Thiền tứ niêm. xứ

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tứ niệm xứ là:
- Quán thân (tức quán sắc, lấy thân để quán)
- Quán thọ (tức quán các cảm thọ )
- Quán tâm (tức quán các hành tướng của tâm, tức quán cái vọng tâm, tức quán về tưởng )
- Quán pháp ( Tức quán thức, vì thức là nhận biết về pháp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Thank you, thank you tangbong kinhle

Tôi giã thiết là hầu hết quý vi. ĐH đây đã có đoc. qua kinh 4 Niêm. Xứ (4 lãnh vưc. quán niêm.) Tôi có đoc. sơ qua phẫm đầu cũa kinh (bãn dich. cũa HT Giới Nghiêm và HT Nhất Hanh.) thì thấy Như Lai thiền rất đơn giãn....đai. khái kiếm gốc cây ngoài trời có bóng râm mát mẽ ngồi theo dõi hơi thỡ (biết thỡ sâu, can., nhanh, châm...etc) Theo ý tôi thì Như Lai thiền (do Như Lai day.) dễ hơn cho người mới hoc. thiền hơn là Tỗ Sư thiền (Trưỡng lão Đai. Ca Diếp....) Tỗ Sư thiền thì theo tôi là phãi có tư duy sâu như ĐH CHT thì mới đươc.

Xin quý ĐH dich. chữ "quán" dùm. Tôi biết chữ quán không phãi là quan sát bằng mắt nhưng phãi tư duy nữa. Nhưng hình như chữ quán nó có nghĩa sâu hơn tư duy phãi hông quý vi.???

Thank you... :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

quán (contemplate), nghiệm thấy

vâng ban đầu cần tư duy để nghiệm ra lời Phật dạy, nghiệm ra là

thân bất tịnh
thọ thị khổ
tâm vô thường
pháp vô ngã

nghiệm thấy rõ như thế rồi thì không còn ham đeo đuổi bất cứ điều gì nữa, không cần tư duy, chỉ là tỉnh giác và tỉnh giác (đó là minh sát?)

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Hlich tangbong

kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Tâm Huệ
Bài viết: 32
Ngày: 21/05/09 19:06
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Huệ »

TỨ NIỆM XỨ là tên của một pháp môn trong 37 phẩm trợ đạo. TỨ có nghĩa là BỐN; NIỆM có nghĩa là LƯU Ý, CHÚ Ý, TỈNH GIÁC, QUÁN XÉT; XỨ có nghĩa là NƠI CHỖ.

TỨ NIỆM XỨ có nghĩa là BỐN CHỖ QUÁN XÉT. Bốn chỗ gồm có:

1- Thân.

2- Thọ.

3- Tâm.

4- Pháp.

Ở đây chúng ta phải hiểu, quán một chỗ mà thành ra quán bốn chỗ.

Ví du 1: QUÁN THÂN TRÊN THÂN, tuy rằng đang quán THÂN, nhưng THÂN, THỌ, TÂM và PHÁP là một, nó có một sự liên hệ chặt chẽ không thể tách lìa ra được. Cho nên ở đây tuy bốn chỗ nhưng chỉ là một chỗ.

Ví dụ 2: Khi đang quán THÂN có nghĩa là đang tập trung chú ý THÂN nhưng Thân có cảm Thọ thì biết ngay là có THỌ, khi biết THỌ là quán THỌ.

Ví dụ 3: Khi đang quán THÂN, nhưng TÂM có niệm khởi thì biết ngay là TÂM có niệm, khi biết TÂM có niệm là quán TÂM

Ví dụ 4: Khi đang quán THÂN, nhưng các PHÁP bên ngoài tác động vào THÂN, THỌ, TÂM thì biết ngay có các PHÁP, khi biết có các PHÁP tác động vào THÂN, THỌ, TÂM là đang quán các PHÁP. Cho nên chỉ cần QUÁN THÂN là quán đủ bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP.

TỨ NIỆM XỨ là một phương pháp dùng tu tập để bảo vệ tâm VÔ LẬU bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Một pháp môn rất cần thiết cho những người quyết tâm tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Chỉ có tu tập viên mãn TỨ NIỆM XỨ thì mới có BẢY GIÁC CHI.

Trích từ sách 37 phẩm trợ đạo - Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nhưng phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN CHO XONG THÌ MỚI TU TỨ NIỆM XỨ ĐƯỢC - nhẩy vào tu ngay Tứ Niệm xứ thì không được.


Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Ở đây chúng ta cần hiểu QUÁN nghĩa là gì?
T Thiện được một sư trẻ chia sẻ kinh nghệm, đó là ta phải TU ( SỬA) và HÀNH ( THỰC HÀNH) đạt được CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC. Khi có TỈNH GIÁC SUNG MÃN thì TỰ THÂN thấy được các hoạt động của thân ( TRÊN THÂN QUÁN THÂN) như nhịp đập của tim, hơi thở ra vào, sự máy động của chân tay... tức là chúng ta không cần phải tu tập TỨ NIỆM XỨ mà chỉ cần tập sung mãn CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC là chúng ta đã đi được 1/2 con đường đi đến giải thoát.
Tam vô lậu học là GIỚI - ĐỊNH - TUỆ là 3 cấp học để đạt được sự GIẢI THOÁT.
Vậy ban đầu chúng ta nên tu tập GIỚI LUẬT đẻ làm NỀN TẢNG ạ.
http://www.chonlac.org


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

Kính quý ĐH Tam Thien & Tam Lac kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Tâm Thiện có được một bức tâm thư của Thầy gửi cho một số tu sinh, mình thấy thiết thực và cụ thể nên đưa lên ạ. Mong rằng có ích cho mọi người. kinhle
TÂM THƯ GỬI CÁC CON
(15-05-09)
LÀM CHỦ BỆNH
Pháp tu hành theo Phật giáo rất thiết thực và lợi ích, không tu tập thì thôi, mà đã tu tập thì làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Sự làm chủ này rất cụ thể như trong bức thư của Cô Liên Hạnh đã trình bày sự tu tập mà Cô đã làm chủ thân bệnh của mình:
“Kính bạch Thầy, mười ngày nay con theo Pháp Thầy dạy, con tu tập có tiến bộ rõ ràng, tâm không bị vọng tưởng, không hôn trầm gì hết, lúc nào câu tác ý cũng ở trong đầu con, hễ con ngủ thì thôi, mà tỉnh dậy tâm con liền nhớ ngay câu tác ý: “Tâm phải Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, và Vô Sự”.
Mười ngày nay con nhờ Pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO mà con nhiếp phục và làm chủ tâm con một cách rõ ràng. Vì thế, hiện giờ tâm con êm re, không còn một niệm vọng tưởng nào xen ra, xen vô như trước kia nữa, thật là Pháp Dẫn Tâm tuyệt vời.
Kính thưa Thầy, con trình sự tu tập như vậy và xin Thầy hoan hỷ cho con tu tập pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO một thời gian nữa, để sự nhiếp tâm của con có căn bản vững chắc. Từ lâu con tu tập không có căn bản, nên đã làm mất thời gian rất uổng. Tu mà làm chủ được tâm như thế này thì rất ham tu. Bởi vì, các pháp đều vô thường, nó luôn luôn rình rập bên con, chờ có dịp là nó lôi con vào chỗ mất mạng. Cho nên con rất sợ. Vì thế, con tu tập được nên con nghĩ mình phải tu tập từng bước một cho vững chắc, tuy chậm nhưng rất chắc chắn, vì mỗi hành động tu tập là mỗi hành động làm chủ tâm mình.
Con hiện giờ tu tập không giống như xưa kia ngồi xuống bắt bướm hái hoa, mà cũng không cố sức chạy mà lại chạy lệch hướng thì cũng hoài công, phí sức vô ích.


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Kính thưa Thầy, đêm hôm qua lúc 11h30 phút, con đang ngủ không biết con gì cắn vào tay con, giựt mình thức dậy, cánh tay đau nhói tự nhiên tâm con khởi lên câu tác ý: “Tâm phải Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự”. Tâm con tác ý, tay bấm đèn bin tìm xem con gì ở đâu? Tìm không thấy con gì, nhưng tay con đau lắm và bắt đầu sưng lên ngay chỗ bị cắn. Thấy thế con liền tác ý: “Cái tay không đau, không sưng nữa nghe!”. Lời con nói như vậy nhưng Thầy ơi! Sao nó nghe theo lời con không còn đau nữa, nhưng sưng vẫn còn chưa hết.
Kính bạch Thầy, con cảm đội ơn công đức Thầy truyền dạy Pháp màu nhiệm của Phật, giúp cho chúng con làm chủ được bệnh tật, và những chướng ngại gì con cũng vượt qua được. Nếu không có Pháp của Thầy thì không biết đời con sẽ đi về đâu.
Kính bạch Thầy, trước đây những căn bệnh quái ác hoành hành thân con khổ sở vô cùng, và nó cứ đeo đẳng con mãi. Có lúc con muốn mượn dòng sông để kết liễu cuộc đời mình, vì không biết cách nào cứu mình thoát khỏi bệnh khổ. Lúc đó con chưa gặp Thầy, chưa biết Pháp tu tập làm chủ bệnh khổ, nên con nghĩ cuộc đời này là địa ngục, hễ hở ra chuyện gì cũng đều là đau khổ.
Kính bạch Thầy, từ khi được gặp Thầy chỉ dạy pháp tu làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Con như chỗ tăm tối được thấy ánh sáng, con như người chết đuối được cứu sống, con rất hạnh phúc, vì đã được gặp Phật ra đời, không còn sợ lầm đường lạc lối nữa. Có Thầy bên cạnh, âm thầm khuyên dạy, con nhanh chân xuống thuyền trở về bờ giác, thỏa nguyện ước mơ.
Kính bạch Thầy, thân con mang một bệnh tim, mỗi khi nhói lên đau là con ngất xỉu bất tỉnh, một hồi lâu mới tỉnh lại. Kể từ bữa nay, đã hơn một tháng mấy ngày mà cơn bệnh đau tim của con không còn tái lại nữa. Thật là pháp Phật nhiệm màu, từ khi con ôm pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập, con đã làm chủ được bệnh, con đã điều khiển được thân tâm con. Con ôm pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập suốt trong 20 ngày phá sạch hôn trầm, vọng tưởng, và phá luôn bệnh bứu và tim, mà trước kia bác sĩ chê không trị được, nay nó đã hết, thật là pháp Phật kỳ diệu vô cùng.
Thân con hôm nay hết bệnh, con biết nói lời gì đây để tỏ lòng thành kính tri ân đối với Thầy. Hiện giờ con chỉ cầu mong và cố gắng hơn nữa để tu tập liễu sinh thoát tử, đó là đền ơn Thầy. Cuối thư con chỉ cầu chúc Thầy sống trường thọ để làm chỗ nương tựa cho chúng con.”


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Đọc thư cô Liên Hạnh quý vị đã biết sự chứng đạo chỗ nào chưa?
Từ lâu quý vị từng bảo nhau: “Tu không bao giờ chứng đạo”. Vậy chứng đạo là chứng cái gì? Đức Phật đã xác định rõ ràng: Chứng đạo là làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Từ ngày quý vị theo Thầy tu học quý vị có chứng đạo chưa? Nếu quý vị chịu khó nhận xét thì quý vị chứng nhiều lắm.
Thứ nhất: Về ĐỜI SỐNG, quý vị đã làm chủ được ĂN, NGỦ, kế đó đã làm chủ được tâm mình, biết buông xả vật chất, không tham tiền bạc danh lợi, không tham nhà cao cửa rộng, không tham sắc dục, không giận hờn, buồn phiền hay lo lắng, sợ hãi mọi điều gì cả, v.v… Đó là làm chủ được tâm, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ hai: Trong quý vị có những người sống ba y một bát, thiểu dục tri túc như Đức Phật; có người bỏ hết con cái, người thân trong gia đình vào tu viện để sống một đời cô đơn, một mình mà vẫn an vui; có người làm chủ được cơ thể già yếu, đi khất thực sống không nhờ vào con cháu cơm nước, không nương tựa vào con cháu ẵm bồng vệ sinh, luôn luôn khỏe mạnh, không đau nhức chỗ này, chỗ khác trên cơ thể, v.v… Đó là làm chủ già, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ ba: Trong quý vị có nhiều người tu tập theo Pháp THÂN HÀNH NIỆM hay pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO nên đã làm chủ được bệnh, khi có bệnh chỉ cần tác ý đuổi bệnh ra khỏi cơ thể là hết bệnh, như Cô Liên Hạnh đã ghi vào bức thư ở trên. Đó là làm chủ bệnh, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ tư: Rồi đây sẽ có những người sẽ làm chủ sự sống chết, muốn chết hồi nào là chết hồi nấy. Đó là làm chủ chết, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Cô Hạnh Bảo cũng có gửi cho Thầy một bức thư đề ngày 18 tháng 05 năm 2009, có nói về sự làm chủ thân cô như sau:
“Kính bạch Thầy, tối qua lúc 10h, bệnh thoái hóa khớp vai con đau lại, cơn đau nhức khủng khiếp không thể nào ngủ được. Trước kia con đã bị đau hai lần, và mỗi lần đau con phải uống thuốc và chích thuốc trực tiếp làm giảm đau vào xương, dần dần mới hết đau, còn bây giờ ở đây thuốc ở đâu?


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Cơn đau nhức nhối buốt tận tim can, con đau lắm, nước mắt con tuôn trào, con rất sợ ngày mai phải rời khỏi tu viện, con buồn lắm nên chỉ biết gọi “Thầy ơi! Thầy cứu con với!!!” Con gọi Thầy rất nhiều lần trong đêm khuya thanh vắng. Bỗng nhiên con bình tĩnh, ngồi ngay ngắn và thử tập như Sư cô Liên Hạnh xem sao. Thế là con thở đều đều và hướng tâm đến câu: “Tâm phải Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, và Vô Sự”. Khi tác ý xong con liền thở 10 hơi thở sâu chậm, rồi con nói với cơn đau: “Nè! Cơn đau ra khỏi tay ta ngay đi! Đi ra đi!” Con chỉ nói 3 lần rồi con thở 10 hơi thở. Cứ làm như vậy khoảng 20 phút, cơn đau dần dần bớt. Con mừng quá: “Thầy đã cứu con thật rồi, con hạnh phúc lắm. Nhất là niềm vui của con được ở lại tu viện tu tập, không phải về chữa bệnh nữa”.
Kính bạch Thầy, con viết lên đây là tỏ lòng biết ơn, Thầy đã giúp con kịp thời vượt thoát cơn đau. Con nguyện cố gắng tinh tấn tu tập và giữ gìn thanh quy để không phụ ơn Thầy.”
Chỉ có sự gan dạ can đảm trước cơn bệnh khổ, ngặt nghèo ôm chặt pháp NHƯ LÝ TÁC Ý và ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ thì các con sẽ vượt qua bệnh khổ. Cho nên khi thân không bệnh thì nên cố gắng tu tập ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ, cố gắng như thế nào để nhiếp tâm trong hơi thở mà không có niệm vọng tưởng hay hôn trầm xen ra xen vào, thì làm chủ bệnh không còn khó khăn nữa. Làm chủ được bệnh là các con đã chứng đạo, các con có biết không?
Đọc thư Cô Liên Hạnh, cô Hạnh Bảo cũng như nhiều thư phật tử ở khắp mọi miền đất nước đã gửi thư về đều đã xác định, có những người theo Thầy tu tập đã làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH. Như vậy họ đã là người đã CHỨNG ĐẠO trọn ba phần, còn một phần cuối nữa. Cớ sao có người bảo rằng không chứng đạo?
Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản và thiết thực lợi ích cho đời sống của con người, chứ không phải như quý vị nghĩ: Chứng đạo là phải có thần thông pháp thuật kêu mưa, hú gió, tàng hình, biến hóa, v.v… Điều hiểu đó là quý vị đã hiểu sai đạo Phật. Đạo Phật không phải là đạo luyện thần thông pháp thuật bùa chú, v.v... Đạo Phật chỉ là một nền đạo đức đem lại cho con người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Vì thế chứng đạo của đạo Phật là làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT là đủ, không còn phải tu tập pháp môn nào nữa cả.
Đọc bức tâm thư này quý vị đã hiểu rõ, xin ĐỪNG PHỦ NHẬN SỰ CHỨNG ĐẠO của đạo Phật. Đạo Phật có chứng đạo hẳn hoi, chứ không phải nói suông như các tôn giáo khác mà quý vị đã lầm tưởng. Hãy tinh tấn tu tập lên đi quý vị ạ! Sự chứng đạo không phải ở đâu xa, mà ở ngay trong ý thức của quý vị! Như trong kinh Pháp Cú Phật đã dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Nếu quý vị dùng ý thức dẫn tâm quý vị vào thiện pháp thì quý vị được giải thoát, sống an vui hạnh phúc, còn ngược lại, quý vị dùng ý thức dẫn tâm vào ác pháp thì quý vị sẽ sống trong khổ đau, phiền não. Cho nên CHỨNG ĐẠO là chỗ tâm quý vị sống thiện hay ác mà thôi.
Kính ghi
Thầy của các con.
* * *
kinhle kinhle kinhle


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Tâm Thiên. tangbong

Theo ý tôi, nếu những vi. này có đươc. an lac. trong đời sống; biết chuyễn hóa vô minh phiền não thành tâm giác ngô. thì rất tốt. Ho. đã hiễu đươc. đao. phần nào.

Kinh Phât. Nguyên Thũy có chép: Người bi. trúng tên thì bi. đau khỗ về thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta cũng phãi chiu. đau khỗ về tinh thần. Đây là điều nên hoc. hõi.

Nhưng cũng đừng vì mình hiễu đao. mà nói là mình đã chứng đao.

Cái đó không nên vì trong kinh Kim Cang có nói: Người tu pháp nhõ (tiễu pháp) mới thấy có nhân, ngã, chúng sanh, sư. trường tho. (tam. dich. từ tướng tho. giã)

Kính kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách