng là việc không thể thiếu đề đi đến kết luận đúng đắn. Đạo Phật cũng khác hẳn các tôn giáo khác ở khía cạnh khuyến khích sự phản biện, thận trọng trong đánh giá một chủ thuyết, một lý luận nào đó qua bản kinh KALAMA lừng danh.

Thiết nghĩ, diễn đàn Phật giáo muốn hoằng pháp tốt thì không nên chỉ bó hẹp trong giới Phật tử, mà phải hoan nghênh chào đón cả những người chưa theo tôn giáo nào và những người đang đi theo các tôn giáo khác. Đạo Thiên Chúa mạnh ở bộ máy tổ chức toàn cầu và khả năng tài chính dồi dào, Đạo Hồi mạnh ở cách truyền giáo bằng bạo lực. Đạo Phật chúng ta thì không thể hoằng pháp bằng các thủ thuật như vậy. Sức mạnh của Đạo Phật nằm ở giáo lý. Chúng ta hãy" khuất phục" ngoại đạo hay những tà kiến bằng giáo lý, bằng lý luận chặt chẽ, bằng lẽ phải, chứ không phải bằng bạo lực và sự võ đoán.

Kính! tangbong tangbong tangbong


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

hanh phuc đã viết: Một xã hội văn minh là một xã hội dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Trong nghiên cứu khoa học thì việc phản biện cũng là việc không thể thiếu đề đi đến kết luận đúng đắn. Đạo Phật cũng khác hẳn các tôn giáo khác ở khía cạnh khuyến khích sự phản biện, thận trọng trong đánh giá một chủ thuyết, một lý luận nào đó qua bản kinh KALAMA lừng danh.

Thiết nghĩ, diễn đàn Phật giáo muốn hoằng pháp tốt thì không nên chỉ bó hẹp trong giới Phật tử, mà phải hoan nghênh chào đón cả những người chưa theo tôn giáo nào và những người đang đi theo các tôn giáo khác. Đạo Thiên Chúa mạnh ở bộ máy tổ chức toàn cầu và khả năng tài chính dồi dào, Đạo Hồi mạnh ở cách truyền giáo bằng bạo lực. Đạo Phật chúng ta thì không thể hoằng pháp bằng các thủ thuật như vậy. Sức mạnh của Đạo Phật nằm ở giáo lý. Chúng ta hãy" khuất phục" ngoại đạo hay những tà kiến bằng giáo lý, bằng lý luận chặt chẽ, bằng lẽ phải, chứ không phải bằng bạo lực và sự võ đoán.

Kính! tangbong tangbong tangbong
Hề hề, bạn nghĩ sao mà có cái tư duy thật vỉ đại như vậy?

Giáo Lý Phật giáo là để hướng nội hay hướng ngoại tâm ?

Nếu giáo lý hướng vào nội tâm, thì phải tự dạy cho mình thật tốt, chính vì dạy cho mình thật tốt mà Đạo Phật mới đứng dững mấy ngàn năm. Và là một Đạo ít bị công đồng chỉ trích nhất.

Xin mời bạn góp ý kiến thêm.

Vì sao chỉ một diễn đàn nhỏ thôi, cùng chung một Đức Từ Phụ mà còn có kẻ ganh người ghét, ma cũ hiếp đáp ma mới...Người học ít thì cho là học nhiều, người học nhiều thì nhục mà người học ít. Đó là cùng Tông phái với nhau mà còn như vậy.

Đó là cùng chí hướng với nhau đấy mà còn như vậy.

Do đó, giáo lý Đạo Phật đúng nhất và sự thật nhất là ở đâu ?

Hề hề. Kính


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Chú Hỉ đã viết:
Hề hề, bạn nghĩ sao mà có cái tư duy thật vỉ đại như vậy?

Giáo Lý Phật giáo là để hướng nội hay hướng ngoại tâm ?

Nếu giáo lý hướng vào nội tâm, thì phải tự dạy cho mình thật tốt, chính vì dạy cho mình thật tốt mà Đạo Phật mới đứng dững mấy ngàn năm. Và là một Đạo ít bị công đồng chỉ trích nhất.
Chú Hỉ nói vậy thì hãy làm gương trước đi nha, hướng ngoại hơi nhiều rồi đó.
:-c


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Trong thảo luận cứ tưởng tượng chúng ta đang đối diện với nhau ngoài thực tế, như là một vị khách đến nhà chơi. Chủ nhà tôn trọng khách, khách tôn trọng chủ nhà. Thấy không hợp thì khách nên ra về, chủ nhà nên đi ngủ. :D


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Nếu đã coi đây là một diễn đàn Phật pháp thì mọi người đều bình đẳng trên tinh thần cầu thị, tôn trọng sự thật, thảo luận có văn hóa, chứ không phải là "nhà riêng" của ai mà phân ra chủ với khách! >:D<

Nhưng để đạt được mấy cụm từ được tô đậm trên thì thật là khó, thực tế là vậy!


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: BÀN VỀ VĂN HÓA THẢO LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Vậy tại hạ đi về. cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách