Kinh Hiền Ngu

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính Bác Bình:

Tôi có quyển sách "Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh", nhà Nguyên Ngụy, Sa môn Tuệ Giác, ở Quận Cao Xương dịch chữ Phạm ra chữ Hán, Thích Trung Quán dịch ra tiếng Việt do chùa Long Vĩnh, số 394, Trương Minh Giảng Saigon xuất bản năm Phật lịch 2505.

So sánh bài đăng trong diễn đàn và quyển kinh tôi hiện có, thấy lối dịch hơi khác nhau, tôi trích một đoạn bài viết của bác và một đoạn trong sách để so sánh, như sau:
binh đã viết:Kinh Hiền Ngu Quyển Thứ Nhất
Hán dịch: Sa Môn Tuệ Giác
Việt dịch: Thích Trung Quán

1/ Phẩm Thứ Nhất PHẠM THIÊN THỈNH PHÁP

Chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, tại đạo tràng Thiện Thắng. Cũng do lòng bi thiết cứu thế, hoằng pháp độ sinh, đã mất bao công gian khổ tu tập. Khi mới thành Phật, thấy vấn đề trên đối với tất cả chúng sinh khó, nên Ngài tự nghĩ rằng: "Tất cả chúng sinh mê tối thâm độc quá, lòng dạ đảo điên, kiến thức hẹp hòi, chỉ mê theo những lối tà đạo, rất khó giáo hóa, ta có ở đời cũng vô ích, chi bằng ta vào cõi Vô Dư Niết bàn là hơn".

Khi đó ông vua cõi trời Phạm Thiên biết Ngài tự nghĩ như vậy, liền từ trên trời bay xuống tận nơi, tới trước làm lễ, rồi qùy gối chắp tay cung kính thưa với Ngài rằng:

- Kính lạy Đức Thế Tôn! Vừa đây con được biết ý niệm của Ngài, vì thấy chúng sinh điên đảo khó giáo hóa, nên Ngài muốn vào Niết bàn, vậy con tới đây xin cầu thỉnh Ngài ở lại truyền Pháp cho đời, khiến ánh sáng chân lý lan tràn khắp cõi nhân gian thiên thượng muôn loài được thấm nhuần đức hóa, thoát qua khỏi luân hồi sinh tử trong sáu thú, đời đời được an vui tự tại nơi Phật Quốc. Kính xin Ngài hoan hỷ nhận lời thành kính cầu thỉnh của con.

Phật dạy: - Ông có lòng vì tất cả chúng sinh vậy cũng tốt, song tôi nhận thấy chúng sinh bị trần cấu che tối, say mê, tài sắc, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ, tham dục, sân si, lòng dạ đen tối không có chút trí tuệ gì, vì thế tôi có ở đời cũng chỉ luống công thôi! Nên tôi muốn vào Niết bàn là một sự an vui hơn.
Tôi đánh máy một đoạn trong sách, viết như sau:
HIỀN NGU NHÂN DUYÊN KINH
QUYỂN THỨ NHẤT
nhà Nguyên Ngụy, Sa môn Tuệ Giác, ở Quận Cao Xương dịch chữ Phạm ra chữ Hán

KINH TẠP - THÍ DỤ THỨ NHẤT
Phạm Thiên Thỉnh Pháp Sáu việc
PHẨM THỨ NHẤT
1.- Chính tôi được nghe, một thời Phật ở nước Ma Kiệt La, tại đạo tràng THIÊN THANG. Lúc mới thành Phật ngài tự nghĩ rằng: "Tất cả chúng sanh mê mờ tà đạo, thực khó giáo hóa, nếu ta ở đời mãi, cũng là vô ích, chẳng bằng ta vào cõi "VÔ DƯ NIẾT BÀN".

Khi đó, ông PHẠM THIÊN biết Phật nghĩ thế, liền từ trên trời bay xuống, trước Phật, lễ dưới chân Phật, rồi quỳ thẳng chắp tay khuyến thỉnh Phật, nên ở lại để truyền pháp cho đời (chuyển pháp luân)

Phật đáp: "Các loài chúng sanh, bị trần cấu che tối, say đắm cõi đời, không có chút tuệ tâm, nếu ta ở đời cũng chỉ luống công thôi. Như ý ta, thì chỉ diệt là diệt an lạc" (Ngưng trích...)

So sánh hai đoạn trên thấy lối dịch hơi khác nhau. Không biết sách của bác đang đăng do người nào sau này dịch lại, mà không thấy đăng tên người dịch, ngoài tên cố Hòa thượng Thích Trung Quán.

Sách này tôi được người anh họ tu tại chùa Phước Hòa ở quê ngoại, tặng cho trước khi lên đường sang nước Mỹ vào năm 1997. Sách cũ, bị rách bìa nhiều chỗ, tôi chụp lại hình quyển kinh đăng vào để chứng minh...
Hình ảnh
Kính.
Hình ảnh


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim và Kinh Hiền Ngu, có mẫu chuyện Bồ tát xả thân mạng cho cọp ăn thấy có nhiều chỗ khác quá, không biết sao.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhtinhtam thử trích một đoạn của hai quyển kinh vừa nói để tôi so sánh trong quyển kinh tôi đã đăng xem có khác nhau thế nào?

Bổ sung thêm chi tiết về quyển kinh "Hiền Ngu". Ở dưới cuối quyển sách có viết ba chữ Hán không biết nghĩa là gì!?
Hình ảnh
Người anh họ mẹ của tôi là đệ tử của vị thầy tại chùa Phước Hòa.

Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 31/10/15 16:31 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn battinh và bạn binh,

Sở dĩ có sự sai khác giữa 2 bản Kinh Hiền Ngu của bạn battinh và của bạn binh (để ý rằng bản của bạn binh dài hơn nhiều, dài gần gấp đôi bản của bạn battinh) là vì đó là 2 bản Việt dịch của 2 bản Kinh Hiền Ngu được viết theo 2 thể văn chữ Hán khác nhau. Bản của bạn battinh thuộc thể văn ngôn và là văn bản chính thức của Kinh Hiền Ngu trong Đại tạng kinh bằng chữ Hán. Còn bản của bạn binh là bản Kinh Hiền Ngu được viết theo thể văn bạch thoại tức là thể văn viết của người Tàu ngày nay.

Các sách xưa của Trung hoa được viết bằng văn ngôn. Văn ngôn là thể văn của giới quan lại và trí thức. Văn ngôn rất cô đọng và súc tích nên ngay chính người Tàu bình dân (nếu không được học) đọc cũng không hiểu. Chính vì vậy mà ngay từ xưa đã có khuynh hướng viết theo một thể văn mới gần với tiếng nói hơn (nói sao viết vậy) để cho mọi người đọc dễ hiểu và cũng dễ viết hơn. Khởi đầu là những bộ tiểu thuyết nổi tiếng rất được ưa thích vì được phổ biến rộng trong quần chúng. Đó chính là thể văn bạch thoại ngày nay. Dĩ nhiên rằng viết cho dễ hiểu (vì gần với tiếng nói) thì thường phải viết dài vì phải giải thích nhiều. Đó là lý do cùng một bản văn mà nếu viết theo thể bạch thoại thì bao giờ cũng dài hơn nếu viết theo thể văn ngôn.

Ngày nay các sách cổ của Tàu ngoài thể văn ngôn ở nguyên bản thì đều được chuyển thêm thành thể văn bạch thoại, mục đích là để cho quần chúng đọc dễ hiểu hơn. Kinh Phật cũng không ngoại lệ, rất nhiều Kinh Phật được chuyển thêm thành thể văn bạch thoại. Đó là trường hợp của bản Kinh Hiền Ngu bên trên. Hòa thượng Thích Trung Quán đã dịch cả hai bản văn này. Tuy nhiên cũng cần phải để ý khi đọc những bản văn bạch thoại được chuyển từ văn ngôn là khi chuyển sang thể văn bạch thoại thì vì muốn làm cho dễ hiểu hơn nên người chuyển thường diễn giải dài hơn. Cái nguy hiểm là sự diễn giải này có thể sai lầm vì chính người chuyển có thể hiểu sai ! :-P

Để tham khảo thêm:
Kinh Hiền Ngu bằng chữ Hán trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa:
http://www.cbeta.org/result/normal/T04/0202_001.htm
Bản bạch thoại chữ Hán của Kinh Hiền Ngu:
http://www.theqi.com/buddhism/sutra/sha ... index.html


tangbong cafene

Chữ Hán trên quyển sách bạn battinh chụp đưa lên là mấy chữ Kinh Hiền Ngu (đọc từ bên trái).


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LaughingHaHa đã viết:Chào bạn battinh và bạn binh,

Để tham khảo thêm:
Kinh Hiền Ngu bằng chữ Hán trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa:
http://www.cbeta.org/result/normal/T04/0202_001.htm
Bản bạch thoại chữ Hán của Kinh Hiền Ngu:
http://www.theqi.com/buddhism/sutra/sha ... index.html

tangbong cafene

Chữ Hán trên quyển sách bạn battinh chụp đưa lên là mấy chữ Kinh Hiền Ngu (đọc từ bên trái).
Cám ơn đạo hữu LaughingHaHa đã giải thích ba chữ Hán ở dưới cuối quyển sách là "Kinh Hiền Ngu". Vì dốt chữ Hán nên tôi không hiểu ba chữ đó là gì, nên đoán mò là tên của vị thầy tại chùa Phước Hòa. X-( :D

Hồi chiều sau khi tụng kinh, lạy Phật xong, tôi linh cảm rằng sẽ có đạo hữu vào giải thích, vì đạo hữu rất giỏi chữ Hán. Quả nhiên đúng như điều tôi đã nghĩ!

Kính, tangbong
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn các đạo hữu đã quan tâm và chỉ dẫn.
Nếu đ/h "Laughinh haha" không giải thích thì tôi cũng chẳng biết nói thế nào.
Xin chân thành cảm ơn. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Dạ.

Nếu bác battinh có đọc Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim của thầy Trí Quang dịch [hay bản dịch của Tỳ kheo ni Như Ấn hoặc Thích Nguyên Chơn] thì đem ra đối chiếu với Kinh Hiền Ngu.

Ở đây con lấy bản của thầy Trí Quang ra đối chiếu. Ở cuốn 10, phẩm 26. Đọc xong phẩm này sẽ thấy cọp mẹ có 7 cọp con; rồi đọc đến bài kệ 80, 81 và 82; sẽ thấy Phật nói vua, hoàng hậu, 3 thái tử, cọp mẹ và 7 cọp con là ai.

Còn ở Kinh Hiền Ngu, ở quyển nhất, phẩm 2:
Chỉ có 1 hổ mẹ và 2 hổ con, và thời hiện tại là ba mẹ con.

Bác battinh có kinh Ánh Sáng Hoàng Kim không? Nếu không con sẽ đưa link. Chứ trích đưa nguyên chánh văn lên dài lắm.

Con không biết có phải là 2 trường hợp hay không.

_/|\_ :)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhtinhtam đã viết:Dạ.

Nếu bác battinh có đọc Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim của thầy Trí Quang dịch [hay bản dịch của Tỳ kheo ni Như Ấn hoặc Thích Nguyên Chơn] thì đem ra đối chiếu với Kinh Hiền Ngu.

Ở đây con lấy bản của thầy Trí Quang ra đối chiếu. Ở cuốn 10, phẩm 26. Đọc xong phẩm này sẽ thấy cọp mẹ có 7 cọp con; rồi đọc đến bài kệ 80, 81 và 82; sẽ thấy Phật nói vua, hoàng hậu, 3 thái tử, cọp mẹ và 7 cọp con là ai.

Còn ở Kinh Hiền Ngu, ở quyển nhất, phẩm 2:
Chỉ có 1 hổ mẹ và 2 hổ con, và thời hiện tại là ba mẹ con.

Bác battinh có kinh Ánh Sáng Hoàng Kim không? Nếu không con sẽ đưa link. Chứ trích đưa nguyên chánh văn lên dài lắm.

Con không biết có phải là 2 trường hợp hay không.

_/|\_ :)
thanhtinhtam thân mến,

Nghi vấn này dẫn tôi nhớ lại cách đây khá lâu, khi tôi biết xử dụng máy Computer, tôi lên mạng tìm đọc kinh điển Phật Pháp, lần đến trang nhà "Tu viện Quảng Đức" bên Úc Châu do hai thầy Thích Nguyên Phương và Thích Nguyên Tạng chủ trì. Tôi thấy có đăng cuốn kinh Hiền Ngu dịch rất dài so với cuốn kinh Hiền Ngu tôi hiện có.

Năm đó, Tu viện Quảng Đức tái thiết lại ngôi chùa, tôi có cúng dường một số tịnh tài cho thầy Nguyên Tạng để làm kinh phí xây cất, tôi có ý định đăng cuốn kinh Hiền Ngu của tôi vì tôi thấy ngắn hơn so với kinh trên mạng, lúc đó không biết hỏi ai lý do vì sao lại có sự dài, ngắn như thế này.

Đến khi đọc kỹ lại cuốn kinh của tôi, thì thấy có rất nhiều lỗi chính tả và những chữ viết theo lối của người xưa. Vì lý do đó nên tôi hủy bỏ ý định đăng cuốn kinh Hiền Ngu này.

Trong kinh không có đăng bài kệ của Thái Tử Ma Ha Tát Đỏa đọc cho vua cha và hoàng hậu nghe. Về nhân vật chánh thì có vua, hoàng hậu, ba thái tử, một bà mẹ (cọp cái) và hai con (hai cọp con).

Tôi không có quyển kinh "Ánh Sáng Hoàng Kim" và cũng chưa từng đọc quyển đó.

_/|\_ : Cái biểu tượng này trông rất quen à nhe!

(^!^) :))
Hình ảnh


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Các bản kinh Việt văn ấn hành thời xưa, có bản con đọc rất trân quý, biên tập lỗi sai chính tả không nhiều; có bản thì lỗi quá trời lỗi, ví dụ chẳng hạn như con đọc sách kinh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh: kinh Tam Bảo [mua được từ cửa hàng Phật giáo] rất trân quí, nhưng đọc thấy có lỗi cũng nhiều, con lên trên thư viện huệ quang xem các bản xưa, vì có ý định biên tập dò từng chữ lại, nhưng mà xem xong thì hết muốn biên tập luôn, lỗi sai chính tả còn nhiều hơn bản sách con hiện có. Kinh Đại Bảo Tích và Hoa Nghiêm cũng thế, bản mới ấn hành gần đây chính tả ít sai, còn bản ấn hành lần đầu sai nhiều lắm.

Om, bác battinh chưa đọc Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim nữa, con hỏi vậy thôi chứ cũng nghĩ bác đọc rồi chứ. Link đây ạ:
http://fpmt.org/images/stories/teachers ... namese.pdf

(。◕‿◕。)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn các đ/h quan tâm.
Cái số lượng 2 cọp con hay 7 cọp con không quan trọng, quan trong là hành động cứu chúng sanh của Thái Tử .
Miễn là chuyển tải được ý nghĩa chính của câu truyện là được.
Vì vậy nếu kinh Hiền Ngu tôi đăng lên mà có sai lệch chút ít với các bản kinh mà các đ/h có sẵn, nhưng ý nghĩa chính vẫn không đổi thì mong các đ/h hoan hỷ bỏ qua cho.
Miễn là kinh này có lợi cho người đọc, thì vẫn chấp nhận được.
Kính


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Hay thật Cát Tường cũng dự định thỉnh đĩa và Kinh Hiền Ngu trọn bộ.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Hiền Ngu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi không biết tại sao gọi là "Kinh Hiền Ngu", nội hai chữ Hiền Ngu thấy cũng hơi ngờ ngợ. Đã Hiền mà lại còn Ngu nữa, mới lạ đời!

Cát Tường có thể giải thích dùm được không?

(^!^) :D
Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách