ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

-Trích bài giảng của Hòa thượng Trúc Lâm-

Sở dĩ trước kia tôi giảng các pháp duyên hợp không chủ thể gọi là không vì tôi nghe quý hòa thượng dạy: "Thà chấp có bằng núi Tu di hơn là chấp không bằng hạt cải". Tôi nghĩ nếu mình nghĩ không trơn, không trống rỗng, sợ người ta chấp không thì mình mang tội, vì vậy tôi nói các pháp duyên hợp không chủ thể nên gọi là không, để tránh cái chấp không.Tôi không ngờ cái chấp không của các bậc tôn túc dạy là chấp không có thiện, không có ác, không tội, không phước, không nhân, không quả, không nghiệp báo luân hồi. Đó gọi là chấp không.

Còn kinh Bác nhã thấy triệt để được tướng không của các pháp, thấy bằng tuệ trí tướng không của các pháp, chứ không phải chấp không. Tự giải quyết xong điều này, tôi vui qua. Giờ ngồi thiền còn lại trở về sau, toàn là những kiến giải điên khùng nổi dậy, hết cái này tới cái kia, suốt luôn tới sáng không quên. Vì vậy phần giảng kinh tới đây dừng. Tôi sẽ nói sang phần kiến giải điên khùng.

Lâu nay tôi cứ sợ nói không là chấp không, nhưng sư thật không phải vậy. Ở đây nói không là đối với những vật có hình, do sắc chất kết tụ thành nên có sắc. Những thứ đó gọi là tướng có, vì có hình thể, có sắc chất. Còn cái không có hình thể, không có sắc chất gọi là tướng không. Một bên tướng có, một bên tướng không. Nếu không có tướng không làm gì có tướng có, vì hai thứ đối đãi nhau. Cho nên nói tới tướng có thì phải chấp nhận tướng không.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
VANTHIEN
Bài viết: 37
Ngày: 29/06/08 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: VNN

Bài viết chưa xem gửi bởi VANTHIEN »

TINH ANH BẤT TƯ NGHÌ
VẠN PHÁP HIỆN NGUYÊN SI
TƯỚNG TÁNH ĐỒNG NHƯ THỊ
VÔ MINH CÁI CON KHỈ


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Tướng không là tướng thế nào? Hồi xưa tôi cứ mắc kẹt chỗ này. Tôi nghĩ không thì không có tướng, vì có tướng phải có hình thức vật thể. Không có hình thức, không có vật thể làm sao nói có tướng được. Nhưng Phật xác định tướng không là đối với tướng có. Có sắc chất, có hình thể là tướng có. Không sắc chất, không hình thể là tướng không. Cho nên cái không là cái thật hữu. Nói thế có điên không? Tướng có như thân này , như cái nhà này, như cây cối trước mắt chúng ta nhìn thấy, những tướng đó là tướng thật hay tướng giả? Tướng giả . Vậy tướng nào là tướng thật? Đó là điều chúng ta mắc kẹt.

Phàm những gì duyên hợp mà thành đều là giả tướng, còn tướng không thì không có duyên hợp. Có khi nào nó thay đổi không? Muôn đời không vẫn là không. Chúng ta đọc kinh thấy chữ thật tướng, mà không biết tướng thật là tướng nào. Chỉ nhớ những tướng mắt thấy, tay sờ mó được cho là tướng thật, không ngờ tất cả những tướng ấy là tướng duyên hợp, hư giả. Còn tướng không mơi là tướng thật muôn đời không thay đổi.

Chúng ta lâu nay nghe nói tướng không là sợ, đâu ngờ cái không ấy lại là cái thật, cái có tướng mới là cái giả. Tôi nói cái không là thật, cái có là giả, như vậy có điên không? Điên rồi. Cả trăm, cả triệu người thấy các tướng của sự vật là thật, tướng không là không có gì. Bây giờ tôi lại thấy tướng không là thật, các tướng kia là giả, không phải điên là gì?

Kinh Bát nhã nói thật tướng là vô tướng, không có tướng mới là tướng thật. Chúng ta chú ý tới câu không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, cái tướng không ấy không sinh, không diệt, đời đời không bao giờ thay đổi. Không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt là không có hai bên, không có đối đãi. Như vậy nói tới tướng không là cái không sinh, không diệt, không đối đãi. Chúng ta tu nhập niết bàn là nhập cái gì? Niết bàn là vô sinh, nên nhập niết bàn là nhập vô sinh. Chúng ta có cái không ấy chính là vô sinh mà lại bỏ qua, chạy theo cái sinh diệt.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

phuoctuong đã viết:Tướng không là tướng thế nào? Hồi xưa tôi cứ mắc kẹt chỗ này. Tôi nghĩ không thì không có tướng, vì có tướng phải có hình thức vật thể. Không có hình thức, không có vật thể làm sao nói có tướng được. Nhưng Phật xác định tướng không là đối với tướng có. Có sắc chất, có hình thể là tướng có. Không sắc chất, không hình thể là tướng không. Cho nên cái không là cái thật hữu. Nói thế có điên không? Tướng có như thân này , như cái nhà này, như cây cối trước mắt chúng ta nhìn thấy, những tướng đó là tướng thật hay tướng giả? Tướng giả . Vậy tướng nào là tướng thật? Đó là điều chúng ta mắc kẹt.

Phàm những gì duyên hợp mà thành đều là giả tướng, còn tướng không thì không có duyên hợp. Có khi nào nó thay đổi không? Muôn đời không vẫn là không. Chúng ta đọc kinh thấy chữ thật tướng, mà không biết tướng thật là tướng nào. Chỉ nhớ những tướng mắt thấy, tay sờ mó được cho là tướng thật, không ngờ tất cả những tướng ấy là tướng duyên hợp, hư giả. Còn tướng không mơi là tướng thật muôn đời không thay đổi.

Chúng ta lâu nay nghe nói tướng không là sợ, đâu ngờ cái không ấy lại là cái thật, cái có tướng mới là cái giả. Tôi nói cái không là thật, cái có là giả, như vậy có điên không? Điên rồi. Cả trăm, cả triệu người thấy các tướng của sự vật là thật, tướng không là không có gì. Bây giờ tôi lại thấy tướng không là thật, các tướng kia là giả, không phải điên là gì?

Kinh Bát nhã nói thật tướng là vô tướng, không có tướng mới là tướng thật. Chúng ta chú ý tới câu không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, cái tướng không ấy không sinh, không diệt, đời đời không bao giờ thay đổi. Không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt là không có hai bên, không có đối đãi. Như vậy nói tới tướng không là cái không sinh, không diệt, không đối đãi. Chúng ta tu nhập niết bàn là nhập cái gì? Niết bàn là vô sinh, nên nhập niết bàn là nhập vô sinh. Chúng ta có cái không ấy chính là vô sinh mà lại bỏ qua, chạy theo cái sinh diệt.

Tướng không cũng là tướng. Nếu chấp tướng không làm thực tướng là sai, là chấp không.

Thực tướng nằm ngoài có và không. Nhưng cũng không ngoài có và không.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Theo giọng văn, thì Ht nghĩ đoạn văn trên không phải của Phuoctuong mà là của Hòa thượng Thanh Từ. Tuy là hai đoạn mà đều là cùng một bài giảng của Hòa thượng Thanh Từ.
phuoctuong đã viết:-Trích bài giảng của Hòa thượng Trúc Lâm-
Sở dĩ trước kia tôi giảng các pháp duyên hợp không chủ thể gọi là không, vì tôi nghe quý hòa thượng dạy ... Còn kinh Bát Nhã thấy triệt để được tướng không của các pháp, thấy bằng tuệ trí tướng không của các pháp, chứ không phải chấp không. Tự giải quyết xong điều này, tôi vui qua. Giờ ngồi thiền còn lại trở về sau, toàn là những kiến giải điên khùng nổi dậy, hết cái này tới cái kia, suốt luôn tới sáng không quên. Vì vậy phần giảng kinh tới đây dừng. Tôi sẽ nói sang phần kiến giải điên khùng.
...
Chúng ta lâu nay nghe nói tướng không là sợ, đâu ngờ cái không ấy lại là cái thật, cái có tướng mới là cái giả. Tôi nói cái không là thật, cái có là giả, như vậy có điên không? Điên rồi. Cả trăm, cả triệu người thấy các tướng của sự vật là thật, tướng không là không có gì. Bây giờ tôi lại thấy tướng không là thật, các tướng kia là giả, không phải điên là gì?
Đoạn trên Ht có in đậm hai câu : một màu đỏ một màu đen.

1. Câu tn đậm màu đỏ : Nói lên chỗ thâm nhập thực tướng của kinh Bát Nhã.

2. Câu in đậm đen : Hòa thượng nói câu này trước, rồi mới nói những điều đó sau. Như vậy, những điều Hòa thượng nói sau là những điều hòa thượng cho là điên khùng v.v... Vì thế mình phải ... coi chừng!

Bác Bình tưởng hai đoạn là của hai người thành đưa Duyên khởi ra bác rất hay. Công nhận bác nay nghe ít mà ứng dụng kinh thiệt. Nhưng vì hai đoạn này là của một người nên ...

Trước giờ nghe băng Hòa thượng giảng, Ht vẫn hiểu lời giảng đó như sau :

Khi nào Hòa thượng nói về cái không, mà là cái "không" ĐỐI ĐÃI với cái "có", tức cái không đó là sở biết của thức tâm, thì cái "không" đó không phải là thực tướng. Còn khi nói đến cái "không" của Bát Nhã "PHI TẤT CẢ", thì dù có dùng TƯỚNG KHÔNG chăng nữa. TƯỚNG KHÔNG đó vẫn là thực tướng. kinhle

Ht có viết bài "Bát Nhã ba la mật đa tâm Kinh", có nói về hai chữ TƯỚNG KHÔNG này, đã đăng ở trang thuongchieu.net, Thư Viện hoa sen index chanhientam. Liên Bồng tịnh độ của Thầy Nhuận Trượng cũng có trích qua.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL mạn phép có đôi lời : Khi xưa THẾ TÔN đưa bông sen lên thì ngài MA HA CA DIẾP mỉm cười THẾ TÔN nói : " Ta có CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG NIẾT BÀN DIỆU TÂM THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG nay trao truyền cho MA HA CA DIẾP ".
KÍNH


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Bóng người thoáng vụt đà chẳng ngóng!
Mà sao lại đuổi mấy khúc xương???
Đường Sanh_Đường Tử dài giằng giặc.!!!
Chung quy tại chính bởi...Con đường.
8-> =(( .,., X-( ................Giac!
:-w Tễu:Kính kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Pháp dù tối thượng mà ứng dụng không đúng duyên, thì cũng như người bệnh uống nhầm thuốc. Chỉ mau chết. Như Lai vì thế không thuyết liền Nhất thừa mà phải thứ lớp thuyết Tam thừa. Sau mới chỉ thẳng Nhất thừa.

Bóng người thoáng vụt đà chẳng ngóng!
Mà sao lại đuổi mấy khúc xương?
Bởi bụng chưa no thì mờ mắt
Bóng không bóng có, thấy được gì?
Chi bằng no bụng, thì mắt tỏ
Thấy bóng vồ liền, xương lại chê
Đường Sanh, đường Tử dài giằng giặc
Chung quy chỉ bởi thiếu ... tùy duyên!


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

trích tiếp phần 3 (các phần trích liên tục, không gián đoạn)- từ quyển TIẾN THẲNG VÀO THIỀN TÔNG

Phật dạy thân này là do tứ đại hòa hiệp. Tứ đại là đât, nước, gió, lửa ai cũng biết rồi. Các kinh A Hàm chỉ nói tới đó thôi, nhưng qua bát nhã thì thêm một đại nữa, đó là không đại. Trong kinh Lăng nghiêm, Phật còn thêm một đại nữa là kiến đại, tổng cộng là bảy đại. Đất nước, gió, lửa dễ hiểu rồi, nhưng không đại thì thế nào? Bây giờ quý vị tự kiểm lại trong thân thể mình, phần hư không nhiều hay ít? Hai lỗ mũi trống không tức là không, lỗ tai trống không tức là không, cổ họng trống không tức là không. Trong con người chúng ta, cái không luôn sẳn khắp hết. Bao tử chứa được cơm cũng nhờ trống không, mạch máu trống mới dẫn máu chạy khắp trong cơ thể, lá phổi mở tóp cũng nhờ trống không. Cả thân mình từ đầu đến chân, mỗi lỗ chân lông đều trống, đều thưa hở hết. Kiểm lại phần trống khôgn trong thân rất nhiều.

Trong tứ đại, thiếu một đại nào chúng ta còn giải quyết chậm một chút, chứ không đại mà thiếu thì sao? Lỗ mũi, cổ họng bít lại thì sao? Thì chết. Như vậy không đại hệ trọng đối với sự sống của chúng sinh đến cở nào? Vậy mà chúng ta đâu thèm biết tới nó, cứ lo bồi bổ mấy thứ có. Thiếu nước, thiếu đất liền lo đem vô, còn cái không thì quên mất.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Tuan
Bài viết: 21
Ngày: 07/12/08 08:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tuan »

Thực tướng nằm ngoài có và không. Nhưng cũng không ngoài có và không(Của bác Binh)
Nói vậy tôi xin trích ra 1 ví dụ của 1 vị thiền sư hỏi học trò mình ra sau:
Thiền sư đang nằm trên cái võng đong đưa,2 đầu sợi dây võng móc lên 2 cây dừa.
Thiền sư hỏi học trò : Đố ông tôi đang mằn ở giữa 2 cây dừa hay ở ngoài?


Ai có ghé qua trả lời dùm cậu học trò xem sau....nhất là binh,tôi sẽ kể tiếp coi có điểm gì hay chăng.
Kính


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Cái Thầy thì không nằm ! cái nằm không Thầy ! chẳng dính dáng gì hai cây dừa !


naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Tuan đã viết:
Thực tướng nằm ngoài có và không. Nhưng cũng không ngoài có và không(Của bác Binh)
Nói vậy tôi xin trích ra 1 ví dụ của 1 vị thiền sư hỏi học trò mình ra sau:
Thiền sư đang nằm trên cái võng đong đưa,2 đầu sợi dây võng móc lên 2 cây dừa.
Thiền sư hỏi học trò : Đố ông tôi đang mằn ở giữa 2 cây dừa hay ở ngoài?


Ai có ghé qua trả lời dùm cậu học trò xem sau....nhất là binh,tôi sẽ kể tiếp coi có điểm gì hay chăng.
Kính
Có thể cho biết đó là thiền sư nào không? Biết rồi mới trả lời được.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]21 khách