Kinh Hiền Ngu

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

battinh đã viết:
Tôi không biết tại sao gọi là "Kinh Hiền Ngu", nội hai chữ Hiền Ngu thấy cũng hơi ngờ ngợ. Đã Hiền mà lại còn Ngu nữa, mới lạ đời!

Cát Tường có thể giải thích dùm được không?

(^!^) :D
Hình ảnh

Chào bạn battinh,

Hiền Ngu Kinh 賢愚經 (Hiền 賢= bậc hiền giả, người có đức hạnh tài năng; Ngu 愚 = kẻ ngu si) = Kinh Bậc Hiền Giả và Kẻ Ngu Si = The Sutra of the Wise and the Foolish.

Tên tựa chữ Phạn (Sanskrit) của kinh là Dama-mūka-nidāna-sūtra, tuy nhiên bản chữ Phạn nay không còn nữa. Kinh cũng được dịch sang tiếng Tây tạng nhan đề là Hdsaṅs Blun. Một bản dịch khác của Hiền Ngu Kinh 賢愚經 được tìm thấy ở động Đôn Hoàng vào năm 1900.

Bản Kinh Hiền Ngu bạn binh đưa lên có ở đây:
http://66.254.41.11/HieuGiang/Data/PDF/ ... ngQuan.pdf


tangbong cafene


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Chú Battinh ơi, con cũng giống như chú nói đó vừa hiền lại vừa ngu chỉ biết Kinh Hiền Ngu có dạy những bài học về nhân quả nên lâu rồi định thỉnh đĩa gửa về cho Bà Ngoại nghe và cho Mẹ của con đọc vì Mẹ của con thích đọc Kinh và sách dạy về niệm Phật của các Tổ. Cũng về chuyện con dự định thỉnh đĩa gửi về cho Ngoại mà Bố con nghe tên Kinh thì cười bảo là Hiền ngu là con ngu, con hết hồn nói Bố đừng nghĩ vậy Kinh là do Phật thuyết trân quý lắm và là tên Kinh như vậy, Kinh dạy về nhân quả, Bố có nói con ngu cũng được chứ đừng nói về tên Kinh tội lắm vì đức Phật tu khổ lắm mới thành Phật, chúng sanh là con hay Bố chẳng là gì đâu nhưng Bố thì là Ông Phật sống đối với con, rồi cái chuyện đi chùa với Bố Mẹ con nói Bố đi vào chùa thì đi cổng nhỏ rồi Bố Mẹ bảo chứ người dân thường không biết đi ra vào cổng lớn có sao đâu, con nói tại chưa biết nhưng con biết rồi thì nhắc Bố Mẹ vậy tại gia đình mình là người thường, cổng lớn để Phật hay vua (trời) đi, Bố con lại cười giờ này làm gì có vua (trời) ở đây nhưng rồi Bố cũng chở Mẹ con ra vào chùa bằng cổng nhỏ, con mừng ghê, mà lạ lắm mỗi lần Bố chở con đi chùa Ni mua thức ăn chay thì chùa chỉ mở cổng lớn nên con đành đi bộ vào mua thực phẩm nhưng thầm niệm và xá Phật, chùa, bắt buộc vậy vì sợ Bố chờ ngoài cổng chùa lâu bị nắng. Con dạo này đi đâu cũng kè kè theo Bố con rỉ rả hết, trước hết là khuyên Bố con bỏ thuốc lá và nhiều khi Mẹ con nói về Phật pháp Bố vô tình nói gì thì con giải thích và nói Mẹ con ngưng vì sợ tội phỉ báng.

Cát Tường cũng cảm ơn thầy LaughingHaHa đã giải thích ý nghĩa tên Kinh Hiền Ngu vì con cũng không biết, con giống như Bố con nói là Hiền ngu :D . Cát Tường tặng hoa cả nhà đã giúp Cát Tường tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LaughingHaHa đã viết: Bản Kinh Hiền Ngu bạn binh đưa lên có ở đây:
http://66.254.41.11/HieuGiang/Data/PDF/ ... ngQuan.pdf

tangbong cafene
Cám ơn đạo hữu LaughingHaHa đã giải thích tên kinh Hiền Ngu.

Tôi xem quyển kinh Hiền Ngu theo đường link do đạo hữu cung cấp, so sánh với quyển kinh tôi hiện có, thấy có một sự sai biệt nữa.

Ngay bài thứ nhứt "Phạm Thiên thỉnh pháp sáu việc", như sau:
  1. Thí vợ con cho quỷ ăn.
  2. Khoét mình làm lỗ, đổ dầu làm đèn cũng dường.
  3. Đóng đinh sắt trên thân mình.
  4. Nhảy vào hố lửa thiêu thân.
  5. Lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, lấy máu làm mực để chép bài kệ.
  6. Hóa thành bồ câu thí thân cho chim cắt ăn thịt.
Trong đường link của đạo hữu đưa vào chỉ chép có một việc thứ nhất là thí vợ con cho quỷ Dạ Xoa ăn thịt, còn năm việc sau không thấy nói đến.

Kính! tangbong
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhtinhtam đã viết:Các bản kinh Việt văn ấn hành thời xưa, có bản con đọc rất trân quý, biên tập lỗi sai chính tả không nhiều; có bản thì lỗi quá trời lỗi, ví dụ chẳng hạn như con đọc sách kinh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh: kinh Tam Bảo [mua được từ cửa hàng Phật giáo] rất trân quí, nhưng đọc thấy có lỗi cũng nhiều, con lên trên thư viện huệ quang xem các bản xưa, vì có ý định biên tập dò từng chữ lại, nhưng mà xem xong thì hết muốn biên tập luôn, lỗi sai chính tả còn nhiều hơn bản sách con hiện có. Kinh Đại Bảo Tích và Hoa Nghiêm cũng thế, bản mới ấn hành gần đây chính tả ít sai, còn bản ấn hành lần đầu sai nhiều lắm.

Om, bác battinh chưa đọc Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim nữa, con hỏi vậy thôi chứ cũng nghĩ bác đọc rồi chứ. Link đây ạ:
http://fpmt.org/images/stories/teachers ... namese.pdf

(。◕‿◕。)
thanhtinhtam thân mến,

Tôi đã xem quyển kinh "Thế Giới Hoàng Kim", phẩm thứ 26 "Xả bỏ thân mạng" cũng không hiểu tại sao nữa, thôi thì cứ y theo lời khuyên của bác Bình vậy.

Việc sai chính tả, có lẽ là do người đánh máy, chứ không phải do người dịch và chép kinh. Và khi in ra văn bản, thợ xếp chữ cũng không có thì giờ kiểm tra lại, nên kinh viết sao thì in vậy.

Nếu kinh trên mạng, mà mình có sao chép lại thì có thể chịu khó âm thầm sửa lại dùm rồi hãy đăng. Có những lỗi đánh máy sai mình có thể sửa lại được. Như:
  • - qúa = quá.
    - qùy = quỳ.
    - hoá = hóa.
    - hoà = hòa.
    - hòan = hoàn.
    .........
Lỗi chánh tả hỏi, ngã nếu rành quy luật thì nên sửa lại, còn không thì để nguyên đó.

Chép kinh trong sách, nếu thấy có lỗi chính tả, hay bỏ dấu sai thì cứ làm như trên là được.

(^!^)
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh "Hiền Ngu"

Ở đây chữ Hiền chỉ "người Hiền" (Trong Phật pháp có nói đến "tứ thánh, tam hiền", trong đó tứ Thánh là A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật. Còn tam hiền là bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm)

Chữ Ngu có nghĩa là rất hiền, hiền đến độ như trẻ thơ vậy. Ngày xưa nước Việt mình có hiệu là Đại Ngu, có nghĩa là nước mình rất hiền chứ không phải là rất ngu.

Cho nên kinh "Hiền Ngu" là kinh nói về những người hiền rất hiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Kinh Hiền Ngu, nói về người ngu cũng nhiều lắm, thị hiện trổ quả báo xấu như vậy cho người đời sau thấy vậy mà sợ.

Khẩu nghiệp đáng sợ lắm.


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

binh đã viết:
Kinh "Hiền Ngu"

Ở đây chữ Hiền chỉ "người Hiền" (Trong Phật pháp có nói đến "tứ thánh, tam hiền", trong đó tứ Thánh là A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật. Còn tam hiền là bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm)

Chữ Ngu có nghĩa là rất hiền, hiền đến độ như trẻ thơ vậy. Ngày xưa nước Việt mình có hiệu là Đại Ngu, có nghĩa là nước mình rất hiền chứ không phải là rất ngu.

Cho nên kinh "Hiền Ngu" là kinh nói về những người hiền rất hiền.

Chào bạn binh,

Bạn binh viết sai vài điểm nên cần đính chính lại ở đây để tránh những ngộ nhận cho các độc giả.

1. Chữ Ngu trong tên của kinh Hiền Ngu Kinh 賢愚經 có nghĩa là Ngu 愚 = ngu, đần, dại, ngốc, ngu dốt, ngu muội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là "rất hiền, hiền đến độ như trẻ thơ vậy" như bạn binh viết (không biết bạn binh tìm ở đâu ra một cái nghĩa "lọa" như vậy ?) :-P Khi KKT dịch tên kinh là Kinh Hiền Ngu = Kinh Bậc Hiền Giả và Kẻ Ngu Si thì không phải là KKT dịch "bừa" mà không dựa trên một cơ sở nào. KKT dịch như vậy là căn cứ trên cái tên của kinh được dịch sang tiếng Anh là "The Sutra of the Wise and the Foolish" trong một tác phẩm dẫn chứng bên dưới đây.

Quyển Kinh Hiền Ngu mà bạn battinh chụp và gửi hình lên thì KKT cũng có quyển đó, y hệt như vậy. Quyển của KKT giấy cũng đã cũ vàng nhưng được cái là bìa vẫn còn nguyên vẹn, không như bìa quyển kinh của bạn battinh đã bị rách "te tua" và thê thảm như vậy! :-P Và cũng như bạn battinh đã thắc mắc rằng: "Tôi không biết tại sao gọi là "Kinh Hiền Ngu", nội hai chữ Hiền Ngu thấy cũng hơi ngờ ngợ. Đã Hiền mà lại còn Ngu nữa, mới lạ đời!" thì KKT cũng có thắc mắc về cái tên Hiền Ngu này từ lâu rồi nhưng chưa có dịp nào tìm hiểu thêm. :-P Nay nhân dịp có bạn battinh hỏi nên KKT mới tìm kiếm trong sách vở. Trong tác phẩm "Indian Buddhism: A Survey with Bibliographical Notes" của Hajime Nakamura trang 140 đọc thấy như sau:

(6) The Sūtra of the Wise and the Foolish (賢愚經), 13 vols. Its Tibetan version also exists (Hdsaṅs blun shes bya baḥi mdo. Tohoku Cat. No. 341). The Hdsaṅs Blun is the Tibetan version of the Sutra of the Wise and the Foolish, whose Sanskrit original is lost. The Sanskrit title may be Dama-mūka-nidāna-sūtra.

Dịch: (6) Kinh người Khôn và kẻ Ngu (賢愚經 Hiền Ngu Kinh), 13 quyển. Cũng có một bản dịch sang Tạng văn. Hdsaṅs Blun là tên bản dịch sang Tạng văn của Kinh người Khôn và kẻ Ngu mà bản gốc chữ Phạn không còn nữa. Tựa đề chữ Phạn của bản gốc này có thể là Dama-mūka-nidāna-sūtra.


2. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần lên làm vua đặt quốc hiệu là Đại Ngu thì chữ Đại Ngu này không có nghĩa là ... rất ngu hay là rất hiền như bạn binh nghĩ. :-P Chữ Ngu trong quốc hiệu Đại Ngu 大虞 là chữ Ngu 虞 = họ Ngu, nước Ngu, nhà Ngu. Vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn lập nên nhà Ngu (khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Còn nước Ngu là chỗ con cháu vua Thuấn ở. Đọc trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 189:

Quí Ly [...] tự xưng làm đế, đổi họ là Hồ 胡. Nguyên họ Hồ là dòng dõi nhà Ngu bên Tàu, cho nên Quí Ly đặt quốc hiệu là Đại Ngu 大虞.


3. Việc Việt Nam bỏ chữ Hán và dùng chữ quốc ngữ là cả một cuộc cách mạng lớn có rất nhiều cái lợi. Cái lợi lớn nhất và quan trọng nhất là việc dùng chữ quốc ngữ giúp Việt Nam thoát khỏi "vòng kềm tỏa" của văn hóa Trung hoa trong suốt 2 ngàn năm ! =D> Người Việt không còn cần phải "học chữ của Tàu" thì mới đọc được sách vở ! :-P Chúng ta có một cái "văn tự" riêng là chữ quốc ngữ để diễn đạt những suy tư của riêng mình để mà tự phát huy cái văn hóa của mình. Cái lợi thứ nhì là không như chữ Hán là thứ chữ "hình vẽ" rất khó học vì khó nhớ thì chữ quốc ngữ là thứ chữ "đánh vần" nên rất dễ học. Trẻ nhỏ chỉ cần học trong vài tuần lễ là đã có thể đọc được chữ Việt rồi. Trong khi chữ Hán là chữ hình vẽ nên nếu chưa biết "hình vẽ" đó đọc như thế nào thì chịu chết, không có cách chi đọc được! Trẻ em Tàu phải mất hết cả thời tiểu học (và cả trung học) mới tạm đọc thông được chữ Tàu. Mất rất nhiều thời gian chỉ riêng cho việc học chữ ! Còn việc dùng chữ Nôm làm văn tự chính thức cho ngôn ngữ Việt thì cũng bất tiện vì chữ Nôm cũng là thứ chữ "hình vẽ" và hơn thế nữa, phải rành chữ Hán rồi thì mới học được chữ Nôm!

Tuy nhiên bỏ chữ Hán cũng có những cái bất lợi khác (không có gì là hoàn toàn cả!) :-P Có lẽ có tới hơn 70% chữ Việt là có gốc ở chữ Hán nên dám chắc rằng đa số người Việt vì không biết chữ Hán nên cũng hãy còn hiểu rất "lờ mờ" về những chữ Việt mà mình đang dùng nếu những chữ Việt này có gốc ở chữ Hán. Những chữ Việt có gốc ở chữ Hán mà chúng ta thường dùng đến thì thường là chữ kép tức là ghép 2 chữ lại với nhau. Để nguyên 2 chữ ghép lại với nhau thì chúng ta hiểu, thế nhưng nếu tách riêng ra và hỏi nghĩa của riêng từng chữ thì chưa chắc đã nhiều người biết. Lấy một vài thí dụ: chữ "hình dung" chúng ta đều hiểu, nếu tách riêng ra thì chữ hình còn hiểu được, nhưng chữ dung thì không hẳn là mọi người hiểu nghĩa. Chữ "miêu tả" chúng ta hiểu, tách riêng ra thì chữ tả hiểu được, nhưng chữ miêu chưa chắc là mấy người biết nghĩa. Đại khái là như vậy. Cho nên có người đã nói rằng: "Tự nghĩ là mình giỏi tiếng Việt nhưng nếu chưa biết chữ Hán thì vẫn chưa phải là giỏi tiếng Việt !" Riêng cá nhân KKT thì thấy câu này rất đúng! Cho đến khi KKT hiểu chữ Hán rồi thì khi đó KKT mới thấy rằng lúc đó KKT mới "thật sự" là hiểu tiếng Việt ! Thật là "oái ăm" ! :-P

Một cái bất lợi khác là trường hợp của những chữ Hán đồng âm. Ở chữ Hán thì những chữ này đều được phân biệt bởi "hình vẽ" của chúng, mỗi hình vẽ có một ý nghĩa riêng. Nay viết sang tiếng Việt (quốc ngữ) thì tất cả những chữ đồng âm này biến thành một chữ duy nhất. Vậy làm sao phân biệt chữ nào với chữ nào đây ? Thí dụ như chữ ngu (kinh Hiền Ngu) và chữ ngu (quốc hiệu Đại Ngu) thì khi viết theo chữ Hán là 2 chữ khác nhau vì là 2 "hình vẽ" khác nhau: ngu 愚 và ngu 虞. Nay viết sang chữ quốc ngữ thì trở thành một chữ "ngu" duy nhất ! Vậy thì làm sao biết được chữ "ngu" nào với chữ "ngu" nào ? Thiệt đúng là ... ngu hết biết luôn! =)) Cho nên mới có chuyện bạn binh viết như sau:
binh đã viết:
Chữ Ngu có nghĩa là rất hiền, hiền đến độ như trẻ thơ vậy. Ngày xưa nước Việt mình có hiệu là Đại Ngu, có nghĩa là nước mình rất hiền chứ không phải là rất ngu.

Cho nên kinh "Hiền Ngu" là kinh nói về những người hiền rất hiền.
Bạn nào tu theo Thiền tông thì hẳn đều biết hay nghe đến tên tác phẩm Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán. Có lẽ đa số người Việt đều hiểu chữ minh = sáng. Cho nên KKT có đọc thấy có người đã giảng mấy chữ Tín Tâm Minh = tin vào cái tâm sáng của mình. Giảng như vậy là vì không biết chữ Hán. Chữ minh trong tựa đề Tín Tâm Minh 信心銘 không phải là chữ minh 明 = sáng mà là chữ minh 銘 = ghi vào, khắc vào; ghi nhớ không quên; khắc một bài văn để tự răn mình thì gọi là bài minh. Cho nên Tín Tâm Minh không có nghĩa là tin vào cái tâm sáng mà có nghĩa là Tín Tâm Minh = ghi khắc chuyện tin tâm hay là bài minh ghi khắc chuyện tin tâm.

Rồi còn có chuyện lẫn lộn giữa những chữ đồng âm Việt gốc Hán và chữ Việt "thuần" Việt. Chữ đốn trong từ đốn ngộ là chữ Hán và có nghĩa là đốn 頓 = hốt nhiên, thình lình, lập tức nên đốn ngộ = giác ngộ thình lình, giác ngộ lập tức (sudden enlightenment). Nhưng chữ đốn cũng là một chữ "thuần" Việt và có nghĩa là chặt, chém. Nên có bạn kia vì hiểu sai nên giải nghĩa chữ đốn ngộ là chặt chặt vào cái cây rồi đến một lúc cái cây bỗng đổ xuống cái rầm và ... giác ngộ! =)) Giải nghĩa như vậy thì cũng thật là ... "ngộ" nghĩnh! :D

Viết lang bang như vậy để đọc cho vui chứ thật sự thì cũng chẳng cần phải biết chữ Hán thì mới hiểu được chữ Việt. Đa số người Việt đâu có biết chữ Hán và việc này cũng đâu có ngăn cản mọi người vẫn "sống hùng, sống mạnh" nói, viết tiếng Việt ào ào và hiểu cũng ào ào! :-P "No star where" (không sao đâu) mà! ;) Chỉ "có sao" nếu hiểu quốc hiệu Đại Ngu là ... rất ngu, chí ngu thôi ! =))


tangbong cafene


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"LaughingHaHa " Hiểu sâu, kiến thức rộng.
Cảm ơn đã giải đáp. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Tôi xin có lời khen tặng sự nhiệt tình chia sẻ của đạo hữu LaughingHaHa ! Những lời góp ý, chia sẻ của đạo hữu vừa hữu ích lại vừa hóm hỉnh, thoải mái. Chúng ta luôn cần chia sẻ, góp ý, bổ sung những thiếu sót cho nhau, giúp nhau có thêm kinh nghiệm và sự hiểu biết để cuộc sống bớt đi những phiền não, khổ đau. Ai hiểu biết về lĩnh vực gì giúp ích cho cuộc sống thì nên chia sẻ cùng mọi người với mong muốn giúp đỡ mọi người thì đều rất đáng quý, đáng trân trọng. Cả người chia sẻ lẫn người tiếp nhận đều cởi mở, lắng nghe và giao tiếp với nhau trong tinh thần Lục Hòa thì đâu còn những xích mích, mâu thuẫn, hiểu lầm khiến mọi người xa cách nhau. Chúng ta thực hành tu tập từ những điều nhỏ rồi dần dần chúng ta sẽ làm được những điều lớn hơn, lớn hơn nữa...


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LaughingHaHa đã viết:Quyển Kinh Hiền Ngu mà bạn battinh chụp và gửi hình lên thì KKT cũng có quyển đó, y hệt như vậy. Quyển của KKT giấy cũng đã cũ vàng nhưng được cái là bìa vẫn còn nguyên vẹn, không như bìa quyển kinh của bạn battinh đã bị rách "te tua" và thê thảm như vậy! :-P Và cũng như bạn battinh đã thắc mắc rằng: "Tôi không biết tại sao gọi là "Kinh Hiền Ngu", nội hai chữ Hiền Ngu thấy cũng hơi ngờ ngợ. Đã Hiền mà lại còn Ngu nữa, mới lạ đời!"

tangbong cafene
Đạo hữu giải thích hay lắm và hợp tình, hợp lý. Nhưng đạo hữu chê quyển kinh của tôi thì hơi quá đáng!.. :-P :D

Sở dĩ quyển kinh của tôi cũ kỹ và rách bìa te tua là vì quyển kinh đó xuất bản cách đây cũng hơn năm mươi năm (Phật lịch 2505) và qua tay nhiều người đọc, chứng tỏ quyển kinh này rất quý, vì đây là những chuyện kể về tiền thân của đức Phật khi tu hạnh Bồ tát...rất có giá trị cho những người tu học Bồ tát đạo. tangbong

Đến tay tôi thi nó trước sao nay vậy, nhờ tôi bảo quản kỹ lưỡng, đựng trong một cái hộp giấy bìa cứng chứa trong tủ sách gia đình, nên nó vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Đọc những câu chuyện tiền thân của đức Phât đăng trên mạng, tôi thấy hơi giống, bèn nhớ là những chuyện này có đăng trong kinh Hiền Ngu rồi.

Còn chuyện thấy khác đi, đó chính là chỗ "Tam sao thất bản" thôi ạ! :-P Cũng "No star where" :-P , miễn là ý chính của lời Phật dạy trong kinh vẫn "nguyên thủy". tangbong

Kính! tangbong tangbong tangbong
Hình ảnh


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường nhớ đến lịch sử nhà Hồ ở nước ta, thực sự Hồ Quý Ly là vị vua rất tài giỏi nhưng không được lòng dân vì mang tiếng giết cha lên làm vua. Không biết vua Hồ Quý Ly có giết cha không nhưng lịch sử viết lại người dân Việt lúc bấy giờ rất không phục vua Hồ Quý Ly về chuyện giết cha. Cho dù vua Hồ là người tài trí đưa ra biết bao chính sách an sinh xã hội, đem phúc lợi cho nhân dân nhưng không thu phục được lòng dân (Thời xưa chỉ con quan mới được đi học chữ nhưng vua Hồ đã cho xây trường học cho người dân đi học, xây các trạm xá chăm lo sức khỏe cho người dân, ...). Vì mang tiếng giết cha lên làm vua nên khi quân Trung Quốc qua xâm chiếm nước ta chỉ một đoàn quân nhỏ thôi trong khi quân nước Đại Ngu (Việt Nam bây giờ) rất đông nhưng không ưa vua Hồ nên không chống lại giặc ngoại xâm nên nhà Hồ kết thúc từ đó. Nếu người dân Việt Nam ta đi theo chính sách vua Hồ ngày xưa có thể nước ta bây giờ rất hưng thịnh, tiến bộ lắm. Dù tài trí đến đâu nhưng vua Hồ Quý Ly đã mang tiếng không có đức (Giết cha) thì không được lòng dân nên mất nước. Trong lịch sử Việt Nam thì vua Hồ Quý Ly là vị vua tài giỏi, lịch sử có nhiều vụ án oan mà không giải thích nổi như nói về chữ Nôm thì Cát Tường nhớ đến Nguyễn Trãi với vụ án "Vườn lệ chi" làm cho cả mấy dòng họ Ông bị trảm. Như thầy LaughingHaHa đã viết nước Đại Ngu không nên được hiểu là rất ngu, chí ngu mà là tên của một quốc gia theo họ của vị vua thời đó (Ví dụ như Cát Tường tên thật là Ác Bà thì chắc gì Cát Tường có lòng dạ ác độc nhưng có thể là rất ác độc). Hôm nay, Cát Tường viết chuyện về lịch sử Việt Nam tí chứ thầy LaughingHaHa đã giải thích rõ ràng và vui nữa về nghĩa của tên "Kinh Hiền Ngu".


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách