ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

Bạn Nguyên Chiếu chưa phân biệt được Chánh Pháp với Tà pháp dù là trên lý thuyết mà đã vội vàng tu vậy nhỡ rủi đi nhầm sang ngoại đạo thì sao? Đã đành việc "nhặt gạch" là việc làm thiết thực nhưng đạo nào chẳng dạy tín đồ như vậy! :-?

Nhưng nếu đạo nào cũng tốt, cũng giúp chúng sinh thoát khổ một cách rốt ráo thì Chư Phật đã chẳng phải vất vả thuyết pháp độ sinh làm chi, Đạo Phật cũng chẳng phải xuất hiện trên thế gian này làm gì. Cốt lõi trong Giáo lý của Đạo Phật có nhiều đặc điểm đối ngược với các tôn giáo khác, nên dù có thể là không trực tiếp nhưng việc Đạo Phật xuất hiện đã là sự "chống đối" các đạo khác rồi. Không phải vô cớ mà khi còn tại thế, Đức Bổn Sư đã bị ngoại đạo tìm cách hãm hại rất nhiều lần, Tôn giả Mục Kiền Liên cũng bị ngoại đạo phục kích sát hại cho bằng được.

Đúng là chúng ta không chỉ nghiên cứu kinh điển mà phải thực hành. Nhưng bạn Nguyên Chiếu đã bao giờ thực hành thiền tứ niệm xứ chưa? Đã bao giờ bạn thực hành quán tâm, quán pháp theo tinh thần trong kinh Đại niệm xứ chưa?


tung
Bài viết: 25
Ngày: 08/09/14 02:05
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi tung »

Trong một số trường hợp hiếm hoi, "thị phi nhân ngã" cũng có thể dẫn tới lợi ích. Thí dụ như du sĩ ngoại đạo Saccaka vì ngã mạn muốn thắng Phật trong cuộc tranh luận đã vô tình tạo nhân duyên để Đức Phật thuyết lên một bài pháp rất quan trọng về bản chất Vô Thường, Vô Ngã của chúng sinh:

Trung Bộ Kinh

Tiểu kinh Saccaka




Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các.

Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường".

Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:

-- Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?

-- Này Aggivessana, như thế này, Thế Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã". Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy được dành cho đệ tử.

-- Này Tôn giả Assaji, thật sự chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.

Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm trăm vị Licchavi tập hợp tai giảng đường vì một vài công vụ. Rồi Niganthaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị ấy như sau:

-- Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.

Một số Licchavi nói như sau:

-- Làm sao Sa-môn Gotama có thể luận thắng Niganthaputta Saccaka? Niganthaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.

Một số Licchavi lại nói như sau:

-- Làm sao chỉ là Niganthaputta Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng Niganthaputta Saccaka.

Rồi Niganthaputta Saccaka với khoảng năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Ðại Lâm, giảng đường Trùng Các.

Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo đang đi qua lại giữa trời. Niganthaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến, liền nói với các vị ấy:

-- Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

Rồi Niganthaputta Saccaka cùng với đại chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn. Sau khi đến Niganthaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi xuống một bên.

Niganthaputta Saccaka sau khi ngồi xuống một bên nói với Thế Tôn:

-- Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một vấn đề, nếu Tôn giả Gotama cho phép tôi được hỏi.

-- Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông muốn.

-- Tôn giả Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?


-- Này Aggivessana, như thế này Ta huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã". Như vậy, này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.

-- Này Tôn giả Gotama, tôi có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

-- Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ ấy.

-- Như các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy, các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác. Cũng vậy, này Tôn giả Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành, nhờ nương tựa các hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.

-- Này Aggivessana, như vậy có phải ông nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta"?

-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta". Và như đại chúng này cũng vậy.

-- Này Aggivessana, đại chúng này có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.

-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta".

-- Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất không?

-- Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất. Này Tôn giả Gotama, cho đến các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

Ðược nói vậy Niganthaputta Saccaka giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

Lần thứ hai, Niganthaputta Saccaka vẫn giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

-- Này Aggivessana, nay Ông phải trả lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.

Lúc bấy giờ thần Dạ xoa Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói, đứng trên không trên đầu Niganthaputta Saccaka với ý định: "Nếu Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Niganthaputta Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh". Chỉ có Thế Tôn và Niganthaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani. Niganthaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng, ngược, chỉ tìm thấy sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi, tôi sẽ trả lời.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", thì Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thọ là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với thọ ấy và có nói được, rằng: "Thọ của tôi phải như thế này, thọ của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Tưởng là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với tưởng ấy và có nói được rằng: "Tưởng của tôi phải như thế này, tưởng của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Các hành là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Các hành của tôi phải như thế này, các hành của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thức là tự ngã của ta",
Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Thức của tôi phải như thế này, thức của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Vô thường, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?

-- Là khổ, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thọ... (như trên)... tưởng... (như trên)... các hành... (như trên)... Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?

-- Vô thường, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?

-- Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể lột ra các lá cuộn tròn. Nhưng khi lột ra các lá cuộn tròn, người ấy không tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây. Cũng vậy này Aggivessana, khi được Ta hỏi, Ta cật vấn, Ta chất vấn về những lời của Ông, Ông đã tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại. Nhưng này Aggivessana, những lời nói mà Ông tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu Ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường". Nhưng chính từ nơi trán của Ông, này một người thường. Nhưng chính từ nơi trán của ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ hôi nào trên thân Ta.

Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.

Rồi Dummukha, một người con Licchavi, biết được Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

-- Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ ấy.

-- Bạch Thế Tôn, như một hồ sen không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đây có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò ra cái càng nào, thì các đứa con trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt, bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy như trước. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận của Niganthaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và nay, bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ đừng nói là có ý định đàm luận.

Khi được nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:

-- Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang đàm luận với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời nói của chúng tôi và lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào ai?

-- Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Ðối với mọi cảm thọ... đối với mọi tưởng... đối với mọi hành... đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.

-- Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

-- Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Ðạo vô thượng, Giải thoát vô thượng. Ðược giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: "Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn".

Ðược nghe nói vậy, Niganthaputta bạch với Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, chúng tôi thật là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh xuất. Chúng tôi đã dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Niganthaputta Saccaka, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:

-- Các Tôn giả Licchavi hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.

Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm ấy đã mãn cho đem đến Niganthaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng dường nấu với sữa. Rồi Niganthaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ. Cơm đã sửa soạn xong.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Niganthaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Niganthaputta Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mềm cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Niganthaputta sau khi biết Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:

-- Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạnh phúc.

-- Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.



Sau khi đọc bài kinh này, quý vị sẽ hiểu tại sao mod binh lại không thể trả lời câu hỏi: "Phật giáo cho rằng cấu trúc thân-tâm chúng sinh chỉ là tập hợp của ngũ uẩn, vậy "chân tâm" thuộc về uẩn nào trong ngũ uẩn?"

Bởi mod binh đã cho rằng: "Alaya thức thuộc về tâm, nó không phải pháp hữu vi.
Vọng tâm của chúng sanh là pháp hữu vi.
Nhưng Chân tâm của chúng sanh là chơn như, không phải pháp hữu vi.
Trên kia đã nói Alaya thức là cái chơn tâm của chúng sanh khi còn vô minh".


***Đức Phật đã dạy rất rõ rằng ngũ uẩn là Vô Thường, nói cách khác toàn bộ thân-tâm chúng sinh là hữu vi sinh diệt. Vậy mà mod binh lại nói Alaya thức là cái chân tâm của chúng sinh không phải pháp hữu vi, không hoại diệt .

***Alaya thức là do Duy Thức tông (hình thành sau Phật nhập Niết Bàn khoảng 900 năm) nói chứ trong kinh Phật không dạy như vậy. Và ngay trong Thành Duy thức luận, bộ luận cơ bản của Duy thức tông cũng viết: " Các Tâm, Tâm sở, vì là pháp y tha khởi nên cũng là huyễn sự, chẳng phải thật có. Vì khiến trừ bệnh vọng chấp có thật cảnh lìa ngoài Tâm, Tâm sở nên nói Duy thức. Nếu lại chấp Duy thức là thật có thì chẳng khác gì chấp ngoại cảnh, cũng là pháp chấp"

***Alaya có phải là "chân tâm" không thì còn phải xem xét lại.

*** Câu "chơn tâm của chúng sinh khi còn vô minh" của mod binh là mâu thuẫn. Bởi nếu đã có chơn tâm thì không thể bị vô minh nữa, không thể bị bất cứ cái gì che lấp được nữa.

*** Mod binh cho rằng Alaya là chân tâm của chúng sinh, vậy chúng sinh có quyền hành gì với chân tâm đó không, và có thể nói được rằng "chân tâm của tôi hãy hiện ra, hãy quét sạch tham sân si trong tâm ta đi, hãy khiến ta hết vô minh đi" không? Nếu không thể thì đó chỉ là sự "giàu trí tưởng bở" nhận vơ cái cao siêu tốt đẹp mà thực ra mình chưa có.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

tung đã viết:Về vấn đề quan điểm của mod binh có phù hợp với Giáo Pháp hay không thì để mọi người phân tích sau. Trước tiên, đề nghị mod binh và Chú Hỉ là hai người đã tự ấn chứng cho nhau rằng đã ngộ được chân tâm hãy trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn domc đi hẵng, không nên trả lời lòng vòng né tránh như vậy chứ? :-w
Hề hề, đ/h Tung có lẽ đã hiểu lầm về chữ ngộ rồi phải không?
Rồi bây giờ ghép thêm từ ''ấn chứng''
Từ ngữ này là bạn tự đem ra rồi bắt người khác phải nhận như vậy, thì bạn nghĩ sao?
tung đã viết:Mod binh ấn chứng cho Chú Hỉ là đã ngộ được chân tâm, tức là mod gián tiếp tuyên bố mình cũng đã ngộ được chân tâm nên mới có thể ấn chứng cho người khác như thế. Nếu đây là sự thật thì sẽ là đại diễm phúc cho chúng sinh thời mạt pháp này. Nhưng nếu đó không phải là sự thực thì xin chia buồn với hai vị rằng tội Đại Vọng Ngữ sẽ khiến các vị phải bị đọa địa ngục khi mãn kiếp.

Mod binh vẫn tiếp tục né tránh câu hỏi của bạn domc sao? >:P

PS: Về việc quan điểm của mod binh có phù hợp với Giáo Pháp hay không thì người khiếu nại là Du Sĩ. Tôi chưa vội vã phán xét gì khi vấn đề này chưa được mọi người mổ xẻ phân tích một cách công bằng, khách quan.

Kính!
Tới đoạn trích dẫn trên thì đ/h Tung đã hoàn toàn là lời du khống, còn chia buồn tùm lum.
Bạn đọc lại biết viết của tôi còn đó trong links
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 491#p92480
Nó có giống lời chỉ trích của bạn hay không? Hề hề.

Xin lập lại đoạn này một lần nữa ''Tóm lại: ngộ chơn tâm là Đạo; biết sự thật là đời, đời đạo đi đôi. Đừng làm ô nhiểm môi trường, đừng sát hại chúng hữu tình. Sống hòa đồng với thiên nhiên.
Chơn tâm là chân thật, là bình thường tâm biết phân biệt thị phi, tàm quí.v.v. Do đóCon người khác với con vật chỉ có bấy nhiêu.
Tung đã viết ''
Sau khi đọc bài kinh này, quý vị sẽ hiểu tại sao mod binh lại không thể trả lời câu hỏi: "Phật giáo cho rằng cấu trúc thân-tâm chúng sinh chỉ là tập hợp của ngũ uẩn, vậy "chân tâm" thuộc về uẩn nào trong ngũ uẩn?"
Bạn tự cho là thông kinh, liễu nghĩa lắm phải vậy hông? hề hề. :D
Bạn đặt ra câu hỏi rồi bắt người ta phải trả lời cho đúng ý bạn, còn không đúng ý thì trích dẫn kinh này nọ, cho rằng chỉ có ta, thì ta mới hiểu kinh chớ gì.

Vậy! bạn Tung biết chân tâm thuộc về uẩn nào trong ngũ uẩn? Nói đi ?

Hỉ đã trả lời ''Chơn tâm'' là tâm chân thật, ngũ uẩn là ngũ uẩn, nếu cần thì ráng học thuộc lòng kinh Vô Ngã tướng dùm con.

Nếu con người không biết chơn tâm (hay ngộ chơn tâm) thì không thuộc con người vậy là con gì, bạn Tung nhỉ? Hề hề.

(p/s. Nếu bạn Tung không trả lời minh bạch, còn du khống này nọ như trích trên thì hãy bỏ đề tài ''Chân tâm'' đi, Xin tìm chủ đề vui khác còn ý nghĩa hơn. kinhle )

(p/s. Chút nữa quên mất, trong kinh Lăng Nghiêm (kinh Thủ Lăng Nghiêm) Trong đó Đức Phật đã hỏi Ngài A Nan 7 lần cho biết ''tâm'' ở đâu. Muốn thành Phật thành gì đó là phải tu ''giới định huệ'' Chớ không phải cải tay đôi, rồi cõng Thầy, vác kinh vào diễn đàn, chỉ trích đồng môn, chỉ là làm ô nhiểm kinh kệ mà thôi.
Và đ/h Hlich cũng nên xem chớ đừng đem thuyết duy thức hay thuyết của Máy Vi Tính ''cả hai thuộc về vật lý chớ không phải thuộc về tâm linh'' mà luận bàn rất khập khiễng. Người đời cười chết và cho rằng ''tu hành chỉ giống như máy vi tính, phần mềm, ổ cứng, progamma... Như vậy bỏ tiền ra mua chứng chỉ làm Phật, hay lấy bằng y khoa duy thức học là xong . Khỏi cần tu hành chi mệt, Thật là khổ mà. Hề hề.)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Vô_Ngã_Thần_Tăng
Bài viết: 5
Ngày: 30/09/14 06:55
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Cõi cực lạc độ con nhang

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô_Ngã_Thần_Tăng »

Chú Hỉ đã viết: Hề hề, đ/h Tung có lẽ đã hiểu lầm về chữ ngộ rồi phải không?
Rồi bây giờ ghép thêm từ ''ấn chứng''
Từ ngữ này là bạn tự đem ra rồi bắt người khác phải nhận như vậy, thì bạn nghĩ sao?
Nếu giải thích hiểu chữ Ngộ theo kiểu mod binh thì khác gì mod binh nói toàn bộ tổ thiền tông là ba xạo ? Vì chỉ đọc kinh rồi hiểu như bao chúng sinh khác chứ có chứng niết bàn đâu ? Mà không chứng đạo thì tư cách gì cho rằng mình hiểu biết rõ chân lý còn kẻ khác sai ?

Xin lập lại đoạn này một lần nữa ''Tóm lại: ngộ chơn tâm là Đạo; biết sự thật là đời, đời đạo đi đôi. Đừng làm ô nhiểm môi trường, đừng sát hại chúng hữu tình. Sống hòa đồng với thiên nhiên.
Chơn tâm là chân thật, là bình thường tâm biết phân biệt thị phi, tàm quí.v.v. Do đóCon người khác với con vật chỉ có bấy nhiêu.
Nếu đơn giản chỉ cần hiểu biết thế là ngộ thì ngoại đạo họ cũng hiểu giống như vậy ? Và thế thì cần gì Phật tổ rống lên tiếng thét sư tử bi tráng về con đường giải thoát khỏi khổ đau cho chúng sinh ?
Bạn tự cho là thông kinh, liễu nghĩa lắm phải vậy hông? hề hề. :D
Bạn đặt ra câu hỏi rồi bắt người ta phải trả lời cho đúng ý bạn, còn không đúng ý thì trích dẫn kinh này nọ, cho rằng chỉ có ta, thì ta mới hiểu kinh chớ gì.

Vậy! bạn Tung biết chân tâm thuộc về uẩn nào trong ngũ uẩn? Nói đi ?

Hỉ đã trả lời ''Chơn tâm'' là tâm chân thật, ngũ uẩn là ngũ uẩn, nếu cần thì ráng học thuộc lòng kinh Vô Ngã tướng dùm con.

Nếu con người không biết chơn tâm (hay ngộ chơn tâm) thì không thuộc con người vậy là con gì, bạn Tung nhỉ? Hề hề.

(p/s. Nếu bạn Tung không trả lời minh bạch, còn du khống này nọ như trích trên thì hãy bỏ đề tài ''Chân tâm'' đi, Xin tìm chủ đề vui khác còn ý nghĩa hơn. kinhle )
Đoạn này bạn chú hỉ ngụy biện tào lao rồi, đối với bạn tung chân tâm là thứ không có thật, Phật không dạy thì lấy gì bạn tung chứng minh cho bạn ? Cũng như ngã là thứ không có thật và Phật gọi những kẻ nào đòi chứng minh cái ngã có thật là những kẻ điên rồ ngu dốt vì không có làm sao chứng minh ? Ngã hay linh hồn hay chân tâm là thứ không có làm sao chứng minh ?

Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?


mod binh chỉ có tài phát biểu ẩu, hoang tưởng mình hiểu biết Pg chứ còn khi biện luận thì khi phát biểu ra còn thua con nhang không biết giáo lý. Chú hỉ chắc cũng không ngoại lệ và chú hỉ và mod binh có lẽ là 1 cặp tung hứng chân tâm dỡ nhất của dd này :D

Khi PGNT dùng đến 5 uẩn và duyên khởi để xét đến chân tâm thì giống như dùng thòng lọng mà xiết cổ ngoại đạo vậy, do đó trăm kẻ như 1 có dám trả lời thẳng thắn đâu ngoài việc cãi cù nhầy, nói dóc, hoặc khóa nick là kỹ năng cuối cùng mà họ có để bảo vệ cái gọi là chánh pháp :D có lẽ bảo vệ niềm tin ẩu xót lại chút ít của họ thì đúng hơn :D hahahahaha


Kẻ đã chết thì không bao giờ biết mình chết, ngoại trừ người xung quanh. Kẻ ngu dốt và cuồng tín trong tôn giáo cũng vậy. Và khủng khiếp hơn là các mod ở 1 số forum PG, HỌ LUÔN GIẢ VỜ NGU, CHO ĐẾN KHI HỌ PHÁT BIỂU THÌ HÓA RA SỰ THẬT LẠI ĐAU LÒNG
domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

Bạn binh thì nói: "sư phụ Hỷ đã ngộ Chơn tâm" tức là ấn chứng cho Chú Hỉ rồi còn gì nữa. Chú Hỉ thì tự đính chính cho bạn binh là "chúng tôi đã có sự cảm thông với nhau" hay "sư phụ Hỉ đã hiểu tôi" .Như thế thì hai người đã chấp nhận ý nhau và cũng tức là tự ấn chứng cho nhau rồi còn gì nữa! =D>

Tuy nhiên dù tự nhận là hiểu nhau nhưng trong khi bạn binh cho rằng "chân tâm" có ở mọi chúng sinh, còn Chú Hỉ lại cho rằng chỉ có con người mới có chân tâm chứ loài vật thì không có!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Vô_Ngã_Thần_Tăng đã viết:
Chú Hỉ đã viết: Hề hề, đ/h Tung có lẽ đã hiểu lầm về chữ ngộ rồi phải không?
Rồi bây giờ ghép thêm từ ''ấn chứng''
Từ ngữ này là bạn tự đem ra rồi bắt người khác phải nhận như vậy, thì bạn nghĩ sao?
Nếu giải thích hiểu chữ Ngộ theo kiểu mod binh thì khác gì mod binh nói toàn bộ tổ thiền tông là ba xạo ? Vì chỉ đọc kinh rồi hiểu như bao chúng sinh khác chứ có chứng niết bàn đâu ? Mà không chứng đạo thì tư cách gì cho rằng mình hiểu biết rõ chân lý còn kẻ khác sai ?
Hề hề, Thầy VNTT bậc anh minh sáng suốt việc đời lẫn đạo, Hỉ rất thích được hầu chuyện với VNTT một lần. (p/s. Sư phụ Bình hãy từ bi đừng nghĩ chuyện cũ hãy bỏ qua hết.) Hy vọng Hi sẽ giúp vui comment một ít, để học thêm hé. :)
Đáng lẽ Chú Hỉ con đây phải đi ngủ rồi, nay không muốn phụ lòng người, thôi thì ráng trả lời tới đâu hay tới đó.

Ngộ nghĩa thông thường chỉ là ''Biết'' nhận thức tư duy (Chánh niệm; chánh kiến, chánh tư duy...trong Bát Chánh Đạo thôi.) Còn Thiền tông là ba xạo thì không hẳng vậy. Khi thiền sinh đã ngộ thiền thì vị đó biết, mà có nói lại với thầy VNTT, liệu thầy có biết nghĩa ''Ngộ của thiền'' là gì không? - Nếu thầy không biết, Hỉ không biết thì chữ Ngộ ở đời gọi là gì ?


Ví như thầy thích ăn ớt hiểm cay ngon, sầu riêng cho là thơm. Nhưng người Tây thì sao ? :)
Thầy cho là Ba Sạo thì có giống người Tây hông. :)
Xin lập lại đoạn này một lần nữa ''Tóm lại: ngộ chơn tâm là Đạo; biết sự thật là đời, đời đạo đi đôi. Đừng làm ô nhiểm môi trường, đừng sát hại chúng hữu tình. Sống hòa đồng với thiên nhiên.
Chơn tâm là chân thật, là bình thường tâm biết phân biệt thị phi, tàm quí.v.v. Do đóCon người khác với con vật chỉ có bấy nhiêu.
Nếu đơn giản chỉ cần hiểu biết thế là ngộ thì ngoại đạo họ cũng hiểu giống như vậy ? Và thế thì cần gì Phật tổ rống lên tiếng thét sư tử bi tráng về con đường giải thoát khỏi khổ đau cho chúng sinh ?
Đúng vậy rất là đơn giản, còn theo thầy ngộ là phải có đủ thần thông hay sao? Vậy có giống như Tế Điên Hòa Thượng muốn biến ra vật gì cũng được, thi gọi là ngộ à, :) .
Ngoại đạo ''như tụi thánh chiến hồi giáo''... nó không biết vì nó ngoại tu chớ đâu có nội tu giống như đạo Phật tìm ra căn nguyên nguồn gốc của ba độc đâu.

Nhưng ba độc này muốn diệt trừ hay làm giảm bớt nó thì phải theo lời Phật Tổ lấy ''Giới định huệ'' phải không. Chẳng lẻ cái ''Ngộ chơn tâm'' là phải đi tìm sơn lâm bảy núi mới có. Khó quá thì đâu ai đọc kinh Phật chi cho mệt. :) .
Bạn tự cho là thông kinh, liễu nghĩa lắm phải vậy hông? hề hề. :D
Bạn đặt ra câu hỏi rồi bắt người ta phải trả lời cho đúng ý bạn, còn không đúng ý thì trích dẫn kinh này nọ, cho rằng chỉ có ta, thì ta mới hiểu kinh chớ gì.

Vậy! bạn Tung biết chân tâm thuộc về uẩn nào trong ngũ uẩn? Nói đi ?

Hỉ đã trả lời ''Chơn tâm'' là tâm chân thật, ngũ uẩn là ngũ uẩn, nếu cần thì ráng học thuộc lòng kinh Vô Ngã tướng dùm con.

Nếu con người không biết chơn tâm (hay ngộ chơn tâm) thì không thuộc con người vậy là con gì, bạn Tung nhỉ? Hề hề.

(p/s. Nếu bạn Tung không trả lời minh bạch, còn du khống này nọ như trích trên thì hãy bỏ đề tài ''Chân tâm'' đi, Xin tìm chủ đề vui khác còn ý nghĩa hơn. kinhle )
Đoạn này bạn chú hỉ ngụy biện tào lao rồi, đối với bạn tung chân tâm là thứ không có thật, Phật không dạy thì lấy gì bạn tung chứng minh cho bạn ? Cũng như ngã là thứ không có thật và Phật gọi những kẻ nào đòi chứng minh cái ngã có thật là những kẻ điên rồ ngu dốt vì không có làm sao chứng minh ? Ngã hay linh hồn hay chân tâm là thứ không có làm sao chứng minh ?
Khà khà, thầy xem lại câu tô màu đỏ coi. Phật không có dạy chân tâm thì chúng ta học kinh để làm gì :) .
Hỉ nói chân tâm nhiều rồi, chỉ tóm gọn thôi. Đối trị với chân tâm là ác tâm. Kẻ có ác tâm cũng không thật, nhưng khi thân có sát đạo dâm thì đó mới thật, khi ý có tham sân si thì mới là thật, khi ác khẩu nó hoằng hành. Để rồi ngồi tù hay đem xử bắn thì thật là giả. Đảo lại Chân tâm cũng không thật, nhưng hành động thiện thì có thật, đúng hông nè. :)
(p/s. sorry, ở đây không bàn về ngã hay ngũ uẩn xin đừng kết với nhau sẽ đi lạc đề. :) .)

mod binh chỉ có tài phát biểu ẩu, hoang tưởng mình hiểu biết Pg chứ còn khi biện luận thì khi phát biểu ra còn thua con nhang không biết giáo lý. Chú hỉ chắc cũng không ngoại lệ và chú hỉ và mod binh có lẽ là 1 cặp tung hứng chân tâm dỡ nhất của dd này :D

Khi PGNT dùng đến 5 uẩn và duyên khởi để xét đến chân tâm thì giống như dùng thòng lọng mà xiết cổ ngoại đạo vậy, do đó trăm kẻ như 1 có dám trả lời thẳng thắn đâu ngoài việc cãi cù nhầy, nói dóc, hoặc khóa nick là kỹ năng cuối cùng mà họ có để bảo vệ cái gọi là chánh pháp :D có lẽ bảo vệ niềm tin ẩu xót lại chút ít của họ thì đúng hơn :D hahahahaha
Hề hề, bây giờ thì cho Chú Hỉ con đây với sư phụ Bình 1 cặp tung hứng. Sao cũng được miển mình không có thì thôi. Dở nhất d d này cũng không phiền. Chuyện đạo trích kinh, làm văn thơ thi cú thì Hỉ chịu thua, còn bàn chuyện đời thì xem thử... :) . tangbong cafene Xin mời Thầy VDTT tiếp tục....


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

Để phân biệt Chánh pháp với ngoại đạo, chúng ta nên tham khảo các bài viết sau:

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91909

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91914


domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

Trong chủ đề http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =48#p91873, bạn binh đã viết như sau:
binh đã viết:
Chấp vô ngã là đoạn kiến.
Nói vậy là bạn binh hiểu sai (nếu không muốn nói là sự xuyên tạc, phỉ báng) về bản chất của Pháp ấn "Vô ngã" trong Đạo Phật. Bạn hanh phuc đã viết rất xác đáng như sau:
hanh phuc đã viết:Còn một thắc mắc nữa khi đọc bài kinh Ananda (thuộc Tương ưng bộ):

"Đức Phật giải thích thái độ của Ngài như sau:"Này A-Nan, khi Vacchagota, người khất sĩ ấy hỏi: "Có một linh hồn hay không?, nếu trả lời: "Có" thì khi ấy có nghĩa là ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết trường tồn (sassata-vàda)."Và này A-Nan, khi người khất sĩ ấy hỏi: "Không có linh hồn hay sao?, nếu trả lời "Không" thì ta đã đứng về phía những ẩn sĩ và Bà la môn chủ trương thuyết đoạn diệt (uccheda-vàda)."

Theo thiển ý của tôi thì khái niệm "Linh hồn" ở câu tô đỏ và câu tô xanh là mang ý nghĩa khác nhau, vì ở đây lên quan đến hai chủ thuyết khác nhau là thuyết trường tồn (thường kiến, chấp ngã) và thuyết đoạn diệt (đoạn kiến, chấp không)

***Thuyết trường tồn quan niệm có một “Linh hồn” hay "chân ngã" sẵn có, thường hằng bất biến qua các kiếp luân hồi.

Đạo Phật phủ nhận có một “Linh hồn” như vậy.



***Thuyết đoạn diệt quan niệm chết là hết, không có sự liên quan, tương tục (dù luôn biến đổi) của một dòng tâm thức sau khi chết và sang các kiếp sau.

Nếu "tạm gọi" dòng tâm thức đó là “Linh hồn” thi Đạo Phật chấp nhận có tồn tại một "Linh hồn" (Theo ngôn ngữ quy ước ) như vậy.
Phật nói "Mọi pháp là vô ngã" không có nghĩa là Ngài đứng về Thuyết đoạn diệt. Thầy Giác Hoàng đã giải thích rất rõ là:

"Trong nhiều bài Kinh, đức Phật đã chỉ trích hai quan điểm chấp thường và chấp đoạn của các nhà ngoại đạo thời bấy giờ. Chấp thường là chấp có một linh hồn bất tử. Chấp đoạn là chấp không có gì cả, cho rằng con người chỉ là sản phẩm của gien, của di truyền, chết là hết, không có tội phước, nhân quả. Đạo Phật vượt lên trên hai quan điểm cực đoan đó và chấp nhận sự hiện hữu của một dòng tâm thức đang thay đổi.

Điểm cần lưu ý ở đây, là trong Kinh và Luận, đức Phật và các nhà sớ giải đề cập không biết bao nhiêu lần tính chất “vô ngã” (anattà) của vạn pháp, trong đó có cả con người. Tuy nhiên, khái niệm “vô ngã”, hay “không có một linh hồn bất tử” hoặc “không có một bản ngã thường tại” không có nghĩa là Phật giáo phủ nhận sự tương tục của một dòng tâm thức.

Thức được hiểu như là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh, Đức Phật gọi quá trình tuỳ thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” (paticasamupàda). “Thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi mà thôi. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo khác nhau với "linh hồn bất tử" của các tôn giáo khác rất lớn. Chính sự tiếp nối của các ý niệm tương tục nầy mà thức đi tái sanh, lên xuống trong 3 cõi 6 đường, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như cách hiểu của các tôn giáo khác..."


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: ĐỪNG LÔI MOD BINH RA CÔNG ĐƯỜNG NỮA!

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

tung đã viết:Các thành viên lưu ý: Mọi người đừng nên lôi mod binh ra công đường để khiếu nại, kêu oan, hay có ý kiến ý cò gì hết, bởi mod binh sẽ dùng quyền lực của mod để xóa bài, khóa chủ đề và kết tội vu oan nói xấu mod mà khóa nick thành viên to gan đó lại. Đó chính là "văn hóa thảo luận" bất khả bại của mod binh! B-)

Cho nên các vị đừng cố công đi "kiện củ khoai" làm gì!
Cảm ơn anh tung vì đã làm em cười được 5s :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách