XIN HỎI ĐH binh?

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

nhà báo đã viết:
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Tôi giải thích như sau: do thầy thuyết pháp ở vùng biển ngư dân hay sát sinh.Thầy có nói cá chỉ là thực phẩm ăn cá ta sẽ hóa kiếp cho nó ăn không có tội. (Câu này xét trong kinh không đúng vì có giới cấm sát sinh) nhưng thực tế Thầy dùng phương tiện. Biết họ không thể dừng việc sát sinh và ăn cá ngay được nên trấn an họ không được sợ hãi mà phải lấy tiền bán cá đem làm phước như in kinh, bố thí... để bù trừ vào việc sát sinh trước đây (đây là phương tiện thuyết pháp). sau khi làm có tiền đủ điều kiện thì chuyển nghề khác không làm nghề đánh bắt cá nữa.
Còn ĐH Chiếu Nguyên thì viết:
Còn về vấn đề "ăn mặn" thì từ trước đến nay tôi đều thấy thầy khuyến khích ăn chay. Một số phần tử muốn phá hoại Phật pháp, vu cáo Tăng sĩ đã xuyên tạc rằng thầy dạy "ăn cá được phước". Sự thật là bài giảng đó thầy giảng ở địa phương mà dân cư sinh sống bằng nghề đánh cá, không thể lập tức chuyển nghề cho hàng triệu người được vì điều đó là phi thực tế. Thầy đã khẳng định "ăn cá là có tội" và để giảm bớt tội đó thì những người làm nghề đánh cá và những người ăn cá phải tích cực làm các việc phước thiện, tu tập theo Phật pháp. Hoàn toàn không có chuyện thầy dạy "ăn cá được phước" như ác ý xuyên tạc của những kẻ ác tâm.
Vậy thực sự thì thầy Chân Quang đã giảng như thế nào?
Các mod không tìm, bạn huynhnamphuong tuy nói vậy nhưng cũng không tìm, thì nhà báo tôi tìm được links này đây:

http://www.youtube.com/watch?v=qPVlua1ho_0 (Tu hành có nhiều nghĩa A)

http://www.youtube.com/watch?v=7bZwu1zR4O4 (Tu hành có nhiều nghĩa B)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

huynhnamphuong đã viết
chưa thấy ai đưa được cái đoạn phim thầy Chân Quang nói ăn cá được phước, cho vay, cho mượn phước với khuyến khích ăn mặn lên đây xem thế nào cả.
Ở đây không có ai đi sưu tầm những tài liệu như thế cả. Nhưng trước đây cũng trên diễn đàn này đã có tranh luận về việc đó rồi nên biết. Còn các bài đó thì diễn đàn không lưu giữ lại, đã di chuyển rồi.

đ/h nhabao đưa lên các đoạn video "Tu hành có nhiều nghĩa", tôi xem hết tập A thì không thấy nói gì đến chuyện ăn cá, mượn phước cả.

Mói tóm lại việc này Admin đã xử lý xong rồi. (có thông báo ở trang đầu diễn đàn), ta không nên khơi lại nữa để tránh việc xảy ra tranh cãi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

BATKHONG1985 đã viết:
Nói như DH thì các vị A LA HÁN sẽ phải xuất hiện trở lại để giải quyết các mối quan hệ trả vay.

Nói như DH thì Thế Tôn lại phải giáng sanh để mà giải quyết các món nợ do người ta bố thí ngày xưa, rồi hiện nay,...
Một vị Bồ Tát khi cứu giúp chúng sinh thì mối quan hệ trả vay sẽ diễn ra theo các cách sau:

*** Hoặc Bồ Tát sẽ tiếp tục thị hiện trong tam giới để trực tiếp độ người đó. Do đã nhận được ân nghĩa từ Bồ Tát trong quá khứ nên theo luật nhân quả nghiệp báo người đó sẽ dễ dàng có thiện cảm với Bồ Tát, dễ dàng khởi tâm muốn phụng sự Bồ Tát, dễ dàng nghe theo lời dạy bảo của Bồ Tát để làm được các việc phước thiện, tu tập theo Phật Pháp. Đây chính là cách mà các Ngài thực hiện Bồ Tát đạo, Tứ Nhiếp pháp để cảm hóa nhiếp phục và giáo hóa chúng sinh.

*** Hoặc Bồ Tát sẽ không tiếp tục trực tiếp độ người đó. Vậy khi đó người đã từng được Bồ Tát cứu giúp sẽ trả nợ cho ai?. Một vị Thánh khi đã hết chấp ngã thì khi đó Ngài trở thành toàn thể vũ trụ, cảm ứng với tất cả chúng sinh. Trong Đạo Phật có câu: "Phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường lên Chư Phật". Do đó, người mắc nợ Bồ Tát sẽ "trả nợ" Bồ Tát gián tiếp qua việc làm phước thiện phụng sự chúng sinh, phụng sự Đạo Pháp.

Hơn nữa, dù cho Bồ Tát không thị hiện trong tam giới nữa thì chúng sinh vẫn có thể "trả nợ" cho các Ngài đâu có gì ngăn ngại. Những việc làm phước thiện sau đó của chúng sinh sẽ không được hưởng Quả nữa. Đó là lý do tại sao ta thấy có hiện tượng nhiều người làm phước rất nhiều mà không khá lên được chỉ bởi vì phải trả lại phước cho Bồ Tát (Tất nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này). Mọi người xung quanh và cả chính người đó đâu có biết rằng, vào một kiếp quá khứ, người đó đã từng được Bồ Tát cứu giúp cho mượn phước để vượt qua cơn ngặt nghèo, nên bây giờ dù có tích cực làm phước thì luật nhân quả buộc phước đó phải trả lại cho Bồ Tát, dù cho Bồ Tát khi thi ân thì đâu cần được báo đáp, dù cho các Ngài vẫn an trú trong Niết bàn, bởi Luật nhân quả nghiệp báo là quy luật tự nhiên của vũ trụ, nên tuyệt đối công bằng khách quan, không bị chi phối bởi ý muốn của bất cứ ai.

Qua câu chuyện Tổ Bá Trượng độ ông già chồn, chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong Đạo Phật thì càng là bậc tu hành cao siêu thì lại càng thấu hiểu Luật Nhân Quả, hành xử luôn thuận theo nhân quả, chứ không phải là tu hành cao siêu lại đi làm trái nhân quả hay đứng ra ngoài nhân quả!


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

Về vấn đề DDOS diễn đàn thì đơn giản lắm ! Báo lên công an công nghệ cao là bọn họ tống cổ cho liền :D Khỏi cần phải quả báo mai sau


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

TÁC DỤNG CỦA CẦU NGUYỆN
Có người cho rằng cầu nguyện là vô ích , không có tác dụng gì , làm sao có tác dụng được khi lạy lục cầu xin trước một pho tượng bằng đất , đá , xi măng , gỗ …? Nghĩ như vậy quá duy lý . Tượng Phật , Tượng thánh chắc chắn không phải ông Phật thực mà đó chỉ là tượng trưng hay biểu tượng ( symbolizes ). Điều quan trọng là yếu tố tinh thần đằng sau pho tượng và trong tâm thức của người cầu nguyện . Không ai lạl khờ khạo lạy lục cục đá hay gốc cây cả , chẳng qua là cục đá hay gốc cây ấy có giá trị biểu tượng thiêng liêng ở đằng sau . Khi ta nghiêng mình cúi đầu một cách cung kính tôn trọng lá cờ tổ quốc không phải là ta tôn trọng miếng vải mà chính là ý nghĩa tinh thần mà tấm vải đeo mang . Khi một vật thể là vật chất nhưng trở thành đối tượng thiêng liêng thì nó không còn thuần tuý vật chất nữa mà thành đối tượng có sức sống , có tác dụng đối với con người và hoàn cảnh xung quanh .

1. Tác dụng của cầu siêu : Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo phù hộ cho linh hồn đã mất được nhẹ nhàng siêu thoát ở thế giới bên kia cầu được sinh về cõi cực lạc của Đức Phật A Di Đà cầu như vậy có siêu không ?

Ở trong kinh Địa Tạng có đề cập đến tác dụng kinh cầu nguyện cho người chết rằng : Khi tụng kinh Địa Tạng cầu nguyện thì công đức có được 7 phần , người tụng được sáu , người chết đươọc một phần . Tại sao người được cầu nguyện chỉ được một phần ? điều dễ hiểu là khi tụng kinh Tam nghiệp thanh tịnh , công đức phát sinh năng lực công đức có trước hết là người tụng , rồi xử dụng năng lượng công đức ấy hướng đến người đã chết tất nhiên người chết sẽ nhận được một, phần năng lượng ấy , trong khi người tụng là người suất sinh công đức .

Trong kinh Vu Lan đề cập đến sức mạnh chú nguyện của chư Tăng , nhờ sức mạnh của Tăng lực mà bà Thanh Đề thoát khổ , năng lượng của Tăng là năng lượng tập thể nên có tác dụng lớn , nó tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ vào tâm thể của bà Thanh Đề làm cho bà thay đổi tận gốc rễ nghiệp bất thiện của mình mà thoát khổ . Trong kinh Địa Tạng cũng đề nghị phương pháp giúp cho người chết thoát khổ bằng cách xử dụng tài sản của họ vào việc công ích bố thí , cúng dường hồi hướng công đức cho họ sẽ được lợi ích lớn . Tất cả những điều diễn tả trong kinh muốn nói lên một sự thực rằng nếu xử dụng năng lượng tâm linh đúng chánh pháp sẽ tạo khả năng biến chuyển hay thay đổi tâm thức và đời sống của một chúng sinh đau khổ , trường hợp bà Thanh Đề là một ví dụ.

Cầu siêu cho ông bà cha mẹ còn có ý nghĩa bày tỏ lòng tri ân và báo ân đối với các bậc Tiền nhân đã sinh ra và nuôi dưỡng mình nên người . Sự biết ân và báo ân là một đức tính tốt , hiền thiện , là đạo đức xã hội , là một nét văn hoá văn minh của loài người . Con người nếu không biết cội nguồn của mình , không biết ơn , nghĩa thì người ấy sẽ chết mất gốc ; quá khứ không rõ ràng thì tương lai sẽ mờ mịt . Cầu nguyện cúng bái ông bà cha mẹ mong cho họ được siêu thoát là bài học về giáo dục đạo đức quan trọng : sự hiếu thảo của con cái , sự kính trọng người già cả , sự khiêm tốn thương yêu nhau đều tuy thuộc vào các sinh hoạt tinh thần mang tính truyền thống cao đẹp này .

2. Tác dụng của cầu an : Cầu nguyện cho mình hay người thân của mình được bình an là một cách thển hiện sự thương yêu , là một nhu cầu khẩn thiết . Nhưng cầu như vậy có hiệu quả không ? Người xưa nói :" Linh tại ngã , bất linh tại ngã". Khi ta có niềm tin ta sẽ có sức mạnh . Sức mạnh tinh thần ấy gọi là năng lượng tâm linh , nếu ta cố ý chuyển năng lượng tâm linh ấy đến một người nào đó thì có tác dụng ảnh hưởng vào người ấy , đó là điều khó tin nhưng có thực . Mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác , giữa tâm linh và thế giới khách quan là mối quan hệ duyên sinh tương tác lẫn nhau . Người ta có thể dùng sức mạnh tâm linh để tác động hay cảm hoá đến vật chất hay sinh vật , các vị thiền sư có thể cảm hoá hổ báo hung dữ , ngay cả loài thảo mộc nếu được thương yêu chúng cũng tươi tốt hơn , đã có nhiều cuộc thí nghiệm của các nhà khoa học để chứng minh chosức mạnh tinh thần này . Theo phong tục dân gian , khi người gia chủ qua đời thì người ta" để tang" cho cây cối xung quanh nhà bằng cách cột một mảnh vải trắng lên cành cây với hy vọng rằng cây sẽ bớt đau dớn mà khô héo . Điều đó có vẻ huyền hoặc nhưng được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian rằng đaã từng có cây cối khô héo và chết khi chủ nhân của nó qua đời , khi người chủ còn sống thương yêu săn sóc cây cối , hằng ngày ông ta phóng ra từ trường nhân diện hay năng lượng tâm linh vào cây cối , chúng quen sống với luồn điện từ như vậy , nay đột ngột mất đi chổ dựa ấy như con người mất đi chổ dựa tình cảm , sẽ cảm thất hụt hẫng lạnh lùng … Cần phải có một sự quan tâm , một thay thế dòng sóng từ trường mới , đó chính là hành động của người chủ nhân kế thừa , nên có vấn đề để tang cho cây cối .

Khi một người phóng ra một năng lượng tâm linh qua sự tập trung cầu nguyện , luồng năng lượng ấy sẽ tạo ảnh hưởng lên thể chất và tinh thần của người bị bệnh , bị tai nạn hay đối tượng được cầu nguyện . Người phát ra một năng lượng tâm linh mà năng lượng ấy thuộc xu hướng nào nó sẽ tạo một hấp lực thu hút luồng năng lượng tương ứng trong không gian ( có thể gọi là năng lượng của các Đức Phật hay Bồ tát ) mà ta gọi là tha lực . Tuy theo sự tương tác ở mức độ nào mà khả năng , hiệu quả lớn hay nhỏ . Trong đời sống hằng ngày ta thường gặp nhau và chúc lẫn nhau " mạnh khoẻ" " bình an" " hạnh phúc" … nếu những lời chúc ấy có chú tâm , có thành tâm , có nhất tâm nó sẽ tạo ra năng lượng lành mạnh giúp ích cho người đươọc chúc .

Cầu nguyện cho người khác được bình an thể hiện tính tích cực của từ bi , vị tha , do đó tạo nên " đức độ". Tâm ta càng xu hướng về vô ngã vị tha thì mối tương tác ( cảm ứng ) giữa tâm ta và tâm Phật , Bồ tát ( tha lực ) sẽ chặt chẽ , do đó tác động mạnh đến người hay hoàn cảnh mình cần nguyện . Đó là sức mạnh vô hình nhưng có thực . Dĩ nhiên không phải ai cầu cũng ứng , cũng được an . Mọi tác dụng cảm ứng đều có điều kiện , nhân duyên có đủ hay không ; một ngọn lửa bùng cháy phải đủ các điều kiện cho sự cháy , vậy không nên coi cầu an là phương pháp tối thượng mà chỉ là một "trợ duyên" Điều quan trọng vẫn là "nội lực" hay "nghiệp lực". Cầu an đúng nghĩa là chuyển hoá nghiệp lực bằng cầu nguyện đó là mặt tiêu cực , còn mặt tích cực thì phải xây dựng một tâm đức bằng bố thí , phóng sanh , cúng dường Tam bảo , giúp đỡ tha nhân … như vậy là tích cực chuyển hoá nghiệp lực , cần cả hai mặt như vậy kết quả mới tốt đẹp .

(http://www.buddhismtoday.com/viet/nghit ... nguyen.htm)


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào các Bạn.
Nhân chủ đề này có nhắc tới Thầy Chân Quang. Tôi muốn viết một số ý kiến cá nhân về Thầy Chân Quang.
Trước đây, tôi hoàn toàn tin tưởng vào Kinh Phật, đặc biệt là Kinh Đại Thừa. Nhưng do một lần vô tình xem một Clip của Thầy Chân Quang (Cụ thể Clip nào tôi không nhớ), trong Clip này Thầy Chân Quang phản đối Đại Thừa, thầy nói đại ý rằng Đại Bi Quán Thế Âm là không có thật, A Mi Đà Phật là không có thật, chỉ có Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là có thật. Điều này làm tôi rất hoang mang. Không những hoang mang về sự tồn tại của Đại Bi Quán Thế Âm và Phật A Mi Đà mà còn hoang mang về tính xác thực của toàn bộ hệ thống Kinh Đại Thừa.
Thật sự Thầy Chân Quang đã làm cho tôi mất phương hướng về pháp môn tu tập trong một thời gian, nhưng cũng nhờ Thầy Chân Quang mà tôi nghiên cứu, thâm nhập vào hệ thống Kinh Nikaya và tìm được căn cơ của phương pháp tu tập phù hợp với bản thân.
Tuy vậy, theo cảm nhận của cá nhân tôi, Thầy Chân Quang có một số khiếm khuyết của một nhà Tu Hành.
Gần đây, tôi tìm được Clip của Hòa Thượng Thích Thanh Từ nói về Thầy Chân Quang.
https://www.youtube.com/watch?v=HZhdbzfDuMc
Tôi nghĩ, nên chia sẻ để các bạn tham khảo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Nippon đã viết: Nhưng do một lần vô tình xem một Clip của Thầy Chân Quang (Cụ thể Clip nào tôi không nhớ), trong Clip này Thầy Chân Quang phản đối Đại Thừa, thầy nói đại ý rằng Đại Bi Quán Thế Âm là không có thật, A Mi Đà Phật là không có thật, chỉ có Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là có thật. Điều này làm tôi rất hoang mang. Không những hoang mang về sự tồn tại của Đại Bi Quán Thế Âm và Phật A Mi Đà mà còn hoang mang về tính xác thực của toàn bộ hệ thống Kinh Đại Thừa.
Bạn Nguyên Chiếu đã từng giới thiệu bài này, có phải bài này không hả bạn?: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 829#p92085


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nippon đã viết:Chào các Bạn.
Nhân chủ đề này có nhắc tới Thầy Chân Quang. Tôi muốn viết một số ý kiến cá nhân về Thầy Chân Quang.
Trước đây, tôi hoàn toàn tin tưởng vào Kinh Phật, đặc biệt là Kinh Đại Thừa. Nhưng do một lần vô tình xem một Clip của Thầy Chân Quang (Cụ thể Clip nào tôi không nhớ), trong Clip này Thầy Chân Quang phản đối Đại Thừa, thầy nói đại ý rằng Đại Bi Quán Thế Âm là không có thật, A Mi Đà Phật là không có thật, chỉ có Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là có thật. Điều này làm tôi rất hoang mang. Không những hoang mang về sự tồn tại của Đại Bi Quán Thế Âm và Phật A Mi Đà mà còn hoang mang về tính xác thực của toàn bộ hệ thống Kinh Đại Thừa.
Thật sự Thầy Chân Quang đã làm cho tôi mất phương hướng về pháp môn tu tập trong một thời gian, nhưng cũng nhờ Thầy Chân Quang mà tôi nghiên cứu, thâm nhập vào hệ thống Kinh Nikaya và tìm được căn cơ của phương pháp tu tập phù hợp với bản thân.
Tuy vậy, theo cảm nhận của cá nhân tôi, Thầy Chân Quang có một số khiếm khuyết của một nhà Tu Hành.
Gần đây, tôi tìm được Clip của Hòa Thượng Thích Thanh Từ nói về Thầy Chân Quang.
https://www.youtube.com/watch?v=HZhdbzfDuMc
Tôi nghĩ, nên chia sẻ để các bạn tham khảo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Nếu bạn hoang mang về sự chân thật của Bô Tát Quán Thế Âm, Những lúc bạn gặp nguy cấp, thử thành tâm cầu nguyện ngài che chở xem có kết quả không.
Nếu bạn nghi ngờ sự hiện diện của đức Phật A Di Đà, bạn thử hỏi những người niệm Phật xem có trường hợp nào khi chết được vãng sanh không ? (Hình như trong đây cũng có đăng một bài về sư bà ở chùa gì đó được vãng sanh). Bạn nên tìm hiểu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:
Nếu bạn hoang mang về sự chân thật của Bô Tát Quán Thế Âm, Những lúc bạn gặp nguy cấp, thử thành tâm cầu nguyện ngài che chở xem có kết quả không.
Nếu bạn nghi ngờ sự hiện diện của đức Phật A Di Đà, bạn thử hỏi những người niệm Phật xem có trường hợp nào khi chết được vãng sanh không ? (Hình như trong đây cũng có đăng một bài về sư bà ở chùa gì đó được vãng sanh). Bạn nên tìm hiểu.
Hình như là Sư bà Đàm Lựu, chùa Đức Viên ở Hoa Kỳ! Trước có đọc, nay tìm hổng thấy đâu!?

Tôi có cuốn "Pháp Môn Giải Thoát" do chùa này ấn hành, thuyết giảng, trích dẫn những lời về pháp môn Tịnh Độ của chư Tổ Liên Tông.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Nhà Báo.
Không phải Clip "Sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm", có lẽ là Clip "Tiến Trình Niệm Phật A"
https://www.youtube.com/watch?v=OWO6e3Q ... c39SoeHHYG.
Nhưng không hiểu sao, đoạn mà tôi nhắc với nội dung ở trên không thấy. Không hiểu Clip này có biên tập lại không. Nếu tôi nhớ không nhầm thì nó nằm ngay ở phần đầu của CLip, sau câu " Có lẽ làm mất lòng vài người " (Ở 7' 21''), theo tôi nhớ thì sau câu này thì TT Thích Chân Quang nói với nội dung tôi nhắc ở bài trên.
Tuy nhiên, khi nghe Clip này, cũng nhận ra TT Thích Chân Quang có cá tính giống như Hòa Thượng Thích Thanh Từ nhận xét.
Trong Clip, có thể nhận thấy TT Thích Chân Quang chê khéo các Tổ.
Và tại 18'18'', TT Thích Chân Quang nói :
"Vì vậy, các vị Tổ lập ra một phương tiện niệm Phật khác, để hun đúc, để tăng trưởng cái lòng tôn kính Phật đó là phương pháp niệm Danh Hiệu Phật. Là xưng tên của Đức Phật. Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Thực ra Niệm Phật chính là Phật nào mới là đúng ? Phật Bản Sư Thích Ca, Phật Bản Sư Thích Ca.
Nhưng mà, bất ngờ trong Đạo Phật lại xuất hiện Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà. Về sau này mới xuất hiện, khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt rồi có một vài bộ Kinh là Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà giới thiệu về Phật A Di Đà, chứ bộ Kinh đó không có ở thời Đức Phật, ..."

Nghe đoạn trên thì tôi thấy rằng TT Thích Chân Quang muốn truyền tải nội dung rằng Kinh Quán Vô Lượng Thọ có lịch sử không chính xác. Và Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà được đưa ra với mục đích tạo nền tảng cho Pháp Môn niệm Phật A Di Đà. Tôi thực sự không hiểu TT Thích Chân Quang có căn cứ xác thực nào không để thuyết pháp như vậy ? Nếu không có căn cứ xác thực nào mà chỉ nói chơi thôi cũng là mắc trọng tội, nay lên đàn thuyết pháp với cả trăm người mà nói như vậy thì không thể chấp nhận được.
Trước đây, khi chưa nghe Clip này của TT Thích Chân Quang, tôi thực sự ngưỡng mộ TT Thích Chân Quang. Nhưng từ khi nghe Clip này, niềm tin của tôi với các bài pháp của TT Thích Chân Quang không còn như trước. Tuy nhiên, các Clip của TT Thích Chân Quang về hệ thống Kinh Nikaya và nhiều Clip khác vẫn đáng được trân trọng và rất có ích đối với Phật Pháp hiện tại.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Nhà báo tôi lục trên mạng thấy bài này, có vẻ như HT.Thích Thanh Từ cũng bị tín đồ Tịnh độ tông phản ứng ghê quá hen:

http://thuvienhoasen.org/a6751/lien-qua ... h-thanh-tu :-P


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

nhà báo đã viết:Nhà báo tôi lục trên mạng thấy bài này, có vẻ như HT.Thích Thanh Từ cũng bị tín đồ Tịnh độ tông phản ứng ghê quá hen:

http://thuvienhoasen.org/a6751/lien-qua ... h-thanh-tu :-P

Ôi dào, hơi đâu mà phản ứng. Các chùa và các nước theo Nguyên thủy Nam tông họ đâu có công nhận Kinh Đại thừa là do Phật thuyết. Họ nói các kỳ kết tập kinh điển lần 1 và lần 2 có kinh Đại thừa đâu, văn phong trong kinh Đại thừa cũng khác hẳn văn phong thời Đức Phật tại thế được lưu giữ trong kinh nguyên thủy. Chẳng lẽ bạn sang các nước đó mà kiện họ à? timeeeout


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách