XIN HỎI ĐH binh?

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Canrron70 đã viết: Một người kém phước phải đi xin ăn. Một người thương gia nhiều phước nên rất giàu có. Người ăn xin đến xin tiền người thương gia. Vị thương gia nhìn cảnh khổ sở của người ăn xin đã động lòng thương nên đã bố thí cho ông ta chút ít tiền mà không hề cần người đó phải đền ơn. Vậy theo luật nhân quả khách quan thì người ăn xin có "mắc nợ" vị thương gia không? Những kiếp sau người đó có phải "trả nợ" (nợ ân nghĩa và nợ vật chất) cho vị thương gia đó không?

Xin mời các ĐH cùng thảo luận. tangbong
Khi vị thương gia thương và bố thí cho người ăn xin, thì:
+ Giữa họ vốn đã có nhân duyên. [Nếu không có duyên, nhất định không gặp nhau lúc đó để bố thí và nhận bố thí].
+ Người ăn xin ngay tại lúc đó ĐỦ PHƯỚC để thọ nhận sự bố thí, nên được nhận vật bố thí. Hoặc của vị thương gia, hoặc của người khác. [Nếu người ăn xin lúc đó không đủ phước, thì dù một đồng cũng không nhận được từ vị thương gia hoặc người khác].
+ Phước đức của vị thương gia đủ lớn để Tâm khởi niệm thiện, thân tạo nghiệp thiện. [Nếu vị thương gia phước không lớn thì lúc đó hoặc không khởi tâm TỪ thương xót, hoặc có những mảy may tính toán, khinh miệt, nên không khởi tâm muốn bố thí, người phước đức kém thường có tâm bủn xỉn, ích kỷ].
+ Ân nghĩa giữa họ đủ để vị thương gia sanh tâm thương xót, nhất định bố thí cho người ăn xin đó.
==>Theo Nhân Quả khách quan, giữa hai người sẽ có tiếp nối mối nhân duyên lành, ân nghĩa với nhau [trong tương lai], có thể người ăn xin sẽ đền đáp vị thương gia [trong tương lai] lại cũng có thể người ăn xin đang thọ nhận ân nghĩa đã giúp đỡ vị thương gia [trong quá khứ ]. Mối nhân duyên lành, có thể trả cho nhau những hiện vật, hoặc tinh thần, hoặc là thiện tri thức..v...v... không gây cho nhau sự bức bách, đau khổ. Tùy theo từng trường hợp, mà đường đi nhân quả là khác nhau.

Nhìn khách quan chỉ có thể nói họ sẽ có mối nhân duyên ân nghĩa, mối nhân duyên lành với nhau. Chẳng phải ban phước, mượn phước gì hết. Người ăn xin tự đang THỌ PHƯỚC của chính mình, người thương gia tự mình đang tạo PHƯỚC mới.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thượng Tọa Chân Quang tôi cũng kính trọng như các thầy khác không có sai biệt.
Tôi thật sự thấy thầy thuyết pháp hay thực tế, đôi lúc thuyết pháp có vài từ ngữ không giống trong kinh nhưng quý giá là Thầy đã độ rất nhiều người.

Chúng ta là cư sĩ không nên phán xét bậc xuất gia, phần này thuộc về giáo hội, pháp luật của nhà nước và luật nhân quả.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thầy Chân Quang nói ăn cá được phước

Tôi giải thích như sau: do thầy thuyết pháp ở vùng biển ngư dân hay sát sinh. Thầy có nói cá chỉ là thực phẩm ăn cá ta sẽ hóa kiếp cho nó ăn không có tội. (Câu này xét trong kinh không đúng vì có giới cấm sát sinh) nhưng thực tế Thầy dùng phương tiện. Biết họ không thể dừng việc sát sinh và ăn cá ngay được nên trấn an họ không được sợ hãi mà phải lấy tiền bán cá đem làm phước như in kinh, bố thí... để bù trừ vào việc sát sinh trước đây (đây là phương tiện thuyết pháp). sau khi làm có tiền đủ điều kiện thì chuyển nghề khác không làm nghề đánh bắt cá nữa.

Nếu thầy thuyết pháp ở vùng núi thì sẽ là Ma Thuyết, nhưng thầy thuyết pháp ở vùng biển. Nếu nói các người ăn cá có tội bị đọa địa ngục thì người ta chạy mất dép ai con nghe Thầy thuyết pháp nữa.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Tôi giải thích như sau: do thầy thuyết pháp ở vùng biển ngư dân hay sát sinh.Thầy có nói cá chỉ là thực phẩm ăn cá ta sẽ hóa kiếp cho nó ăn không có tội. (Câu này xét trong kinh không đúng vì có giới cấm sát sinh) nhưng thực tế Thầy dùng phương tiện. Biết họ không thể dừng việc sát sinh và ăn cá ngay được nên trấn an họ không được sợ hãi mà phải lấy tiền bán cá đem làm phước như in kinh, bố thí... để bù trừ vào việc sát sinh trước đây (đây là phương tiện thuyết pháp). sau khi làm có tiền đủ điều kiện thì chuyển nghề khác không làm nghề đánh bắt cá nữa.
Còn ĐH Chiếu Nguyên thì viết:
Còn về vấn đề "ăn mặn" thì từ trước đến nay tôi đều thấy thầy khuyến khích ăn chay. Một số phần tử muốn phá hoại Phật pháp, vu cáo Tăng sĩ đã xuyên tạc rằng thầy dạy "ăn cá được phước". Sự thật là bài giảng đó thầy giảng ở địa phương mà dân cư sinh sống bằng nghề đánh cá, không thể lập tức chuyển nghề cho hàng triệu người được vì điều đó là phi thực tế. Thầy đã khẳng định "ăn cá là có tội" và để giảm bớt tội đó thì những người làm nghề đánh cá và những người ăn cá phải tích cực làm các việc phước thiện, tu tập theo Phật pháp. Hoàn toàn không có chuyện thầy dạy "ăn cá được phước" như ác ý xuyên tạc của những kẻ ác tâm.
Vậy thực sự thì thầy Chân Quang đã giảng như thế nào?
Sửa lần cuối bởi nhà báo vào ngày 26/11/14 02:08 với 1 lần sửa.


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

pucaquynhnga22 đã viết: Ân nghĩa giữa họ đủ để vị thương gia sanh tâm thương xót, nhất định bố thí cho người ăn xin đó.
==>Theo Nhân Quả khách quan, giữa hai người sẽ có tiếp nối mối nhân duyên lành, ân nghĩa với nhau [trong tương lai], có thể người ăn xin sẽ đền đáp vị thương gia [trong tương lai] lại cũng có thể người ăn xin đang thọ nhận ân nghĩa đã giúp đỡ vị thương gia [trong quá khứ ]. Mối nhân duyên lành, có thể trả cho nhau những hiện vật, hoặc tinh thần, hoặc là thiện tri thức..v...v... không gây cho nhau sự bức bách, đau khổ. Tùy theo từng trường hợp, mà đường đi nhân quả là khác nhau.

pucaquynhnga22 đã viết:Nhìn khách quan chỉ có thể nói họ sẽ có mối nhân duyên ân nghĩa, mối nhân duyên lành với nhau. Chẳng phải ban phước, mượn phước gì hết. Người ăn xin tự đang THỌ PHƯỚC của chính mình, người thương gia tự mình đang tạo PHƯỚC mới.
Ý tô xanh là mâu thuẫn với ý tô đỏ. #-o
Qua ý tô đỏ thì ĐH Quỳnh Nga đã chấp nhận có sự vay-trả nợ lẫn nhau trong đường đi của nhân quả. Nhưng ý tô xanh thì ĐH lại phủ nhận ý tô đỏ của mình.
Hơn nữa, nhìn một cách sâu xa thì dù cho người ăn xin đang tự thọ phước của chính mình chăng nữa, nhưng phước đó ở đâu ra nếu trong quá khứ ông ta chưa từng giúp đỡ người khác để bây giờ mới được "thọ phước" như vậy?




pucaquynhnga22 đã viết:[Nếu người ăn xin lúc đó không đủ phước, thì dù một đồng cũng không nhận được từ vị thương gia hoặc người khác].
pucaquynhnga22 đã viết:Chẳng phải ban phước, mượn phước gì hết. Người ăn xin tự đang THỌ PHƯỚC của chính mình, người thương gia tự mình đang tạo PHƯỚC mới.
Nếu vậy thì Lòng Từ Bi, Bồ Tát Đạo, Tứ Nhiếp Pháp trong Đạo Phật sẽ trở nên vô nghĩa, thực chất chẳng có ai giúp ai cả??? :-?

Người Phật tử khi hành Bồ tát đạo thì phải sẵn sàng cứu giúp cả những người không còn chút phước nào, không hề có ân nghĩa với mình trong quá khứ. Bằng không thì sao lại được gọi là "Bồ tát đạo" cơ chứ?


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Canrron70 đã viết:
pucaquynhnga22 đã viết: Ân nghĩa giữa họ đủ để vị thương gia sanh tâm thương xót, nhất định bố thí cho người ăn xin đó.
==>Theo Nhân Quả khách quan, giữa hai người sẽ có tiếp nối mối nhân duyên lành, ân nghĩa với nhau [trong tương lai], có thể người ăn xin sẽ đền đáp vị thương gia [trong tương lai] lại cũng có thể người ăn xin đang thọ nhận ân nghĩa đã giúp đỡ vị thương gia [trong quá khứ ]. Mối nhân duyên lành, có thể trả cho nhau những hiện vật, hoặc tinh thần, hoặc là thiện tri thức..v...v... không gây cho nhau sự bức bách, đau khổ. Tùy theo từng trường hợp, mà đường đi nhân quả là khác nhau.

pucaquynhnga22 đã viết:Nhìn khách quan chỉ có thể nói họ sẽ có mối nhân duyên ân nghĩa, mối nhân duyên lành với nhau. Chẳng phải ban phước, mượn phước gì hết. Người ăn xin tự đang THỌ PHƯỚC của chính mình, người thương gia tự mình đang tạo PHƯỚC mới.
Ý tô xanh là mâu thuẫn với ý tô đỏ. #-o
Qua ý tô đỏ thì ĐH Quỳnh Nga đã chấp nhận có sự vay-trả nợ lẫn nhau trong đường đi của nhân quả. Nhưng ý tô xanh thì ĐH lại phủ nhận ý tô đỏ của mình.
Nói như vậy thì ĐH vẫn chưa thực sự HIỂU được thế nào là PHƯỚC [phước báu]?

Hai ý trên là hai vế của câu nói thôi, chẳng hề mâu thuẫn.
Về phía PHƯỚC [phước đức của riêng mỗi người] thì chẳng thể ban, tặng, cho, mượn.
Về phía NHÂN-DUYÊN-QUẢ: giữa họ có mối nhân duyên lành, ân nghĩa với nhau.

Đừng đánh đồng với nhau. Đừng nói với Qn là ĐH chưa phân biệt rõ những khái niệm này. Đánh đồng với nhau và cho là mâu thuẫn?

Vị thương gia bố thí cho người ăn xin, không phải vị đó đang bố thí PHƯỚC ĐỨC của vị đó cho người ăn xin, mà chỉ là bố thí TÀI. Đừng đánh đồng TÀI [TIỀN] chính là PHƯỚC nhé. Tiền - chỉ là phương tiện sống. Còn Phước báu - là kết quả của những gì ta đã tích lũy những suy nghĩ, lời nói, hành động như bố thí, cúng giường, trì giới..v..v...[PHƯỚC BÁU MỖI NGƯỜI TỰ THỌ, CHẲNG THỂ TRAO ĐỔI, CHO, NHẬN, BAN, TẶNG].

Hai phạm trù liên quan nhưng không thể đánh đồng.
pucaquynhnga22 đã viết:[Nếu người ăn xin lúc đó không đủ phước, thì dù một đồng cũng không nhận được từ vị thương gia hoặc người khác].
pucaquynhnga22 đã viết:Chẳng phải ban phước, mượn phước gì hết. Người ăn xin tự đang THỌ PHƯỚC của chính mình, người thương gia tự mình đang tạo PHƯỚC mới.
Nếu vậy thì Lòng Từ Bi, Bồ Tát Đạo, Tứ Nhiếp Pháp trong Đạo Phật sẽ trở nên vô nghĩa, thực chất chẳng có ai giúp ai cả??? :-?
Lại không phân biệt được đâu là PHƯỚC, đâu là PHƯƠNG TIỆN. Bồ Tát gia hộ, giúp đỡ cho chúng sanh là Bồ Tát giúp đỡ về phương tiện, có thể giúp chúng sanh có phương tiện để thuận lợi, hoặc vượt qua khó khăn, khổ ải. Điều đó không có nghĩa Bồ Tát đang ban phước hay lấy phước của Bồ Tát cho chúng sanh MƯỢN.

Hãy đặt câu hỏi, hàng ngàn người đi chùa cầu xin, tại sao chỉ vài ba người đạt được như nguyện. Đơn giản, việc cầu xin được như ý là do:

+ Tâm ý chí thành, tin tưởng tuyệt đối vào tha lực của Bồ Tát, không nghi ngờ vào năng lực bất khả tư nghì của Bồ Tát. [Đây chính là biểu hiện của Phước đức, người thiếu phước thì danh hiệu cũng không thể nghe qua huống hồ là tin tưởng, lại có người có tin mà lòng còn nghi nên nguyện không được toại, người đủ PHƯỚC mới tin được].

+ Lời nguyện không gây hại cho ai. [Đây là biểu hiện của Phước đức, người thiếu phước thì sanh tâm hờn ghen, đố kị, ác độc muốn hại người thì lời nguyện không được toại, không được giúp đỡ, còn lời nguyện không hại ai, đó chính là biểu hiện của Phước đức đủ để lời nguyện được như ý].

+ Chịu thực hành và duy trì một hoặc nhiều các việc thiện để tăng phước đức chính mình để lời nguyện dễ thành tựu như: trì chú, niệm Phật, ngồi thiền, bố thí, phóng sanh, trì giới, ăn chay, phóng sanh...[Đây chính là biểu hiện của Phước Đức, vì người thiếu phước chẳng thể làm lành, hành thiện huống gì kiên trì thực hành cho trọn đủ].

+ Bản thân có phước [Người có phước nhiều thì lời nguyện dễ toại, người thiếu phước thì cần chí thành NHIỀU HƠN, thời gian LÂU HƠN, hành trì TINH TẤN hơn...thì lời nguyện mới thành hiện thực].
+ Cũng có trường hợp đi chùa cầu xin chưa đủ sự tin tưởng, lòng thành mà được như nguyện, thì thực ra đó là phước họ đến kì trổ quả thôi.

Phật, Bồ Tát luôn thương xót, gia hộ cho chúng sanh, chẳng qua chúng sanh chẳng đủ phước, đủ duyên, đủ đạo lực để nhận sự gia trì đó. Người ĐƯỢC BỒ TÁT GIA TRÌ, tức là người đó ĐỦ PHƯỚC để cảm ứng và thọ nhận sự gia trì của Bồ Tát. Chẳng phải Bồ Tát đang cho mượn phước, mà đó là phước đức của chính họ.

Nếu nói Bồ Tát cho mượn phước, tại sao cho người này mượn phước mà sao không cho người kia mượn? Để người kia nghèo khổ hoài vậy. Bộ phân biệt đối xử hả? Hay là nghĩ người kia chẳng đủ khả năng trả phước nên không cho mượn?

Dùng từ mượn phước là rất nguy hiểm và sai lầm.
Người Phật tử khi hành Bồ tát đạo thì phải sẵn sàng cứu giúp cả những người không còn chút phước nào, không hề có ân nghĩa với mình trong quá khứ. Bằng không thì sao lại được gọi là "Bồ tát đạo" cơ chứ?
Đố mà bằng mắt thường mà biết ai có ân nghĩa với mình, ai có phước ai không! Vị thương gia chẳng hề biết người ăn xin có ân nghĩa với mình hay không, chẳng hề biết vị đó đang đủ phước để thọ nhận vật cúng dường. Đơn giản, lúc đó vị thương gia khởi tâm mạnh liệt muốn bố thí cho người ăn xin [mà chẳng phải là người khác ngay lúc đó]. Vì sao lại lúc đó, và chính người ăn xin đó? Phía trên đã có nói rõ rồi.

ĐH nên tự tâm quán sát cái khái niệm trước khi trao đổi.

P/s: Nói thì nói vậy thôi, vì Qn thực sự thấy có nhiều bài giảng của TCQ có vấn đề, không khế hợp với lời dạy của Phật. Nhưng không thể phủ nhận Thầy giảng pháp rất lôi cuốn, có tài ăn nói, đa tài, đưa được nhiều người vào đạo. Đạo Tràng mà tu theo TH CQ thường hay hòa thuận, huynh đệ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, đề cao sự yêu thương, hướng đến vô ngã. Nhưng thực sự có một vài điểm trong một vài bài giảng, Qn thấy chẳng thể khế hợp được với lời Phật. Hi vọng sau này, những lời giảng khế hợp với Kinh Phật hơn. Hoặc QN cũng hi vọng, những gì Qn nghe, chỉ là sự "tam sao thất bản", không phải thực sự TH dạy như thế. kinhle


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

pucaquynhnga22 đã viết:Vị thương gia bố thí cho người ăn xin, không phải vị đó đang bố thí PHƯỚC ĐỨC của vị đó cho người ăn xin, mà chỉ là bố thí TÀI. Đừng đánh đồng TÀI [TIỀN] chính là PHƯỚC nhé. Tiền - chỉ là phương tiện sống. Còn Phước báu - là kết quả của những gì ta đã tích lũy những suy nghĩ, lời nói, hành động như bố thí, cúng giường, trì giới..v..v...[PHƯỚC BÁU MỖI NGƯỜI TỰ THỌ, CHẲNG THỂ TRAO ĐỔI, CHO, NHẬN, BAN, TẶNG].
PHƯỚC gồm có PHƯỚC NHÂN (tức là việc làm lợi ích cho tha nhân trong thiện pháp) và PHƯỚC QUẢ (những lợi ích vật chất và tinh thần được hưởng sau này). PHƯỚC NHÂN (mà QN gọi là Phước Đức) thì đương nhiên không thể ban tặng vì đó là việc làm thiện của riêng cá nhân trong quá khứ, nhưng ngay cả PHƯỚC QUẢ thì nếu nói chính xác cũng không thể ban tặng cho ai. Dù người "cho" thi ân bất cần báo đáp, người "nhận" không muốn báo đáp thì luật Nhân quả công bằng khách quan vẫn ghi nhận một mối quan hệ có vay có trả bắt buộc phải diễn ra trong vị lai. Tiền không phải tự nhiên mà có, tiền chính là PHƯỚC QUẢ do quá khứ chúng ta đã gieo PHƯỚC NHÂN. Cho ai tiền hay giúp đỡ người khác thì chính là chúng ta đang san sẻ PHƯỚC QUẢ. Nhưng sự san sẻ này không phải là "cho không" nếu đứng trên phương diện nhân quả mà nói. Đó có thể là sự trả nợ ân nghĩa quá khứ, hoặc là sự gieo duyên nợ trong hiện tại và tương lai. Do đó Bồ Tát cứu giúp chúng sinh thì không thể gọi là "Ban phước" mà chỉ có thể gọi là "Cho mượn phước" mà thôi.
------------------------------------

pucaquynhnga22 đã viết:Nếu nói Bồ Tát cho mượn phước, tại sao cho người này mượn phước mà sao không cho người kia mượn? Để người kia nghèo khổ hoài vậy. Bộ phân biệt đối xử hả? Hay là nghĩ người kia chẳng đủ khả năng trả phước nên không cho mượn?
Câu hỏi này QN đã tự trả lời ở trên, và ĐH Chiếu Nguyên cũng đã trả lời ở comment trước:
Người trần mắt thịt như chúng ta còn cho nhau mượn phước được, huống hồ là Phật, Bồ Tát. Giúp đỡ nhau trong cuộc sống chính là cho nhau mượn phước. Phước chỉ có thể "cho mượn" chứ không thể "cho không" được, đây chính là điểm khác nhau giữa giáo lý Đạo Phật với ngoại đạo. Nghĩa là có vay có trả, người mượn phước từ người khác nếu sau này không làm phước bù lại thì "mèo lại hoàn mèo", thậm chí còn bi đát hơn cả tình cảnh trước kia. Như vậy, mượn phước vẫn đúng với luật nhân quả công bằng và là một thực tế hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu không thể cho nhau mượn phước thì tức là không có sự giúp đỡ lẫn nhau, ai lo thân của người ấy.

Sự gia hộ của Chư Phật là có thật, các câu chuyện linh ứng trong box http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... m.php?f=42 là có thật. Nhưng Chư Phật, Chư Bồ Tát không ban phước cho chúng sinh được mà các Ngài chỉ cho chúng sinh mượn phước, tức là theo luật nhân quả là có vay có trả, sau đó chúng sinh phải tích cực làm phước để bù vào sự kém phước của mình. Chúng ta dễ dàng chấp nhận sự linh ứng của Phật pháp, dễ dàng chấp nhận Bồ tát đạo trong Đạo Phật nhưng lại dị ứng với từ "mượn phước" mà đâu biết rằng: Tất cả sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống chính là sự vay mượn phước theo đúng luật Nhân Quả mà thôi!

Đạo Phật không rơi vào cực đoan phủ nhận hoàn toàn tha lực, hoặc ngược lại là dựa dẫm hoàn toàn vào sự cứu rỗi của một Đấng Sáng thế, Đấng Toàn năng tưởng tượng nào đó. Dù là được người khác cho mượn phước tức giúp mình qua cơn ngặt nghèo, nhưng cuối cùng thì chính bản thân chúng ta phải làm việc phước thiện để trả nợ. Điều này là không hề sai với luật Nhân quả và tinh thần tự lực tự cường của Đạo Phật.

Kinh Pháp Hoa đúng là có nhiều ẩn dụ, nhưng kể cả về nghĩa đen thì đã có rất nhiều câu chuyện linh ứng có thật đã diễn ra. Nhưng sự linh ứng chỉ có khi chúng sinh có đủ lòng thành, đủ duyên với Tam bảo, trong tương lai có khả năng làm được nhiều việc phước thiện thì Bồ tát mới giúp được. Bởi tất cả phải tuân theo luật Nhân quả có vay có trả chứ không phải là các Ngài "ban phước" hay gia hộ cho chúng sinh một cách tùy tiện phi nhân quả. Thầy Chân Quang dùng từ "mượn phước - vay phước" là rất đúng với tinh thần Bồ tát đạo và Luật Nhân quả nghiệp báo mà Chư Phật đã dạy!
------------------------------------------
pucaquynhnga22 đã viết:Đố mà bằng mắt thường mà biết ai có ân nghĩa với mình, ai có phước ai không! Vị thương gia chẳng hề biết người ăn xin có ân nghĩa với mình hay không, chẳng hề biết vị đó đang đủ phước để thọ nhận vật cúng dường.
Người không còn phước hay không có ân nghĩa với mình trong quá khứ thì tự nhiên trong lòng mình thấy dửng dưng, thậm chí thấy khó ưa với người đó, nhưng người Phật tử tu tập Bồ tát đạo phải vượt qua được thử thách này để giúp đỡ tha nhân một cách quảng đại bình đẳng không phân biệt. tangbong
----------------------------------------
pucaquynhnga22 đã viết:Người ĐƯỢC BỒ TÁT GIA TRÌ, tức là người đó ĐỦ PHƯỚC để cảm ứng và thọ nhận sự gia trì của Bồ Tát. Chẳng phải Bồ Tát đang cho mượn phước, mà đó là phước đức của chính họ.
Người đó chỉ đủ phước để "cảm ứng" với Bồ tát thôi, còn để vượt qua cơn hoạn nạn thập tử nhất sinh thì phải có nguồn phước rất lớn do Bồ tát "gia trì". Và dù Bồ tát thi ân không cần báo đáp nhưng theo luật nhân quả khách quan thì người đó vẫn mắc nợ Bồ tát, vẫn phải làm phước để bù lại. Tức là người đó đã được Bồ tát cho mượn phước để vượt qua cơn hoạn nạn trước mắt. Tuy nhiên, mắc nợ Bồ tát vẫn là một diễm phúc đối với chúng sinh. Vì từ duyên lành này, chúng sinh sẽ gặp lại Bồ tát trong tương lai, sẽ vâng lời Bồ tát để làm được các việc phước thiện, tu tập theo Phật pháp, lần hồi đặt chân lên con đường tiến tới giác ngộ giải thoát. tangbong

PS: Ý tô đỏ lại tiếp tục mâu thuẫn với ý tô xanh! Hì hì! =P~
Sửa lần cuối bởi Canrron70 vào ngày 26/11/14 01:45 với 2 lần sửa.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Canrron70 đã viết:Hi hi, đúng là 9 người 10 ý! ~x(

Nay chúng ta thử giải đáp ngắn gọn và trực tiếp vào thí dụ mà tôi đã hỏi mà không thấy ĐH nào trả lời:

Một người kém phước phải đi xin ăn. Một người thương gia nhiều phước nên rất giàu có. Người ăn xin đến xin tiền người thương gia. Vị thương gia nhìn cảnh khổ sở của người ăn xin đã động lòng thương nên đã bố thí cho ông ta chút ít tiền mà không hề cần người đó phải đền ơn. Vậy theo luật nhân quả khách quan thì người ăn xin có "mắc nợ" vị thương gia không? Những kiếp sau người đó có phải "trả nợ" (nợ ân nghĩa và nợ vật chất) cho vị thương gia đó không?

Xin mời các ĐH cùng thảo luận. tangbong
hoasenmaimai xin nói ngắn gọn cho dh biết , nói về Nhân quả thì phải suy xét trong vô lượng kiếp luân hồi thì mới cho kết quả đúng được , nay dh chỉ soi xét trong một kiếp thì không bao giờ có câu trả lời đúng cho dh .


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Canrron70 đã viết: PS: Ý tô đỏ lại tiếp tục mâu thuẫn với ý tô xanh! Hì hì! =P~
QN đã nói đủ ý QN muốn diễn đạt rồi, và QN không hề thấy mâu thuẫn. ĐH chẳng hiểu ý QN gì hết, nói tiếp cũng vậy. Thôi, ĐH RON muốn hiểu sao cũng được. Ờ.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Thánh_Tri đã viết:Cầu xin hình tượng Phật Bồ Tát là do lòng tham còn. Nếu còn cầu xin thì còn tham và cầu xin nhiều thì lòng tham nhiều.
Nhất trí rằng nếu cầu xin vì lợi dưỡng cho bản thân hay cho gia đình mình thì lòng tham sẽ tăng trưởng. Nhưng nếu cầu xin Phật, Bồ Tát cho người khác với mục đích thiện thì lại tăng trưởng lòng vị tha. Có những lời cầu nguyện bên ngoài là cầu cho người khác nhưng thâm sâu bên trong là mục đích vị kỷ (thí dụ ông phó phòng cầu cho ông trưởng phòng được lên chức chỉ vì ổng muốn được thế chân trưởng phòng). Cũng vậy, có những lời cầu nguyện bên ngoài là cầu cho mình nhưng thâm sâu bên trong lại là mục đích vị tha (thí dụ mình cầu cho mình được có sức khỏe để phụng sự xã hội, phụng sự Đạo pháp). tangbong


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Vấn đề này là pháp Bố Thí trong Đạo Phật.
Chúng sanh thì bố thí theo kiểu của chúng sanh, Bồ Tát thì Bố Thí theo kiểu của Bồ Tát.
Bố thí thì không ai mắc nợ ai, vì pháp bố thí trong nhà Phật luôn trên nền tảng của sự từ bi và buông xả.
Nhưng để nhận được sự bố thí thì cũng phải trong một hoàn cảnh nhất định.

Cũng như có một chương trình học bổng, để nhận được học bổng thì người này phải đáp ứng điều kiện của chương trình. Và khi nhận được học bổng thì nó là của bạn, không cần phải trả lại người cho.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: XIN HỎI ĐH binh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

BATKHONG1985 đã viết:Vấn đề này là pháp Bố Thí trong Đạo Phật.
Chúng sanh thì bố thí theo kiểu của chúng sanh, Bồ Tát thì Bố Thí theo kiểu của Bồ Tát.
Bố thí thì không ai mắc nợ ai, vì pháp bố thí trong nhà Phật luôn trên nền tảng của sự từ bi và buông xả.
Nhưng để nhận được sự bố thí thì cũng phải trong một hoàn cảnh nhất định.

Cũng như có một chương trình học bổng, để nhận được học bổng thì người này phải đáp ứng điều kiện của chương trình. Và khi nhận được học bổng thì nó là của bạn, không cần phải trả lại người cho.
Vậy theo ĐH BK thì pháp bố thí trong Đạo Phật không tuân theo Luật nhân quả ư?

Thực ra, trong Đạo Phật, càng là bậc tu hành cao siêu thì càng hiểu và hành xử tương ưng với Luật nhân quả. Luật nhân quả là quy luật tự nhiên của Vũ trụ, hoàn toàn công bằng khách quan không tuân theo ý muốn của ai. Ngay đến Phật cũng không thay đổi được Định nghiệp cơ mà. Trong việc bố thí, dù người "cho" thi ân bất cần báo đáp, người "nhận" không muốn báo đáp thì theo luật nhân quả công bằng khách quan, một mối quan hệ duyên nợ trả vay bắt buộc phải có trong tương lai. Cái ví dụ "Học bổng" của ĐH BK có thể chỉ đúng trong kiếp hiện tại, nhưng quả báo lại thường chỉ đến trong những kiếp sau.

Do đó xin ĐH hãy thận trọng trong nhận định và phát ngôn của mình. Câu chuyện Tổ Bá Trượng độ ông già chồn là lời cảnh báo cho những ai không hiểu hoặc coi thường Luật nhân quả:

.
....Thiền sư Bá Trượng thoáng nhìn đã biết đây là người khác lạ. Ông già này mấy lúc gần đây thường theo chúng Tăng nghe sư thuyết pháp. Hôm nay chúng Tăng đã ra khỏi pháp đường mà ông vẫn nán lại và chậm chậm đi về phía sư.
Bá Trượng hỏi:
– Ông là người gì?
Ông già thưa:
– Bạch Hòa Thượng, con không phải là người, con là con chồn ở sau núi. Nguyên đời Đức Phật Ca Diếp con là vị Tăng. Vì có người hỏi con:
“Bậc đại tu hành có rơi vào Nhân Quả chăng?”
Con đáp:
“Không rơi vào Nhân Quả!”
Thế là con đọa làm thân chồn đã năm trăm kiếp. Nay dám xin Hòa Thượng nói lại một lời để con thoát thân chồn.
Bá Trượng bảo:
– Ông hỏi lại ta.
– Bạch Hòa Thượng, bậc đại tu hành có rơi vào Nhân Quả chăng?
Bá Trượng bảo:
– KHÔNG LẦM NHÂN QUẢ!
Ông già chợt đại ngộ, thưa:
– Thế là từ nay con thoát thân chồn, dám xin Hòa Thượng lấy lễ Tăng chết tống táng cho con.
Nói rồi biến mất.
Bá Trượng sai bạch kiền chùy với chúng:
“Trưa mai ăn cơm xong đưa đám một vị Tăng”
Chúng Tăng ngạc nhiên vì nhà bệnh không có ai nằm, không có ai chết.
Hôm sau Bá Trượng dẫn chúng Tăng đi vòng sau núi đến cái hang lấy gậy bươi ra xác một con chồn rồi đem về làm lễ trà tỳ trịnh trọng.
Câu chuyện trên đây được lưu truyền rộng rãi trong Thiền Tông khiến nhiều người kinh sợ, dè dặt bớt lời nói đại ngôn của mình. Vì chỉ đáp sai một câu mà bị đọa làm thân chồn ngót năm trăm kiếp ........


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách