Tôi muốn hỏi?

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chủ đề tôi muốn hỏi? tôi muốn biết...Và tôi muốn tham gia Diễn đàn Phật giáo như thế nào.v.v.

Chào các bạn,
Các bạn thích viết bài, muốn trao đổi về Phật học mà không biết bắt đầu từ đâu...Hoặc các bạn có tâm sự mà không biết có hỏi cùng ai.v.v. Thì nơi đây, có thể giúp cho bạn bước ban đầu, cùng nhau chia sẽ học Phật. Nếu như còn ngần ngại, các bạn có thể hỏi riêng một ai đó bằng email cũng tốt.

Trong Phật học thì không có ai cao thấp so sánh giáo lý, bạn bằng tôi, hay tôi bằng bạn. Mà chỉ có người biết giáo lý trước hoặc sau thôi. Do đó tn giới thiệu cho các bạn tìm và có ngay "Bản đồ Phật Học". Đó là bộ Phật Học Phổ Thông, là sách giáo khoa của cố HT. Thích Thiện Hoa.

Sách dạy, từ đời tới đạo, từ cách làm người cho tới dạy làm Bồ tát như thế nào. Rồi từ lý thuyết sẽ đi đến thực hành.

Sách dạy cho mọi lứa tuổi, cho mọi người. Và cho tất cã các hàng Tứ chúng Phật tử. Trong đó vỉ nhiên là có bạn và tôi!

Sách giảng: Vị chi là 12 khóa giảng. Thời gian vừa dạy vừa viết thành một bộ sách phải mất hơn 13 năm (1953-1965). Lời của cố HT. Thích Thiện Hoa.
Trong nội dung cố HT dạy từ cách thọ trì Tam qui, ngũ giới, thờ cúng cho tới tất cả Pháp tánh, triết lý sâu sắc của các bộ kinh có giá trị như là Kinh Viên Giác, Kim Cang, Bát Nhã, Thủ lăng Nghiêm kinh...Điều vỉ nhiên là có các pháp căn bản hành trì, Như Tứ Diệu Đế, Tứ nhiếp Pháp, Tứ vô lượng Tâm, Lục hòa, Lục Độ Ba La Mật.v.v.

Rất vui cùng các bạn tham khảo nghi vấn tại đây.

Thân ái
==============================
Google: Phật Học Phổ Thông?

Các bạn có thể tìm sách ở các chùa, tu viện Phật học...
Các bạn có thể tìm trên google. com...

Hoặc trên Tự điển Đại tạng kinh Việt Nam. http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... _gi%C3%A1o

Tìm kiếm: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... BB%87n_Hoa

Thể loại: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... A%A1i:PHPT

Lưu giữ tài liệu: https://sites.google.com/site/layphat/i ... the-loai-1

(Ghi chú: Bộ PHPT nay đã hoàn tất trên Tự điển Đại Tạng Kinh Việt Nam, và có sửa lại các danh từ cũ cho hợp thời. Ví dụ như danh từ "Tiểu thừa", nay sửa lại là Phật giáo Nam Tông, Nguyên thủy hay Hàng hữu học. Cho hợp tình, hợp lý với tất cả Phật tử học Pháp Bắc Truyền cũng như Nam Truyền điều bình đẳng như nhau.v.v.)

Rất vui cùng các bạn tham khảo nghi vấn tại đây. cafene


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Khuyết điểm hay ưu điểm ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn,

Sau khi các bạn đọc qua các bài PHPT. Và muốn tham khảo Diễn đàn, thì nên nghĩ về sự ưu điểmkhuyết điểm của người học Phật như thế nào.

Thông thường chúng ta hay có tâm mơ tưởng, khi có được 10 đồng thì muốn có 20 đồng. Khi người học trung học, thấy người học đại học hay Tiến sĩ thì khen hết lòng hoặc nhìn các bạn trẻ còn đang học tập thì tỏ ý chê bai. Đó là tâm so sánh của chúng ta, nhưng khi ta dụng tâm so sánh thì sẽ trở ngại và sanh ra phiền nảo rất nhiều.

I. Ngũ thừa Phật giáo hiểu thế nào...

Về căn bản thì các bạn biết qua về ngũ thừa, và ba thời kỳ phát triển Phật Giáo như thế nào... Trong Ngũ thừa Phật giáo thì có: Nhơn thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên giác hay Bồ tát thừa.v.v. Về Pháp tướng hành trì và thọ giới thì có nhiều ít (chớ không phải là cao thấp).
Nếu nói cao thấp thì người tu nhơn thừa không được giải thoát hay vãnh sanh Tịnh độ sao?
Còn người tu Bồ Tát Giới, hành trì lục độ ba la mật mà không hành trì thì có cao thấp với người tu Nhơn thừa hay Thiên thừa không?

Do đó, nếu bạn lấy tâm so sánh giống như đời thì không thể đúng hoàn toàn, và sẽ gặp trở ngại khi cùng bạn đạo thảo luận. Trong sách sử thường dạy "Ai ăn nấy lo, không ai tu dùm ai" là vậy.

II. Khái niệm về Pháp tướng và Pháp tánh:

Riêng về ba thời kỳ phát triển Phật Giáo, trong Sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ...
Thì trong lúc người mở ra bài thảo luận viết về Pháp tướng (Vô thường, khổ, vô ngã). Mà ta đem Pháp tánh ra luận thì cũng sẽ sanh ra phiền não.

Ngược lại người trích dẫn các Phát tánh hệ Bát Nhã, hay Mật Tông Pháp mà bạn đem Tam pháp ấn vào thảo luận cũng không hợp với logic.

III. Kinh điển Nam Tông, Bắc Tông:

Nếu chúng ta học Kinh thì phải tìm rõ nguồn gốc của kinh thuộc hệ gì... Sau đó là phân biệt kinh thuộc về chư Tổ và nơi xuất xứ của Kinh. Sách giảng của Cố Tăng Ni chúng ta có thể sao chép nhưng không tùy tiện phê bình và sửa lại nội dung của bài giảng. Thì mang tội bất kính Pháp, mà còn sanh tánh ngã mạn. Chỉ có trường hợp Bất khả khán, văn ngữ phong kiến, và văn ngữ ngày nay viết sao cho hợp với thời đại. Nhưng mục tiêu chánh là đem lại phong nhã hòa đồng kiến thức trong "Lục hòa, Phật dạy". Điều này tôi thú nhận có sửa lại toàn bộ, bộ sách PHPT. Như đã nói trên. Có lẽ sự thắc mắc này Quí vị sẽ cảm thông và bỏ qua.

Tóm lại, chúng ta không dùng tâm đời ra so sánh mà phân biệt theo nhất quán học tập và thảo luận cho hợp với logic của bạn đạo hay đời.

I. Ngũ thừa Phật giáo hiểu thế nào...viewtopic.php?f=40&t=8634#p64432
II. Ba thời kỳ phát triển Phật Giáo...viewtopic.php?f=32&t=5829&start=170#p64712
III. Kinh điển Nam Tông, Bắc Tông...viewtopic.php?f=47&t=8643


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Cho và nhận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Có một lần tôi được đọc một câu chuyện viết về thầy Thiên Ân của một tác giả nữ, cô này là đệ tử của thầy. Khi thầy Thiên Ân sắp mất, cô thường hay đến thăm thầy và cô rất buồn khi chứng kiến cái cảnh thầy đau đớn vì bệnh tật.

Cô suy nghĩ hoài mà không biết làm gì cho thầy vui, để thầy bớt đau. Một hôm khi cô hỏi: “Thầy muốn con làm gì?” thì thầy bảo cô mua cho thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần, đã 7 giờ tối, các tiệm lớn đều đóng cửa, nhưng thầy muốn cô đi mua ngay.

Cô đành chạy ra một tiệm nhỏ lúc đó còn mở cửa mua ngay chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ rất hoan hỷ. Còn cô thì khỏi phải nói, rất vui vì làm được một việc vừa lòng thầy.


Sau đó ít lâu thầy qua đời. Khi cô tới dọn dẹp phòng thầy, cô thấy trong tủ thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ cô mua biếu thầy hôm nọ thuộc loại tầm thường nhất.


Cô chợt tỉnh ra. Tưởng là cô đã làm cho thầy vui. Cô là người cúng dường, là người làm phước. Thực ra, chính thầy đã cho cô cơ hội để cô được vui một lần cuối với thầy, để cô được phước báu. Vậy là chính cô mới là người nhận, người mang ơn.

Từ câu chuyện đó, cô nhận biết trong cuộc đời nghĩ tới cùng nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận lại là người cho. Không biết ai là người cho ai và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn đời và cám ơn nhau vậy.
================
Cho và nhận là tài liệu tham khảo trên Giác Ngộ online, Cho và nhận cũng là cùng nghĩa với Cầu Pháp và Bố thí Pháp.

Nhưng có lúc cũng không hiểu là mình đang cho hay nhận đây.

Vì vậy, xin đặt ra 3 câu hỏi:

Trong 3 thảo luận này: Nghịch luận, Trung luận và Thuận luận nơi Diễn đàn. Nghĩa là gì?


Thân


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Nghịch luận là: đưa ra những ý kiến ngược với đối phương rồn đối phương vào thế không còn đường phản bác lại nhằm làm cho đối phương nhận ra cái sai.
Trung luận là: đưa ra ý kiến có ẩn ý không nhằm vào ai cả người tinh tế thì nhận ra còn kẻ sơ cơ thì chẳng hiểu.
Thuận luận là: thuận theo cái hiểu của đối phương mà đưa dần dần đối phương đến cái đúng.

Thông thường người sử dụng trung luận thì bị kẻ sơ cơ cho là tự cao tự đại, tự khoe mình.
Còn dùng nghịch luận thì hay bị kẻ sơ cơ dùng lời lẽ không hay nhục mạ lại.
Dùng kiểu thuận luận thì dài dòng văn tự không thể một lúc mà nói hết được.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

dieungo đã viết:Nghịch luận là: đưa ra những ý kiến ngược với đối phương rồn đối phương vào thế không còn đường phản bác lại nhằm làm cho đối phương nhận ra cái sai.
Trung luận là: đưa ra ý kiến có ẩn ý không nhằm vào ai cả người tinh tế thì nhận ra còn kẻ sơ cơ thì chẳng hiểu.
Thuận luận là: thuận theo cái hiểu của đối phương mà đưa dần dần đối phương đến cái đúng.

Thông thường người sử dụng trung luận thì bị kẻ sơ cơ cho là tự cao tự đại, tự khoe mình.
Còn dùng nghịch luận thì hay bị kẻ sơ cơ dùng lời lẽ không hay nhục mạ lại.
Dùng kiểu thuận luận thì dài dòng văn tự không thể một lúc mà nói hết được.
kinhle Đúng vậy, Đạo hữu Diệu Ngộ nhận xét hoàn toàn đúng 100% tangbong .

Nơi tiêu đề nào có "Nghịch luận" thường là có "actie" Vui hoặc tranh cải, sử dụng tất cã văn chương phàm tục, thánh nhân. Đến cuối cùng một bên chỉ đúng phân nửa. Nếu không kham nhẩn là bỏ cuộc. Được cái này, mất cái kia.

Trung luận và Thuận luận thường giúp cho hành giả dể hòa nhập vào cộng đồng.

Khéo tác ý, Hành giả hoán đổi từ Nghịch luận trở thành Trung luận, hay từ Thuận luận biến đổi lại là Trung luận, Điều này tôi nghĩ là có thể được? #-o


Thân ái,

Cảm ơn đ/h Diệu Ngộ, tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi muốn hỏi: "actie" nghĩa là gì? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

battinh đã viết:Tôi muốn hỏi: "actie" nghĩa là gì? :D
Actie là tiếng Netherland (Nước Hòa Lan) = Giống như " Action " Tiếng Anh (Nghĩa làm điều đặc biệt, khác hơn thông thường. Tiếng lóng là làm nổi, chơi nổi.)

Thỉnh thoảng dùng từ việt viết không hết nghĩa, nên lâu lâu cũng chem, chấm, mút, cho nó thêm khoái khẩu vị.

Nếu không khoái khẩu chỉ thích ăn đặt vị đồ Việt! Batting xin cho biết, để đổi thức ăn?


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Nếu coi nghịch luận như thế này:

Mã: Chọn hết

Nơi tiêu đề nào có "Nghịch luận" thường là có "actie" Vui hoặc tranh cải, sử dụng tất cã văn chương phàm tục, thánh nhân. Đến cuối cùng một bên chỉ đúng phân nửa. Nếu không kham nhẩn là bỏ cuộc. Được cái này, mất cái kia. 
Actie là tiếng Netherland (Nước Hòa Lan) = Giống như " Action " Tiếng Anh (Nghĩa làm điều đặc biệt, khác hơn thông thường. Tiếng lóng là làm nổi, chơi nổi.)

Thỉnh thoảng dùng từ việt viết không hết nghĩa, nên lâu lâu cũng chem, chấm, mút, cho nó thêm khoái khẩu vị. 
thì không phải mà gọi là trợ búa cãi vã
Dùng nghịch luận phải có trí tuệ.
VD:
Ngày xưa có ông Trường trão Phạm-chí (Câu-hy-la) là cậu của Tôn giả Xá-lợi-phất. Ông này rất thích biện luận. Một hôm ông biện luận với người chị của ông lúc ấy đang mang thai Xá-lợi-phất và ông bị thua bà chị. Ông nghĩ: Những lần trước chị ta biện luận thua ta, nay chị ta hơn ta thì có lẽ lần này là do cái bào thai trong bụng tác động đến chị. Bây giờ ta thua chị chưa xấu hổ mấy, nhưng mai đây sẽ thua cháu nữa thì xấu hổ quá ! Ông bèn bỏ nhà ra đi, tầm sư học đạo để sau này biện luận cho hơn người cháu. Ông đi từ xứ nọ đến xứ kia tìm thầy học. Người ta hỏi ông muốn học gì?
Ông nói:
- Tôi muốn học tất cả kinh sách trong đời.
Người ta bảo:
- Ông nói khoác, suốt đời ông học một bộ kinh đã được chưa mà nay bảo sẽ học hết kinh sách.
Ông rất bực mình: Ở nhà thì thua chị, đến đây thì bị người ta châm biếm. Cho nên ông cố gắng học hết 40 đại kinh của Bà-la-môn. Ông học đến nỗi không có thì giờ cạo tóc, cắt móng tay. Vì thế người ta gọi ông là Trường trão Phạm-chí (là ông Phạm-chí có móng tay dài). Sau khi học xong ông tự thấy mình có khả năng biện luận vững vàng rồi, ông bèn trở về nhà thăm chị và hỏi người cháu ở đâu.
Người nhà bảo:
- Người cháu đã đi theo đức Cù-đàm rồi.
Ông hỏi:
- Cù-đàm là người nào mà có thể quyến rũ cháu ta là một người thông minh, tài giỏi từ trong bào thai?
Ông bèn đi tìm Xá-lợi-phất. Khi đến chỗ Phật, ông nghĩ: Ông này đã quyến rũ được cháu ta chắc không phải là tay vừa. Bây giờ ta có nói gì chắc cũng sẽ bị bác, hễ có ngôn ngũ tức sẽ bị bác. Thôi thì ta sẽ nói là không lãnh thọ gì hết.
Ông tìm tới gặp cháu là Xá-lợi-phất, thăm hỏi Phật xong rồi, ông nói:
- Sa-môn Cù đàm này, ông có biết không, tất cả pháp, tôi không thọ pháp nào cả.
Ông nghĩ nói như vậy thì Phật sẽ không bác được, vì nhất thiết pháp bất thọ thì Phật căn cứ vào đâu mà bác được! Không ngờ Phật hỏi lại: -Vậy cái nhất thiết pháp bất thọ đó, ông có thọ không?
Lúc ấy ông rất lúng túng. Ông nghĩ: Bây giờ nói thọ thì mâu thuẫn quá, vừa mới nói không thọ đó mà bây giờ bảo có thọ.
Ông bèn trả lời không thọ.
Phật nói:
-Ông không thọ thì ông cũng như bao nhiêu người khác, chứ ông có gì đặc biệt đâu mà ông tự kiêu, đến đây để tranh luận?
Nếu kẻ sơ cơ ngộ ra thì quay lại cám ơn, nếu không ngộ thì đành chịu sự sân hận của hạng này vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Nikàya và A-hàm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya'

Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Ðó là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã...

Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật tuyên thuyết.

I. Lịch sử kiết tập kinh điển

Sau khi Ðức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng, một đại hội được triệu tập để tụng đọc lại những lời Ðức Phật dạy nhằm giữ gìn kho tàng Pháp bảo. Ðây là lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

1.Sau khi Phật nhập diệt 100 năm, một đại hội khác được triệu tập để minh định lại những gì là đúng với lời Phật dạy và những gì đi lệch hướng; chủ yếu là một vài vấn đề tranh cãi về giới luật, có 10 điều mới phát sinh:

2.Diêm tịnh, chỉ tịnh, tụ lạc gian tịnh, trụ xứ tịnh, tùy ý tịnh, cửu trụ tịnh, sinh hòa hiệp tịnh, bất ích lũ ni sư đàn tịnh, thủy tịnh, kim tiền tịnh.

3.Những vị cho 10 điều trên là phi pháp đã tách riêng thành Thượng tọa bộ, những vị chủ trương thực hiện 10 điều cải cách thì tách riêng thành Ðại chúng bộ. Sự phân chia đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Những kinh điển của cả hai bộ phái vẫn là kinh điển Nguyên thủy và vẫn duy trì bằng phương thức đọc tụng thuộc lòng chứ không viết thành văn. Ðây là lần kiết tập kinh điển thứ hai.

4.Lần kiết tập kinh điển thứ ba vào khoảng năm 200 đến 234 năm sau khi Ðức Phật nhập Niết-bàn. Hai bộ phái chính là Thượng tọa và Ðại chúng sản sinh ra nhiều bộ phái, gồm khoảng 20 bộ phái.

5.Giáo lý được giải thích tùy theo khuynh hướng của bộ phái. Trong đó, Ðại Thiên (Mahadeva), một học giả Phật tử khá nổi tiếng đã đưa ra 5 điều giới hạn của quả vị A-la-hán: Dư sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập và đạo nhân thanh cố khởi.

6.Ðiều đó làm mọi người hoang mang. Từ ảnh hưởng chủ trương của Ðại Thiên và mặt khác - ảnh hưởng của giáo nghĩa Bà-la-môn lẫn lộn vào giáo lý Phật giáo, vua A-dục quyết định ủng hộ triệu tập đại hội Phật giáo dưới sự chủ tọa của ngài Moggalipputta Tissa (Mộc-kiền-liên Ðế-tu), thầy của vua A-dục.

7.Kỳ này gọi là lần kiết tập thứ ba, chấn chỉnh lại sự pha tạp trong giáo lý. Thượng tọa bộ lúc bấy giờ được gọi là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada), được vua A-dục đỡ đầu và ủng hộ mạnh mẽ. Phân biệt thuyết bộ là cha đẻ của Ðồng diệp bộ,

8. Chính Ðồng diệp bộ (Tamrasatiyah) đã kiết tập 5 bộ Nikàya rất đầy đủ. Năm bộ Nikàya này được hoàng tử Mahinda sau khi xuất gia đem khẩu truyền ở Tích Lan.

9.Một hệ phái khác khá mạnh cũng phát xuất từ Thượng tọa bộ là phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) không được vua A-dục ủng hộ vì họ chủ trương luận lý hơn là kinh luật. Họ chuyển dần lên Ðông bắc Ấn, đặt căn cứ địa tại Ca-thấp-di-la (Kasmira), dần dần họ truyền bá chánh pháp toàn cõi biên cương phía Bắc và sang các nước lân cận.

10.Ðến đời vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniskha), nhà vua hết lòng ủng hộ và tổ chức đại hội kiết tập kinh điển. Ðây được coi như lần kiết tập kinh điển thứ tư, vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch. Truyền thống Phật giáo Bắc tông được truyền bá từ phái này qua 4 bộ A-hàm, Luật tạng và một số luận thư. Kỳ kiết tập này mới được chép thành văn.

11. Riêng 5 bộ Nikàya được Mahinda mang qua Tích Lan vẫn giữ phong cách truyền khẩu cho đến khi một đại hội kiết tập được tổ chức tại Tích Lan ở làng Aluvihata. Ðây là lần đầu tiên 3 tạng Pàli được chép bằng chữ trên lá buông vào năm 83 trước Tây lịch. Lần này gọi là lần kiết tập kinh điển thứ tư Kinh tạng Nikàya.

II. Các Bộ A-Hàm và Nikàya

1. A-hàm (Agama) dịch là Pháp quy hay Vô tỷ pháp, gồm có 4 bộ:

a/. Trường A-hàm (Dirghagama), 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch (412 TL, y cứ Pháp tạng bộ).

b/. Trung A-hàm (Madhyamagama), 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva) dịch vào khoảng năm 397 TL. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.

c/. Tạp A-hàm (Samyukta-agama), 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (Gunabhadra) dịch năm 435 TL (y cứ của Hữu bộ.

d/. Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-agama), 50 quyển.

2. Nikàya bộ gồm 5 quyển:

1.. Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).

2. Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).

3. Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya).

4. Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya).

5. Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka-Nikàya).

Trường A-Hàm tương đương với Trường Bộ - chép những bài pháp dài.

Trung A-Hàm và Trung Bộ chép những bài pháp bậc trung.

Tương Ưng Bộ tương đương với Tạp A-Hàm - chép những lời kinh có nội dung tương tự nhau.

Tăng Nhất và Tăng Chi - chép những bài sắp xếp theo con số.

Riêng Tiểu Bộ Kinh thì Pàli tạng mới có - ghi chép những câu kệ vắn tắt.

III. Những Ðặc Ðiểm của Giáo Lý Nguyên Thủy

1. Cả hai truyền thống A-hàm và Nikàya đều thuộc truyền thống Nguyên thủy, mặc dù con đường truyền bá có khác nhưng nội dung thì không khác nhau mấy. Tư tưởng của hai truyền thống đều giữ được phong cách và hương vị của thời Nguyên thủy Phật giáo.

2. Cả hai được giữ gìn bằng phương thức khẩu truyền suốt một thời gian khá dài khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt.

3. Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú nên rất dễ chán khi đọc. Tuy nhiên kinh phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo... của xã hội đương thời.

4. Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.

5. Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội... rất dễ trích dẫn và dễ nhớ.

6. Tư tưởng Nguyên thủy chứa đựng tư tưởng gốc hay tư tưởng nền của tư tưởng Ðại thừa.

IV. Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa

Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo.


Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:

1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Ðại thừa khoảng thế kỷ thứ I trước hoặc sau Tây lịch.

2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn Bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.

3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Tích Lan) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa khi nói đến Nam tông Phật giáo.

4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống: Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển.

Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển - cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị của nó.

5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:

a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc Ðạo sư.

b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.

c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.

Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất.

Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.


Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành./.Thích Viên Giác


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đây là chuyên mục giới thiệu trangh Phật giáo. Đề nghị đạo hữu Thien Nhan hoan hỷ chỉnh sửa lại bài viết. Các nội dung không phù hợp nội dung chuyên mục xin hoan hỷ di chuyển đến đúng chuyên mục


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:Đây là chuyên mục giới thiệu trangh Phật giáo. Đề nghị đạo hữu Thien Nhan hoan hỷ chỉnh sửa lại bài viết. Các nội dung không phù hợp nội dung chuyên mục xin hoan hỷ di chuyển đến đúng chuyên mục
Email của TTll đã viết: Xoá bài viếtBáo cáo tin nhắn riêngTrích dẫn tin nhắnđề nghị chỉnh sửa lại bài viết
Ngày gửi: 21/Tháng 6/'12, 13:10
Người gửi: Thanh Tịnh Lưu Ly
Người nhận: Thien Nhan

Xin hoan hỷ chỉnh sửa lại bài viết sau
Trước khi tôi làm theo lời yêu cầu của đ/h T T LL, tôi cần biết chính xác sự yêu cầu "Tôi sai vi phạm" ở nơi đâu, Nếu thật sự như vậy thì xin cộng đồng thành viên diễn đàn cho ý kiến.

Cho biết lý do gì tôi phải sửa nội dung?

Riêng cá nhân của tôi thì:
1. Những bài viết này vì lợi ích học hỏi hơn là tư lợi, tôi không có tự quảng cáo cái web cá nhân. (Với mưu sự cầu danh. )

2. Những tiêu đề này hầu như điều nằm trong diễn đàn đại tạng kinh; Tự điển Đại tạng kinh; và Đại tạng kinh ViệtNam cùng một nguồn gốc. Lý lẽ phải ưu tiên hơn là các web. Ngoài lề của các trang web Phật giáo. Cớ sao lại không được phép.

3. Quí vị thành viên đọc lại đoạn này của BQT thành lập forum tại hàng cuối cùng của forum: " Diễn đàn được xây dựng và phát triển bởi tất cả các thành viên "
Xin hỏi: diễn đàn này có phải là của cộng đồng Phật tử người Việt hay là của Admin hoặc các mod ?

======== kinhle Nghi vấn chung của cộng đồng thành viên bình luận ? =P~ :D ========

Tuy rằng mod đại viện cho diễn đàn về kỷ thuật để theo nội quy mà hòa hợp dung hòa đúng với danh nghĩa phục dụ cho cộng đồng. Chớ không phải vì ý cá nhân mà hành động. Ngoại trừ Ngài là bồ tát.

Nếu thành viên có vi phạm cộng đồng thì cũng để cộng đồng bình phẩm nhân cách vị phạm nặng nhẹ. Chớ không phải một ý kiến cá nhân của một mod. (Ngoại trừ là nhà của mình, web của mình. )


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Tôi muốn hỏi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

1. Đạo hữu phải biết đây là chuyên mục dành cho giới thiệu website Phật Pháp. Nên phải có nội dung giới thiệu cho đúng chuyên mục. Tất cả các nội dung khác xin hoan hỷ gửi vào chuyên mục khác.

2. Nếu bất cứ việc gì không tự soi xét được mà phải
Thien Nhan đã viết:xin cộng đồng thành viên diễn đàn cho ý kiến
thì xin tùy hỷ.

Thanh Tịnh Lưu Ly không tranh luận thêm vì TTLL tự nhận thấy không cần phải tranh luận. TTLL sẽ di chuyển bài viết nếu đạo hữu không tự sửa.

Thân mến
Thanh Tịnh Lưu Ly


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách