Khóa Thiền Vipassanā Quốc tế “Tứ niệm xứ - Pa Auk năm 2012”

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Khóa Thiền Vipassanā Quốc tế “Tứ niệm xứ - Pa Auk năm 2012”

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Thiền viện Nguyên Thủy
THÔNG BÁO

Được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ theo Công văn số 173/TGCP-HTQT ngày 02-03-2012, Thiền viện Nguyên Thủy xin thông báo với chư Tăng Ni, Phật tử được rõ:
Thiền viện Nguyên Thủy sẽ tổ chức Khóa Thiền Vipassanā Quốc tế “Tứ niệm xứ - Pa Auk năm 2012”, do Thiền sư ASHIN AGGANNA, Thiền sư U TEJINDA, quốc tịch Myanmar hướng dẫn, khai mở khoá thiền kể từ ngày 07-05-2012 đến ngày 04-08-2012, gồm 06 khoá Thiền, mỗi khóa Thiền là 10 ngày:
Khóa 1: từ ngày 07-05-2012 đến ngày 16-05-2012.
Khóa 2: từ ngày 23-05-2012 đến ngày 01-06-2012.
Khóa 3: từ ngày 08-06-2012 đến ngày 17-06-2012.
Khóa 4: từ ngày 24-06-2012 đến ngày 03-07-2012.
Khóa 5: từ ngày 10-07-2012 đến ngày 19-07-2012.
Khóa 6: từ ngày 26-07-2012 đến ngày 04-08-2012.
Kính mời chư Tăng Ni, Phật tử và các hành giả đăng ký tham dự các khóa tu Thiền kể từ ngày ra thông báo này với Ban Tổ chức Thiền Viện NGUYÊN THỦY,
Địa chỉ: Số 33A, đường 10, khu phố 1, phường Cát Lái, quận 2, Tp.HCM.
ĐT : 08. 3742 0214 – DĐ : 0902 533 086 – 0909.832.842
Ban Tổ chức Thiền viện Nguyên Thủy
TT. PHÁP CHẤT Trụ Trì
NỘI DUNG TU THIỀN TỨ NIỆM XỨ

TẠI THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY

1. LỊCH SỬ THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY: Thiền viện được thành lập năm 1968 do Hoà Thượng Hộ Tông sáng lập. Diện tích khoảng 3 hecta nằm trên địa bàn Quận 2 Tp. Hồ Chí Minh. Khung cảnh rất thích hợp cho những vị chân tu sống đời phạm hạnh, lại càng thích hợp với những nguời tu tập pháp môn thiền quán. Hoà Thượng thành lập chùa có hai chủ ý: Một là thành lập trường đại học Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, hai thành lập trung tâm Thiền Tứ Niệm Xứ quốc tế, tuy nhiên duyên lành chưa hội đủ nên Hoà Thượng chỉ kiến tạo được một ngôi chánh điện và một khu tăng xá có khoảng 28 phòng dành cho chư tăng tu học. Kiến trúc chánh điện khá quy mô và vĩ đại theo phong cách Thái lan.

Thượng toạ Pháp Chất được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì năm 1993, từ lúc bổ nhiệm cho đến nay thượng toạ đã làm được nhiều phật sự tại thiền viện như: Trùng tu Chánh điện, Tăng xá, đặc biệt là xây dựng mới một dãy thiền xá cho hành giả thiền sinh tu học, và tổ chức nhiều khoá tu Tứ niệm xứ quốc tế. Thượng toạ dự kiến sẽ xây dựng một đại chánh điện mới để đáp ứng nhu cầu hành thiền cho Tăng ni và phật tử. Hiện nay, Thượng toạ là Phó ban Ban Nghi lễ TW GHPGVN đặc trách Nam tông Kinh, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM.

==============
Một vài ý kiến riêng:
1) Rất hay, cách tu củâ trường thiền Pa Auk rất hay- có phân chia hệ thống tu chứng đàng hoàng. Theo cách lấy Định vào Tuệ, chứng các mức Cận thiền hay Sơ thiền nhị thiền,... rồi tiếp tục tu tiếp về tuệ, theo như kinh Pali.
2) Có điều kiện tu tập nhẫn nại ba la mật, thiền viện rất ko thích Phật giáo Bắc tông hay Mật tông, và hoàn toàn ko hề giấu diếm sự ko ưa thích đó.
3) Điều kiện rất tốt
kết luận: Nếu có thể xin hãy đi một khóâ. Ko 10 ngày thì 9 ngày, 8 ngày, 7 ngày,....
Nguyện công đức này giúp tôi mau chóng giải thoát.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Khóa Thiền Vipassanā Quốc tế “Tứ niệm xứ - Pa Auk năm 2012”

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1) Rất hay, cách tu của trường thiền Pa Auk rất hay- có phân chia hệ thống tu chứng đàng hoàng. Theo cách lấy Định vào Tuệ, chứng các mức Cận thiền hay Sơ thiền nhị thiền,... rồi tiếp tục tu tiếp về tuệ, theo như kinh Pali.
Đạo hữu có thể cho tn hỏi tiếp, nếu khó trả lời thì thôi, Coi như tn này không có nói.

1. Trường thiền Pa Auk là gì?

2. Có phải đ/h đả từng tu khóa thiền này rồi? - Nếu có, đ/h có thể cho biết sự cảm giác tu chứng như thế nào?

2) Có điều kiện tu tập nhẫn nại ba la mật, thiền viện rất ko thích Phật giáo Bắc tông hay Mật tông, và hoàn toàn ko hề giấu diếm sự ko ưa thích đó.
3. Có nghĩa là không đố kỵ phân chia tông phái?

4. Phật tử xuất gia, tại gia, nam, nữ điều được phép vào thiền viện tu?

Thân.


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Khóa Thiền Vipassanā Quốc tế “Tứ niệm xứ - Pa Auk năm 2012”

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Mô Phật,
Vn xin có vài lời
1) Vn chỉ nói ra cơ hội, có thể xem như là một cái nhân để mọi người có được quả trong việc tu học, còn việc duyên thì mọi người nên tự tạo ra.
2) Vn xin sám hối vì với đh Thien Nhan và những vị khác đã nói ko rõ ràng
Đây là link chính củâ thông báo
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-65_4-16069_15-2/
3) về dòng thiền Pa Auk, xin nói Vn lắm chuyện, nhưng hiện nay, bây giờ, khi Vn gõ hai chữ Pa Auk vào Google thì khoảnh chữ trắng ở dưới là "Khoảng 5.810.000 kết quả (0,30 giây)"
4) Vn đã từng tu tập một khóâ 10 ngày, và cũng chưa chứng đắc gì vì thời gian quá ít, nên không thể nói nhiều.
5) Chuyện Bắc tông chê nam tông, nam tông chê bắc tông, nam tông chê mật tông, bắc tông chê mật tông cũng thường hay gặp, chẳng phải sự hiếm. Ý củâ Vn ở dòng đánh số thứ 2 ở post trên là: nên giữ tâm không phân biệt.
6) Dòng trên thông báo "Kính mời chư Tăng Ni, Phật tử và các hành giả"
Tăng: những người nam đã xuất gia
Ni: những người nữ đã xuất gia
Phật tử: nghĩâ sát là con Phật, nghĩâ dùng ở đây là những người đã quy y tam bảo.
Những người đã quy y tam bảo có thể bao gồm nam và nữ, không giới hạn độ tuổi.
Hành giả: Những người hành một pháp môn nào đó, có thể khác với Phật giáo, vd như khí công, trường sinh công, nhân điện,.......
Một ít giải thích, hy vọng bạn Thien Nhan cảm thấy đầy đủ.
Nếu cần thiết, bạn có thể điện thoại theo số ở post trên để hỏi kỹ càng hơn.
Kính
Ohm ma ni pad me hum.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách