Thiền tứ niêm. xứ

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Cổ nhân nói tu muôn kiếp , ngộ nhất thời ! PL này cũng không phải là người mang danh thượng gì đó ! nhưng qua kinh nghiệm thì thấy sao nói vậy , chỉ là góp ý ! chấp nhận hay không với PL không thành vấn đề ! nhiều khi thấy lệch 180 độ nhưng chỉ cảm thông thôi ! dám chê trách gì đâu , chỉ nhắc nhẹ chút thôi nhưng người ta chưa nhận ra thì chỉ biết IM bởi mình cũng đã từng như thế chứ tài giỏi gì đâu ! hôm nay góp ý cùng hieule chút nữa thôi , do những lời của hieule ở trên ! theo PL thì tu học tiệm rồi đốn , đốn rồi tiệm , lộ trình phải như thế không thể khác ! nói tới căn cơ thì chúng ta cần biết do đâu nó có thượng trung hạ ! không nên tự trói mình vào tầng nào thực ra chuyện đó là không thể ! chỉ do niềm tin nơi mỗi người mà có thượng trung hạ , thế nên việc tu học là luôn củng cố niềm tin bằng tư duy và thiền định cho tới khi giải quyết xong vấn đề sanh tử , đừng để bất cứ ý tưởng nào ảnh hưởng đến việc tu học ! có như thế CƠ duyên đến mới gặt hái được kết quả ! cuối cùng luôn lắng nghe và tư duy là quan trọng nhất trước khi hành ! đôi lời chia xẻ ! KÍNH !


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Nhampl nói rẩt hay, rất hay.... =D> tangbong

kinhle kinhle Thank you, thank you kinhle kinhle tangbong :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

nhampl đã viết:Ai có quyền khẳng định ! :-? Khi mà không hành !!! 8-> Bàn tới thiền thì nói chỉ niệm Phật !Hãy cẩn trọng ! đừng tự lừa mình dối người ! PL này chỉ bàn với hieule do có lời đề nghị , mong quý vị thông cảm ! timeeeout B-)
Ht biết lời góp ý đó không nhắm vào CHt :D nên câu trả lời hok nhằm biện minh cho những điều mình đã phát biểu. Chỉ là góp ý chung chung.

- Diễn đàn là để học hỏi. Người vào diễn đàn phàm thánh không ai biết ... Vì thế, đưa ra vấn đề để hỏi có khi không phải người ta không biết, mà là để giúp những người khác cùng tham gia cùng học hỏi. Cho nên TRẢ LỜI câu hỏi hay PHẢN BÁC một câu nói nào đó, cũng là vì lợi ích của mọi người, cũng là căn cứ trên câu hỏi đó mà góp ý. Tôi nghĩ, ai biết gì thì nói cái đó. Có thể sự hiểu biết của họ (mình) chưa tới, nên họ (mình) nói không đúng. Không đúng thì mình (họ) góp ý lại ... Đơn giản vậy thôi. Chứ không đến nỗi phải TỰ LỪA DỐI MÌNH DỐI NGƯỜI v.v... :D

- CHT thấy câu trả lời của DCT không nói gì đến việc niệm Phật, nếu có chắc ở những mục khác. Nhưng thế này, mục nào không đúng thì góp ý ở mục đó. Chuyện nào góp ý rồi thì thôi hok nên lưu tâm nữa. THIỀN mà, chưa kể còn KIẾN TÁNH nữa thì những chuyện như thế ... :D lưu dấu chi!

- Nếu muốn góp ý riêng với Hieule thì chắc nên gởi thư riêng. Còn đã đưa lên diễn đàn, hok đọc tới thì thôi mà đã đọc tới, có cái gì đó hok hợp với người ta thì đương nhiên người ta có quyền lên tiếng :D Chưa kể xét về trách nhiệm, đó còn là nhiệm vụ của những người trong ban điều hành nữa. Giải thích vậy để nhampl biết mà rút kinh nghiệm cho những đóng góp tới ... Vậy thôi!


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Ai sao không biết ! PL mỗi khi góp ý luôn e dè ! CHT nói lạ thật ! khi góp ý cho một người , nhưng việc tu học là chung sao phải gởi riêng ! từ khi vào DĐ , PL nhận thấy quý vị trong ban điều hành phát biểu như khẳng định lời nói của quý vị là chắc thực ! điều này rất nguy hiểm từ lâu PL này muốn nói ra , hôm nay mới nói nhận xét của PL với quý vị với tinh thần xây dựng không có ý chê trách ! PL vẫn biết một lời nói ra cách đạo vạn dặm , có gì mạo phạm xin quý vị hỷ xả cho PL ! KÍNH !


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Khi mà không hành !!! 8-> Bàn tới thiền thì nói chỉ niệm Phật !Hãy cẩn trọng ! đừng tự lừa mình dối người
1. Thiền = Niệm Phật .... Nếu thấy khác là kẻ không hiểu Thiền.

Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư nói:

"Ngộ rồi chẳng nguyện vãng sanh chưa chắc lão huynh đã ngộ".
Vả lại vào đây học hỏi nhau ... cần gì phải buông lời như thế
dct chỉ muốn đóng góp ý kiến mình thôi...
Ai có quyền khẳng định !
nhampl cũng đã khẳng định:
...mà muốn hành (tứ niệm xứ) thì chí ít hành giả cần chứng bản thể chơn tâm !
Điều đó vô căn cứ...

Thôi không nói chuyện ấy..

Nói về tứ niệm xứ...

1. Ta phải xem kinh đó là kinh Liễu Nghĩa, hay kinh Bất Liễu nghĩa, nó có hiển thị chân Tâm Phật Tánh không???
Kinh nào hiển thị Chân Tâm Phật Tánh, kinh nào không hiển thị Chân Tâm Phật Tánh.

Kinh Pháp Hoa chép : “ Ta dùng sức trí huệ vì biết được tánh tham dục của chúng sanh, nên dùng phương tiện diễn nói các pháp, đều khiến cho được hoan hỉ ”. Lại nói : “ Ta ưa dùng pháp vô úy ở trong các bồ tát, liền bỏ hẳn phương tiện chỉ nói đạo vô thượng ”.

2. Chúng ta có thể phân tích giữa Nhất Tâm Tam Đế, Nhất Cảnh Tam Quán... và Quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Phương pháp nào hiển bài Trung Đạo để thấy Chân Tâm Phật Tánh.
Cái này chư đạo hữu có thể mời cô CHT giải thích thêm, vì dct không dám múa rìu quá mắt thợ :)

Chúc đạo hữu vui vẻ
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

nhampl đã viết:Ai sao không biết ! PL mỗi khi góp ý luôn e dè ! CHT nói lạ thật ! khi góp ý cho một người , nhưng việc tu học là chung sao phải gởi riêng ! từ khi vào DĐ , PL nhận thấy quý vị trong ban điều hành phát biểu như khẳng định lời nói của quý vị là chắc thực ! Điều này rất nguy hiểm từ lâu PL này muốn nói ra , hôm nay mới nói nhận xét của PL với quý vị với tinh thần xây dựng không có ý chê trách ! PL vẫn biết một lời nói ra cách đạo vạn dặm , có gì mạo phạm xin quý vị hỷ xả cho PL ! KÍNH !
- Nếu người ta phát biểu có gì hok hợp ý mình, Pl sửa lại thì Ht không góp ý với bạn như thế. Đằng này Pl nói câu "PL này chỉ bàn với hieule do có lời đề nghị , mong quý vị thông cảm !". Nên Ht phải nêu nguyên do vì sao người trong diễn đàn có ý kiến ...

- Tôi đang nói chuyện với Pl, nếu tôi sai thì PL nên phê bình tôi, hok nên nói đến ban điều hành.

- Tôi nói thế này "Còn đã đưa lên diễn đàn, hok đọc tới thì thôi mà đã đọc tới, có cái gì đó HOK HỢP với người ta thì đương nhiên người ta có quyền lên tiếng". ChT nói HOK HỢP chứ không hề nói gì đến đúng sai, huống là khẳng định Ban điều hành đúng. :D PL nên đọc kỹ câu nói của người khác trước khi phê bình, không thì coi chừng mình đang phê bình chính ý-tưởng-mà-mình-đang-áp-đặt-cho-người chứ không phải là của người nha.

Thôi xin chấm dứt tại đây :D .


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

dct87 viết ;" Thiền = Niệm Phật .... Nếu thấy khác là kẻ không hiểu Thiền.

Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư nói:

"Ngộ rồi chẳng nguyện vãng sanh chưa chắc lão huynh đã ngộ".
Đúng vậy ! thôi nhé điều đó là cần thiết đấy !
CHT viết :Tôi đang nói chuyện với Pl, nếu tôi sai thì PL nên phê bình tôi, hok nên nói đến ban điều hành.
Chỗ này PL nói thấy vậy thì nói vậy vả lại PL nói nhận xét với tinh thần xây dựng thôi mà ! và PL cũng nói có gì mạo phạm xin quý vị hỉ xả mà ! thôi nhé ngưng ! nơi đây là DĐ !
NAM MÔ CẦU XÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT kinhle kinhle kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

:D Ừ, phê bình Ht thôi. Vì chỉ có Ht nhiều chuyện thôi mà ... Chúc bạn vui vẻ ...


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật.
dct không tu thiền, nhưng không đến nỗi... nói " chứng bản thể chân tâm mới thực hành Tứ Niệm Xứ".

dct vào đây mục đích là tuyên dương Chánh Pháp bất luận hành môn hay Giáo Môn.
Cái nào mình biết thì mình chia sẽ ra để học hỏi, chứ không có khoe khoan. Thấy người ta không đúng mà không chỉ ra thì vô tình để cho chúng sanh đó đi lạc đường... Cái đó cũng bị tội ... cho nên nhiều khi nói ra bị ....ghét :D mà vẫn phải nói. Nói xong rồi mà không tỉnh thì đó không phải lỗi của dct nữa... :D

Nhà Thiền thường có câu:
"Hiểu sai một ly là đi xa ngàn dặm".

hay nói:
"Thập nhân cửu tha lộ"

Nam Mô A Di Đà Phật...


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đúng vậy !


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

A Di Đà Phật!
Hôm nay tình cờ vào xem trong topic này mới thấy … có nhiều thứ cần góp ý!
Nhưng vì thời gian có hạn, nên mình chỉ ưu tiên góp ý phần câu hỏi của đạo hữu dct87 về vấn đề “Nhất tâm Tam quán” “Nhất cảnh Tam đế” do Thiên Thai Tông dựng lập trên nền tảng Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế của Đại thừa Thánh giáo so với pháp Thiền Minh Sát Tuệ hay Tứ Niệm Xứ của giáo pháp Tiểu thừa dành cho người phước trí thiếu kém trong thời Thanh Văn và Duyên Giác, đệ mọi người nghiệm xét xem cao hay thấp, giống hay khác ra sao. Khi có thời gian sẽ phân tích sâu thêm và thảo luận sâu thêm.

Giáo nghĩa “Nhất tâm Tam quán”“Nhất cảnh Tam đế” là những giáo lý cao siêu thâm diệu của Thiên Thai Tông, một trong những tông phái mạnh mẽ nhất, phát dương rộng rãi và lâu dài nhất từ xưa đến nay do Thiên Thai Sơ Tổ Trí Giả Đại Sư (hóa thân của Đức Phật Thích Ca) lập thành trên ngọn núi Thiên Thai. Tông này tông chỉ chính dựa vào Nhất Thật Tướng Pháp Ấn của Đại thừa và giáo nghĩa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh mà xiển dương hoằng hóa, nhưng vì kiêm tiếp dẫn căn cơ hạ liệt mà cũng có giảng bày đôi chút về giáo pháp Tiểu thừa như các pháp thiền căn bản thấp nhỏ.
“Nhất tâm Tam quán” và “Nhất cảnh Tam đế” cùng với Chỉ Quán song tu là những Diệu Pháp nổi danh đời đời của Tông Thiên Thai…

Nay mạn phép góp chút thiển ý theo cái hiểu của mình về Nhất tâm Tam quán và Nhất cảnh Tam đế…

Nhất cảnh Tam đế là ngay khi quán xét 1 cảnh lại quán đầy đủ 3 lĩnh vực:
1> Không quán: quán các pháp là duyên hợp tánh không, vì không pháp hữu vi nào chẳng do duyên hợp nên do duyên mà sanh, do duyên mà tồn tại, do duyên mà diệt, nên tự tánh chẳng thật có vì chẳng phải cái thường hằng bất biến, chẳng phải cái tự có hằng hữu và không bị hoại diệt, nên gọi là Không có thật tánh. Vì quán xét các pháp không có thật tánh, nên gọi là Không quán nơi cảnh. Cũng là sự thật đầu tiên của cảnh được quán (đế): vốn tự là Không.
2> Giả quán: quán các pháp tuy duyên hợp tánh không, mà cũng tức là “TÁNH KHÔNG DUYÊN HỢP”. Tức là tuy Tự tánh vốn không thật có, không hằng hữu, tự thanh tịnh như hư không, tướng trạng tồn tại chỉ là bề nổi không thật, nhưng “KHÔNG THẬT” KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ “HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ”, LÀ “KHÔNG NGƠ”, nên tuy Tự tánh là không nhưng Sự tướng ngay lúc này, thời điểm này, sát na này nó có hiện hữu thật không thể chối cãi, nó có trạng thái nhất định của nó trong hiện tại khi các duyên tạo lập, duy trì nó đang ở 1 trạng thái xác định. Tức là, Tự tánh các pháp là duyên sanh không tánh, vì cứu xét Duyên sanh mà hội được Không tánh ở trong mục Không Quán, nên khi đó Không Tánh chân chính nào có ngại gì Duyên Sanh? Thành ra, ngay nơi Không Tánh cùng tột chính là Duyên Sanh Giả Có cùng tột, vì giống như lời trong Triệu Luận của Tăng Triệu Đại sư đã nói: “Vì chẳng ngưng động để cầu tịnh nên dù động cách mấy cũng hằng tịnh, dù hằng tịnh mà thường chẳng rời bỏ động. Vì cứu xét tánh Không của các pháp ngay nơi sự hiện hữu của các pháp nên dù các pháp rõ ràng hiện hữu cũng chẳng ngại gì thường hằng là Không, thường hằng là Không mà vẫn rõ ràng hiện hữu minh bạch vậy”.
Sở dĩ gọi là “Giả quán” chứ không gọi là “hữu quán” vì cái quán sự tướng tồn tại đó tựa hình như quán sự có nhưng chẳng phải sự có theo quan điểm thường tình của phàm phu, mà là sự Có được dựng lập dựa trên nền tảng của Không quán, của Tánh không của các pháp, nên tuy có mà chỉ nói Giả, chẳng phải thật có cái Có hằng hữu của các pháp hữu vi, nên chẳng dính vào nơi chấp mắc của phàm phu. Quán rõ như thật thì biết được sự thật thứ 2 của cảnh được quán: vốn tự là Giả, không thật chấp nơi Không.

Không Quán là quán xét duyên hợp tánh không để phá trừ chấp Có của phàm phu, Giả Quán là quán xét tánh không duyên hợp, đã là tánh không đâu ngại duyên hợp hiện hình, thành ra chẳng lọt cái Không u tịch là “hầm chết” của kẻ tà kiến điên đảo. Tạm nói thì Không Quán là quán Không, Giả Quán là quán về Có, nhưng Không này ngay nơi Có mà hội, Có này ngay nơi Không mà trình, nên chẳng hề chướng ngại mà do 2 pháp quán này mà hiển bày Như Thật!
3> Trung Quán: Vì một pháp cùng lúc vừa quán Không, vừa quán Có, vừa là Không, vừa là Có nên một pháp chẳng kẹt thế đối đãi 2 đầu Có – Không, nên tự dung thông vô ngại, đó chính là thấy được Tánh Trung Đạo của các pháp, hay của cảnh đang quán. Cảnh đang quán chẳng phải nơi Có vì quán Không, chẳng phải nơi Không vì quán Giả, chằng rời nơi Có vì quán Giả, chẳng rời nơi không vì quán Không, nên tức là Diệu Lý “Bất Tức Bất Ly”. Tóm lại, vì cùng 1 cảnh mà quán được cả Không và Giả nên dung nhiếp cả Không và Giả mà gọi là Trung vậy!

Đó là cách hiểu thông thường, xét chữ “Giả” hay “có” dựa trên các pháp hữu vi có tướng, còn quán “Không” dựa trên cái Không của tánh, đối lập với sự Có của tướng. Hoặc cũng có thể cứu xét sâu hơn thì cái “Giả” là sự hiện hữu của tất cả các pháp hữu vi, còn cái “Không” là Tự tánh Hằng Thanh Tịnh, Hằng Tịch Diệt của Chân Tâm Phật Tánh, là Chỗ Thật duy nhất. Vì tuy là chỗ Thật mà lại lìa ngoài danh tướng, lìa ngoài văn tự, xưa nay hằng Tịnh, không gì câu thúc được nó, không gì ràng buộc được nó, không gì ô nhiễm được nó, nên trái với cái Có của phàm phu mà tạm gọi là Không.
Thế thì,
- Quán Không chính là ngay nơi các pháp quán rằng “đều tự Tự Tánh lưu xuất, bản chất chỉ là tướng trạng hiện trong Bản Tâm, trong Pháp Thân Hằng Tịnh, chẳng là thật có”, như kinh Pháp Hoa nói: “Chư pháp tùng Bản lai, thường tự tịch diệt tướng” chính là ý này vậy!
- Quán Giả chính là quán xét tuy đã biết các pháp tự dựa trên nền tảng Tự Tánh mà dựng lập, là tướng trạng duyên hợp trình ra của Tự Tánh vốn dĩ vô sanh diệt, vốn dĩ hằng thanh tịnh, vốn dĩ không dính mắc, vốn dĩ không lệ thuộc nơi tướng trạng, … nhưng thường tùy duyên mà hiện bày thành các tướng, thì tướng trạng của các pháp thảy thảy đều là Diệu Dụng Nan Tư Nghì của Chân Tâm, Bản Tánh, nên nói đều dựng lập trên chỗ “không” kia, nên gọi là “Giả quán” vậy!
- Quán Trung vì các pháp ngay nơi pháp tức là Tánh, ngay nơi Tánh thường hiển tướng, nên Kinh nói: “bậc Thánh chẳng trụ hữu vi, chẳng trụ vô vi”, vì dung thông cùng khắp vậy, vì ở nơi Trung vậy. Tức là vì pháp nào cũng đều vừa quán Không vừa quán Giả, vừa là Không vừa là Giả nên gọi là quán Trung, gọi là Trung vậy!

Ba pháp quán Không, Giả, Trung, theo phương tiện tu hành thì có thể quán trước sau, quán tâm thuần thục thì ngay nơi vật tự nhận biết rõ ràng như thật là: Cảnh được quán đồng thời là Không, đồng thời là Giả, đồng thời là Trung, chẳng có trước sau mà quán, chẳng lìa nhau mà quán, nên tuy “Tam Quán” mà chỉ là “Nhất Cảnh”, chẳng phải có cách biệt vậy!

“Nhất Cảnh Tam Đế” là quán xét cái Cảnh Sở Quán, là đối tượng của tâm quán, còn nay quán ngay chính cái tâm quán (Tâm Năng Quán) nên gọi là “Nhất Tâm Tam Quán” vậy.
Tương tự mà xét thì:
1> Không Quán: là cái tâm đang quán xét tự cũng là duyên hợp tánh không, thường sanh diệt theo duyên, không có thật tánh, nên gọi là Không, để xa lìa tâm chấp thật có cái tâm đang quán.
2> Giả Quán: là cái tâm đang quán xét tuy duyên hợp tánh không, nhưng hiện tiền vẫn rõ ràng hiện diện để làm việc của nó, chẳng nói là hoàn toàn không, mà tướng trạng của tâm năng quán cũng có sai biệt, tâm trước tâm sau, theo duyên mà quán có sai biệt, sâu cạn rõ ràng minh bạch, chẳng nói là hoàn toàn không có khác, nên nói là tuy Không mà thường hiện thành Giả, vì Giả dựa trên Không mà lập nên tuy hiện bày mà chỉ là Giả, chẳng là Hữu (cái chấp tâm thật có của phàm tình) vậy!
3> Trung Quán: ngay nơi một tâm này, vừa Không Quán, vừa Giả Quán, tự nó là Không, tự nó là Giả, chẳng kẹt nơi Giả, chẳng kẹt nơi Không, nên tức là Trung vậy!

Lại, như trên, nếu xét Không là Chân Tâm Phật Tánh, chẳng phải nghĩa Không thường tình ta có thể xét như sau:
- Không Quán: Tâm năng quán chính là Quyền Trí, là Trí Dụng, là cái dụng quán xét của Chân Trí, ngay nơi dụng nhận ra thể gọi là thấy Trí Thể, là thấy Bản Trí, Thật Trí, đó là chỗ hằng thanh tịnh mà tự soi, tự soi mà không khởi niệm soi, tự chiếu mà chẳng thấy công chiếu, nên nói “Bát Nhã vô tri” vậy. Dùng Không Quán để phá chấp nơi Quyền Trí mà hiểu Thật Trí, nhập Thật Trí vậy.
- Giả Quán: đã từ nơi Quyền Trí mà hội Thật Trí, thì nay nhận Thật Trí đâu có ngại hiện thành Quyền Trí? Vì vậy nên bậc Thánh đang chiếu tự không chiếu, nhưng chẳng thật có cái không chiếu ngoài chiếu, mà không chiếu thường chiếu mới là thật sự “không chiếu”. Đang soi tự không soi, mà không soi hằng soi mới thật là không soi. Vì vậy nên Kinh nói là “Bát Nhã vô tri mà vô sở bất tri”, Triệu Luận nói: “Quyền trí ứng cơ linh động biết khắp mà thường hằng tịch diệt vô vi, thường hằng tịch diệt vô tri mà ứng cơ linh động biết khắp”, “Chân Tâm của bậc Thánh càng lu mờ (chẳng chấp thật soi) mà càng linh động (hằng soi sáng rỡ)” vậy!
- Trung Quán: trong một tâm này, vừa quán Không vừa quán Giả, nên Quyền Trí và Thật Trí chẳng tách rời, chẳng bị kẹt nơi Quyền Trí hay Thật Trí, nên do liễu đạt dung thông mà gọi là Trung Quán vậy!

Cũng như trên, phương tiện thì quán từ Không đến Giả đến Trung, thuần thục viên mãn thì ngay 1 sát na tâm quán này tức là Không, Giả, Trung, chẳng hề tách rời, chẳng có trước sau, chẳng có thứ bậc, chỉ thấy Thật Như Thế mà thôi!

Trên đó là lời mạn trình ngắn gọn về Diệu Lý Nhất Tâm Tam Quán, Nhất Cảnh Tam Đế theo cái hiểu của mình, kính thỉnh các đạo hữu soi xét, nếu có sai lầm xin chỉ giáo!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách