thỉnh kinh Giải Thoát Giáo

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

thỉnh kinh Giải Thoát Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch quý thầy,
Kính thưa quý vị đạo hữu,

Tôi đang tìm kinh GIẢI THOÁT GIÁO nhưng trên mạng không tìm được. Vì kiến thức hạn hẹp nên cũng không biết kinh này ở Bộ nào, tập nào, số hiệu bao nhiêu, ...

Vậy nên, quý đạo hữu nào có bản kinh điển điện tử hoặc biết kinh này ở bộ nào thì xin nhắn lại cho Thanh Tịnh Lưu Ly xin ạ.

Xin trân trọng cảm ơn


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: thỉnh kinh Giải Thoát Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch quý thầy,
Kính thưa quý vị đạo hữu,

Tôi đang tìm kinh GIẢI THOÁT GIÁO nhưng trên mạng không tìm được. Vì kiến thức hạn hẹp nên cũng không biết kinh này ở Bộ nào, tập nào, số hiệu bao nhiêu, ...

Vậy nên, quý đạo hữu nào có bản kinh điển điện tử hoặc biết kinh này ở bộ nào thì xin nhắn lại cho Thanh Tịnh Lưu Ly xin ạ.

Xin trân trọng cảm ơn
Chào bạn Thanh Tịnh Lưu Ly,

1. Vào google tìm "Kinh Giải Thoát Giáo" thấy không có. Tìm theo tiếng Tàu 解脫教經 (Giải Thoát Giáo Kinh) cũng không thấy có kinh nào mang tên như vậy. Vậy có thể dám chắc rằng không có kinh chữ Hán nào mang tên như vậy.

2. Vậy cần thêm những thông tin khác thí dụ như bạn đọc được tên kinh này ở đâu, nội dung của kinh đại khái là gì, hoặc là có thể tên kinh là khác chứ không phải như vậy, v.v...

3. Tìm thử tiếng Tàu 解脫經 (Giải Thoát Kinh) cũng không thấy có kinh nào tên như vậy. Chỉ thấy có kinh 大通方廣懺悔滅罪莊嚴成佛經 (Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Kinh) còn có tên là 聖大解脫經 (Thánh Đại Giải Thoát Kinh) chẳng biết có phải là bản kinh bạn tìm không (?) Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật có 2 bản dịch ở đây:

Hòa thượng Thích Trung Quán dịch:
https://www.niemphat.vn/downloads/giang ... n-dich.pdf
Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch:
http://www.buddhamountain.ca/VT2871_3Q.php


tangbong cafene


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: thỉnh kinh Giải Thoát Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Rất cảm ơn đạo hữu Laughinghaha.

Đây là tên một kinh điển có trong danh sách các ngày đại lễ Phật giáo. Theo tôi nghĩ kinh điển này thuộc hệ thống kinh điển Nam truyền (Pali). Nhưng hệ thống kinh Nam truyền tôi không có tài liệu.

Vậy đạo hữu có hoặc biết xin chỉ giùm ạ.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: thỉnh kinh Giải Thoát Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi ĐH Thanh Tinh Lưu Ly.
doccobo xin sao bài của ĐH battinh đăng để ĐH TTLL xem coi có hợp với ĐH không hay những ĐH nào có Duyên vì doccobo thô thiển hiểu bài này là MỘT TRONG NHỮNG TIỂU PHƯƠNG TIỆN CỦA NHƯ LAI THIỀN HAY THIỀN CỦA NHƯ LAI.

VÔ NGÃ
(Trích dẫn: "Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật"
Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam
Ban Hành Đạo Hội Thượng xuất bản năm 1974, trang 54-58)

Những người Tin Phật, những người tìm hiểu Đạo Phật đều biết rằng những gì của Vũ Trụ Vô Minh là một dòng sống liên tục, chuyển biến, ràng buộc làm cho chúng sanh ở trong ấy phải khổ triền miên. Đức Phật, người đã Chứng Ngộ được Chân Lý, đã thoát khỏi vòng ràng buộc của sự diễn biến triền miên Vô Minh kia, đem những cái gì mình đã biết, mình đã mở thông và nắm chắc được trình bày lại, gỡ từng mối lầm, từng giai đoạn của Vũ Trụ ra, để cho những người khác thấy và làm theo. Những người chưa biết gì cả có thể tự mình, nhờ sự lắng đọng trong tâm tư, nhờ sự Nhất Tâm Định Ý, suy gẫm được những sự trình bày của người đã Giác Ngộ. Và từ đó người Tu có thể nắm được, biết được Chân Lý gọi là Chứng Ngộ. Sự Chứng Ngộ có nghĩa là người Tu đã thấy được Chân Lý Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi và không còn đau khổ triền miên theo mộng tưởng nữa.

Người tu theo đạo Phật, dù là theo nhiều lý thuyết, nhiều đường lối, nhưng ai cũng có thể rút ngắn lại để hiểu rằng chỉ phá ngã chấp thì tu chứng. Ngã chấp là gì? Mỗi chúng sanh, hay nói tóm lại mỗi con người của chúng ta, sống bởi xác thịt và tư tưởng. Mình hãy suy tư thử xác thịt của mình do ờ đâu sinh ra? Có phải từ cái bào thai bởi những chất nước và hơi ấm hợp lại. Nước và hơi ấm tạo lần thành có thịt, có xương, trong đó có một sự hiểu biết tiềm tàng.

Khi con người được sinh ra, ai cũng có thể biết, nếu đem phân chất thì thấy rằng trong con người có hai phần, mà phần thứ nhất là Đất, Nước, Gió, Lửa. Những gì của xương, của thịt, của da thuộc về đất. (Theo khoa học Đông phương người ta phân làm năm loại là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Những chất gì cứng như là xương thì gọi là Kim, những gì mềm như là thịt, người ta gọi là đất là Thổ. Nhưng Kim cũng ở trong Thổ, có nghĩa là các loài Kim đều ở trong đất nên nhà Phật chỉ nói đất là đủ, chứ không có dùng danh từ chữ nho gọi là Thổ mà trong đó gồm có Kim). Nước là những phần ở trong người như nước miếng, nước mắt hay là máu. Gió là hơi, con người không có hơi thì không sống được bởi không có thở ra hít vào. Những luồng hơi ấy chạy toàn thân và làm cho có sức sống động. Lửa là hơi ấm, tức là chất nóng trong con người. Chúng ta thấy con người gồm có Đất, Nước, Gió, Lửa. Đất, nước, gió, lửa ấy tạo thành những yếu tố mà khi một người đàn ông và một người đàn bà, hai nguyên tố kia hợp lại để rồi lần tựa và đó là những gì diễn biến tuần tự theo tháng ngày. Con người sinh ra, lớn lên nhờ lúc nhỏ bú sữa và lúc lớn thì ăn uống. Những vật chất ấy lần lần làm cho con người càng ngày thân thể càng lớn, và sự lớn ấy là tứ đại đã hấp thụ truyền giao với tứ đại để lần lần nảy nở, chẳng khác nào chúng ta trồng cây hay là trồng đậu, trồng bắp, trồng lúa đã nhờ chất đất thu hút những gì của đất lên để sống. Tứ đại tức là Đất, Nước, Gió, Lửa.

Chúng ta suy gẫm: "Con người mình là gì?" Mình không thấy có mình nơi đâu. Có phải cái tay là của mình không? - Không phải. Có phải cái đầu của mình hay không? - Cũng không phải. Có phải thịt là của mình hay không? - Cũng không phải. Đó là những cái gì của vũ trụ vốn có trên trái đất này, vốn có đồng đều, ai cũng thế, loài vật cũng như loài người, cũng như cây cỏ, đó là Đất, Nước, Gió, Lửa. Vậy mình là cái gì? Ở đâu?

Phần thứ hai là tư tưởng, những gì mình suy nghĩ. Có suy nghĩ, có tưởng tượng, có cảm giác như là biết buồn, biết vui, biết ghét, biết giận, biết trái, biết phải, nghĩ cái này cái khác, chợt nghĩ và chợt không, những cái đó chúng ta nghĩ rằng không phải là đất, nước, gió, lửa được. Như thế, cái đó là cái của mình? Vậy mình là cái gì? Có phải là buồn hay vui? Nếu mình buồn thì mình buồn mãi, chứ sao lại có lúc vui? Nếu mình vui thì mình vui mãi, chứ sao lại có lúc buồn? Nếu mình nói cái này là trái thì muôn đời mình vẫn thấy nó trái mãi, chứ sao ngày mai lại nhận thấy nó phải? Vậy cái mình là cái tư tưởng ấy cũng không phải là có hẵn.

Đất, nước, gió, lửa tựa trên nhau để làm giềng mối nên một cái sống. Cái sống ấy liên tiếp dính chặt nhau bởi bốn chất đất nước gió lửa, chứ không có ta trong đó, có nghĩa là mình không thấy có mình trong bốn chất đất, nước, gió, lửa. Tìm lại tư tưởng, thì tư tưởng người nào cũng như người nào, con vật cũng như con người, thoạt vui thoạt buồn, phân biệt cái này trái cái nọ phải, phân biệt chuyện kia chuyện nọ, đây là bóng tối kia là ánh sáng, này là tiếng đàn nọ là tiếng sáo... tất cả những cái gì chúng ta cảm giác đều nó lúc thế này lúc thế khác, không tồn tại, không thực. Như thế, cái tư tưởng thoạt đến thoạt đi ấy không có nằm ở đâu, không có nắm bắt được, không chắc chắn nó là hình thù như thế nào, thì cũng không có mình ở trong đó.

Vậy mình là cái gì? Người đã thuyết ra cái thuyết ấy, người đã giác ngộ, đã nói ra điều đó, nhắc chúng ta rằng: "Trên cái vũ trụ vô minh này, hay nói một cách rõ ràng hơn là mỗi một con người trên thế gian, nếu suy nghĩ như thế thì mình không thấy mình ở đâu cả. Vậy cái gì làm cho mình sống liên tục? Cái gì làm cho mình biết rằng có mình sống? Suy đi tính lại nhiều năm tháng ngày giờ, nhờ môn tham thiền và những phước dức khác, vọng tưởng của chúng ta không còn, cái suy nghĩ hoang mang, vấn vương theo đời chấm dứt, chúng ta định ý để suy nghĩ mãi: "Mình là cái gì? Ở đâu? Ai sinh ra mình? Mình từ đâu đến và chết rồi đi về đâu? Cái gì là của mình để mà không thấy, để mà chạy theo đời mãi mãi là khổ là sướng, kết cuộc rồi cũng tiêu tan, và không biết tiêu tan rồi còn cái gì nữa?"

Theo những điều đó suy nghĩ mãi một thời gian thì người tu thoạt nhiên thấy được cái không có mình; và không có mình tức là có mình. Không có mình có nghĩa là thấy cái đất nước gió lửa không phải là của mình, thấy cái tư tưởng thoạt vui thoạt buồn không phải là của mình, cho nên khi rời cái không phải của mình một cách chắc chắn rồi thì mới thấy cái Chân Lý hiện tại. Cái Chân Lý ấy mới là cái mình, cái mình ấy gọi là Phật Tâm, gọi là Chân Lý Không Sinh Tử, không hề có sự đau khổ nữa. Đó là người CHỨNG NGỘ.

Người Chứng Ngộ như thế thì thấy rằng mình đoạn tuyệt với những gì là dòng sống lên tục của thế gian, không bị ràng buộc bởi dòng sống liên tục của thế gian nữa, không bị ảnh hưởng của đất nước gió lửa và cái tư tưởng của Vũ Trụ Vô Minh xô đẩy nữa. Thế nên mình sống trong cái khoảng cách của Chân Lý và Vô Minh, trong đó mình được cái Chân Lý gọi là Mình Thực và thoát khỏi cái đất nước gió lửa, cái tư tưởng thoạt vui thoạt buồn. Người ấy là người Chứng Ngộ, gọi là người được cái Trí Tuệ Căn Bản Hoàn Toàn, hay gọi là Chứng Ngộ cái Chân Tâm, hay là Bản Thể, cũng gọi là A Lại Da Tâm, cũng gọi là Chân Lý Thường Còn. Người được như thế thì dù có sống ở đời, họ đã nắm lấy cái Hạnh Phúc Hoàn Toàn để tự sống riêng biệt lấy mình, không ai có thể biết đến. Trong thời gian họ được như thế, họ sống trên cuộc dời thì họ nghĩ rằng: "Những gì ta thuận duyên với cuộc sống, đó chỉ là dư nghiệp, hay cũng gọi là dư sinh. Dư sinh có nghĩa là cái sống của đất nước gió lửa và tư tưởng nọ tạm bợ theo mình, cũng như con kiến nó bò trên trái banh, trái banh lăn thì con kiến đi theo, trái banh không phải là con kiến, nhưng mặc kệ con kiến, trái banh cứ để cho con kiến nọ tựa, nó bò tạm một đoạn nữa rồi nó đi đâu nó đi. Cái Chân Lý của mình đã nắm bắt được, nhưng hiện tại cái đất, nước, gió, lửa và tư tưởng của mình đã đào tạo ra giữa cuộc đời diễn biến lầm lẫn này thì mặc kệ nó, để nó tạm tựa vào Chân Lý sống một thời gian nữa; và khi nó đã đến ngày từ bỏ thì mình cũng sẽ về với Cuộc Sống Thường Còn Của Mình".


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách