Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tôi nêu lên vấn đề này là vì có thành viên đề nghị tôi sửa đổi các từ "Tiểu thừa - Đại thừa" trong kinh sách.
Lời tác giả nói như vậy, thì đ/h là người sao chép bài cũng phải có chút trách nhiệm phải vậy không?

- Muốn cho mọi tầng lớp trí tuệ học Phật của người đệ tử Phật thì lấy sự bình đẳng làm đầu. (Xem lại sự bình đẳng trong >>> kinh Niệm Phật Ba La Mật ) Thì cớ sao lại còn dùng danh tự "Tiểu thừa" thật sơ sót ?

Dịch giả viết sai bắt nguồn từ sự phân biệt tức là còn "Biên Kiến" cái chấp phân biệt từ ngữ. "Tiểu thừa". Nếu lời văn như vậy, đối với ngày nay bất thành lập. đ/h có thể sửa lại được từ Tiểu thừa thành " Hàng hữu học hay hàng đa văn..." không được sao ?

Ở trên dịch giả dùng từ so sánh bạn đạo với nhau là "Bất nghĩa".

Còn ở dưới khuyên người vì "mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp " là che dấu cái "Thân kiến " là "bất chánh ngữ". (Vì ở trên đã chê các tiểu thừa, phàm phu thấp kém, dưới là muốn lên lớp dạy đời thì có ai thích như vậy không ? )

Đó là lời phê bình của tn, vì tác giả xin nhận phê bình. Do đó đ/h Bình cũng nghĩ cho tập thể cộng đồng mà chỉnh sửa lại chút xíu về các từ ngữ bất chánh.

tn thân kính,

(Chú thích lại đoạn này: "đ/h có thể sửa lại được từ Tiểu thừa thành " Hàng hữu học hay hàng đa văn..." không được sao ?"

- Những phàm phu người đời không có học giáo lý thì còn được gọi là phàm phu. Còn những bạn đạo bên Tông phái Phật giáo khác thì gọi họ là Tiểu thừa thật là vô lý hết sức.
Có nghĩa rằng. Người dịch còn rất nhiều biên kiến, muốn nói Tông phái mình là cao, vô thượng rồi cố tình lấy sự so sánh: Cao, thấp, Pháp hành Bồ tát, Pháp Phật thừa thật sự là lấy vọng tâm để xây nhà vọng tâm. Không có khác chi hết.

Lại nửa, bạn đạo dầu không cùng (Click>>) "Ngôn ngữ" hay "Tư tưởng" hoặc về "Pháp môn tu tập" nhưng chánh pháp cũng từ nơi kinh điển Phật, thì cớ sao không gọi là Hàng hữu học, hay bậc Đa Văn được sao ?

(Chú thích: Kinh Duy Ma Cật giáo Pháp rất cao, nhân vì tôi muốn học, nên phải nói ra những chỗ thiếu sót của Dịch Giả, Chớ không dùng lời khinh miệt, Hy vọng quí vị hiểu cho sự bình đẳng và bất bình đẳng ở lối ngữ văn trình bài.)
Ý kiên tôi là như vầy : trong lúc bàn luận, tranh cãi chúng ta không sử dụng từ "Tiểu thừa - Đại thừa" để tránh động chạm giữa các tông phái. Nhưng khi đưa kinh sách lên diễn đàn, ta phải tôn trọng ý kiến của tác giả, tôn trọng nguyên bản. Thí dụ như trong kinh Phật nói rằng "Thanh văn thừa gọi là tiểu thừa vì chỉ giải thoát cho riêng mình, còn Bồ tát thừa gọi là đại thừa vì giải thoát cho mình và chúng sanh". Nếu sửa đổi các từ "Tiểu thừa - Đại thừa" thì sẽ viết là "Thanh văn thừa gọi là nam tông vì chỉ giải thoát cho riêng mình, còn Bồ tát thừa gọi là bắc tông vì giải thoát cho mình và chúng sanh" à? viết như vậy không có ý nghĩa.

Hơn nữa nếu vì người nam tông khiếu nại mà không dùng, thì người bắc tông cũng khiếu nại tại sao lại cấm ? (đã xảy ra). Cho nên chúng ta đừng nên chấp trước vào danh từ, và cũng nên tế nhị cố tránh dùng những danh từ đó, nhưng trong trường hợp bắt buộc thì phải nên thông cảm, vì phải sử dụng là việc bất đắc dĩ.

Chân thành cảm ơn các bạn theo dõi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:KINH DUY MA CẬT

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh DUY MA CẬT còn có tên BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT . Kinh này nói rõ cảnh giới của Đại Bồ tát chứng nhập.
Bồ tát thường chẳng những thị hiện thuận hành mà cũng lắm khi thị hiện nghịch hành để hóa độ chúng sinh.
Ngài Duy Ma Cật chính là vị cổ Phật cõi Bất Động, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi Ta Bà này.
Muốn hiển bản tánh “Bình đẳng - Chơn thật - Không hai” của chúng sinh sẵn có, ngài hiên thân có bịnh để phát giác các duyên phá chấp : có- không, thường - đoạn, của Tiểu thừa và phàm phu ngoại đạo.

Đọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thực hành được Phật đạo, mà cư sĩ, bà la môn cho đến mọi từng lớp dân chúng cũng đều thực hành được Phật đạo. Có thực hành Phật đạo mới trở về bản tánh “Bình đẳng - Không hai” và đầy đủ diệu dụng giải thoát được.
Đạo Phật là đạo thực hành, không phải lý thuyết suông.

Bộ kinh DUY MA CẬT đây hiển rõ, rành mạch cả lý thuyết và chỗ thực hành cho đến thế nào là thân chứng. Càng đọc, càng ngẫm, càng thực hành, ta sẽ thấy tánh cách từ bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để.

Đời người đang chìm sâu vào biển khổ mênh mang, muốn cứu đời chân chính nên cần phải có phương pháp chân chính cao siêu. Nhận thấy lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhân sinh, dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới bất tư nghì mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.
Có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho.

Dịch giả cẩn chí

Thích Huệ Hưng


LỆ NGÔN

1) Kinh này có phân ra : thượng, trung, hạ, 3 quyển, 14 phẩm. Nhưng tôi dịch đây chỉ để một quyển và có số lượng các phẩm
2) Về phẩm 2 và 3 , tôi có nêu tên các vị Thanh văn, Bồ tát trên mỗi đoạn cho dễ tìm khi quí vị muốn xem.
3) Ở sau có phần phụ chú, chú thích danh từ. Phàm danh từ nào trước có giải rồi, sau không giải nữa.
4) Kinh này không phải là kinh “Khóa tụng hàng ngày”, nhưng nếu quí vị nào phát tâm trì tụng cũng được nhiều lợi ích và công đức vô lượng như trong phẩm “Thấy Phật A Súc”, phẩm “Pháp cúng dường” và phẩm “Chúc Lụy” có nói rõ. Khi tụng kinh này phải y theo nghi thức tụng niệm thường lệ. Trước khai kinh, sau hồi hướng như ở các kinh khác vậy.
Nhận thấy lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhân sinh, dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới bất tư nghì mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.
Có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho.
Lời tác giả nói như vậy, thì đ/h là người sao chép bài cũng phải có chút trách nhiệm phải vậy không?

- Muốn cho mọi tầng lớp trí tuệ học Phật của người đệ tử Phật thì lấy sự bình đẳng làm đầu. (Xem lại sự bình đẳng trong >>> kinh Niệm Phật Ba La Mật ) Thì cớ sao lại còn dùng danh tự "Tiểu thừa" thật sơ sót ?

Dịch giả viết sai bắt nguồn từ sự phân biệt tức là còn "Biên Kiến" cái chấp phân biệt từ ngữ. "Tiểu thừa". Nếu lời văn như vậy, đối với ngày nay bất thành lập. đ/h có thể sửa lại được từ Tiểu thừa thành " Hàng hữu học hay hàng đa văn..." không được sao ?

Ở trên dịch giả dùng từ so sánh bạn đạo với nhau là "Bất nghĩa".

Còn ở dưới khuyên người vì "mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp " là che dấu cái "Thân kiến " là "bất chánh ngữ". (Vì ở trên đã chê các tiểu thừa, phàm phu thấp kém, dưới là muốn lên lớp dạy đời thì có ai thích như vậy không ? )

Đó là lời phê bình của tn, vì tác giả xin nhận phê bình. Do đó đ/h Bình cũng nghĩ cho tập thể cộng đồng mà chỉnh sửa lại chút xíu về các từ ngữ bất chánh.

tn thân kính,

(Chú thích lại đoạn này: "đ/h có thể sửa lại được từ Tiểu thừa thành " Hàng hữu học hay hàng đa văn..." không được sao ?"

- Những phàm phu người đời không có học giáo lý thì còn được gọi là phàm phu. Còn những bạn đạo bên Tông phái Phật giáo khác thì gọi họ là Tiểu thừa thật là vô lý hết sức.
Có nghĩa rằng. Người dịch còn rất nhiều biên kiến, muốn nói Tông phái mình là cao, vô thượng rồi cố tình lấy sự so sánh: Cao, thấp, Pháp hành Bồ tát, Pháp Phật thừa thật sự là lấy vọng tâm để xây nhà vọng tâm. Không có khác chi hết.

Lại nửa, bạn đạo dầu không cùng (Click>>) "Ngôn ngữ" hay "Tư tưởng" hoặc về "Pháp môn tu tập" nhưng chánh pháp cũng từ nơi kinh điển Phật, thì cớ sao không gọi là Hàng hữu học, hay bậc Đa Văn được sao ?

(Chú thích: Kinh Duy Ma Cật giáo Pháp rất cao, nhân vì tôi muốn học, nên phải nói ra những chỗ thiếu sót của Dịch Giả, Chớ không dùng lời khinh miệt, Hy vọng quí vị hiểu cho sự bình đẳng và bất bình đẳng ở lối ngữ văn trình bài.)

********
Thơ riêng cho đ/h Bình:

Tôi chỉ có ý tốt về các danh tự viết sao cho hợp với đạo, để bất cứ ai Tu tông phái nào cũng cảm thấy thoải mái khi đọc bài văn của tác giả đó.

Đ/h Bình xét lại bài chú thích này, có làm loản đi chủ đề của tác giả không ?
(Chú thích lại đoạn này: "đ/h có thể sửa lại được từ Tiểu thừa thành " Hàng hữu học hay hàng đa văn..." không được sao ?"

- Những phàm phu người đời không có học giáo lý thì còn được gọi là phàm phu. Còn những bạn đạo bên Tông phái Phật giáo khác thì gọi họ là Tiểu thừa thật là vô lý hết sức.
Có nghĩa rằng. Người dịch còn rất nhiều biên kiến, muốn nói Tông phái mình là cao, vô thượng rồi cố tình lấy sự so sánh: Cao, thấp, Pháp hành Bồ tát, Pháp Phật thừa thật sự là lấy vọng tâm để xây nhà vọng tâm. Không có khác chi hết.

Lại nửa, bạn đạo dầu không cùng (Click>>) "Ngôn ngữ" hay "Tư tưởng" hoặc về "Pháp môn tu tập" nhưng chánh pháp cũng từ nơi kinh điển Phật, thì cớ sao không gọi là Hàng hữu học, hay bậc Đa Văn được sao ?
Nhưng nói là nói vậy, còn đ/h không thích thì để tự nhiên. Tùy duyên vậy. Và đ/h đã lập ra chủ để mới rồi, thì bài của tn trong chủ đề "KINH DUY MA CẬT" cũng không cần thiết, xóa đi khỏi làm loản diễn đàn.

Chú an vui, trên bước đường Hoằng dương Phật pháp.

Ý kiên tôi là như vầy : trong lúc bàn luận, tranh cãi chúng ta không sử dụng từ "Tiểu thừa - Đại thừa" để tránh động chạm giữa các tông phái. Nhưng khi đưa kinh sách lên diễn đàn, ta phải tôn trọng ý kiến của tác giả, tôn trọng nguyên bản. Thí dụ như trong kinh Phật nói rằng "Thanh văn thừa gọi là tiểu thừa vì chỉ giải thoát cho riêng mình, còn Bồ tát thừa gọi là đại thừa vì giải thoát cho mình và chúng sanh". Nếu sửa đổi các từ "Tiểu thừa - Đại thừa" thì sẽ viết là "Thanh văn thừa gọi là nam tông vì chỉ giải thoát cho riêng mình, còn Bồ tát thừa gọi là bắc tông vì giải thoát cho mình và chúng sanh" à? viết như vậy không có ý nghĩa.
Ngôn ngữ Việt thật sự rất là phong phú, đ/h Bình chỉ cần sửa các "Đại danh từ / Danh tự" cho khéo là không một ai bắt bẽ, mà làm tăng giá trị cho Dịch giả. Chỉ cần nhiếp pháp "Ái ngữ" một chút, là ta đã bố thí pháp rồi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ở thời đức Phật, con người đã quá đau khổ và vì vậy rất mong mỏi giải thoát cho cá nhân mình. Giáo lý Phật giáo cố nhiên phải cung phụng cho nhu cầu giải thoát ấy. Người ta chỉ lo tuyên dương giáo lý giải thoát cá nhân, sùng thượng giáo lý ấy, và hầu như không còn để ý đến giáo lý nhập thế tích cực nữa. Các kinh điển đại thừa hầu như bị bỏ quên, không được ai nhắc đến. Dần dần về sau, theo nhu cầu của thời thế, người ta mới để ý đến kinh điển đại thừa, mới tuyên dương giáo lý đại thừa. Cho nên những kinh điển đại thừa xuất hiện chậm hơn các kinh điển tiểu thừa. Giáo lý đại thừa mà đức Phật truyền dạy riêng tây cho những bậc Bồ tát, những hàng đại căn có tinh thần nhập thế, giáo lý ấy mãi về sau mới được chú ý đến.

Vậy trong lúc nghiên cứu văn học Phật giáo, chúng ta hãy gạt ra ngoài những cố chấp để có thể thấy rõ được tinh thần và khả năng của toàn bộ giáo lý đạo Phật.
Các kinh điển đại thừa hầu như bị bỏ quên, không được ai nhắc đến. Dần dần về sau, theo nhu cầu của thời thế, người ta mới để ý đến kinh điển đại thừa, mới tuyên dương giáo lý đại thừa. Cho nên những kinh điển đại thừa xuất hiện chậm hơn các kinh điển tiểu thừa. viewtopic.php?f=35&p=68752#p68752
Đoạn văn này thật là mắc cười, về Tiểu sử nước Việt Nam. Trăm năm bị đô hộ giặc Tây, Ngàn năm giặc Tàu. Thì kinh điển nào thông dụng và vào Việt Nam trước?

Còn nửa, kể từ năm 1950 trên toàn thế giới, không còn dùng danh tự "Tiểu thừa", mà tới nay vẩn còn các dịch giả, tác giả sài hoài, tại sao?

Tùy các vị tự phân tách, phê bình và cẩn thận sao chép kinh điển cho thật đúng nghĩa. Tôi thấy sao thì nói vậy. Lở có đụng chạm thì xin dập đầu sám hối.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Binh, đạo hữu Thien Nhan cùng các vị đạo hữu,

Lúc trước đọc cái quyết định bỏ hai từ này của Phật giáo Thế giới, alpha cũng suy nghĩ những Kinh đã dùng hai từ đó thì biết làm sao. Ai sẽ điều chỉnh và bao giờ điều chỉnh... quan trọng nhất là ai có bản lĩnh để điều chỉnh. Chính vì thế mà hai cái từ này còn xài dài dài đó.

Đối sách của alpha là mặc kệ, từ ngữ cũng chỉ là phương tiện diễn đạt ý nghiã mà thôi. Quan trọng là mình hiểu ý thì quên từ ngữ đi.

Điều quan trọng nữa là:

- Đừng nghĩ ai tu theo pháp TT là cái tâm nhỏ hẹp chỉ biết lo cho mình, vì sao? thực tế cho thấy rất nhiều vị bên TT cũng tích cực hoằng pháp, hoằng truyền từ Đông Sang Tây, có nhiều vị từ Tây qua Đông học và về truyền lại ở đó. Pháp mà ta gọi là TT đó ngày nay lại được người Âu Mỹ tiếp nhận rộng rải vì tính thực tế, rõ ràng của nó. Thiết nghĩ cứ dùng kinh điển ĐT cho người phương Tây, chắc khó bảo họ nghe ngay được.

- Đừng nghĩ những ai tu pháp ĐT thì nghĩ là họ có lòng bồ tát rộng lớn, vì sao? vì chẳng phải thực tế có rất nhiều người suốt ngày chỉ mong chết sớm đó sao, một ngày còn có thể cựa quậy thì cũng có thể làm lụng ít đồng, không nuôi thân thì cho trẻ em nghèo, khuyết tật đói khát thiếu thốn; một ngày còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh trì chú hồi hướng cho biết bao nhiều chúng sanh, bao nhiêu vong linh đang đau khổ trăm bề.

=> Như vậy điều quan trọng là ở người tu cái tâm của họ là tâm bồ tát hay tâm eo hẹp, pháp nào có liên quan gì. Như thế, thấy cái pháp họ tu mà đánh giá họ này nọ thì người nhận định không phải là kẻ trí.

- Đối với những tu tưởng phản bác ĐT thái quá:

+ Alpha cho rằng đó là những nhận định thiển cận, do sự thiếu sót thông tin và thiếu hiểu biết đầy đủ. Alpha nhận thấy có nhiều kinh điển ĐT, có lẽ Phật và Bồ tát đã biết chúng sanh đời sau nghi ngờ nên đã có nói những cách để kiểm chứng. Ví dụ Kinh Đại bi tâm đà la ni có chỉ cách thỉnh Quán Âm Bồ tát và kinh này linh nghiệm vô cùng, Kinh Pháp Hoa có Phổ Hiền bồ tát đã khả hứa....

+ Alpha hữu duyên quen với một gia đình Phật tử nọ, họ sống đạm bạc thanh bần tại gia nhưng giữ được trường chay, chỉ hành trì mỗi Kinh Pháp Hoa, thờ Kinh Pháp Hoa như thờ Phật, mỗi năm đều giữ một mùa an cư, trong thời gian ấy họ mỗi lần nhập định 7x3 = 21 ngày chẳng gián đoạn, không cơm không nước. Quý vị biết vì sao họ lại thành kính Kinh Pháp Hoa đến như vậy không? Bởi vì họ theo lời kinh, chuyên tâm hành trì 21 ngày và được Phổ Hiền Bồ tát cùng vô số thánh chúng đến giảng pháp cho nghe, đúng như trong Kinh Pháp Hoa đã nói. Từ đó họ càng tinh tấn hơn, biết được việc cần phải làm, việc cần phải buông bỏ, sống an nhiên tự tại chỉ mong về với Phật.

+ Vì thế, những lý luận kiến giải bằng ngôn từ thế gian sao có thể bài bác được ĐT? Tuy nhiên, nhiều thầy cũng có giảng rằng, một số triều đại ép buột tăng ni điều chỉnh nội dung kinh vì mục đích chính trị, các sai sót trong dịch và giảng kinh... cũng làm sản sinh các dị bản hoặc làm kinh không còn nguyên vẹn như lời Phật đã dạy.

Thiết nghĩ mỗi chúng ta đừng quá chấp nhứt vào chuyện Bắc, Nam, Đại, Tiểu làm gì. Quan trọng là với pháp mình đã chọn, mình thành tựu được bao nhiêu!


Cũng mong các vị đừng khơi lại nữa, nhân nào quả đó, ai gieo nấy nhận vậy thôi. Alpha còn nhớ trong Kinh Pháp Hoa Phật còn dặn rằng Kinh này chỉ giảng nói cho người đủ duyên. Cũng tương tự như thế, pháp nào kinh nào cũng vậy phải nói đúng người. Mỗi pháp môn có đặc điểm riêng về con đường thành tựu và về quá trình chuyển hoá tâm, quá trình đó dẫn đến những tri kiến và kiến giải khác nhau, nên việc cải nhau là việc tất yếu. Nên tuỳ duyên thôi.

Nhưng bất luận là người tu theo pháp nào cũng không tránh được pháp Vô Ngã, đã rõ vô ngã thì không còn chấp và kiến giải vô thường.

Kính chúc tất cả quý vị như thị tri kiến!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Nguyên văn tiếng Phạn: mahāyāna.Từ ngữ dùng trong Kinh điển,trong luận giải của chư Tổ đều có lí của nó,Phật với chư tổ chẳng nói điều gì vô lí bao giờ.Không phải ngẫu nhiên mà các Ngài dùng từ như vậy.

Người thời nay lại muốn thay đổi từ ngữ trong Kinh luận,coi chừng mang tội.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Alphatran rạo này minh tâm kiến tánh ghê, tiểu và đại chẳng phải là râu ông nọ cắm cằm bà kia sao!


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

ThegianVothuong đã viết:Nguyên văn tiếng Phạn: mahāyāna.Từ ngữ dùng trong Kinh điển,trong luận giải của chư Tổ đều có lí của nó,Phật với chư tổ chẳng nói điều gì vô lí bao giờ.Không phải ngẫu nhiên mà các Ngài dùng từ như vậy.

Người thời nay lại muốn thay đổi từ ngữ trong Kinh luận,coi chừng mang tội.
Vài lời chia sẻ, theo Lu thì việc thay đổi từ ngữ (như danh từ / đại từ / ...) trong kinh điển chỉ nên được thực hiện bởi cộng động các bậc hành giả chứng ngộ, như vậy mới tạo được niềm tin và hạn chế được tối đa tranh luận không cần thiết nơi các phật tử chưa chứng ngộ.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trong cuốn "Để Hiểu Đạo Phật", thiền sư Nhất Hạnh viết:
Nguyên thỉ hay cận đại Phật giáo vẫn là Phật giáo, nghĩa là vẫn có mục đích giải thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân lý, vẫn chủ trương từ bi tế độ. "Cũng như nước bốn biển chỉ có một vị: vị mặn, giáo lý của ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát". Tự giam mình trong khuôn khổ của giáo lý Nam Tông rồi bảo Phật giáo Bắc Tông không phải nguyên thỉ, hay đứng về mặt giáo lý Đại thừa mà cho rằng Tiểu thừa là hẹp hòi cố chấp, hai thái độ đều thiên lệch, không xứng đáng. Phải nhìn giáo lý qua sự nhu cầu của nhân loại, ta mới thấy được khả năng bất diệt của đạo Phật và luôn đó, cả tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo.

Nền văn học Phật giáo minh chứng một cách hùng hồn cho sự thực ấy. Dù cho Phật giáo phương Nam có tự hào giữ được nhiều tính chất nguyên thỉ, ta cũng thấy đã có sự biến đổi trên nếp sống tư tưởng và tổ chức. Chính thời đại mới, sinh hoạt mới đã tạo nên sự biến đổi đó. Ở Bắc phương, nhiều phong thổ khác nhau, nhiều nếp sống khác nhau, cho nên đạo Phật đi đến đâu cũng đều thích nghi để hòa mình vào sự sống của các dân tộc. Tinh thần tích cực nhập thế của đạo Phật đã là một trong những nguyên nhân làm cho đạo Phật phát triển mãnh liệt.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:Trong cuốn "Để Hiểu Đạo Phật", thiền sư Nhất Hạnh viết:
Nguyên thỉ hay cận đại Phật giáo vẫn là Phật giáo, nghĩa là vẫn có mục đích giải thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân lý, vẫn chủ trương từ bi tế độ. "Cũng như nước bốn biển chỉ có một vị: vị mặn, giáo lý của ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát". Tự giam mình trong khuôn khổ của giáo lý Nam Tông rồi bảo Phật giáo Bắc Tông không phải nguyên thỉ, hay đứng về mặt giáo lý Đại thừa mà cho rằng Tiểu thừa là hẹp hòi cố chấp, hai thái độ đều thiên lệch, không xứng đáng. Phải nhìn giáo lý qua sự nhu cầu của nhân loại, ta mới thấy được khả năng bất diệt của đạo Phật và luôn đó, cả tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo.

Nền văn học Phật giáo minh chứng một cách hùng hồn cho sự thực ấy. Dù cho Phật giáo phương Nam có tự hào giữ được nhiều tính chất nguyên thỉ, ta cũng thấy đã có sự biến đổi trên nếp sống tư tưởng và tổ chức. Chính thời đại mới, sinh hoạt mới đã tạo nên sự biến đổi đó. Ở Bắc phương, nhiều phong thổ khác nhau, nhiều nếp sống khác nhau, cho nên đạo Phật đi đến đâu cũng đều thích nghi để hòa mình vào sự sống của các dân tộc. Tinh thần tích cực nhập thế của đạo Phật đã là một trong những nguyên nhân làm cho đạo Phật phát triển mãnh liệt.
Xin cúi đầu đảnh lễ đạo hữu battinh,

Bài viết của đạo hữu hay lắm, ở đạo hữu đây là bài đầu tiên alpha thấy như thế! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Mặc áo Phật để phỉ báng Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Duy Tuệ: Mặc áo Phật để phỉ báng Phật
Tôi chỉ là một phật tử còn rất trẻ, thời gian tìm hiểu về Đạo Phật cũng chưa được nhiều. Tôi yêu thích sách từ nhỏ, và hiện làm việc bên một công ty xuất bản sách nên luôn tìm hiểu và khám phá những cuốn sách mới.

Được một người bạn tặng cho 2 cuốn sách của đạo sư Duy Tuệ: "Mở rộng tâm" và "Khai mở đạo tâm", xem qua cuốn sách và thông tin tác giả, thấy có vẻ hoành tráng và đáng tin tưởng.

Trên bìa 4 của cuốn sách in số lượng các cuốn sách của tác giả đã xuất bản là 12 cuốn, với những cái tên rất hấp dẫn với phật tử và đặc biệt là các bạn trẻ: "Hành trang vào đời", "Thiền minh triết", "Tình thương là tài sản vô giá"..., nhiều cuốn còn in song ngữ Việt - Anh, Việt - Pháp. Và trong danh sách có đề khoảng 6 cuốn sách sắp xuất bản.

Tất cả đều của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cấp giấy phép. Bìa sách có nhiều hình ảnh Đức Phật Thích Ca, Ngọc Xá Lợi Đức Phật Thích Ca, và hình ảnh vị tu sĩ, có vẻ như là những cuốn sách Đạo Phật khác. Đối với một người bình thường cầm vào cuốn sách thì đây là một cuốn sách khá hấp dẫn.

Tôi cũng đã từng nghe một số chuyện xuyên tạc, trá hình Đạo Phật liên quan đến đạo sư Duy Tuệ, nhưng chưa từng đọc một cuốn sách nào của ông nên với bản tính tò mò, mình đã quyết định đọc ngay cuốn sách này.

Cầm 2 cuốn sách trên tay, đọc 2 trang đầu tiên của cuốn "Mở rộng tâm", cũng chưa có gì để nói. Bắt đầu từ trang 3 trở đi, rồi trang 4, trang 5 và đến nửa cuốn sách, mình đã thấy những điều vô lý, khác hoàn toàn với giáo lý của nhà Phật, phía sau cái vỏ cuốn sách đạo Phật là một nội dung nhiều phần phỉ báng đạo Phật, tự khen ngợi cái đạo do ông ta tìm ra. Xin viết lại trong bài viết này, hy vọng có thể giúp nhiều bạn đọc chưa từng đọc các cuốn sách của ông Duy Tuệ có thể tránh và cẩn thận hơn trong việc lựa sách, khi mà hiện nay trên thị trường ngập tràn vô số các sách, về tất cả các lĩnh vực.

II. Trích trong cuốn sách "Mở rộng tâm", NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 2007, giá bán 24.000 VNĐ, tác giả đạo sư Duy Tuệ:

Trang 9: Nếu đơn giản tôi muốn nghe lời kinh, tôi chỉ cần mua một con nhồng đem về nhờ người dạy nó tụng là được rồi. Con nhồng tuy không thể nói được nhiều nhưng những chữ như "Mô Phật, Mô Phật, hoặc "Liên Hoa, Liên Hoa", "Diệu Pháp, Diệu Pháp"... thì nó có thể nói được.

Trang 10: Cho nên trước khi muốn tụng kinh trước hết ta phải suy nghĩ xem tụng để làm gì hoặc tìm đến vị thầy để tìm hiểu việc này nhằm mục đích gì? Nếu bảo rằng tụng kinh được phước đức thì quý vị hãy thử tập cho con nhồng tụng kinh xem có được phước hay không?

Trang 12: Ví dụ, đáng lẽ trước khi lên chùa tụ kinh phải chu toàn việc gia đình rồi mới đi, đằng này cứ bỏ bừa mà đi nên bị chồng con phiền trách, sau đó lại đổ thừa do tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà đổ nghiệp. Phật nói "nghiệp" cũng nhằm an ủi chúng sinh trong lúc đang khổ, chứ thực ra nếu suy xét tĩnh tâm ta thấy rõ mọi việc dẫn đến đau khổ là do chúng ta thiếu hiểu biết... Do đó, nếu học Phật mà cứ nói chuyện nghiệp thì chẳng bao giờ tiến bộ.

Trang 13: Ngoài ra, những điều Đức Phật thường rao giảng xưa nay là tạm thời cốt để cho mọi người yên tâm chứ chưa phải là cái cốt lõi.

Trang 20: Hầu hạ chư Phật là gì? Có nghĩa là lúc nào cũng phải nghĩ tới điều này.

Trang 23: Đôi khi chúng ta nghe những lời rao giảng: "Hãy bỏ vọng theo chân, bỏ cái sinh diệt mà theo cái trường tồn". Thật ra, tôi chưa thấy ai "bỏ vọng theo chân" cả, còn những người khuyên Phật tử bỏ vọng theo chân thì chính họ lại thâu tóm vọng! Một ly nước đậu nành có đầy đủ chất béo bổ dưỡng thì ko phải là ảo mà là thực.

Trang 26: Và đạo Phật chính là đạo Thiền.

Trang 30: Chính vì lẽ ấy mà đôi khi tôi suy nghĩ, nếu nói rằng mình theo đạo Phật thì cũng chưa hẳn là đúng hoàn toàn, chi đúng ở phần hình tướng và tâm thức thô.

Trang 34: Là vì Phật ở cõi thuần khiết, hễ ai cần gì Phật cấp cho cái đó. Con cá lòng tong muốn ăn cái gì thì Phật phóng cho, cá chép muốn ăn gì Phật cũng phóng cho, cá Kình muốn ăn gì Phật cho cái đó... Từ cõi thuần khiết, Phật phóng vô lượng thực phẩm cho tất cả chúng sinh... Phật cứ việc cung cấp thức ăn cho đầy đủ. Ở cõi thuần khiết, chỗ vô lượng thực phẩm ấy, Phật chia thực phẩm cho chúng sinh ăn mãi không bao giờ hết.

III. Càng đọc vào nội dung của cuốn sách, những đoạn coi thường Đức Phật và nói lệch lạc với giáo lý của Ngài càng thể hiện rõ ràng, nhiều đoạn còn được bôi đậm như những ghi chú rất quan trọng. Những dòng trích trong cuốn sách ở trên là những điều không quá khó để một phật tử có thể nhận ra sự sai lạc và phỉ báng Đạo Phật, ví dụ như trích trang 13: Ngoài ra, những điều Đức Phật thường rao giảng xưa nay là tạm thời cốt để cho mọi người yên tâm chứ chưa phải là cái cốt lõi.”;

trang 26: Và đạo Phật chính là đạo Thiền.”…

Trong cuốn sách “Khai mở đạo tâm", NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2009, ngay phần mở đầu của cuốn sách, ông còn tự nhận mình là bậc đại trí tuệ, tài ba:

"Rõ ràng, qua thực tế của cá nhân thầy sống hơn 10 năm bình yên, an lạc và trí tuệ liên tiếp phát sinh ra mỗi ngày để thầy viết, thầy giảng, làm tất cả ngày đêm cho quý đệ tử của thầy cũng như bá tính học hỏi, mở tâm, mở trí…”

Chẳng có một bậc hiền trí nào lại tự xưng mình là hiền trí, chẳng có bậc thánh nhân nào tự bảo mình là thánh nhân như ông Duy Tuệ, họ thường khiêm tốn, thanh cao, và mọi người tự phong cho họ cứ họ chẳng bao giờ tự phong cho mình.

Tìm hiểu thêm những nguồn thông tin về ông, ông đã lạc vào ma đạo rồi, và tồn tại trong cái vẻ ngoài của Phật đạo với nhiều câu nói về Phật giáo, nhiều hình ảnh về Phật giáo, cạo bỏ râu tóc và mang trang phục của một tu sĩ Phật giáo. Thương thay cho ông, dù ông giỏi nhưng đường đi đã bị sai lạc. Mong sao ông sớm quay về được con đường chính đạo, tu tập giải thoát.

Có rất nhiều lý do để Nhà xuất bản cấp giấy phép xuất bản một cuốn sách. Không hiểu vì sao NXB Văn hóa Thông tin – một nhà xuất bản của Nhà nước lại cấp phép cho hàng loạt cuốn sách của ông Duy Tuệ. Vẫn biết rằng cuốn sách của ông có cái vỏ của Đạo Phật, và lời lẽ cũng khá xuôi tai, nhưng đã làm việc bên bộ phận thẩm định và duyệt nội dung cuốn sách thì không thể quá cẩu thả như vậy được, nhất là lại liên quan đến vấn đề tôn giáo thì càng phải cẩn thận hơn.

Những cuốn sách của ông Duy Tuệ thật sự nguy hiểm cho những người chưa hiểu nhiều về Đạo Phật, với những cái nhìn và phân tích rất lệch lạc của ông, độc giả có thể hiểu Đạo Phật theo những nội dung viết sai lạc đó.

Bạn đọc nên chọn sách của những nhà xuất bản và những tác giả có uy tín, hãy đọc thử nội dung sách trước khi quyết định mua, và nếu có thể, tốt nhất nên tìm hiểu thật kĩ thông tin trên mạng trước khi muốn mua cuốn sách nào đó.

Hy vọng bạn đọc sẽ lựa được những cuốn sách có giá trị thật sự để đọc, để chiêm nghiệm và áp dụng vào cuộc sống.
04/07/2012 23:24 Thu Huyền – Nhuận Tịnh Diệu
===========
Sau khi, đọc bài của tác giả Thu Huyền, Nhuận Tịnh Diệu xong, Ồ...phải rồi, Duy Tuệ là ngụy Phật tử, là người ngoại đạo, là ma vương.v.v. Như đọc một tin tức ngắn, không liên quan tới mình, không có mình trong đó...
Nhưng tài liệu này, sau 50 năm, 100 năm nó tái xuất thì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào! - Thì ai biết được, đó là Chánh Pháp hay Phi Pháp.
Những cuốn sách của ông Duy Tuệ thật sự nguy hiểm cho những người chưa hiểu nhiều về Đạo Phật, với những cái nhìn và phân tích rất lệch lạc của ông, độc giả có thể hiểu Đạo Phật theo những nội dung viết sai lạc đó.

Bạn đọc nên chọn sách của những nhà xuất bản và những tác giả có uy tín, hãy đọc thử nội dung sách trước khi quyết định mua, và nếu có thể, tốt nhất nên tìm hiểu thật kĩ thông tin trên mạng trước khi muốn mua cuốn sách nào đó.

Hy vọng bạn đọc sẽ lựa được những cuốn sách có giá trị thật sự để đọc, để chiêm nghiệm và áp dụng vào cuộc sống.
=============

Như vậy, chúng ta nhìn lại dĩ vãng của những quyển sách xuất xứ từ Trung Hoa 1000 năm, 100 năm trước. Hoặc những nhà văn VN, nhà in không biết chút gì về giáo lý, họ kinh danh bằng những hình thức như trên...Như tư tưởng Ông Duy Tuệ, thì ai biết ? - Đó là mật nổi còn dể phát hiện. Chỉ cần tư duy như bài tác giả viết là lộ ra chân tướng. (Ví như thời chiến tranh, thời Pháp nạn, thời xã hội phong kiến, chưa có báo, thông tin Tv, mạng Internet. Những Phật tử sơ cơ không có Thầy, thì còn tệ hơn bây giờ, làm sao biết thật giả giữa Chánh Pháp và Phi Pháp.)

Quay lại tiêu đề, khi chúng ta thấy Dịch giả/soạn giả viết sai chánh tả, viết sai văn phong ngày nay, viết theo đường lối phong kiến, xưa...?

Nếu bạn có lòng tư bi như Tác giả 04/07/2012 23:24 Thu Huyền – Nhuận Tịnh Diệu, thì bạn nghĩ sao? :">


Là người Phật tử có học "Bát Chánh Đạo". Học từ bi hỉ xả, học Tứ nhiếp Pháp, học Lục hòa, lục độ ba la mật. Chánh ngữ, Chánh kiến....Thì khỏi cần phải đặt ra câu hỏi như trên.

Do đó, việc chép kinh cũng có hai vấn đề:
Tự mình chép kinh tạo phước và mở mang trí tuệ. Hoặc tự mình chép kinh để quảng cáo miển phí cho tác giả, là hai việc rất tương phản đối nghịch.

Chớ đừng nghĩ ai làm nấy chịu! thì Không đúng tinh thần của người Phật tử. :-?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
battinh đã viết:Trong cuốn "Để Hiểu Đạo Phật", thiền sư Nhất Hạnh viết:
Nguyên thỉ hay cận đại Phật giáo vẫn là Phật giáo, nghĩa là vẫn có mục đích giải thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân lý, vẫn chủ trương từ bi tế độ. "Cũng như nước bốn biển chỉ có một vị: vị mặn, giáo lý của ta cũng chỉ có một vị: vị giải thoát". Tự giam mình trong khuôn khổ của giáo lý Nam Tông rồi bảo Phật giáo Bắc Tông không phải nguyên thỉ, hay đứng về mặt giáo lý Đại thừa mà cho rằng Tiểu thừa là hẹp hòi cố chấp, hai thái độ đều thiên lệch, không xứng đáng. Phải nhìn giáo lý qua sự nhu cầu của nhân loại, ta mới thấy được khả năng bất diệt của đạo Phật và luôn đó, cả tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo.

Nền văn học Phật giáo minh chứng một cách hùng hồn cho sự thực ấy. Dù cho Phật giáo phương Nam có tự hào giữ được nhiều tính chất nguyên thỉ, ta cũng thấy đã có sự biến đổi trên nếp sống tư tưởng và tổ chức. Chính thời đại mới, sinh hoạt mới đã tạo nên sự biến đổi đó. Ở Bắc phương, nhiều phong thổ khác nhau, nhiều nếp sống khác nhau, cho nên đạo Phật đi đến đâu cũng đều thích nghi để hòa mình vào sự sống của các dân tộc. Tinh thần tích cực nhập thế của đạo Phật đã là một trong những nguyên nhân làm cho đạo Phật phát triển mãnh liệt.
Xin cúi đầu đảnh lễ đạo hữu battinh,

Bài viết của đạo hữu hay lắm, ở đạo hữu đây là bài đầu tiên alpha thấy như thế! kinhle
Không dám nhận đâu! Đây là đoạn trích dẫn trong bài viết của thiền sư Nhất Hạnh, chứ có phải do tôi nghĩ và viết ra đâu! Đừng làm thế tội lỗi lắm!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TIỂU THỪA - ĐẠI THỪA

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Ai cũng biết rành rành là tội Phá hòa hợp là bị mất hết phước báo , lúc chết thần thức bị đẩy ngay vào Địa ngục Vô Gián , mà sao vẫn cứ làm tới nhỉ :( Có lẽ họ mong các vị chúa nào đó cứu lại chăng , hay là các vị chúa nhìn thấy địa ngục vô gián là bỏ chạy mất tăm rồi
Thời nay tâm thức con người bị bao phủ bởi nhiều thứ , lúc nào cũng rối loạn , đó là điều thực sự ngay trước mắt . Vậy mà đến cái đem lại sự an tĩnh , họ cũng thích được rối loạn .
Mình cố gắng từng bước học và tu tập mà không bao giờ chú ý đến Đại hay Tiểu gì cả . Vấn đề nào có khả năng tiếp nhận thì đọc , chưa được thì từ từ sau . Theo ý kiến riêng của mình thì Chư Tổ dùng cách gọi Đại - Tiểu như vậy để chia theo từng thời kì :

Thời Đức Phật còn tại thế và thời Chính Pháp - Tâm thức con người chưa bị bao phủ bởi nhiều thứ dục lạc nên họ Thiền Định nhẹ nhàng cũng có thể đạt thành tựu

Thời Tượng Pháp : Tâm thức con người bị bao phủ bởi nhiều thứ hơn , sự hưởng dục tăng hơn nên xuất hiện Đại Thừa rộng mở hơn

Thời Mạt Pháp : Rối loạn vì quá nhiều thứ vật chất dược tạo ra , tà kiến dồn dập , đảo điên nên Kim Cương Thừa được khai mở

Cốt lõi đều là phương tiện để cứu giúp những chúng sinh vô minh , u ám như chúng ta .
Sửa lần cuối bởi khach_lang_du vào ngày 05/07/12 09:11 với 3 lần sửa.


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách