Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

98. Đức thế tôn đã hoàn tất phận sự chưa?

- Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, Đức Thế Tôn nhập định ở đấy ba tháng lààm gì? [*]

- Không chỉ Đức Phật Thích Ca, mà tất cả vị Phật quá khứ, sau khi chứng ngộ đạo quả, các ngài đều nhập định như thế. Các ngài nghĩ tưởng đến ân đức vô cùng cao thượng của thiền nên các ngài trú thiền để thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả.

Chư Phật quá khứ cũng như Đức Thích Ca vì nhận được ân huệ của thiền, ân đức cao cả của thiền nên các ngài trở về lại trú xứ ấy để tri ân thiền. Ví như có người mắc bệnh nan y, thường chịu nhiều cơn đau thống khổ, nhờ có người thầy thuốc giỏi trị lành bệnh. Cảm kích vị lương y đã cứu mạng sống mình, người kia thường hay trở lại nhà người thầy thuốc để thăm viếng và tri ân. Chư Phật cũng vậy thiền có cả thảy hai mươi tám ân đức (lợi ích của thiền):

Một là, bảo vệ, giữ gìn thân thể được khang kiện.

Hai là, công năng tăng tuổi thọ.

Ba là, tăng sức mạnh.

Bốn là, đóng hẳn tội lỗi.

Năm là, không cho mất danh dự, danh vọng.

Sáu là, đem lại danh dự, danh vọng.

Bảy là, làm cho tiêu mất sự "không hoan hỷ".

Tám là, làm cho phát sanh sự hoan hỷ.

Chín là, dứt hẳn sự sợ hãi.

Mười là, tăng lòng dũng cảm.

Mười một là, dứt trừ lười biếng.

Mười hai, phát sanh tinh tấn.

Mười ba, dứt trừ tham luyến.

Mười bốn, dứt trừ sân hận.

Mười lăm, dứt trừ si mê.

Mười sáu, dứt trừ ngã chấp.

Mười bảy, dứt trừ suy nghĩ.

Mười tám, làm cho tâm nhứt hành (định).

Mười chín, làm cho tâm ưa thích nơi thanh vắng.

Hai mươi, làm cho phát sanh sự tươi vui.

Hai mươi mốt, phát sanh phỉ lạc.

Hai mươi hai, làm tăng thêm sự tôn kính.

Hai mươi ba, làm cho phát sanh lợi lộc (lợi lộc phát sanh quả).

Hai mươi bốn, làm cho vừa lòng.

Hai mươi lăm, giữ gìn đức nhẫn nhục.

Hai mươi sáu, dứt hẳn lậu hoặc hữu vi.

Hai mươi bảy, không cho tạo nhân tái sanh trong tam giới.

Hai mươi tám, được kết quả của sa-môn.

- Vì là thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả thì đều là hữu vi nhưng nếu đã giải thoát thì không còn dính mắc với hai mươi tám ân đức hữu vi ở trên. Chư Phật xuất hiện ở đời vì sự lợi lạc cho chư thiên và loài người nên các ngài thường nhập thiền, lui tới cõi thiền còn vì bốn nguyên nhân khác, nhằm nêu gương tốt và giáo hóa chúng sanh. Thứ nhất, các ngài thường thân cận với thiền, vui thích với thiền vì thiền đem đến sự an lạc. Thứ hai, thiền thường tăng trưởng những đức tính tốt, cao quý, các tội lỗi không có cơ hội dấy sinh. Thứ ba, nhập thiền thường có công năng tiến hóa thêm trong các thánh đạo cao hơn. Bốn là, chư Phật hay ngợi khen những ai thường an trú trong thiền.
--------
[*] Ghi chú của Dịch giả: Thật ra, không phải ba tháng mà chỉ có 7 tuần:

- Tuần 1: Đức Phật thọ hưởng hạnh phúc giải thoát, ngày cuối tuần Ngài suy niệm về thập nhị nhân duyên, chiều xuôi và chiều ngược.

- Tuần 2: Đức Thế Tôn đứng nhìn cây bồ đề suốt một tuần lễ không chớp mắt: Ngài tri ân cây bồ đề!

- Tuần 3: Ngài dùng thần thông tạo một con đường bằng ngọc giữa hư không rồi đi kinh hành suốt cả tuần trên ấy.

- Tuần 4: Ngài suy niệm về tạng Vi điệu pháp.

- Tuần 5: Ngài thọ hưởng hạnh phúc giải thoát. Cuối tuần, gặp một người Bà-la-môn ngã mạn và Ngài đã thuyết giáo đến cho người Bà-la-môn ấy. Theo chú giải Túc sanh truyện, trong tuần này, ba người con gái của Ma vương là Tanhā, Aratīvā, Ragā dùng nhan sắc quyến rũ Phật, nhưng thất bại.

- Tuần 6: Chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Có trận mưa rất lớn và Mãng xà vương quấn xung quanh Đức Phật 7 vòng để che mưa cho Ngài.

- Tuần 7: Chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

99. Tại sao Phật không dùng "Tứ như ý túc" để duy trì thọ mạng?

- Đức Phật từng thuyết: "Này Ānanda, Như Lai đã tiến tu viên mãn Tứ như ý túc, đã thực hành Tứ như ý túc một cách toàn diện, nếu Như Lai mong muốn tuổi thọ lâu bền một kiếp [*] hoặc nhiều hơn cũng rất là dễ dàng!" Thế sao đức Phật không kéo dài thọ mạng để cứu độ chúng sanh?

- Đức Đại giác biết rõ căn cơ trình độ của chúng sanh, biết rõ lúc nào là giáo pháp hưng thịnh và tiêu hoại, biết rõ lúc nào nên xuất thế, lúc nào nên Niết-bàn. Đức Thế Tôn tùy thời xứ, căn cơ, nhân duyên mà đến đi. Sự cứu độ cũng vậy, không phải ai Đức Thế Tôn cũng độ được. Vào mỗi buổi sáng, cuối canh ba, Đức Thế Tôn thường dùng thiên nhãn nhìn khắp thế gian, thấy ai có duyên với Phật, ngài mới ôm bát trì bình đến để hóa độ. Duyên mãn thì ngài nhập Niết-bàn những chúng sanh khác chỉ có nhân duyên với đệ tử của Phật thì đệ tử Phật tiếp độ.
-------
[*] 1 Kappa: chừng 100 năm. Tuy nhiên, có nhiều chỗ giải thích 1 kappa là một kiếp của quả địa cầu!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách