KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Chuc Vui
Bài viết: 8
Ngày: 07/07/08 21:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chuc Vui »


Đã một lần: Lương võ Đế,
Nhưng nào ngăn được Bồ Đề.
Nên đến nay: Rừng Huệ Khả đề huề.
Chuyện thôn quê...Chiếc Giầy: đâu vì dại...
Vì chưa tới...Nhưng ngưỡng Lời!
Nay đứng bên ngoài, vẫn vui dù phải trợn mắt nghiến răng.
Đã hay rằng:
-Vô thường là: Chẳng còn lặp lại .
Vô Ngã cũng: Chẳng vì ai mà vì Khắp Cả Ai.
Đúng với sai,nhẹ nhàng phục phải,
-Cám ơn Người. kinhle
Xin nhớ đời: Nhân&Quả chẳng chừa ai. caunguyen

Chúc vui: Kính.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Người ăn mặn không phạm vào bất cứ trường hợp nào kể trên. Họ biết những gì họ ăn là thịt và thịt đó là của thú vật. Tuy nhiên họ không có ý muốn giết thú vật đó, mà họ cũng không tham gia vào việc giết thú vật.
dct đọc báo thấy có người dùng tiền mướn dân đàn anh đàn chị "xử đẹp" người khác ... tuy họ không tham gia "xử đẹp", họ cũng bị pháp luật trừng trị đấy thôi ... Pháp thế gian mà con thấy rõ ràng đúng sai như vậy huống hồ gì là pháp xuất thế gian...

Đang bận làm việc ... khi nào rảnh dct sẽ trả lời tất cả...


Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đó là do TCD theo tư tưởng Bắc Truyền nên chỉ biết đơn thuần giới sát sinh , nhưng lại không biết rằng Đức Phật dạy rõ, để định tội sát sinh thì có tất cả 5 chi . Cái này chỉ có trong Pali tạng có mà thôi .

1/- Phải có một sinh vật.

2/- Ta biết rằng có sinh vật đó.

3/- Ta có ý muốn giết hại.

4/- Ta dự tính phương cách giết hại.

5/- Ta thực hiện hành vi giết hại với phương cách đã dự tính.


Mướn xã hội đen giết người rõ ràng phạm đủ 5 chi .
1/Có con người
2/Thấy rõ , biết rõ có con người đó
3/Có ý định muốn người đó chét
4/Dùng phưong cách mướn xã hội đen
6/Người đó chết vì phương cách mướn xã hội đen đó .

Pháp thế gian chính là pháp xuất thế gian . Vì người không chịu nhìn rõ thực tướng cục thịt vốn chỉ là các phân tử và cọng cỏ cũng là các phân tử . Nên mới nảy sinh sự đau khổ khi ăn cục thịt . Nếu có trí tuệ quán rõ thì cục thịt đồng như cọng cỏ không phân biệt . Lấy gì mà khổ nữa ?
Thấy Pháp sinh diệt chính là thấy NHư Lai .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

vậy là dính 2 chi đầu tiên phải không ???


Hình ảnh
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Luật pháp thế tục còn có chủ mưu và tòng phạm.
Chủ động giết 1 vật hoặc chỉ định người khác giết cho mình ăn ngay trước mắt như là chủ mưu hay thủ phạm chính.
Gián tiếp giết thông qua ăn Tam Tịnh nhục là hạng tòng phạm.
Cả 2 đều có tội, chỉ có nặng hay nhẹ khác nhau thôi.

Kẻ ăn thịt mắc trọng tội, dù là cách nào, chỉ khác là tội nặng hay nhẹ mà thôi.
Kẻ ăn Tam Tịnh Nhục thì mắc tội là nhai nuốt miếng thịt đó vì:
1- Đương nhiên có con vật bị giết hại để thành miếng thịt cho ta nhai nuốt.
2- Đương nhiên biết rõ có con vật đó, vì chủ động ăn thịt chứ chẳng phải tưởng lầm là đồ chay mà bị lừa, nên rõ ràng là chủ ý nhai nuốt thân mạng con vật đó.
3- Đương nhiên biết là có liên quan gián tiếp đến chuyện giết con vật đó nếu đi mua cục thịt về ăn, vì do có ta là nhu cầu mới có cung là có kẻ giết lấy con vật đó để lấy thịt.
4- Nếu là người khác cho tặng thì họ cũng ban đầu muốn ăn thịt con vật đó mà mua, nên tội đó thuộc về họ, rồi về sau đem cho chúng ta (cúng dường Tăng, Ni,...) thì nguyên nhân "là nhu cầu của việc ăn thịt để có chuyện người khác giết con vật đó và bán thịt" sẽ đổ lên đầu mình, nếu có thì người mua ban đầu cũng chịu bớt 1 phần trách nhiệm hay tội ác đó.
5- Chỉ trừ khi con vật nó chết ở đâu đó rồi đi lụm về ăn thì ban đầu không có người giết nên ác nghiệp nhẹ nhất, chứ cũng không phải là hoàn toàn không có. Vì sao? Vì tâm đã có ảnh tượng của việc nhai nuốt thân xác chúng sanh, dù là nhai thịt thối rữa thì cũng đã tạo ảnh tượng trong tâm thức, chưa kể có khi thần thức của con vật sau khi chết chưa chuyển sanh sẽ ghi nhận trường hợp thân xác chúng bị ta ăn nên sẽ kết oán trái với nhau, và sở dĩ họ có khả năng báo oán trong tương lai cũng là do nơi nghiệp thức của ta đã in ảnh tượng của chuyện ăn thịt chúng sanh đó tương ứng.

Vậy cho nên Phật nói là "chỉ vì phương tiện nên ta tạm cho bước đầu ăn Tam Tịnh Nhục, về sau NẾU LÀ ĐỆ TỬ PHẬT THÌ PHẢI ĐOẠN DỨT CHUYỆN ĂN THỊT", VÌ SẼ ĐOẠN DỨT TÂM TỪ BI, VÌ LÀM TĂNG TRƯỞNG TÂM DÂM VÀ SÂN, VÌ GIEO OÁN KẾT VỚI CHÚNG SANH, NÊN TUYỆT ĐỐI CẤM LÀ ĐIỀU HOÀN TOÀN HỢP LÝ VÀ ĐÚNG ĐẮN.

NẾU ĂN MẶN VÌ CHƯA ĐOẠN DỨT NỔI THÌ TẠM DÙNG TAM TỊNH NHỤC CHO TỘI ÁC CÓ GIẢM BỚT ĐÔI PHẦN, CHỈ CÓ KẺ NGU VÀ KHÔNG BIẾT SUY NGHĨ MỚI NÓI ĂN MẶN HOÀN TOÀN CHẲNG TẠO CHÚT ÁC NGHIỆP NÀO!!!

ĐẶC BIỆT LÀM THÂN TĂNG MÀ CẦM ĐỒNG TIỀN TÍN THÍ MÀ ĐI MUA CỤC THỊT THAY VÌ BÓ RAU THÌ ĐÓ CHỈ CÓ 1 NGUYÊN NHÂN DUY NHẤT: THAM ĂN NUỐT THÂN MẠNG CHÚNG SANH ĐỂ NGON MIỆNG TRONG MỘT CHÚT MÀ SẴN SÀNG DẤN THÂN VÀO CHUYỆN TỘI ÁC, CŨNG Y NHƯ KẺ LÀM TRỌNG TỘI VÌ LÒNG THAM DANH THAM LỢI KHÔNG CÓ CHÚT GÌ KHÁC, ĐẶC BIỆT LÀ ĐÃ LÀM THÂN SỨ GIẢ NHƯ LAI MÀ LÀM HÀNH ĐỘNG NÀY THÌ LẤY CÁI GÌ MÀ TRẢ NỢ ÁO CƠM???
Chỉ trừ 1 TRƯỜNG HỢP: nơi sanh sống là nơi không thể trồng được rau, hoặc rau giá quá mắc và hiếm, nên PHẢI BUỘC ĂN THỊT ĐỂ MÀ SỐNG, NHƯNG CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ TỘI MÀ LÀ CHẤP NHẬN DẤN THÂN TRÊN CON ĐƯỜNG TỘI ÁC CỦA ĂN TAM TỊNH NHỤC MÀ TẠM NUÔI THÂN ĐỂ TU HÀNH, MAI SAU CŨNG QUYẾT ĐỊNH PHẢI TRẢ ÁC BÁO.

Dạo này tôi bận nói pháp nên không rảnh để viết bài trong mục này, có thể tôi sẽ tìm lại những bài tôi đã viết về chủ đề "Ăn chay - ăn mặn" trong những diễn đàn khác để pót lên tạm, khi cần sẽ phân tích thêm sau.
Tạm ghi vài lời để tất cả cùng suy nghĩ, ĐỪNG MÊ MUỘI THIẾU SUY NGHĨ 1 CHÚT MÀ TIN LỜI MA ĐỂ THÂN TẠO TỘI MÀ KHÔNG BIẾT HỔ THẸN THÌ TỘI ÁC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ!!!

Phật tử (con của Phật) có thể vẫn còn tội lỗi, vẫn còn chỗ sai lầm (như hàng A La Hán, hàng Bích Chi Phật cũng còn chấp trước và dính mắc, còn có hạn lượng nơi đạo lực, còn phải tu nhiều, nhưng cũng được gọi là Phật tử), nhưng quan trọng là ở chỗ ĐANG LÀM SAI MÀ BIẾT RÕ LÀ SAI, CHỈ DO TẬP KHÍ HOẶC KHẢ NĂNG TU HÀNH CHƯA TỚI MÀ CHƯA HOÀN THIỆN THÔI, CÒN LÀM TỘI ÁC MÀ NGỤY BIỆN LÀ KHÔNG CÓ TỘI THÌ CHỈ CÓ 2 HẠNG:
1/ CHÚNG SANH VÔ MINH KHÔNG BIẾT VÌ KHÔNG CÓ TRÍ TUỆ, KHÔNG NGHE PHẬT PHÁP MÀ NHÌN RÕ NHƯ THẬT LÝ.
2/ KẺ TÀ ÁC HOẶC THẬM CHÍ LÀ ÁC MA NGỤY BIỆN ĐỂ CHÌM ĐẮM TRONG TỘI LỖI KHÔNG BIẾT HỔ THẸN HOẶC DỤ DỖ NGƯỜI LÀM ĐIỀU SAI.

CƯ SĨ HẠNG NÀY ĐÃ LÀ TRỌNG TỘI, TĂNG NI ĐẮM CHÌM TRONG TÂM THAM ĂN MÁU THỊT MÀ NGỤY BIỆN ĐỂ DÙNG CỦA TÍN THÍ LÀM ÁC NGHIỆP THÌ THỬ HỎI THƯỚC NÀO ĐO ĐƯỢC TỘI NÀY???
Sửa lần cuối bởi thientinh82 vào ngày 08/12/08 19:58 với 2 lần sửa.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thật ra ăn thịt không phạm vào bất kì chi nào mà Đức Phật đã chế định .
Điều quan trọng mà dct cần lưu ý đó là phạm đủ 5 chi mới gọi là sát sinh . Còn không phạm đủ thì vẫn không phạm .
Ví dụ như đã bỏ tiền mướn xã hội đen . Nhưng chém người ta không chết thì vẫn chưa phạm .

Xét 5 chi sát sinh theo việc ăn thịt .
1/Cục thịt không phải là sinh vật
2/Cục thịt càng không phải là có một sinh vật đã đã nhận biết ( dù tưởng tượng hay duy tâm cũng như vậy . Vì sự thật vốn là sự thật)
3/Đã là cục thịt thì không thể nào gọi là có ý định giết hại . Vì 2 chi đầu không có thì chi thứ 3 vô hiệu
4/Vô hiệu
5/Vô hiệu

Như vậy ăn thịt không nảy sinh bất kì nghiệp nào cả , dù là nhỏ nhất .

TUy nhiên theo xu thế ngày nay ở Việt Nam thì tình hình có khác . Vì người Phật Tử vốn đã quen tư tưởng ăn cục thịt rồi "tưởng tượng" là đang cắn một chúng sinh thì việc ăn thịt lại có tác hại .
Nếu người Phật Tử vốn đã quen tưởng tượng như vậy , thì khi ta ép họ "ăn không vọng tưởng" tức là ăn trong trí tuệ không quán niệm vu vơ, không thực . Thì lại không được , vì họ cắn miếng thịt vào thì sự khổ sở , đau lòng , thương tiếc , khổ đau lại xuất hiện . Sự đau khổ này không do miếng thịt gây ra mà do vọng tưởng gây ra .
Do vậy tùy căn cơ mà thôi không nên ép ai điều gì, nếu họ chưa có khả năng . VỚi lại ăn không quan trọng , dù bạn ăn cái gì ( miễn là không sát sinh) thì quan trọng vẫn là giữ tâm trong sạch .
Vạn pháp(sự thật) vốn không do tâm tạo . Nó tồn tại khách quan mà thôi .
Đừng nghĩ rằng ta tưởng cục thịt là chúng sinh ăn vào xem như đã sát sinh . Thật ra thì không như vậy .
Vì :
CÓ lần thầy giảng :nhà triêt học theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng vạn vật do tâm tạo . Rồi người theo chủ nghĩa Duy Vật hỏi "anh thấy đoàn tàu xe lữa kia không? . Nếu anh nhắm mắt ngủ trên đường rầy mà xe cán anh không chết thì tôi công nhận anh đúng.

Vì sao ? Vì khi đã nằm ngủ rồi thì lúc này làm gì "duy tâm tạo ra đường rầy hay là cổ xe lữa nũa ? Do vậy nếu thuyết duy tâm tạo là đúng thì dĩ nhiên không có chuyện xe lữa cán chết người .
Với phép biện chứng ấy nhà DUy Vật đã chỉ ra cái sai của nhà Duy tâm .

Nếu có ai đó nỏi "vì anh ăn nên người ta mới giết".
Đây là cách lý luận trước là sai với Phật Pháp , sau là sai với sự thật .
Tôi tự hỏi nếu nhà anh giàu , người khác ganh ghét rồi giết hại anh . Vậy là anh có lỗi do anh giàu hay sao ? Thật phi lý .
Không thi người ta leo lên nóc nhà của anh rồi tự tử . Rồi anh bị gán cho tội sát sinh vì xây nhà cao tầng . Vì anh không xây nhà cao tầng thì lấy gì người ta chết ?

Còn nếu dct còn cảm thấy lý luận ấy đúng , thì ngay cả việc ăn cọng rau vẫn có sát sinh .

Đọc lại phần này :
Vì nhìn một cách toàn diện hơn, tôi thấy ngay chính những người ăn chay cũng góp tay một cách gián tiếp vào việc giết hại. Thí dụ ở một làng có khoảng một ngàn người ăn chay, và ở làng kế bên, có những người nông dân trồng rau cải, trái cây, và lúa mạch để nuôi một ngàn dân làng kia. Khi họ đào xới đất hay giữ cho côn trùng không phá hoại mùa màng, thì họ cũng phải giết nhiều sinh vật nhỏ bé. Rồi nhiều sinh vật và côn trùng khác nữa lại bị giết bởi các loại máy móc trong mùa thu hoạch. Những người ăn chay ở làng kế bên cảm thấy rất thoải mái. Mặc dầu nhiều sinh vật đã bị giết hại, họ không bị lương tâm cắn rứt, vì họ không cố ý muốn giết hại. Bạn có thể thấy từ thí dụ này rằng việc ăn rau củ và việc giết hại côn trùng trong quá trình trồng trọt rau củ là hai vấn đề khác nhau. Tương tự, lý luận đó cũng có thể áp dụng cho việc ăn mặn. Vì ăn thịt và giết hại chúng sanh để có thịt là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ngay chính Đức Phật đôi khi cũng ăn thịt khi được cúng dường. Những người chỉ ăn thịt cũng không có ý muốn giết hại.

Có ai đi ăn cây dại mà sống đến tận bây giờ hay không ? Nếu không thì ăn thịt và ăn rau đều như nhau cả thôi . Đừng nên cố chấp mà phân biệt .


Thân mến !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Điều quan trọng mà dct cần lưu ý đó là phạm đủ 5 chi mới gọi là sát sinh . Còn không phạm đủ thì vẫn không phạm .
Ví dụ như đã bỏ tiền mướn xã hội đen . Nhưng chém người ta không chết thì vẫn chưa phạm .
Xin lỗi..
Đại Thừa Bồ Tát Giới .... chỉ cần khởi tâm muốn sát sanh đã tạo nghiệp sát sanh rồi, không cần phải giết mới tạo nghiệp sát sanh.
VD: Con gà đang đi qua ...ta khởi tâm muốn "...một hồi cho nó vô nồi xé phai chắc ngon lắm..." . Dù chưa làm nhưng tập khí sát sanh huân tập đã thành, nghiệp đã kết (ý nghiệp). Thì làm sao có thể nói là không tạo nghiệp sát sanh...

Còn không phạm đủ thì vẫn không phạm
Đúng là "giới luật eo hẹp". Như trẻ con nói sao tin vậy thấy đúng thấy sai chẳng màng....

Hồi xưa đi khất thực không ăn chay là vì "ai cúng gì ăn nấy" tuyệt đối không đòi hỏi "ông phải nấu chay cúng cho tui, tui mới nhận". Phật lấy từ bi làm gốc PHƯƠNG TIỆN làm cửa. Còn bây giờ thời đại khác ... Người xuất gia được đi chợ, nấu ăn, chẳng lẽ lại đi mua thịt về nấu hả ???

Không phạm đủ thì vẫn phạm ...thiếu chứ không phải không phạm. Thân Khẩu Ý ...3 nghiệp ...dính cái nào thì tính cái đó, chứ không phải là không có phạm.
Ví dụ như đã bỏ tiền mướn xã hội đen . Nhưng chém người ta không chết thì vẫn chưa phạm
À có câu chuyện này ... dct nhớ cách đây thằng bạn kể hình như đã 2 năm mấy dòi....

- 2 gia đình A và B đều sống trên sông (trên ghe)
- Họ ghét nhau.
- Một hôm con nhỏ (khoảng 2 , 3 tuổi gì đó ) của gia đình B chơi trên ghe.... té xuống sông..
- Ông A kia thấy-----> im re (cho nó chết luôn)
- Gia đình ông B tìm kiếm....
- Cuối cùng hỏi ông A thì ông A nói là ổng thấy đứa bé té xuống sông ... nhưng ông làm ngơ để nó chết...


---> Ông A không nhúng tay vào nhưng có tội sát sanh không ???


Vấn đề chay mặn này thảo luận cả chục lần rồi....

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Xin lỗi..
Đại Thừa Bồ Tát Giới .... chỉ cần khởi tâm muốn sát sanh đã tạo nghiệp sát sanh rồi, không cần phải giết mới tạo nghiệp sát sanh.
VD: Con gà đang đi qua ...ta khởi tâm muốn "...một hồi cho nó vô nồi xé phai chắc ngon lắm..." . Dù chưa làm nhưng tập khí sát sanh huân tập đã thành, nghiệp đã kết (ý nghiệp). Thì làm sao có thể nói là không tạo nghiệp sát sanh...
Đại Thừa Phật Giáo có quan điểm như vậy chỉ duy nhất đúng với Đại Thừa Phật Giáo . Nhưng lại sai với giáo lý của Đức Phật và sai với thực tế . Người học đạo phải lấy thực tế mà soi xét cộng với lấy kinh điển đối chiếu như vậy mới gọi là :
Không
Đúng là "giới luật eo hẹp". Như trẻ con nói sao tin vậy thấy đúng thấy sai chẳng màng....
Còn nếu cứ mãi bám chấp vào kinh điển "không phải Phật Giáo" và phi thực tế thì đó mới là "giới luật eo hẹp . Như trẻ con nói sao tin vậy thấy đúng thấy sai chẳng màng ...

Đúng không dct ?
Vậy bây giờ xét lại trong 5 chi của sát sinh về vấn đề ăn mặn nhé .
1/Cục thịt không phải là sinh vật
2/Cục thịt càng không phải là có một sinh vật đã đã nhận biết ( dù tưởng tượng hay duy tâm cũng như vậy . Vì sự thật vốn là sự thật)
3/Đã là cục thịt thì không thể nào gọi là có ý định giết hại . Vì 2 chi đầu không có thì chi thứ 3 vô hiệu
4/Vô hiệu
5/Vô hiệu

Trước là theo kinh điển phần 5 chi này là đúng . Sau là thực tế bây giờ bạn ra đường bạn thấy cục vàng bạn khởi ý "ước gì ta có nó" . Vậy rồi công an đến bắt vì tội ăn cắp có được không ?
Vậy là vừa đúng với thực tế và đúng với kinh điển rồi ha .

Tiếp theo là cục thịt ấy có phải gọi là chúng sinh hay không mà gọi là phạm chi nào ? Nếu thấy 1 chúng sinh đó là chi thứ 1 .
Tôi tự hỏi là mỗi ngày dct ra đường thấy bấy nhiêu con người là phạm bấy nhiêu giới sát sinh sao ? Đó đó ngay chổ này dct mới chinh là chấp theo "giới luật eo hẹp " đó thấy chưa .
Đó là y như lời dct nói đó phạm vào 2 chi đầu đó nha .
Thực ra 5 chi của sát sinh thì 2 chi đầu có phạm cũng không có vấn đề gì . Vì đó chỉ là điều kiện chứ không phải là tội đâu .
Chỉ khi nào phạm đến chi thứ 3 là có ý định giết . Đương nhiên có ý định giết người là sai , nhưng đó chỉ gọi là "nghiệp bất thiện do muốn giết" . Chứ không thể gán cho là sát sinh rồi cho được .

Chửi người ta là có tội . Nhưng có ngang với tội đánh người ta kô ?
CŨng như :
Có ý muốn giết rồi đó . Nhưng không thể nào xem là ngang với tội giết được . Ngay chổ này Đại Thừa Phật Giáo hoàn toàn phi thực tế và sai kinh điển Đức Phật rồi ha .

DO vậy gọi là nghiệp bất thiện thì xuất phát từ chi thứ 3 trở đi . Nhưng theo cấp bậc thì mức độ tội sẽ cao hơn .
Đức Phật là một bậc trí tuệ ngài không theo chủ nghĩa duy tâm . Do vậy 5 chi này nói lên khía cạnh triết học về lượng và chất .
Khi đã đủ lượng thì mới thành chất mới . Ví dụ như nấu nứoc từ 40->90 thì đâu có sôi . Nhưng nấu sao cho đủ điều kiện là 100 thì nước mới sôi vỵa .

Phạm chi 3 , , chi 4 là có nghiệp bất thiện rồi đó . Nhưng chưa có chi thứ 5 chì chưa đủ lượng để trở thành chất mới ( phạm tội sát sinh) .
Hồi xưa đi khất thực không ăn chay là vì "ai cúng gì ăn nấy" tuyệt đối không đòi hỏi "ông phải nấu chay cúng cho tui, tui mới nhận". Phật lấy từ bi làm gốc PHƯƠNG TIỆN làm cửa. Còn bây giờ thời đại khác ... Người xuất gia được đi chợ, nấu ăn, chẳng lẽ lại đi mua thịt về nấu hả ???

Không phạm đủ thì vẫn phạm ...thiếu chứ không phải không phạm. Thân Khẩu Ý ...3 nghiệp ...dính cái nào thì tính cái đó, chứ không phải là không có phạm.
XIn thưa với dct rằng do truyền thống Đại Thừa cho phép vị tỷ kheo nấu ăn , trồng trọt mà thôi . Chứ giới luật ĐỨc Phật đâu có cho như vậy . Rồi ngày nay các thấy cố tình làm sai lời Đức Phật lại đi mua đồ ăn là lỗi các thầy cớ sao lại vì sự dễ duôi phá giới của các thầy rồi lại đi nói rằng "Đức Phật dạy sai ?" cho được?
Lưu ý nha . Không có thời nào ngưoiừ xuất gia được đi chợ đâu . Đó là phạm luật đó nha .

Về phần thân nghiệp và ý nghiệp . Là do trong kinh điển Đại Thừa chỉ biết có đến mỗi "thân nghiệp , khẩu nghiệp , ý nghiệp" mà lại không nắm rõ 5 chi cũng như trình tự tâm như PGNT . Nên dct có sự hiểu lầm âu cũng là điều dễ hiểu .

Giờ tôi sẽ nói lại 3 nghiệp này nha .
1/Có chúng sinh ( điều kiên khách quan , lúc này tôi chưa biết có chúng sinh ấy) .
*Vậy là không có tam nghiệp ha
2/Biết rõ có chúng sinh ấy ( lúc này tôi biết có chúng sinh ấy) .
*Lúc này thýa chúng sinh ấy mà khen là "đẹp" , "xấu" thì mới có nghiệp nha .
Còn đơn thuần chỉ là thấy chúng sinh ấy chứ chưa có nghiệp gì hết cả .
3/Khởi lên ý muốn sát sinh chúng sinh ấy .
*Ngay chổ này mới có cái gọi là ý nghiệp này bạn .
4/Dùng biện pháp(ráng sức) để sát hại chúng sinh ấy
*Ngay chổ này có thể có khẩu nghiệp , vì hứng lên chửi thì sao ? Rồi nếu có sự xuối giục thì cũng là khẩu nghiệp + ý nghiệp . Hoặc dùng vũ khí tấn công chúng sinh thì đây cũng là vừa có ý nghiệp và thân nghiệp .
5/Chúng sinh chết vì biện pháp cũng như sự ráng sức ấy .
*Vì lúc này cái chết nó xảy ra . Nên ý nghiệp người này sát lại xuất hiện 1 lần nữa , thân nghiệp lại xuất hiện một lần nữa . Do vậy tội chồng thêm tội gọi là sát sinh.
Nhưng chưa chết thì sao gọi là sát sinh được ? Gọi là tội cố sát bất thành thôi . Cái này là thực tiễn ha .
Cũng giống như nóng giận lên cầm dao dí người ta . Vậy là phạm đủ 4 chi . Mà chạy một hồi mệt quá chạy không nổi , người ta chạy thoát vậy thì chưa hội đủ điều kiện gọi là sát sinh . Nhưng tôi không noi là vô tội nha , dct cần phải lưu ý . Tôi nói có tội , nhưng chưa cấu thành gọi là tội sát sinh .
Ngay chổ này tôi thấy lời dạy của Đức Phật lại khế hợp với pháp luật nữa .

- 2 gia đình A và B đều sống trên sông (trên ghe)
- Họ ghét nhau.
- Một hôm con nhỏ (khoảng 2 , 3 tuổi gì đó ) của gia đình B chơi trên ghe.... té xuống sông..
- Ông A kia thấy-----> im re (cho nó chết luôn)
- Gia đình ông B tìm kiếm....
- Cuối cùng hỏi ông A thì ông A nói là ổng thấy đứa bé té xuống sông ... nhưng ông làm ngơ để nó chết...


---> Ông A không nhúng tay vào nhưng có tội sát sanh không ???
Vậy tôi sẽ lại xét 5 chi cho dct xem nhá .
1/ khách quan có một chúng sinh
2/biết rõ có một chúng ính
3/có ý muốn chúng sinh đó chết .
............ tự hiểu ..............
4/có hành động để chúng sinh đó phải chết .
*Hành động ở đây có nghĩa là một cấp độ cao hơn của ý muốn . Cái này dct học thêm về bộ môn tâm lý học sẽ hiểu thêm .
Vì ý muốn mãnh liệt đưa đến hành động là "không cứu" .
5/ Có nhưng không manh mẽ bằng xô người khác xuống nước .
*Vì ở đây không đơn thuần là anh này muốn anh kia chết , mà một phận là do anh kia tự té xuống .
(trong bộ luật hình sự có quy định điều này)


Vậy giờ tôi hỏi : Nếu tôi không biết bơi thi sao ? Không lẽ tôi không biết bơi tôi cũng phải cứu sao ?
Nếu tôi không biết bơi thì chi 3.4.5 không có .
Và pháp luật cũng quy định rõ điều này .

Thay vì dct lướt các phần trả lời của tôi , mà hãy tập trung suy xét thì có phải là tốt hơn không ?
Ví dụ như dct có cảm thýa có lỗi khi ăn rau , cơm , đạu hủ không ? Xin thưa là những thứ mà dct gọi là chay đó để làm ra nó cũng có cái chết của vài triệu sinh đó . Chứ nếu tôi ăn thịt thì cục thịt này chính xác chỉ 1 sinh linh .
Và Phật Giáo Đại Thừa ở Tây Tạng còn sát sinh để ăn . Và Phật Giáo Đại Thừa ở Nhật Bản vẫn ăn thịt đó thôi .

Theo giới luật thì cho tới Sadi được ăn chay , vì lúc này căn cơ còn ở bậc hạ . Do vậy ngày xưa các Balamon mới chuyển qua Phật GIáo thọ tới SaDi giới vẫn còn ăn chay . Nhưng khi thọ đến giới Tỷ Kheo thì bỏ ăn chay ngay .

Tùy căn cơ thôi dct à . Tôi không ép bạn vì mỗi người mỗi căn cơ khác nhau . Tồi hỏi bạn phải một bước lên non là không được . Hãy tu tập thêm sẽ có ngày bạn ăn mặn được mà thôi , giờ thì hãy tạm chấp nhận với việc ăn chay thôi .

Thân Mến !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đúng, phải đủ 5 chi ấy mới gọi là trực tiếp sát sinh. Tội nầy mới nặng. Thân Ý nghiệp đều có. Thân có 3: sát trộm dâm, ý có 3: tham sân si.

Nếu như chỉ có vài chi trong 5 chi như từ 1 đến 3 thực hiện thì chỉ tạo nghiệp của ý mà thôi. Quả báo đương nhiên sẽ nhẹ hơn nhưng vẫn có quả báo.

Mua hay bắt con vật sống về giết ăn thì tội rất nặng. Mua thịt đã chết làm sẵn về ăn thì tội nhẹ hơn. Cho nên có ăn mặn cũng không nên mua vật sống. Nên phóng sanh thêm. Ăn chay được cứ ăn, ăn không được thì ăn mặn nhưng thay vì ngày nào cũng ăn mặ, nên giảm bớt, cho xen kẻ những ngày ăn chay đạm bạt.

Theo tôi thì ăn chay có lợi cho việc sức khỏe và trưởng dưỡng bi tâm. Nhưng không bắt buộc ai cũng phải theo tôi ăn chay trường. Tùy duyên thôi. Tuy nhiên cố nên tránh sát sanh hại vật, như mua đồ vật sống về giết ăn là không được!

Ăn thịt nhiều không tốt cho sức khỏe, không tốt cho môi sinh (environment), làm nhiều người bị đói khắp thế giới.

Súc vật như bò heo gà ăn nhiều lúa thóc hoặc wheats. Những thứ thực vật nầy có thể dùng để cho nhiều người khỏi đói như ở các nước châu phi. Vì nuôi bò, heo gà thì phải tốn nhiều lúa thóc wheats. Một đàn bò vài chục con có thể ăn rất nhiều đồng cỏ ruộng nương để nuôi nó từ nhỏ đến lớn cả mấy năm. Người ta giết vài chục con bò đó để bán ăn thì mấy chục con chỉ làm đủ no cho vài trăm người trong mấy tháng mà thôi!

Thay gì dùng số đồng cỏ ruộng nương mà bầy bò ăn mấy năm đó, đem cho người ăn thì có thể cứu rất nhiều người khỏi bị đói trong vài năm thay gì trong vòng mấy tháng.

Hơn nữa khi ăn thực vật thì được năng lượng từ thực vật đến mình 100% phần trăm. Còn ăn thịt như bò thì năn lượng từ thực vật đến bò, rồi bò đến mình thì số năng lượng đã giảm đi rất nhiều, không còn là 100 phần trăm nửa. Cao lắm chỉ 10% trăm thôi, cho nên phải tốn và ăn nhiều thịt! Mà ăn nhiều thịt thì không tốt cho sức khỏe, bị máu có mở, đau tim, mập béo v.v... và ăn nhiều thịt thì giết nhiều sinh mạng để cung cấp. Mà muốn giết nhiều sinh mạng thì phải nuôi nhiều sinh mạng trước. Mà nuôi nhiều sinh mạng phải tốn rất nhiều gạo lúa wheats nói chung tốn nhiều thực vật. Mà tốn nhiều thực vật thì không đủ để cho mọi người trên thế giới ăn sống qua ngày! Đói khổ khắp nơi! Mà bị đói thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để bắt giết những động vật khác mà họ có thể như ăn trùng, ăn kiến, ăn cợp, voi, chó, mèo, cóc nhái, v.v... việc sát hại sinh mạng sẽ tăng lên, và những con vật đó sẽ bị tuyệt chủng khi loài người ăn hết.

Cho nên nói đi nói lại ăn chay vẫn hay hơn.

Chút ý kiến thôi.

A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thay vì dct lướt các phần trả lời của tôi , mà hãy tập trung suy xét thì có phải là tốt hơn không ?
Xin lỗi ...dct không có đọc lướt ... Thật tình là dct mới đọc có nhiêu đó thôi là muốn viết bài trả lời liền rồi...Còn đọc cả bài rồi trả lời từng câu chắc có lẽ ...tới sáng dct mới đi ngủ được.

Cho nên phần còn lại của bài zelda viết trên, dct hoàn toàn chưa đọc một chữ ... (Mở đầu đã vậy rồi thì toàn bộ nội dung cũng "cá mè một lứa") ....
Vậy giờ tôi hỏi : Nếu tôi không biết bơi thi sao ? Không lẽ tôi không biết bơi tôi cũng phải cứu sao ?
xem lại bài viết của dct:
Ông A kia thấy-----> im re (cho nó chết luôn)
Thuở đời ai sống trên sông mà không biết bơi....
Câu chuyện chưa có được câu trả lời.... thì đã hỏi ngược lại dct ... "không biết bơi thì sao?" rồi.

dct viết bài ngắn gọn dễ hiểu ... xoáy thẳng vấn đề ...không rườm rà màu mè hoa lá hẹ ...
Bài của zelda ...để khi dct về nhà CHỊU KHÓ xem lại.... rồi trả lời sau...

Nam Mô A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi dct87 vào ngày 09/12/08 00:36 với 1 lần sửa.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

DCt đọc lướt nên không thấy tôi copy lại cho bạn xem :
Vậy tôi sẽ lại xét 5 chi cho dct xem nhá .
1/ khách quan có một chúng sinh
2/biết rõ có một chúng ính
3/có ý muốn chúng sinh đó chết .
............ tự hiểu ..............
4/có hành động để chúng sinh đó phải chết .
*Hành động ở đây có nghĩa là một cấp độ cao hơn của ý muốn . Cái này dct học thêm về bộ môn tâm lý học sẽ hiểu thêm .
Vì ý muốn mãnh liệt đưa đến hành động là "không cứu" .
5/ Có nhưng không manh mẽ bằng xô người khác xuống nước .
*Vì ở đây không đơn thuần là anh này muốn anh kia chết , mà một phận là do anh kia tự té xuống .
(trong bộ luật hình sự có quy định điều này)


Vậy giờ tôi hỏi : Nếu tôi không biết bơi thi sao ? Không lẽ tôi không biết bơi tôi cũng phải cứu sao ?
Nếu tôi không biết bơi thì chi 3.4.5 không có .
Và pháp luật cũng quy định rõ điều này .
Cho nên phần còn lại của bài zelda viết trên dct hoàn toàn chưa đọc một chữ ... (Mở đầu đã vậy rồi thì toàn bộ nội dung cũng "cá mẻ một lứa") ....
Ấy cách nói như dct thế này thì cho thấy rằng dct chỉ chuyên quan tâm đến mon ăn mà lại không quan tâm đến người khác . Vậy đâu phải là từ bi ? Nuôi dưỡng lòng từ là ngay từ tâm chứ không phải từ món ăn .
Nên như Đức Phật hoàn toàn phủ quyết tư tưởng là ăn chay có thể làm cho phát triễn tâm từ đó .

Thời Đức Phật tài tiện đạo Balamon giáo luôn luôn có tư tưởng khinh khi đạo Phật vì Đức Phật không chấp nhận ăn chay . Trong khi đạo này lại ăn chay trường nên trong kinh Amangandha Đức Phật đã dạy :

Chẳng phải do kiêng thịt, nhịn ăn, hay lõa thể,
Không do cạo đầu, búi tóc hoặc để đầu bù xù dơ bẩn.
Không do mặc áo nhặm, hoặc thờ cúng thần lửa,
Không phải thực hiện đủ thứ sám hối ăn năn ở đời này,
Cũng chẳng do tụng kệ, hiến dâng, hay tế lễ,
Cũng chẳng do tổ chức lễ lạt quanh năm,
Sẽ thanh tẩy con người từ nghi kỵ trở thành trong sạch


*Không lẽ người Phật ngày nay lại trở sang phụ Balamon một tay trong việc khinh thường Đức Phật hay sao ?


Như TT nói thì :
Mua hay bắt con vật sống về giết ăn thì tội rất nặng. Mua thịt đã chết làm sẵn về ăn thì tội nhẹ hơn.
Mua gạo về ăn cũng mang tội nữa sao ? Vì làm lúa gạo đương nhiên nảy sinh sự tàn sát các côn trùng rồi . Tội này nhiều hơn ăn thịt nhiều lần đó chứ .


Tại sao các bạn không suy nghĩ khác đi ?
NẾU AI CŨNG GIỮ GIỚI THÌ ĐÃ KHÔNG CÓ SÁT SINH . KHÔNG CÒN CHÚNG SINH TỒN TẠI . MỌI GIỐNG LOÀI TIỆT CHỦNG THÌ HAY BIẾT MẤY?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

trong kinh Amangandha Đức Phật đã dạy :
Chẳng phải do kiêng thịt, nhịn ăn, hay lõa thể,
Không do cạo đầu, búi tóc hoặc để đầu bù xù dơ bẩn.
Không do mặc áo nhặm, hoặc thờ cúng thần lửa,
Không phải thực hiện đủ thứ sám hối ăn năn ở đời này,
Cũng chẳng do tụng kệ, hiến dâng, hay tế lễ,
Cũng chẳng do tổ chức lễ lạt quanh năm,
Sẽ thanh tẩy con người từ nghi kỵ trở thành trong sạch
Y kinh hiểu nghĩa oan cho Phật quá !!!

- Tiểu Thừa giới luật ...LUẬN TRÊN SỰ không luận trên TÂM. (Muốn sát sanh mà chưa thực hiện thì coi như chưa phạm)
- Đại thừa giới luật ...LUẬN TRÊN TÂM không luận trên SỰ. (Muốn sanh sanh mà chưa thực hiện coi như đã phạm)

Quay về câu chuyện trên ...thì:

Nói trên sự tướng: Ông A không hề giết đứa bé (tại nó tự té chết) cứu hay không quyền của ổng. Không liên quan gì ráo.

Nói trên sự lý: Ông A cố tình cho nó chết (thấy chết mà không cứu, dĩ nhiên là biết bơi rồi, mà chơi ác không cứu). Luận trên tâm thì ông A hoàn toàn là kẻ sát nhân. Vì sao ??? Thấy chúng sanh đang sống dở chết dở mà... sanh tâm vui mừng ...

Nhắc tới đây dct nhớ lại hạnh cứu độ của một vị BỒ TÁT trong Phật môn.

"Nhược vị đại thủy sở phiêu xưng kì danh hiệu tức đắc thiển xứ" (Nếu vì nước lớn cuốn trôi, xưng được danh hiệu liền được đến chỗ cạn).


Lý và Luật phải tương đương nhau mới không phạm sai lầm... Chỉ biết LUẬT mà bỏ LÝ thì trở thành máy móc. Nếu chỉ biết LÝ mà bỏ LUẬT thì là cảm tình cá nhân.

dct không nói nữa....
Nói hoài cũng vậy...
Để người đọc chiêm nghiệm đạo TỪ BI và Trí Tuệ này...

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách