Thiền tứ niêm. xứ

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quí vi. ĐH kinhle :D

HL đang đoc. cuốn kinh "Thiền Tứ Niêm. Xứ Minh Sát Tuê." do HT Giới Nghiêm-Thitasilo Mahathera dich. trong đó có câu "Quán thân trong thân, quán tho. trong các tho., quán tâm trong tâm, quán pháp trong pháp"

Xin quí vi. ĐH nào biết nhiều về thiền chĩ cho tui phãi nên hiễu câu này ra sao và nên giãi thích câu này như thế nào? :D

Cám ơn quý vi..... kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

ý CHT hỏi là nó nằm trong tập kinh nào của Phật : Trung bộ, A hàm v.v... ... Phải đọc tận kinh của Phật mới được. Còn nếu nó nằm trong bài viết của một vị nào đó thì chịu. Sách có ghi chú nằm ở kinh nào hok?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Tứ Niệm Xứ

Kinh này chỉ bốn pháp quán niệm là:

(a) quán niệm thân trong thân, tức quán niệm hơi thở, vị thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi; quán về tính cách ô trược của thân; quán về thành phần vật chất của thân; quán về sự tan rã của tử thi.

(b) quán niệm thọ cảm trong thọ cảm, thấy rõ những thọ lạc, khổ, hoặc vô ký.

(c) quán niệm tâm trong tâm, thấy rõ từng hoạt động của tâm như tham, giận, si mê, hôn trầm, định, loạn.

(d) quán niệm pháp trong pháp. Quán về những pháp như: Ngũ triền cái (năm chướng ngại tinh thần: tham dục, sân hận, hôn trầm, lo âu và hoài nghi), Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), Lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) cùng đối tượng của sáu căn là sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp), Thất giác chi (bẩy yếu tố ngộ đạo: chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, an, định và xả), Tứ diệu đế (khổ, tập, diệt và đạo). Như vậy cho thấy không thể nào áp dụng tất cả chi tiết ghi trong kinh, mà mỗi người tùy theo căn cơ có thể áp dụng phương pháp nào thích hợp với mình. Ðiều này không đáng ngạc nhiên vì trong kinh Thủ lăng nghiêm, khi đức Phật hỏi về kinh nghiệm riêng của mỗi người về quá trình tu hành thì 25 vị Ðại Bồ tát và A la hán mỗi người đều trình bày pháp tu khác nhau, nhưng đều đã đắc đạo.

http://www.thuvienhoasen.org/tamthai-ubakhin.html


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

kinh Tứ Niệm Xứ là Trung Bộ kinh số 10

trong kinh này thường thấy "thân trong thân", "thọ trong thọ",...

có lời giải thích cho rằng là để nhấn mạnh với hành giả là khi quán thân chẳng hạn thì chỉ để ý đến các diễn biến của thân thôi, đừng để ý đến các diễn biến của thọ, của tâm, của (tâm sở) pháp

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Thank you, thank you... kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

À quên kính xin quí vi. ĐH triễn khai thêm giùm. kinhle :D

Tui đâu phãi căn cơ Luc. Tỗ Huê. Năng đâu mà nói chút xíu là hiễu liền đâu. kinhle kinhle kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Thiển ý của PL thì :câu "Quán thân trong thân, quán tho. trong các tho., quán tâm trong tâm, quán pháp trong pháp"
là nói khi hành giả quán chiếu ! nếu muốn hiểu rõ hành giả phải hành ! mà muốn hành thì chí ít hành giả cần chứng bản thể chơn tâm ! Minh Sát Tuệ tự thân không thể tách rời để mang danh một pháp , nó là một giai đoạn tu học Phật ! Xưa Bổn Sư sau khi theo học các thứ thiền , tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng ngài thấy chưa giải quyết được vấn đề sanh tử , ngài tới gốc Bồ Đề sau 49 ngày Ngài chứng Minh Sát Tuệ , điều này cho thấy muốn chứng Minh Sát Tuệ hành giả cần có cái gốc , có nghĩa hành giả phải ngộ đạo rồi mới "thiền" thì mới gọi là thiền Minh Sát Tuệ ! KÍNH !


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cuộc sống của một người là một chuỗi tương giao giữa người đó và môi trường; từ tương giao mà người đó biến thái và phản ứng tạo nghiệp, tạo cơ duyên cho tương giao sắp đến

các hiện tượng biến thái và phản ứng có thể quan sát ở thân, ở thọ, ở tâm, và ở pháp

nếu một người tập quan sát các hiện tượng ở bốn phương diện đó thì:
1. sẽ nghiệm ra những lời dạy của đức Phật là xác thực
2. từ đó những phản ứng tạo bất thiện nghiệp sẽ khó khởi sinh; các bất thiện pháp như kẻ trộm, sẽ không xâm phạm nếu có sự canh gác (quan sát) cẩn mật

:)


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

nhampl đã viết:Thiển ý của PL thì :câu "Quán thân trong thân, quán tho. trong các tho., quán tâm trong tâm, quán pháp trong pháp"
là nói khi hành giả quán chiếu ! nếu muốn hiểu rõ hành giả phải hành ! mà muốn hành thì chí ít hành giả cần chứng bản thể chơn tâm ! Minh Sát Tuệ tự thân không thể tách rời để mang danh một pháp , nó là một giai đoạn tu học Phật ! Xưa Bổn Sư sau khi theo học các thứ thiền , tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng ngài thấy chưa giải quyết được vấn đề sanh tử , ngài tới gốc Bồ Đề sau 49 ngày Ngài chứng Minh Sát Tuệ , điều này cho thấy muốn chứng Minh Sát Tuệ hành giả cần có cái gốc , có nghĩa hành giả phải ngộ đạo rồi mới "thiền" thì mới gọi là thiền Minh Sát Tuệ ! KÍNH !
CHT nghĩ : Kinh Trung Bộ dạy quán như thế thì quán như thế thôi. Thời ki này chỉ nói về việc giải thoát phiền não, chưa nói gì đến bản thể chân tâm. Vì thế đặt ra yêu cầu "Chí ít hành giả cần chứng bản thể chơn tâm" là không nên. Như thế thì hok ai dám theo đó mà tu nữa.

CHt hok kiếm được bản văn kinh trên mạng. Kinh Trung Bộ cuốn 1 (có bài kinh 10) thì CHT để dưới thất rồi ... Chỉ đọc được trong Đại Tạng Kinh này, bài tóm lược của Ni sư Trí Hải. Thấy viết là "Quán thân trên thân ..." như vậy QUÁN THÂN TRÊN THÂN hay QUÁN THÂN TRONG THÂN có nghĩa là LẤY THÂN LÀM ĐỐI TƯỢNG ĐỂ QUÁN . QUÁN THÂN là phép quán. TRÊN THÂN là trên cái thân hiện hữu đó mà quán. Đại khái là vậy.

Quán như thế nào thì chắc đức Phật đã có chỉ trong bài kinh. Không thì đọc bài 119. THÂN HÀNH NIỆM (kinh TRUNG BỘ quyển 3) dạy : Khi thở vô dài biêt thở vô dài. Khi thở ra ngắn biết thở ra ngắn. Khi đi, biết rằng tôi đi, khi đứng biết rằng tôi đứng v.v...

Ba thứ còn lại cũng vậy.

Giờ chưa đọc được kinh, chỉ xin góp ý như thế thôi. Ai thấy sai sửa giùm. Không thì khi nào đọc xong kinh mà tự thấy mình sai thì sẽ sửa sau. :D


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...
CHT nói rất hay... =D>

Theo dct hiểu dù Quán Thành Tựu việc Quán Thân Trên Thân hoặc Quán cả 3 cái kia còn lại cũng chưa thể chứng được Bản Thể Chân Tâm, huống chi chứng Bản Thể Chân Tâm rồi mới hành 4 pháp quán đó.


Đạo hữu CHT rành vụ "không giả trung" chắc biết rõ ràng hơn dct.
:)
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Ai có quyền khẳng định ! :-? Khi mà không hành !!! 8-> Bàn tới thiền thì nói chỉ niệm Phật !Hãy cẩn trọng ! đừng tự lừa mình dối người ! PL này chỉ bàn với hieule do có lời đề nghị , mong quý vị thông cảm ! timeeeout B-)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gữi quý ĐH kinhle

Cám ơn quý vi. đã triễn khai thêm. kinhle tangbong

Ông bà mình có nói "Hoc. thầy hông bằng hoc. ban."

Do tui đây đăt. câu hõi đề nghi. quý vi. triễn khai thêm vì căn cơ tui châm. lut. Thêm nữa không đươc. hoc. từ căn bãn đi lên nên phãi đăt. thêm câu hõi về thiền.

Nếu tui hiễu đúng ý quý vi. thì thưc. sư. mà nói tất cã chĩ vì có thiên. tâm muốn đô. thêm cho tui. Lai. nữa đê. tữ Như Lai như tất cã ỡ đây đều chân thành giữ giới "Không vong. ngữ" nên rất thành thât., kinh nghiêm. ra sao thì nói như vây. trong lúc trao đỗi kinh nghiêm. hoc. và hành =D> =D> :D

Rất cám ơn quý vi. ĐH kinhle

Tui xin phép đươc. đề nghi. như vầy. Theo tui biết thì đa số ĐH ỡ đây đều là hành giã có kinh nghiêm hơn tui rất nhiều. Chĩ vì hành theo pháp môn khác nhau nên hành giã có kinh nghiêm. khác nhau. Xin đươc. nói thiêt.: Tui mới đi hoc. Phât. cỡ chừng 1 năm 5 tháng nên hy vong. đươc. quý vi. chia xẽ kinh nghiêm. quý báu trên đường hoc. đao. và hành đao. kinhle kinhle kinhle :D :D

HT Từ Thông và thầy tui có day. tui là phãi tư duy thiền đinh. tất cã các pháp môn. Đốn ngô. thì hơp. cho đai. bồ tát Trưỡng lão Xá Lơi. Phất, Tỗ Huê. Năng. Tiêm. ngô. thì hơp. cho Trưỡng lão A Nan, ngài Thần Tú. Rất tiếc tui hỗng phãi căn cơ cỡ này.... :D :D :D

Theo thiễn ý cũa tui thì phãi có ăn vô mới biết đươc. bánh ngon hay dỡ. Sau môt. thời gian thưc. hành mới biết đươc. pháp môn nào hơp. cho mình. Theo tui hiễu thì rất khó mà quyết đoán trong vài ba phút đễ có thễ biết đươc. cái nào hơp., cái nào không hơp. Tui đâu phãi Trưỡng lão Tu Bồ Đề đâu :D :D kinhle kinhle

Tui sẽ theo lời HT Từ Thông và thầy tui nói là kết hơp. tất cã kinh nghiêm. (direct experience) cũa tất cã ĐH ỡ đây rồi tùy theo khã năng tui hiễu tới đâu và trong giai đoan. nào thì sẽ áp dung. phương pháp cũa từng ĐH đã chân thành đô. cho tui.... kinhle :D

Mong quý ĐH tiếp tuc. vì tui giãi nói trong tinh thần trao đỗi kinh nghiêm. giúp đỡ ban. đồng tu cùng tiến, vì tui chĩ mới ỡ giai đoan. khỡi đầu, còn rất lâu mới bắt kip. quý ĐH kinhle kinhle :D :D

Ông bà cũng có nói "Ăn cơm có canh; Tu hành có ban." mà :D :D

Chúc cã nhà vui vẽ thân tâm thường an lac. tangbong :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách