VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

tangbong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tangbong
QUYỂN SÁU
BAN HOẰNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM PHIÊN DỊCH,GIẢI THÍCH VÀ PHÁT HÀNH-1963

tangbong ĐOẠN XXVII:VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(Trang 7-Tập II)
Chi 1. -Thuật lại chỗ tu chứng (Phần chính Kinh)

.Khi bấy giờ ngài Quán-thế-âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy,đỉnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn,tôi nhờ vô số hằng sa kiếp về trước.Có đức Phật ra đời,hiệu là Quán-thế-âm:từ đức Phật kia,tôi phát tâm Bồ-đề,đức Phật kia dậy tôi do nghe,nghĩ và tu mà vào Tam-ma-đề.
.Ban đầu ở trong tính nghe,vào được dòng viên thông,không còn tướng sở-văn nữa.Trần-tướng đã vắng lặng,hai tướng động tĩnh rõ thật không sinh.Như vậy thêm lần,các tướng năng-văn sở-văn đều hết.Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn sở-văn mà tiến lên nữa thì năng-giác sở-giác đều không.Không giác tột bậc viên mãn,các tướng năng-không sở-không đều diệt.Sinh diệt đã diệt thì bản-tính tịch-diệt hiện tiền.Bỗng nhiên vượt ngoài thế-gian và xuất-thế-gian,sáng suốt cùng khắp mười phương,được hai cái thù thắng: một là trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật,cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực;hai là hợp với tất cả chúng sinh lục-đạo mười phương,cùng với các chúng sinh đồng một bi-ngưỡng.

-ĐOẠN XXVII:VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN
Chi 1-Thuật lại chỗ tu chứng (Phần giải thích- Trang 8-TâpII)
Ngài Quán-thế-âm Bồ-tát trình bầy chỗ tu chứng về nhĩ căn.Ngài đã phát Bồ-đề tâm từ thời đức Phật Quán-thế-âm,trong vô số hằng sa kiếp về trước.
Đức Phật Quan-thế-âm dậy Ngài do nghe,nghĩ,và tu trì,mà vào tam-ma-đề.Nghe là nghe Phật pháp,hiểu rõ đạo lý của Phật,do đó phát được văn-tuệ.Nghĩ là suy nghĩ những điều đã học được,nhận rõ đạo-lý ấy nơi tâm cảnh hiện tiền,do đó phát ra tư-tuệ.Sau khi nhận rõ được đạo-lý nơi tâm cảnh hiện tiền thì luôn luôn đem cái đạo-lý ấy huân tập tâm-tính,nương theo đạo-lý ấy mà tu tập,diệt trừ các sự mê-lầm,do đó phát ra tu-tuệ,thật chứng tam-ma-đề.
Quán-thế-âm Bồ-tát tu chứng nơi nhĩ-căn,tức là tính nghe,Ngài quán cái tính nghe không thêm,không bớt,không thay đổi,không sinh không diệt,cùng khắp mười phương,không bị ngăn ngại.Ngài quán các tướng động tĩnh hiện ra trong tính nghe là như huyễn như hoa,không có tự tính nên không còn phân biệt thật có năng có sở,vào được dòng viên-thông,nhận rõ hai tướng động tĩnh chỉ do phân biệt thật có năng có sở,vào được dòng viên-thông,nhận rõ hai tướng động tĩnh chỉ do phân biệt mà sinh,nhưng sự thực thì chưa hề sinh.Ngài đi vào sâu trong tính viên-thông thì hai tướng năng-văn và sở-văn đều tiêu mất,chỉ còn thuần một tính-giác cùng khắp mười phương,không có năng sở đối đãi.Song tuy các tướng năng-văn sở-văn đã hết,nhưng những tướng năng-giác sở-giác hãy còn,chưa đi đến chỗ tuyệt đối không năng sở;do đó Ngài lại đi sâu vào tính viên-thông,tiêu diệt các tướng năng-giác sở-giác,nghĩa là xóa trừ Pháp-chấp.Lúc ấy chỉ còn những sai lầm vi-tế,như người đã tỉnh giấc chiêm bao,nhưng còn nhớ lại một vài hình ảnh trong lúc chiêm bao,do đó chỗ giác-ngộ chưa được viên mãn.Ngài đi sâu vào tính viên-thông,nhận rõ mê và ngộ đều bình đẳng,không thấy trước kia có mê-lầm và hiện nay thật có giác-ngộ,nên xóa sạch những tướng năng-không sở-không.Chứng được Vô-sinh-pháp-nhẫn và tự -tính thanh-tịnh niết bàn xuất-hiện.Lúc đó Ngài đã nhập một với Pháp-giới-tính,đồng một từ lực với thập phương chư Phật trong pháp-giới-tính,đồng một lòngb bi ngưỡng với tất cả chúng sinh trong pháp-giới-tính.
(Còn tiếp...)

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong
Sửa lần cuối bởi Minh Thiện vào ngày 15/12/08 19:54 với 1 lần sửa.


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

tangbong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tangbong
QUYỂN SÁU
BAN HOẰNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM PHIÊN DỊCH,GIẢI THÍCH VÀ PHÁT HÀNH-1963

tangbong ĐOẠN XXVII: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN
Chi 2.-Do từ lực,hiện ra 32 ứng thân(Trang 9-TậpII)
-Phần chính kinh:
Bạch Thế-tôn,do tôi cúng-dàng đức Quán-âm Như-lai,nhờ Ngài truyền thụ cho tôi như huyễn văn-tu kim-cương-tam-muội,được cúng chư Phật đồng một từ lực nên làm cho thân tôi được thành tựu 32 ứng-thân vào các cõi nước.
Bạch Thế-tôn,nếu các vị Bồ-tát vào tam-ma-đề,tiến tu pháp vô lậu,thắng-giải hiện đã viên mãn,tôi hiện ra thân Phật,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được giải thoát.
Nếu các hàng hữu-học tu phép diệu minh vắng lặng,chỗ thắng-diệu hiện đã viên mãn;tôi ở trước người kia,hiện ra thân Độc-giác,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được giải thoát.
Nếu hàng hữu-học đoạn mười hai nhân duyên;do các nhân duyên đã đoạn mà phát ra thắng-tính và thắng-tính đó hiện đã viên mãn.Tôi ở trước người kia,hiện ra thân độc-giác,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được giải thoát.
Nếu các hàng hữu-học được phép không của tứ-đế,tu đạo-đế vào diệt-đế,thắng-tính hiện đã viên mãn,tôi ở trước người kia hiện ra thân thanh-văn,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được giải thoát.
Nếu các chúng sinh muốn tâm được tỏ ngộ,không phạm vào cảnh ngũ dục và muốn cho thân được thanh tịnh,tôi ở trước người kia,hiện ra thân Phạm-vương,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được giải thoát.
Nếu các chúng sinh muốn làm Thiên-chúa,thống lĩnh chư thiên,tôi ở trước người kia,hiện ra thân Đế-thích,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn thân được tự-tại đi khắp mười phương ,tôi ở trước người kia hiện ra thân tự-tại-thiên,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn thân được tự-tại bay đi trên hư-không,tôi ở trước người kia,hiện ra thân đại-tự-tại-thiên,vì họ mà thuyết pháp,khiến họ được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn thống lĩnh quỷ-thần,cứu giúp cõi nước,tôi ở trước người kia,hiện ra thân thiên-đại-tướng-quân,vì họ mà thuyết pháp,khiến nọ được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn thống lĩnh thế-giới,bảo hộ chúng sinh,tôi ở trước người kia,hiện thân tứ-thiên-vương,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn sinh nơi thiên-cung,sai khiến quỷ-thần,tôi ở trước người kia,hiện ra thân thái-tử con tứ-thiên-vương,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các chúng sinh muốn làm chủ gia đình danh-tiếng-thế-gian kính nhường,tôi ở trước người kia,hiện ra thân trưởng-giả,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các chúng sinh thích đàm luận những lời hay,giữ mình tronh sạch,tôi ở trước người kia,hiện ra thân cư-sĩ,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có người con trai muốn học phép xuất-gia,giữ các cấm giới,tôi ở trước người kia,hiện ra thân tỳ-khưu,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có người con gái muốn học phép xuất-gia,giữ các cấm giới,tôi ở trước người kia,hiện ra thân tỳ-khưu-ni,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có người con trai thích giữ ngũ giới,tôi ở trước người kia,hiện ra thân ưu-bà-tắc,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có người con gái tự giữ ngũ giới,tôi ở trước người kia,hiện ra thân ưu-bà-di,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có người con gái lập-thân trọng nội-chính để tu sửa nhà nước,tôi ở trước người kia,hiện ra thân nữ-chúa hay thân quốc-phu-nhân,mệnh-phụ,đại-gia,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có chúng sinh không phá nam-căn,tôi ở trước người kia,hiện ra thân đồng-nam,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có ngưởi xử-nữ,thích thân xử-nữ,không cầu sự xâm bạo,tôi ở trước người kia,hiện ra thân đồng-nữ,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có chư-thiên muốn ra khỏi loài trời,tôi hiện ra thân chư-thiên,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có con rồng muốn ra khỏi loài rồng,tôi hiện ra thân rồng,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có dược-xao muốn ra khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra thân dược-xoa,vì họ mà nói pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có càn-thát-bà muốn thoát khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra thân càn-thát-bà,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho họ được thành tựu.
Nếu có a-tu-la muốn thoát khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra thân a-tu-la,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra thân khẩn-na-la,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu
Nếu có ma-hô-la-già muốn thoát khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra thân ma-hô-la-già,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu có chúng sing thích làm người,tu cho được thân người,tôi hiện ra thân người,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Nếu các loài phi-nhân,hoặc có hình hoặc không hình,hoặc có tưởng hoặc không tưởng,muốn thoát khỏi loài mình,tôi ở trước họ,hiện ra cái thân như họ,vì họ mà thuyết pháp,khiến cho được thành tựu.
Ấy gọi là 32 ứng-thân diệu-tịnh,vào các cõi nước.Những thân ấy đều do vô-tác diệu-lực của văn-huân văn-tu tam-muội mà tự-tại thành tựu.

ĐOẠN XXVII:VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN.( Phần giải thích)
Chi 2-do từ-lực hiện ra 32 ứng-thân Trang 10-tập II
-Ngài phát khởi diệu dụng của pháp-giới-tính,thuận theo lượng hay biết của chúng sinh mà hiện ra vô lượng thân như huyễn trong vô-lượng thế-giới như huyễn,làm những phật-sự như huyễn để hóa độ những chúng sinh như huyễn,chẳng những Ngài hiện ra thân hình Phật và thân các vị thánh-nhân tam-thừa để hóa độ;Ngài còn thuận theo chỗ mê-tín của chúng sinh,hiện ra thân chư-thiên,thân quỷ-thần để dắt dìu từng bước lên con đường giải thoát.Đối với các loài,Ngài hiện ra thân đồng sự để kết duyên và hóa độ.Trong kinh nói 32 ứng-thân là chỉ nói đại khái để làm cho thấy được phần nào diệu-dụng của pháp-giới-tính:sự thực thì các vị Pháp-thân Bồ-tát theo cơ cảm mà ứng hiện vô-lượng vô-biên không phải chỉ có ứng thân mà thôi.
(Còn tiếp...)
Minh Thiện:Kính Chào và... tangbong


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

tangbong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tangbong
QUYỂN SÁU
BAN HOẰNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM PHIÊN DỊCH,GIẢI THÍCH VÀ PHÁT HÀNH.-1963

tangbong ĐOẠN XXVII: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN (Tiếp theo)
Chi 3 - Do bi-ngưỡng,bố-thí 14 công đức vô úy (Trang 15-TậpII)
-Phần chính Kinh:
"Bạch Thế-tôn,do tôi lại dùng vô-tác-diệu-lực của văn-huân văn-tu kim-cương-tam-muội ấy,cùng với tất cả lục đạo chúng sinh trong mười phương ba đời đồng một lòng bi-ngưỡng nên khiến các chúng sinh,nơi thân tâm tôi,được 14 thứ công-đức vô-úy:
-Một là do tôi không tự quán cái tiếng mà quán cái tâm năng-quán nên khiến cho chúng sinh khổ não thập phương kia,quán cái âm-thanh thì liền được giải thoát.
-Hai là tri-kiến đã xoay trở lại,khiến cho các chúng sinh dầu là vào trong đống lửa,lửa không thể đốt được.
-Ba là quán cái nghe đã xoay trở lại,khiến cho các chúng sinh bị nước lớn cuốn đi mà không chết đuối.
-Bốn là diệt hết vọng tưởng,tâm không sát hại,khiến cho các chúng sinh vào các nước quỷ,quỷ không thể hại được.
-Năm là huân tập được thành tựu tính nghe,cả sáu căn đều tiêu về bản-tính đồng như cái nghe cái tiếng,có thể khiến cho chúng sinh,lúc đương bị hại,dao gẫy từng đoạn,khiến cho các binh khí chạm vào thân người như cắt dòng nước,như thổi ánh sáng,bản-tính không hề lay động.
-Sáu là huân tập tính nghe sáng suốt thấu khắp pháp-giới thì các tính tối tăm không thể toàn được,có thể khiến cho chúng sinh,tuy là các loài dược-xoa,la-sát,cưu-bàn-trà,tỳ-xá-già,phú-đan-na,vân vân,ở gần một bên,con mắt chúng vẫn không thể thấy được.
_Bẩy là các tiếng đều viên-tiêu,thấy nghe đã xoay vào tự-tính,rời các trần-cảnh hư-vọng,có thể khiến cho các chúng sinh,những thứ: cùm,dây,gông,xiềng không thể dính vào mình được.
-Tám là diệt tướng âm-thanh,viên-thông tính nghe,phát sinh từ-lực cùng khắp,có thể khiến cho chúng sinh đi qua đường hiểm,giặc không cướp được.
-Chín là huân tập phát ra tính nghe,rời các trần-tướng,sắc-dục không lôi kéo được,có thể khiến cho tất cả chúng sinh đa-dâm rời xa lòng tham dục.
-Mười một là tiêu diệt trần-tướng,xoay về tính bản-minh thì pháp-giới,thân,tâm đều như ngọc lưu-ly,sáng suốt không ngăn ngại,có thể khiến cho những kẻ ngu ngốc u mê rời hẳn sự si mê tối tăm.
-Mười hai là viên dung các hình-tướng,xoay tính nghe trở về đạo trường bất động hòa vào thế gian mà không hủy hoại thế-giới,cúng dàng được chư Phật Như-lai như số vi trần,cùng khắp mười phương,ở bên mỗi mỗi đức Phật làm vị Pháp-vương-tử,có thể khiến cho trong pháp-giới,những chúng sinh không con,cầu có con trai,sinh ra đứa con trai có phúc đức trí-tuệ
-Mười ba là sáu căn viên thông,soi sáng không hai,trùm khắp thập phương thế giới,thành lập đại-viên-kính không-như-lai-tạng,vâng lĩnh pháp-môn bí mật của thập phương vi-trần Như-lai,không có thiếu sót,có thể khiến cho trong pháp-giới,những chúng sinh không con,cầu có con gái,sinh ra người con gái có tướng tốt,đoan chính,phúc đức,dịu dàng,được mọi người yêu kính.
-Mười bốn là trong tam-thiên đại-thiên thế-giới này,có trăm ức mặt trời,mặt trăng,các pháp-vương-tử ở trong thế-gian số lượng có đến 62 số cát sông Hằng,đều tu Phật-pháp,nêu gương mẫu,giáo hóa chúng sinh,tùy thuận chúng sinh,phương tiện trí-tuệ của mỗi mỗi vị không đồng nhau.Do tôi được tính viên-thông,phát ra diệu-tính của nhĩ-căn,cho đến thân tâm nhiệm mầu bao trùm cùng khắp pháp-giới,nên có thể khiến cho chúng sinh chấp trì danh hiệu tôi,so với những người chấp trì danh-hiệu của tất cả các vị Pháp-vương-tử số lượng bằng 62 số cát sông Hằng kia,phúc-đức hai bên thật bằng bậc, không sai khác.
-Bạch Thế-tôn,một danh-hiệu của tôi cùng với rất nhiều danh-hiệu kia không khác là do tôi tu tập được tính viên-thông chân thật.Ấy gọi là 14 sức thí vô-úy,đem phúc khắp cho chúng sinh.
ĐOẠN XXVII: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN
* Chi 3 -Do bi-ngưỡng,bố-thí 14 công-đức vô-úy (Phần giải thích -Trang 16. TậpII)
-Lại do lòng bi-ngưỡng chúng sinh trông mong đức từ-bi cứu độ nên Ngài bố-thí cho chúng sinh 14 thứ công-đức vô-úy,cứu giúp chúng sinh khỏi các tai nạn.
(Còn tiếp...)

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

tangbong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tangbong
QUYỂN SÁU
BAN HOẰNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM PHIÊN DỊCH,GIẢI THÍCH VÀ PHÁT HÀNH.-1963

tangbong ĐOẠN XXVII: VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN (Tiếp theo)
Chi 4. -Theo cơ cảm hiện ra 4 diệu đức không nghĩ bàn (Trang 19-Tập II)
-Phần chính Kinh:
-"Bạch Thế-tôn,do tôi đã được đạo-tu chứng viên thông vô-thượng đó nên lại khéo được 4 vô-tác-diệu-đức không nghĩ bàn:
-Một là do tôi chứng được tính nghe chí-diệu,nơi tâm tính không còn có tướng năng-văn ,các sự thấy nghe hay biết không còn cách biệt và đều thành một bảo-giác viên-dung thanh-tịnh nên tôi có thể hiện ra rất nhiều hình dung nhiệm mầu,nói ra vô số thần-chú bí mật.Trong đó,hoặc hiện ra một đầu,3 đầu,5 đầu,7 đầu, 9 đầu 11 đầu,như thế cho đến 108 đầu,1000 đầu,vạn đầu, 84000 cái đầu đầy đủ các tướng,hoặc hiện ra hai tay,4 tay,6 tay,8 tay,10 tay,12 tay,14,16,18,20,24,như thế cho đến 108 tay,1000 tay,10000tay,84000 cái tay bắt ấn,hoặc hiện ra hai mắt,3 mắt,4 mắt,9 mắt ,như thế cho đến 108 mắt,1000 mắt, 10000 mắt,84000 con mắt thanh tịnh,hoặc có khi từ,hoặc khi thì oai,hoặc khi thì định,hoặc khi thì tuệ,cứu giúp chúng sinh được rất tự tại.
-Thứ hai là do cái nghe,cái nghĩ của tôi thoát ngoài sáu trần như cái tiếng qua ngoài bức tường,không thể bị ngăn ngại,cho nên diệu- dụng của tôi có thể hiện mỗi mỗi hình,tụng mỗi chú,hình đó chú đó đều có thể đem sức vô-úy mà bố-thí cho các chúng sinh;vì thế cõi nước thập phương như vi-trần đều gọi tôi là vị thí vô-úy.
-Ba là do tôi tu tập,phát ra căn-tính bản-diệu viên-thông thanh tịnh,nên đi qua thế giới nào đều khiến cho chúng sinh xả thân,xả đồ chân bảo,cầu tôi thương xót.
-Bốn là do tôi được tâm Phật,chứng đến chỗ rốt ráo nên có thể đem các thứ quý báu cúng-dàng thập phương Như-lai,cả đến chúng sinh trong lục-đạo trong pháp-giới ai cầu vợ thì được vợ,cầu con thì được con,cầu tam-muội thì được tam-muội,cầu sống lâu thì được sống lâu,nhự thế đến cầu đại-niết-bàn thì được đại-niết-bàn.
-*Chi 5.- Kết luận về viên-thông nhĩ-căn,
"Phật hỏi về viên-thông, tôi do viên-chiếu tam-muội nơi nhĩ-căn mà duyên-tâm được tự-tại;nhân tướng nhập-lưu,được tam-ma-đề,thành tựu quả bồ-đề,đó là thứ nhất.Bạch Thế-tôn,đức Phật Như-lai kia khen tôi khéo được pháp-môn viên-thông,ở trong đại-hội,thụ ký cho tôi cái hiệu là Quán-thế-âm;do tôi thấy nghe thấu suốt mười phương nên danh tiếng Quán-âm cùng khắp thập phương thế-giới."
ĐOẠN XXVII:VIÊN THÔNG VỀ NHĨ CĂN (Phần giải thích)
*Chi 4.-Theo cơ cảm, hiện ra 4 diệu đức không nghĩ bàn (Trang 20 -Tập II)
-do Ngài Quán-thế-âm bồ-tát chứng nhập pháp-giới-tính phát ra diệu-dụng không nghĩ bàn của pháp-giới-tính,nên biến hiện tự-tại, cứu giúp chúng sinh được chúng sinh tôn sùng tín ngưỡng và có thể thỏa mãn tất cả nhũng mong ước của chúng sinh.
*Chi 5.- Kết luận về viên-thông nhĩ-căn
Kết luận, Ngài Quán-thế-âm bồ-tát nhận định phép tu viên-thông về nhĩ-căn là hơn tất cả;do Ngài khéo chứng viên-thông nơi nhĩ-căn nên được đức Phật Quán-thế-âm thụ ký cho Ngài danh hiệu Quán-thế-âm Bồ-tát,một danh hiệu được thập phương chúng sinh cung kính chấp-trì,nhất là những lúc nguy hiểm,đau khổ.
Nói tóm lại,chư Phật bồ-tát và tất cả chúng sinh cùng một pháp-giới-tính,không có sai khác.Chư Phật bồ-tát chứng ngộ được pháp-giới-tính nên diệu-dụng tự-tại;chúng sinh chưa chứng ngộ pháp-giới-tính nên bị ràng buộc trong bản nghiệp.vì thế khi chúng sinh phát lòng tin chắc chắn,hướng về chỗ giác ngộ của chư Phật bồ-tát ,xa rời hiện nghiệp của mình,dù là tạm thời thì cũng được tạm thời ở trong pháp-giới không đối đãi,không sinh diệt,trong đó không có cái gì làm hại được cái gì,đồng thời bất cứ cái gì cũng tùy tâm biến hiện cả.Hiểu được như thế thì mới rõ sự thật cảm ứng không ra ngoài pháp-giới-tính;vì thế chư phật bồ-tát cứu giúp chúng sinh cốt để cho chóng giác ngộ pháp-giới-tính; vì thế,chư Phật bồ-tát không nhất thiết cứu giúp mọi người thành kính cầu xin trong mọi trường hợp.Chỉ khi nào có cơ hội cho tiền-đồ tu chứng của chúng sinh thì chư Phật bồ-tát mới cứu giúp mà thôi.
Chúng ta không nên vì không được cứu giúp mà nghi ngờ lòng từ-bi của chư Phật bồ-tát.
(Hết đoạn XXVII: Viên thông về nhĩ căn)

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách