CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính thưa chư hiền hữu NT !!!
Mở đầu và kết thúc bài Kinh Niệm Xứ, một bản kinh quan trọng bậc nhất cho Pháp Hành thuộc Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã lặp đi, lặp lại hai lần : "Này các Tỷ kheo, đây là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ". Tại sao trong Tứ Thánh Đế Đức Phật dạy Đạo Đế, Con đường Chấm dứt Khổ đau là Bát Chánh Đạo và trong Kinh điển Đức Phật dạy đến 37 chi phần thuộc về Đạo Đế, nhưng tại đây Ngài lại khẳng định Bốn Niệm Xứ là "Con Đường Độc Nhất". Vậy có gì mâu thuẫn trong lời dạy của Ngài ? Kính mong chư hiền hữu từ bi hoan hỷ giảng trạch cho em hiểu thêm điều này chân thành cám ơn tangbong kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính thưa chư hiền hữu NT !!!
Mở đầu và kết thúc bài Kinh Niệm Xứ, một bản kinh quan trọng bậc nhất cho Pháp Hành thuộc Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã lặp đi, lặp lại hai lần : "Này các Tỷ kheo, đây là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ". Tại sao trong Tứ Thánh Đế Đức Phật dạy Đạo Đế, Con đường Chấm dứt Khổ đau là Bát Chánh Đạo và trong Kinh điển Đức Phật dạy đến 37 chi phần thuộc về Đạo Đế, nhưng tại đây Ngài lại khẳng định Bốn Niệm Xứ là "Con Đường Độc Nhất". Vậy có gì mâu thuẫn trong lời dạy của Ngài ? Kính mong chư hiền hữu từ bi hoan hỷ giảng trạch cho em hiểu thêm điều này chân thành cám ơn tangbong kinhle
về vấn đề này ĐH chanhhoitrong có ý kiến gì không, ngu tui muốn nghe ý kiến của ĐH trước khi vào 'chém gió' :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

hihi, một chủ đề hay và quan trọng như vậy sao lại ế thế nhỉ? vậy thì ngu tui mạo muội 'bóc tem' xem có đắc hàng hơn không nhé :D

câu hỏi này hay và xoáy sâu vào trọng tâm Pháp Hành trên con đường giải thoát. Bình thường ngu tui hay nghe ngta hỏi về vấn đề này một cách đại khái như: tại sao gọi đó là con đường độc nhất?? độc nhất có phải là duy nhất không??.. thì ngu tui sẽ bay vào 'chém' ngay :)) Đằng này đạo hữu CHT lại còn nêu thêm các pháp nổi cộm khác như 4 Thánh Đế, 8 Thánh Đạo và nhất là 37 phẩm trợ Đạo để đặt ra dấu hỏi về sự "mâu thuẫn trong lời dạy của Ngài ?" thì đây là cách đặt câu hỏi sắc bén của một người có học, có tư duy. Đó là lý do khiến ngu tui không thể đường đột chém bừa mà cần phải tham khảo thêm ý kiến của người hỏi trước khi đưa ra câu trả lời của mình. Tiếc là người ấy "bặt vô âm tín" luôn rồi nền đành phải tự mình mình mần thôi :D

câu hỏi này rất hay và cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, để nắm bắt một cách rõ ràng và kỹ lưỡng ngu tui đề xuất phải làm qua 2 việc:
- thứ nhất là tham khảo văn bản Pali để nắm bắt từ ngữ câu cú + đối chiếu thêm vài bản kinh khác để thấy được nhiều khía cạnh của từng câu từng chữ
- thứ hai là xem xét 'ý nghĩa thực hành' của các pháp như 8 Thánh Đạo, 37 phẩm trợ Đạo để xem pháp Niệm xứ có phải là Độc nhất/Duy nhất gì gì đó hay không?
( việc thứ hai xem ra cần thiết và quan trọng hơn việc thứ nhất :D )

Việc THỨ NHẤT

nguyên bản Pali đoạn kinh đạo hữu CHT trích ở trên như sau:

Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo sattānaṃ visuddhiyā sokaparidevānaṃ (Pariddavānaṃ - Sī, I) samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya Nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā. - http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/13/010.htm
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

như vậy, cụm chữ Ekāyano maggo từ nguyên bản Pali đã được HT Minh Châu dịch sang tiếng Việt thành con đường Độc nhất. Có hẳn một bài viết phân tích về cụm chữ này khá hay và rất có giá trị tham khảo:
Ekayano-maggo: Con đường duy nhất?

Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), chúng ta thường đọc là:
Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ (Hòa thượng Minh Châu dịch).
Hay:
Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch).
Đây là bài kinh quan trọng, thường được xem là bài kinh cẩm nang cho nhiều hành giả thực hành pháp thiền Minh Quán (Vipassana Bhavana). Các vị thiền sinh đó thường cho rằng pháp hành của mình là "con đường duy nhất" hay "con đường độc nhất" -- nghĩa là không có con đường nào khác -- để chứng ngộ Niết Bàn. Hiểu như thế, từ chữ "ekayano-maggo", có đúng theo tinh thần bài kinh không?
Mặc dù có nhiều dịch giả dùng cụm từ "con đường duy nhất / độc nhất" (the only way, the sole way) để dịch chữ "ekayano-maggo", nhưng cũng có những dịch giả khác không đồng ý như thế.
Giáo sư M. Walshe, dịch giả bản Anh ngữ Trường Bộ (The Long Discourses of the Buddha), dịch chữ ekayano-maggo là "this one way" (đây là một con đường) trong bài Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22).
Trong bản dịch đầu tiên của bài kinh Niệm Xứ (Trung Bộ 10), Tỳ khưu Nanamoli dịch là "a path that goes one way only" (con đường chỉ đi theo một hướng). Tuy nhiên, trong bản hiệu đính, Tỳ khưu Bodhi sửa lại là "the direct path" (con đường trực tiếp, hay con đường thẳng). Các dịch giả này đều cho rằng nếu dịch là "the only way, the sole way" (con đường duy nhất) thì nó có hàm ý là độc nhất, loại trừ các con đường khác, và như thế là không hoàn toàn chính xác (xem "The Middle Length Discourses of the Buddha").
Theo Tỳ khưu Bodhi, Chú giải Trung Bộ bình luận rằng chữ "ekayano-maggo" có thể hiểu như là con đường đơn thuần, không có ngã rẽ; như là con đường mà hành giả phải tiến bước một mình, không bạn bè; và như là con đường đưa đến một mục tiêu, Niết Bàn. Ngài chọn dịch "the direct path" (con đường trực tiếp) với hàm ý để phân biệt Satipatthana với pháp tu tiến qua các tầng thiền-na (jhanas) hoặc qua tứ vô lượng tâm (tứ phạm trú, brahmaviharas). Mặc dù pháp tu tiến này có thể đưa đến Niết Bàn nhưng chúng cũng có thể rẽ qua ngõ khác, trong khi Satipatthana là đưa thẳng đến mục đích tối hậu.
Trong quyển "Satipatthana - The Direct Path to Realization" (Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 2003), Tỳ khưu Analayo cũng có quan niệm tương tự, và dịch chữ "ekayano-maggo" là "the direct path" (con đường trực tiếp). Ngài giải thích chữ ekayano-maggo gồm có những từ eka(một), ayana (đi) và maggo (đường), dịch sát nghĩa là "một con đường đi". Truyền thống chú giải thường đề cập đến 5 ý nghĩa của chữ này:
1) Con đường trực tiếp hay con đường thẳng, là vì nó đưa thẳng đến mục tiêu;
2) Con đường phải đi một mình;
3) Con đường vạch ra bởi "Một Đấng" (ám chỉ Đức Phật);
4) Con đường duy nhất trong Đạo Phật; và
5) Con đường đưa đến một mục tiêu (đó là Niết Bàn).
Đa số các dịch giả đều chọn cách dịch thứ tư nêu trên, nhưng Tỳ khưu Analayo chọn cách dịch thứ nhất.
Ngài cho rằng muốn tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa của một thuật ngữ Pāli, chúng ta cũng cần xem thuật ngữ đó được dùng trong các bài kinh khác như thế nào, để đối chiếu. Trong Đại kinh Sư tử hống (Maha-sihanada Sutta, Trung Bộ 12), chữ ekayano dùng để chỉ con đường mà một người đi theo sẽ đi thẳng xuống hố, mang ý nghĩa là "thẳng tiến, trực tiếp", không phải là "độc nhất, duy nhất". Trái lại, trong bài kinh Tam Minh (Tevijja Sutta, Trường Bộ 13), khi hai người Bà-la-môn tranh cãi về con đường nào là "con đường duy nhất" để đưa đến sự hòa nhập với Phạm thiên thì lại không thấy dùng chữ "ekayano". Rõ ràng hơn hết là trong câu kệ 274 của kinh Pháp Cú, ý nghĩa "con đường duy nhất" - là Bát Chánh Đạo - đã được nói đến, nhưng chữ "ekayano" lại không thấy xuất hiện. Vì thế, Tỳ khưu Analayo cho rằng cách dịch thứ tư của chữ "ekayano" (con đường duy nhất) là không thích hợp.
Ngoài ra, Giáo sư R. Gethin ("A Buddhist Path to Awakening: A Study of the Bodhi-Pakkhiya Dhamma", Oxford, 2001) có cùng quan điểm dịch chữ "ekayano-maggo" là con đường thẳng tiến (the direct path) trong bài kinh Niệm Xứ, vì ông cho rằng: "căn bản những gì muốn nói ở đoạn này trong bài kinh là bốn pháp quán niệm (satipatthana) biểu trưng cho một con đường trực tiếp và thẳng tiến đến mục đích tối hậu". Tỳ khưu Thanissaro cũng dùng chữ "the direct path" trong bản dịch Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22, xem http://www.accesstoinsight.org) từ bản Pāli-Thái.
Xin ghi nhận ở đây là trong bộ A-hàm thuộc Hán tạng, hai bài kinh tương đương với kinh Satipatthana Sutta là kinh Niệm Xứ (kinh 98, Trung A-hàm) và kinh Nhất Nhập Đạo (Tăng Nhất A-hàm, XII). Trong bài kinh Niệm Xứ của bộ Trung A-hàm, đoạn kinh tương ứng là:
"Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ" (Thượng tọa Tuệ Sỹ dịch).
"Một con đường" là dịch từ chữ "nhất đạo", hoàn toàn không có ý nghĩa "duy nhất, độc nhất", loại trừ các con đường khác.
Đặc biệt hơn nữa, trong kinh Nhất Nhập Đạo thuộc Tăng Nhất A-hàm, bốn niệm xứ chỉ là một lối vào đạo, và "đạo" ở đây là Bát Chánh Đạo:
"Có một lối vào đạo làm trong sạch hạnh của chúng sanh, trừ bỏ sầu lo, không có các não, được đại trí tuệ, thành tựu chứng quả Niết-bàn. Ðó là nên diệt Ngũ cái, tư duy Tứ ý chỉ (Tứ niệm xứ). Thế nào là một lối vào? Nghĩa là chuyên nhất tâm. Ðó là một lối vào. Thế nào là đạo? Nghĩa là con đường tám phẩm của Hiền Thánh: Chánh kiến, Chánh chí (tư duy), Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện (tinh tấn), Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định" (Hòa thượng Thanh Từ và Hòa thượng Thiện Siêu dịch).
Trong bài kinh trên, không thấy đoạn nào nói rằng tứ niệm xứ là "con đường duy nhất".
http://www.tamtangpaliviet.net/VChuong/ ... GhiChu.htm

tôi đặc biết chú ý tới chỗ màu xanh trong bài viết ở trên vì nó gợi cho ta cách thức tiếp cận để hiễu rõ ý nghĩa của mỗi chữ mỗi từ (mặc dù có đôi chỗ tui hông hoàn toàn đồng ý :D )

chiết tự cụm chữ Ekāyano maggo theo từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn:
EKA indif. article một (trong số ít), nếu dùng trong số nhiều có nghĩa là vài, một. --caka a. --cāri a. người ở một mình. --desa m. một phần, một khía cạnh. --paṭṭa a. độc đạo, chỉ có một đường lối duy nhất. --bhattika a. ăn một ngày một bữa (một lần). --vāraṃ ad. một lần. - http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-07-e.htm

AYANA nt. con đường.

MAGGA m. con đường, đạo, đường đi. --kilanta a. mệt mỏi bởi đi bộ. --kusala a. người rành mạch về con đường. --kkhāỳi a. người chỉ con đường chân chánh, ngay thẳng. --ṅga nt. con đường gồm có nhiều nẻo (là bát chánh đạo). --ñāna nt. đắc đạo. --ññū, --vidū a. người biết rõ con đường. --ṭṭha a. người đang đắc đạo hay đang đi đến con đường đạo. --maggadūsī m. ăn cướp theo đường xa lộ. --desaka a. người chỉ đường. --paṭipanna a. người đi đường, người đã đi vào con đường. --bhāvanā f. sự tham thiền hay cho đắc đạo. --mūḷha a. người lạc đường. --sacca nt. đạo diệu đế. ( * magga là dạng Plural còn maggo là dạng Singular )

hihi, như vậy là con đường Độc nhất trong tiếng Việt translate sang Pali thì phải là Ekapaṭṭa chứ hông phải là Ekāyano :D Đây là cơ sở đầu tiên cho thấy cụm chữ Ekāyano maggo đã được HT Minh Châu dịch không đúng chuẩn theo từ điển Pali-Việt (không đúng chuẩn Từ điển không có nghĩa là sai, cần phải khảo sát thêm nhiều yếu tố nữa :D ). Cá nhân tôi nghĩ cụm chữ ấy được dịch như vậy là do định dạng số ít của chữ Maggo chứ không phải là do nghĩa của chữ Ekāyano

tiếp tục lần theo dấu chân ngài Analayo chúng ta tham khảo bài kinh Đại Sư Tử Hống bản pali:
Seyyathāpi Sāriputta pāsādo tatrāssa kūṭāgāraṃ ullittāvalittaṃ nivātaṃ phusitaggaḷaṃ pihitavātapānaṃ tatrāssa pallaṅko gonakatthato paṭikatthato paṭalikatthato kadalimigapavarapaccattharaṇo sa-uttaracchado ubhatolohitakūpadhāno, atha puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito ekāyanena maggena tameva pāsādaṃ paṇidhāya - http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/13/012.htm


việt dịch: Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu; và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy.

hihi, chỗ này thì ekāyanena maggena được dịch là đi thẳng đến chứ hông phải là con đường độc nhất như trong kinh niệm xứ. Như vậy là có sự "dao động" trong quá trình dịch thuật của HT Minh Châu chứ không phải là luôn luôn ôn định. Tôi có tham khảo bài kinh Tam Minh (Tevijja Sutta, Trường Bộ 13) và câu kệ 274 kinh Pháp cú thì thấy không đúng như ngài Analayo nói nên xin không trích đăng ở đây, thay vào đó thì trong bài kinh Màgandiya - 79 kinh Trung bộ có nói đến bài kệ liên hệ ý nghĩa này:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.
Bát chánh là độc đạo,
An ổn và bất tử.

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung75.htm

pali:
Ārogyaparamā lābhā, nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ;
Aṭṭhaṅgiko ca maggānaṃ, khemaṃ amatagāmina’’nti.

http://palikanon.com/pali/majjhima/maj075.htm

lại một lần nữa 'Ekāyano maggo' không thấy được sử dụng để chỉ cho ý nghĩa "độc đạo" trong câu kệ nêu trên.

Như vậy là về mặt văn tự thì Ekāyano maggo dịch sang tiếng Việt thành con đường độc nhất là không chuẩn theo từ điển cũng như không khớp với một vài bản kinh đối chiếu. Nhưng như thế cũng chưa thể kết luận được điều gì, vì theo nguyên tắc Tam đoạn luận thì từ một mệnh để phủ định rút ra kết luận gì cũng là sai :D đến đây coi như tạm xong việc Thứ Nhất. Lần tới ngu tui sẽ vào mần tiếp việc Thứ Hai xem ra sẽ khó khăn và quan trọng hơn phần việc thứ nhất :D

Thân ái!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

vậy thì thêm một chữ nhen, "con đường độc nhất quả"?

;)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Đọc kinh ta thường thấy đoạn sau đây,

----------------

"Tôi từ bỏ năm triền cái, các pháp làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược này, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục, sanh có tầm có tứ. Tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tôi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Tôi biết như thật:"Ðây là khổ", biết như thật:"Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật:"Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ".

"Tôi nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Tôi biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa". "

----------------

Tỉnh giác là biết rõ và trong đoạn kinh trên ta thấy tỉnh giác, biết như thật, biết được nói đến như là duy nhất không thể không có trong quá trình thiền định và giải thoát. Phải không ạ?

kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, bắt đầu đắc khách hơn rồi đó :D

Chào ĐH hlich thân mến! Đoạn kinh mà ĐH trích dẫn không có trong Satipatthàna sutta (kinh Niệm xứ), bàn sâu e rằng sẽ đi trật đường ray mất :D nhưng những điều mà ĐH nói trên trong kinh Phật cũng có dạy rõ ràng mà
2. II. Chánh Niệm (Tạp 24,6-7, Ðại 2,171b) (S.v,142)
1) Một thời Thế Tôn ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm
lưu ý là trước cái đoạn "Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân.. quán thọ trên thọ.." thì trong kinh Niệm xứ còn có đoạn "Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.." <= như vậy, kết hợp 2 bản kinh lại thì thấy phần Chánh Niệm phải thực hiện trong tư thế Ngồi và công việc phải làm là Quán, còn phần Tỉnh Giác thì thực hiện trong mọi tư thế còn lại có tính chất 'thô tháo' hơn như đi, đứng, co tay, duỗi tay..
nhưng mà nói gì thì nói chứ "ngủ" mà cũng Tỉnh giác thì thú thật là ngu tui cũng bó tay ông Phật luôn rồi :D

chúc đạo hữu vui nhé. Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

mần tiếp cái vụ còn dang dở ở trên kia :D

Cattārome, bhikkhave, satipaṭṭhānā bhāvitā bahulīkatā ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattanti. http://palikanon.com/pali/samyutta/sam47.htm
-- Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
BHĀVITA (pp. của bhāvati) phát triển
BĀHULIKA a. sống một cách đầy đủ, sống một cách sang trọng.
EKANTA a. chắc chắn, không suy giảm, cao cả. NIBBIDĀ f. sự gớm ghét, không ưa, không thích, sự chán nản.
VIRĀGA m. sự không có tình dục, không có sự ham muốn.
NIRODHA m. sự diệt tắt, chân lý cuối cùng.
UPASAMA m. yên tịnh, sự êm đềm.
ABHIÑÑĀ f. thần trí, sự thông hiểu đặc biệt.
SAMBODHI f. sự giác ngộ, trí tuệ siêu phàm.
NIBBĀNA nt. mát mẻ, nguội lạnh, diệt tắt (lửa phiền), giải thoát, an vui tuyệt đối.

‘‘Kiṃ panudāyi, atthi ekantasukho loko, atthi ākāravatī paṭipadā ekantasukhassa lokassa sacchikiriyāyā’’ti? http://palikanon.com/pali/majjhima/maj079.htm
-- Nhưng này Udayi, có một thế giới nhứt hướng lạc không? Có đạo lộ hợp lý nào đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?
ATTHI (as + a + ṭi) là, có, được
EKANTA a. chắc chắn, không suy giảm, cao cả. SUKHA nt. sự hạnh phúc, an vui.
LOKA m. thế giới, dân chúng.
ĀKĀRA m. cử chỉ, điều kiện, trạng thái, hình dáng, phong thái. Vatī…
PAṬIPADĀ f. đường thực hành, phương cách của sự tiến hóa.
SACCHIKIRIYĀ f. = SACCHIKARAṆA nt. sự làm cho thấu rõ, sự kết quả được, sự đã kinh nghiệm.

* nhứt hướng: tạm dịch là chắc chắn đưa đến một cái đích nào đó

như vậy, tham khảo thêm 2 bản kinh này thì có thể thấy các nhà biện giải cắt nghĩa chữ "Ekāyano"con đường đưa đến một mục tiêu (duy nhất) cũng là sai :D ngu tui mạo muội dịch lại đoạn kinh đó cho nó đúng với từ vựng Pali và sát với văn bản gốc:
"Có một con đường, này các Tỷ kheo, là đạo lộ đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ" <= haha, phát hiện thêm một điều thú vị: cách dịch con đường Độc nhất của HT Minh Châu là 'né' qua được cụm chữ Một con đường trong văn bản gốc, sẽ không gây khó hiểu (hay mẫu thuẫn) với cụm chữ Bốn niệm xứ ngay sau đó, lúc đó lại có người thắc mắc: tại sao một con đường mà lại có tới bốn niệm xứ? :D Xin mời các thiện tri thức biện giải giùm chỗ này! :D

hihi, văn cú chữ nghĩa như thế là tạm đủ rồi. Bây giờ tới phần việc thứ Hai xem ra vất vả và quan trọng hơn nè :D

trong câu hỏi của ĐH chanhhoitrong nêu ra toàn các pháp trọng yếu trong con đường thực hành của giáo pháp NT:
Bốn Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo (bên cạnh bốn Niệm xứ)

chúng ta điểm sơ qua xem các pháp đó là những pháp nào?

Bốn Thánh Đế: KHỔ Thánh Đế, Khổ TẬP Thánh Đế, Khổ DIỆT Thánh đế, Khổ Diệt ĐẠO Thánh Đế
Bát Chánh Đạo: Chánh Tri KIẾN, Chánh TƯ DUY, Chánh NGỮ, Chánh NGHIỆP, Chánh MẠNG, Chánh TINH TẤN, Chánh NIỆM, Chánh ĐỊNH

37 Phẩm Trợ Đạo:

1) 4 Niệm xứ: quán THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP
2) 4 Chánh cần: Tinh Tấn diệt trừ ác pháp đã sanh, Tinh Tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh,
Tinh Tấn phát triển thiện pháp chưa sanh, Tinh Tấn hoàn thiện thiện pháp đã sanh
3) 4 Thần túc: dục định tinh cần hành, tinh tấn định.., tâm định.., tư duy định tinh cần hành.
4) 5 Căn: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn
5) 5 Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực
6) 7 Giác chi: Niệm giác chi, Trạch Pháp giác chi, Tinh Tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh An giác chi, Định giác chi, Xả giác chi
7) 8 Thánh đạo: chánh tri Kiến, chánh Tư duy, chánh Ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng, chánh Tinh Tấn, chánh Niệm, chánh Định.

hihi, đọc phần 'điểm sơ qua' các pháp này ngu tui thấy đúng là dễ bị loạn trí não :D các Phật tử sơ cơ mới biết đến đạo Phật chắc cũng 'lắc đầu le lưỡi' vì chả có hiểu mô tê gì luôn :D vì đó chỉ là phần tóm lược các khải niệm cơ bản trên con đường tu học, còn muốn đi sâu hiểu kỹ thì phải tham chiếu vào chánh tạng kinh văn những lời vàng Phật dạy. May thay, 12 pháp quan trọng (4 Thánh Đế + 8 Thánh đạo) mà ĐH chanhhoitrong nêu ra trong câu hỏi đều có giảng giải đầy đủ trong mục quán Pháp trên các pháp - đề mục thứ 4 của bốn Niệm xứ :D
( http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm )
có thể nói là trong tất cả các kinh NT dạy về 4 Đế + 8 Đạo thì không thấy bản kinh nào giảng trạch đầy đủ về các pháp ấy đến như vậy, thậm chí là TƯƠNG ƯNG SỰ THẬT + TƯƠNG ƯNG ĐẠO là 2 chương dành riêng để nói về các pháp ấy cũng không đầy đủ bằng luôn. Đọc lại bản kinh đó ngu tui mới giật bắn người là mình chưa có hiểu gì về bốn Niệm xử cả, thậm chí nó còn gợi mở ra những câu hỏi sâu rông hơn câu hỏi mà ĐH chanhhoitrong đã nêu:
rằng trong chánh pháp Phật dạy còn 2 giáo lý cực kỳ quan trọng khác là Vô Ngã & Duyên khởi thì sao? nếu bốn Niếm xứ là con đường Duy/Độc nhất thì Phật dạy Vô ngã với Duyên khới để làm gì? và một người thực hành đầy đủ bốn Niệm xứ mà chẳng biết gì về Vô ngã & Duyên khởi thì có giác ngộ giải thoát được không?? <= chúng ta sẽ không thể đặt câu hỏi cũng như trả lời đúng câu hỏi này nếu như chưa đọc hết kinh tạng NT và tư duy kỹ lưỡng về bài pháp bốn Niệm xứ; và chắc chắn cũng không thể tìm thấy mối liên hệ này trong 7 chi Đạo còn lại hay nói rộng hơn là các Phẩm trợ đạo còn lại :D

nói về 37 phẩm trợ Đạo thì chúng ta thấy các pháp này được chia là 7 Nhóm, nhưng đọc vào là thấy ngay cái anh Bốn Niệm Xứ là anh dẫn đầu binh đoàn luôn :D nếu tinh ý một chút thì sẽ thấy Niệm có mặt trong cả 6 Nhóm pháp ngoại trừ nhóm bốn Thần túc, nếu tìm thấy mối liện hệ giữa Niệm với bốn Thần túc thì ngu tui không có ngần ngại mà nói rằng bốn Niệm xứ chính là con DUY NHẤT dẫn đến giác ngộ giải thoát trong giáo pháp NT. :D

một vài bản kinh tham khảo:
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn

3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).

4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.

5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán Niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong Bốn Niệm Xứ.

6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.

7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.

8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
(TƯƠNG ƯNG CĂN)
I. Vô Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,162)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

4-8) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh. (TƯNG ƯNG UẨN)

Bốn Niệm xứ dạy rằng:
..............
Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn?

Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt". Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.
như vậy, đức Phật đã dạy cách phá Vô minh ngay từ giai đoạn tu tập bốn Niệm xứ chứ không phải đợi đến khi chứng định nhập thiền mới thực hiện :D
53.III. Lửa (Tạp 27,3, Ðại 2, 191c) (S.v,112)
1) ...

2) Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.

3) Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ : "Nay còn quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo".

4) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên :

5) -- Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi". Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp như vậy cho các đệ tử : "Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi".

6) Ở đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù (viseso), cái gì là thù thắng (abhippayo), cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?

7) Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy họ ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn".

8) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi đi khất thực ở Sàvatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

9) Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát và đi vào Sàvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ : "Nay còn quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên : "Này chư Hiền, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau... tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?"

10) Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con không tán thán, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy chúng con ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được hiểu lời nói này từ Thế Tôn".

11) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo cần được trả lời như sau : "Này chư Hiền, khi tâm thụ động (linam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời? Nhưng, này chư Hiền, trong khi tâm dao động (uddhatam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

12) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này, ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

I. Phi Thời

13)-- Trong khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

14) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt, để ngọn lửa ấy giữa mưa, gió và rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa nhỏ ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, khi tâm thụ động, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

II. Phải Thời

15) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

16) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ khô, phân bò khô, củi khô, dùng miệng thổi, không có rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

III. Không Phải Thời

17) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tâm dao động, thật khó được tịnh chỉ do những pháp ấy.

18) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ khô, phân bò khô và củi khô, lấy miệng thổi, và không rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt đống lửa lớn ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật không dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp ấy.

IV. Phải Thời

19) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động thật dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp này.

20) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ ướt, ném vào phân bò ướt, ném vào củi ướt, để giữa gió và mưa, và rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt ngọn lửa lớn ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật dễ được tịnh chỉ nhờ các pháp này.

21) Nhưng đối với NIỆM, này các Tỷ-kheo, ta nói rằng lợi ích trong Mọi Trường Hợp.

( http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm )
hihi, có lẽ phải dành thời gian mỗ xẻ thêm chỗ này, vì cảm thấy còn khá sơ sài và chưa đâu vào đâu. Khi não rãnh ngu tui lại bay vào mần tiếp :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tiếp tục chương trình :D

nếu xem xét kỹ 37 Phẩm Trợ Đạo thì thấy 'Tinh Tấn' cũng có mặt trong cả 6 Nhóm pháp:

1) 4 Niệm xứ: quán THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP
2) 4 Chánh cần: Tinh Tấn diệt trừ ác pháp đã sanh, Tinh Tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh, Tinh Tấn phát triển thiện pháp chưa sanh, Tinh Tấn hoàn thiện thiện pháp đã sanh
3) 4 Thần túc: dục định tinh cần hành, tinh tấn định.., tâm định.., tư duy định tinh cần hành.
4) 5 Căn: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn
5) 5 Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực
6) 7 Giác chi: Niệm giác chi, Trạch Pháp giác chi, Tinh Tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh An giác chi, Định giác chi, Xả giác chi
7) 8 Thánh đạo: chánh tri Kiến, chánh Tư duy, chánh Ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng, chánh Tinh Tấn, chánh Niệm, chánh Định.

làm phép so sánh đơn giản thì thấy Tinh Tấn có mặt trong bốn Thần túc nhưng không có mặt trong bốn Niệm xứ, ngược lại thì Niệm xứ không có mặt trong bốn Thần túc nhưng lại có bao hàm luôn cả Tinh Tấn; còn trong tất cả nhóm pháp còn lại đều thấy cặp đôi này sánh bước song hành. Như vậy, có thể thấy 2 chi pháp này 'mạnh' hơn so với 6 chi pháp còn lại trong bát Chánh đạo. Đại Kinh Bốn Mươi - 117 kinh Trung bộ có dạy rằng "chánh kiến-chánh tinh tấn-chánh niệm" là 3 pháp chạy vòng theo hỗ trợ 5 chi pháp còn lại. Tuy nhiên, giữa hai anh ấy nếu phải chọn ra 1 anh làm 'đại diện ưu tú nhất' cho giáo này thì ngu tui chọn anh Chánh Niệm (bốn Niệm xứ) :D ngay trong bài kinh Lửa mà ngu tui trích ở trên cũng đã nói rõ là có những thời điểm Tinh Tấn không có lợi, nhưng đối với Niệm thì Phật xác quyết là "lợi ích trong mọi trượng hợp" :D chỉ bấy nhiêu thôi thì cũng chưa đủ cơ sở để tui chọn ảnh làm đại diện ưu tú nhất. Điều quan trọng hơn đó là bốn Niệm xứ không chỉ là 'sợi dây' xuyên suốt 37 phẩm trợ Đạo mà còn 'kết nối' được với cả Vô ngã quán và pháp tánh Duyên khởi, điều này thì anh Chánh Tinh Tấn không làm được, do đó ảnh chưa đủ 'chuẩn' làm đại diện tiêu biểu cho giáo pháp này. :D

bây giờ ngu tui xin trích đăng một phần sai biệt rất lớn giữa bản kinh Niệm xứ (10 Trung Bộ) và kinh Đại Niệm xứ (22 Trường Bộ). Hai bản kinh này bối cảnh và kết cấu là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau một chỗ cực kỳ quan trọng là phần quán pháp trên các pháp về bốn Sự Thật/bốn Thánh đế thì bản kinh trong Trung Bộ chỉ nói vắn tắt còn bản kinh trong Trường Bộ thì giảng giải đầy đủ chi tiết hơn:
............
17. Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.


Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái?
Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn XÚC... ở đời nhĩ XÚC... ở đời tỷ XÚC... ở đời thiệt XÚC... ở đời thân XÚC... ở đời ý XÚC là sắc thân ái, à sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh THỌ... ở đời nhĩ xúc sở sanh THỌ... ở đời tỷ xúc sở sanh THỌ... ở đời thiệt xúc sở thanh THỌ... ở đời thân xúc sở sanh THỌ... ở đời ý xúc sở sanh THỌ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc TƯỞNG... ở đời thanh TƯỞNG... ở đời hương TƯỞNG... ở đời vị TƯỞNG... ở đời xúc TƯỞNG... ở đời pháp TƯỞNG là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc TƯ... ở đời thanh TƯ... ở đời hương TƯ... ở đời vị TƯ... ở đời xúc TƯ... ở đời pháp TƯ là sắc thân ái, là sắc khả ai. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tàm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.


21. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tin tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
chỗ màu xanh chính là chỗ khiến ngu tui phải giật mình thừa nhận là mình chưa có hiểu gì về bốn Niệm xứ cả, và câu kinh cứ lặp đi lặp lại "nhãn Xúc sở sanh Thọ, nhĩ Xúc sở sanh Thọ" chính là mô phỏng chuỗi mắc xích duyên khởi:

Vô minh => Hành => Thức => Danh Sắc => Sáu Xứ => Xúc => Thọ => Ái => Thủ => Hữu => Sanh => Già Chết

và 'vô tình' đoạn kinh trên cũng nhắc đến những khái niệm được định nghĩa trong chuỗi Duyên khởi:
II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

..................

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? THỌ, TƯỞNG, TƯ, XÚC, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.
............

(Tương Ưng Nhân Duyên)
chỗ này, ngu tui trích lược bớt vài đoạn vì không có liên quan và cho ngắn gọn bớt, một trong những khái niệm khó hiểu nhất trong chuỗi Duyên khởi là Danh (trong Danh Sắc) thì cũng đã được nhắc đến (phần màu xanh IN ĐẬM) trong mục quán pháp của Niệm xứ mà ngu tui đã trích đăng ở trên. Chúng ta không thể 'quán' thấy các pháp này cũng như không thể tìm thấy mối liên hệ tương tự như vậy trong chánh Tinh Tấn hay các chi khác của bát Chánh đạo. :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

lại nói về Vô ngã quán thì chúng ta tìm thấy mối liên hệ nào ở đây? trước tiên cần phải đọc lại bản kinh Vô Ngã quán trước đã :D
(mở ngoặc đơn chỗ này là ngu tui hông hiểu vì sao mà ngày nay người ta hay gọi kinh Vô ngã TưởngVô ngã Tướng thế không biết, cá nhân tui thì tui thích gọi là Vô ngã Quán vì nó đồng bộ với nhiều bản kinh khác trong Tương Ưng Uẩn và 'thông' với cả các pháp quán trong bốn Niệm xứ)
VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66)
.............
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- vô thường, bạch Thế Tôn!

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

13-15) -- Thọ... Tưởng... Các hành...

16) Thức là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả Sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

18) Phàm thọ gì...

19) Phàm tưởng gì...

20) Phàm các hành gì...

21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
(Tương Ưng Uẩn - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)
như thật quán với chánh trí tuệ thì rõ ràng không thể hiểu là Tướng được rồi phải không quý vị, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là với câu hỏi "sắc là Thường hay Vô thường?" thì tại sao câu trả lời Vô thường cái rụp liền vậy? là do học thuộc lòng hay là Phật nói sao nghe vậy?? <= nếu thế thì đạo Phật có vẻ áp đặt và chẳng có chút trí tuệ nào ấy nhỉ :D
bên chủ đề CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC (http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 41&t=11618) có 1 vị đạo hữu từng nói với ngui tui đại ý rằng:
tất cả Thế giới hiện tượng đều là "hữu vi, vô thường, vô ngã" <= ngu tui đã phản biện đây là kiểu kết luận một chiều, không phù hợp với khế ước Khoa học và cũng không đúng với chánh pháp Phật dạy trong kinh điển NT :D

nếu quý vị đạo hữu đã từng đọc bản kinh Vô ngã Tưởng mà bỏ qua không có suy tư quán chiếu kỹ chỗ này, nghĩa là quý vị đã chấp nhận Chánh pháp của phật theo kiểu học thuộc lòng hoặc là theo kiểu áp đặt ai nói sao nghe vậy :D như thế thì không phải là bậc đệ tử đa văn vá trí tuệ của Phật. Nhưng nếu quý vị có đọc và thực hành pháp quán Bốn Niệm xứ thì câu trả lời sẽ rất hiển nhiên và rõ ràng.
.............
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
đoạn này phải nói là mô tả tỉ mỉ chi tiết đến từng 'chân tơ kẻ tóc' của pháp quán Thân (Sắc thân), và nó cũng mô phỏng đầy đủ quá trình Già-Chết được định nghĩa rõ ràng trong giáo lý Duyên khởi. Nếu người nào thực hành đầy đủ pháp quán như vậy thì khi gặp câu hỏi trong kinh Vô Ngã quán "sắc là Thường hay Vô thường? đều sẽ trả lời bằng kinh nghiệm thực tu thực thấy của mình chứ không phải theo kiểu học thuộc lòng hay là ai nói sao nghe vậy :D đối với các pháp "Thọ ,Tưởng, Hành, Thức" cũng tương tự như vậy nhưng không thấy mô tả chi tiết bằng, có lẽ vì nó vi tế và đi sâu vào phần thực chứng của mỗi người nên Phật cũng không thể nói nhiều hơn được. Tuy nhiên đoạn kinh mà ngu tui trích ở trên trong đề mục quán năm Thủ uẩn: "Ðây là sắc ... Ðây là thọ ... Ðây là tưởng ... Ðây là hành ... Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt" đã mô tả kinh nghiệm thấy như thật sự sanh diệt Vô thường của các pháp ấy chứ không phải kiểu học thuộc lòng hay là ai áp đặt. Một lần nữa, bốn Niệm xứ cho thấy 'sức mạnh' ưu việt mà anh bốn Chánh cần cũng như các chi Đạo khác không có được. Đó là những lý do ngu tui chọn ảnh làm đại diện ưu tú nhất cho giáo pháp này :D

trong kinh Đại Bát Niết Bàn - 16 Trường Bộ, bản kinh được cho là di ngôn những lời giáo huấn cuối cùng của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác cho hậu thế nhân sinh:
50. Thế Tôn liền đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.

51. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.
và bản kinh ấy cũng còn lưu lại lời tán thán như "tiếng rống con sư tử" của ngài Sàriputta về truyền thống chứng ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác của các bậc Thế Tôn trong quá khứ-tương lai-hiện tại:
............

16. Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và xuống một bên. Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác.

- Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ. Ngươi thật đã rống tiếng rống con sư tử: "Con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác". Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở quá khứ, Ngươi đã biết tâm những Vị này với tâm của Ngươi: "Những Thế Tôn này ở quá khứ có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở tương lai, Ngươi đã biết tâm những vị này với tâm của Ngươi: "Những Thế Tôn này ở tương lai có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Sàriputta, có phải Ngươi biết Ta là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở hiện tại, Ngươi đã biết tâm Ta với tâm của Ngươi. "Thế Tôn có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy"?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Sàriputta, như vậy Ngươi không có tha tâm thông đối với các vị Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở quá khứ, tương lai và hiện tại. Như vậy, này Sàriputta, vì sao Ngươi lại thốt ra những lời đại ngôn, lời nói gan dạ, rống lên tiếng rống con sư tử: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác"?

17. - Bạch Thế Tôn, con không có tha tâm thông đối với các vị Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở quá khứ, tương lai và hiện tại. Nhưng con biết truyền thống về Chánh Pháp. Bạch Thế Tôn, như vị vua có một thành trì tại Biên cảnh, thành này có hào lũy kiên cố, có thành quách tháp canh kiên cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đây có một người gác cửa thông minh, biệt tài và nhiều kinh nghiệm, không cho vào các người lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Người này trong khi đi tuần trên con đường chạy vòng quanh thành trì ấy có thể không thấy các chỗ nối hay khe hở của tường, cho đến chỗ một con mèo có thể lọt ra được, nhưng người ấy chỉ cần biết rằng các sinh vật to lớn vào hay ra thành trì này tất cả đều đi vào hay đi ra bởi cửa này. Bạch Thế Tôn, cũng vậy con biết truyền thống về chánh pháp. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong tương lai, tất cả Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiện tại đã diệt trừ Năm Triền Cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yết ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Ông hãy luôn luôn thuyết pháp thoại này cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ. Này Sàriputta, nếu có những người ngu si nào còn có những nghi ngờ, hay những do dự đối với Như Lai sau khi nghe pháp thoại này của Ta, sự nghi ngờ, do dự ấy của họ đối với Như Lai sẽ trừ diệt.
hihi, thời điểm ngài Sàriputta nói lên pháp thoại này thì ngài chưa chứng tha tâm thông, nhưng mà ngài vẫn xác quyết 100% truyền thống về Chánh pháp rằng tất cả các bậc Thế Tôn quá khứ-hiện tại-vị lai đều chỉ đi qua có một cửa để đến với quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, và cái 'cửa' ấy lại đi ngang qua con đường bốn Niệm xứ mà chúng ta thảo luận từ đầu đền giờ. :D

tóm lại:
với công việc đã làm từ đầu đến giờ có thấy thể thấy cách dịch cụm chữ Ekāyano maggo thành con đường Độc nhất là không chuẩn theo nghĩa của từ vựng, nhưng nếu dịch 'sát nghĩa' theo từ vựng thì câu kinh đọc nghe lủng củng lảng cảng và có nhiều khó hiểu. Như vậy, cách dịch của HT Minh Châu là giải pháp an toàn và khôn ngoan của một nhà dịch thuật, đảm bảo câu kinh vẫn trang trọng mà dễ hiểu và cũng không sai về mặt nội hàm ý nghĩa. Và ngài dường như cũng né chữ Duy nhất để dịch thành Độc nhất, nghĩa là vẫn tôn vinh pháp quán Bốn Niệm xứ mà không loại trừ đi những con đường khác :D

nói vui chứ nếu quý vị đạo hữu đọc kinh mà thấy chánh pháp Phật dạy 'tràn giang đại hải', quá nhiều và không thể nhớ hết được thì cứ ôm tụng mỗi một bài kinh Đại Niệm xứ mà tu trong kiếp này và làm hành trang đi qua nhiều kiếp khác. Ngu tui hiếm khi khuyên ai một điều gì đặc biệt là vấn đề sinh tử của người ta, nhưng mà lần này có lẽ là một trong những ngoại lệ :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

sẵn đang nói tới con đường quan trọng trong đoạn kinh trên "... đã an trú tâm vào Bốn Niệm Xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác Chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác" thì làm rõ luôn anh BỐN NIỆM XỨ ảnh hưởng và tác động như thế nào đến quá trình tu tập BẢY GIÁC CHI.
Điều này kinh Quán Niệm Hơi Thở - 118 Trung bộ đức Phật đã giảng giải rất chi tiết và tỉ mỉ:
(Quán niệm hơi thở)

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào là làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

(Làm viên mãn bốn niệm xứ)

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào là làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn sự vật với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

(Làm viên mãn bảy giác chi)

Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, được tu tập như thế nào, được làm sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy, niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy, trạch pháp giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy, định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy, xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi, được Tỷ-kheo làm cho đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ...

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm...

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi, trong khi ấy, được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Ðối với vị ấy, tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn sự vật với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.

(Minh giải thoát được viên mãn)

Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
lưu ý 4 đoạn kinh mà ngu tui tô 4 màu là tương ứng sự kết hợp Chánh niệm Hơi thở + quán THÂN THỌ TÂM PHÁP, trong đó 4 động từ "vị ấy Biết" và 28 động từ "vị ấy Tập" :D

lưu ý cả cái điệp khúc Trong khi... trong khi ấy...

và cả cái kết quả "Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời" trong bốn Niệm xứ với "liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly" trong bảy Giác chi :D

** bình thường khi bàn về Chánh pháp người ta hay nói về bốn Thánh đế-bát Chánh đạo trong đó toàn là Khổ đế, Khổ tập v.v.. nghe nhuốm 'mùi' bi quan và tiêu cực. Khi đó thì chúng ta có thể chuyển qua chủ để bảy Giác chi trong đó có Hỷ, Khinh An,.. biết đâu sẽ thấy phấn chấn tinh thần tu tập hơn :D

vài đoạn kinh nói lên tầm quan trọng của việc tu tập bốn Niệm xứ:
33. III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,179)

.....................

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Ðối với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này bị thối thất, thời cũng thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt đau khổ. Ðối với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được thực hành, thời cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
25. V. Bà La Môn (S.v,174)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc.

2) Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

3) -- Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?

4) -- Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.

6) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!... từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
hihi, Bốn Niệm xứ chính là rường cột, liên hệ đến sự tồn vong và duy trì mạng mạch của Chánh pháp. Vì vậy mọi người hãy siêng năng tu tập bốn Niệm xứ (trong điều kiện hết mức có thể của mình nhé :D)

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Chân thành cám ơn đh vì sự đầu tư ở câu hỏi này rất lớn, chắc có lẽ mất rất nhiều chất xám của đh, hiếm khi câu hỏi nào làm tổn não đh như câu hỏi này, thật cũng xứng danh là đệ tử đa văn của đức Phật. Bài viết của đh dài nhưng đọc không chán vì đh dùng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu nhiều bản kinh để đưa ra những giải thích rất sâu sắc ở nhiều khía cạnh nên đọc thấy "phê" và đã lắm. Với cái "đầu" nhớ dai pha chút khôi hài làm cho bài viết rất hấp dẫn, có đoạn kinh này tôi muốn hỏi đh xin trích dẫn lại:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy được trí tuệ và định lực thâm sâu của đức Phật về vấn đề quán thân, đối với bậc giác ngộ thì không còn gì để bàn, nhưng ở đây với những kẻ vô văn phàm phu thì dùng cái gì để quán chiếu những lời dạy trên của đức Phật. Có người cho rằng cơ thể mình sao thì thấy như vậy không thêm không bớt còn gọi là thấy biết như thật. Nhưng vấn đề ở đây Phật dạy mình phải quán chiếu nội tạng bên trong cơ thể thì có thể dùng con mắt phàm phu để "thấy biết như thật" được chăng ? Ngay cả những bác sĩ phẩu thuật ngày nào cũng "thấy biết như thật" nội tạng của bệnh nhân trên bàn mổ nhưng có quán chiếu được gì đâu tham ái vẫn diễn ra trong con người của họ.Vấn đề tôi muốn hỏi đạo hữu ở đây tu tập lời dạy trên như thế nào để "thấy biết như thật" các pháp là : Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách ..... không thể cho rằng "nghĩ tưởng" về điều này mà được gọi là quán chiếu, vì theo tôi nghĩ quán chiếu phải có định lực thâm sâu (định trước tuệ sau) mới có thể thấy được thực tánh của các pháp như nó đang là...không qua tưởng tri mới thật sự gọi là quán chiếu :D
Không biết đã viết: ..........

Nói vui chứ nếu quý vị đạo hữu đọc kinh mà thấy chánh pháp Phật dạy 'tràn giang đại hải', quá nhiều và không thể nhớ hết được thì cứ ôm tụng mỗi một bài kinh Đại Niệm xứ mà tu trong kiếp này và làm hành trang đi qua nhiều kiếp khác. Ngu tui hiếm khi khuyên ai một điều gì đặc biệt là vấn đề sinh tử của người ta, nhưng mà lần này có lẽ là một trong những ngoại lệ
............
hihi, Bốn Niệm xứ chính là rường cột, liên hệ đến sự tồn vong và duy trì mạng mạch của Chánh pháp. Vì vậy mọi người hãy siêng năng tu tập bốn Niệm xứ (trong điều kiện hết mức có thể của mình nhé )
Hi ...hi ở hai đoạn viết trên của đh tôi nhớ không lầm trong topic Tứ niệm Xứ, đh từng cho rằng đức Phật không dạy Tứ niệm Xứ cho hàng cư sĩ, vậy thì hôm nay đh đề cao Tứ niệm Xứ và khuyên mọi người hãy siêng năng tu tập Tứ niệm Xứ, như vậy lời khuyên này của đh dành cho đối tượng nào trong khi bản thân đh lại là cư sĩ ?

Kính chúc đh an lạc :D ̃


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: ..........

Nói vui chứ nếu quý vị đạo hữu đọc kinh mà thấy chánh pháp Phật dạy 'tràn giang đại hải', quá nhiều và không thể nhớ hết được thì cứ ôm tụng mỗi một bài kinh Đại Niệm xứ mà tu trong kiếp này và làm hành trang đi qua nhiều kiếp khác. Ngu tui hiếm khi khuyên ai một điều gì đặc biệt là vấn đề sinh tử của người ta, nhưng mà lần này có lẽ là một trong những ngoại lệ
............
hihi, Bốn Niệm xứ chính là rường cột, liên hệ đến sự tồn vong và duy trì mạng mạch của Chánh pháp. Vì vậy mọi người hãy siêng năng tu tập bốn Niệm xứ (trong điều kiện hết mức có thể của mình nhé )
Hi ...hi ở hai đoạn viết trên của đh tôi nhớ không lầm trong topic Tứ niệm Xứ, đh từng cho rằng đức Phật không dạy Tứ niệm Xứ cho hàng cư sĩ, vậy thì hôm nay đh đề cao Tứ niệm Xứ và khuyên mọi người hãy siêng năng tu tập Tứ niệm Xứ, như vậy lời khuyên này của đh dành cho đối tượng nào trong khi bản thân đh lại là cư sĩ ?

Kính chúc đh an lạc :D ̃
ờ ha, lẽ ra ngu tui phải nói là:
mọi người ơi! hãy mau chóng xuất gia và tinh tấn tu tập bốn Niệm xứ để làm cho hưng thịnh giáo pháp này. Ngu tui khuyên mọi người như vậy có được không ĐH? chắc là khó rồi hen :D cho nên tui khuyên mọi người như thế một phần là vì bị 'thúc đẩy' bởi lời nói của Phật về vận mệnh của chánh pháp, một phần là tui cũng tự răng nhắc chính tui nữa. ĐH có thấy cái phần chú thích trong dấu ngoặc đơn ko (trong điều kiện hết mức có thể..) :D chứ hông lẽ bị tiêm nhiễm về mấy cái đó nhiều quá rồi mà bỏ phế, không tập không thử thì phải chăng là quá lãng phí? :D
thật ra, người cư sĩ có thể tu tập một phần rất ít về các pháp quán bốn Niệm xứ (theo tôi là không tới 20%), giỏi lắm là làm được khoảng 80% phần Tỉnh giác mà tui đã có nói ở trên; nhưng 'ngủ' mà vẫn Tỉnh giác thì tui nghĩ chỉ có Phật với chư thánh làm được chứ người thường thì chắc là pó tay :))
chanhhoitrong_123 đã viết:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy được trí tuệ và định lực thâm sâu của đức Phật về vấn đề quán thân, đối với bậc giác ngộ thì không còn gì để bàn, nhưng ở đây với những kẻ vô văn phàm phu thì dùng cái gì để quán chiếu những lời dạy trên của đức Phật. Có người cho rằng cơ thể mình sao thì thấy như vậy không thêm không bớt còn gọi là thấy biết như thật. Nhưng vấn đề ở đây Phật dạy mình phải quán chiếu nội tạng bên trong cơ thể thì có thể dùng con mắt phàm phu để "thấy biết như thật" được chăng ? Ngay cả những bác sĩ phẩu thuật ngày nào cũng "thấy biết như thật" nội tạng của bệnh nhân trên bàn mổ nhưng có quán chiếu được gì đâu tham ái vẫn diễn ra trong con người của họ.Vấn đề tôi muốn hỏi đạo hữu ở đây tu tập lời dạy trên như thế nào để "thấy biết như thật" các pháp là : Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách ..... không thể cho rằng "nghĩ tưởng" về điều này mà được gọi là quán chiếu, vì theo tôi nghĩ quán chiếu phải có định lực thâm sâu (định trước tuệ sau) mới có thể thấy được thực tánh của các pháp như nó đang là...không qua tưởng tri mới thật sự gọi là quán chiếu :D
chỗ này tui nghĩ là cắt nghĩa vài chữ từ Chánh tạng Pali ra là sẽ thấy ngay (mà thú thật là ngu tui không thích làm việc này :D vì đây là phần thực hành; tự mình thực hành tự mình trải nghiệm rồi đối chiếu kinh văn mới thấy hay chứ bạ đâu cứ lấy văn tự chữ nghĩa ra riết thì chỉ thành mọt sách :D )

Katame cattāro. Idha bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
-- Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

như vậy, cụm chữ kāye kāyānupassī trong pali đã được HT Minh Châu dịch sang tiếng việt thành "quán thân trên thân". :D

chiết tự Pali:
Kāyānupassī = Kāya + anu + passī

Kāya : Sắc thân, cái Thân (tứ đại) này
anu : trên, dọc theo, mỗi mỗi, từng cái một, từng phần từng phần một
passī : quan sát, nhìn thấy

như vậy, cụm chữ kāye kāyānupassī dịch theo sát nghĩa từ vựng là: 'quan sát cái Thân này cho đến từng phần từng phần một trên thân' <= haha, dịch theo kiểu này thì câu kinh nó dài dòng lủng củng và 'không đẹp', nhưng mà được cái là rõ nghĩa và dễ hiểu, đây vấn đề muôn thuở của các nhà dịch thuật :))

thấy hem ĐH chanhhoitrong? cứ "quan sát" như một người bình thường đi Đh, chẳng có định lực thâm sâu gì cả đâu :D nhưng mà nhớ áp dụng ngay trên cái thân của mình, đừng như mấy vị bác sĩ kia nhìn thấy thân người ta như thế rồi tặc lười cho qua; thế thì cũng chẳng đưa tới chánh niệm và nhiếp phục tham ưu ở đời được đâu :D

thật ra bài kinh này còn 2 điểm rất quan trọng:

1 - tại sao gọi là bốn Niệm xứ mà phẩn giải nghĩa toàn là quán với quán, như thế thì Niệm với Quán là một hay là khác ??

2 - "NIỆM""CHÁNH Niệm" là một hay là khác vì trong Đai kinh Bốn mươi có một câu như thế này:
"So sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati.
- Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy."
vì sao câu kinh này hai chữ Sato & Sammāsati đều được dịch là Chánh Niệm? tương tự đoạn trên trong phần định nghĩa bốn Niệm xứ,
tại sao "ātāpī sampajāno sati" được dịch là 'nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm' mà lại không có tiền tố sammā đứng trước 'sati' như trong Đại kinh Bốn mươi?? :D

ngu tui nghĩ là giải quyết câu 2 trước sẽ mở ra con đường giải quyết luôn câu 1, và tui cũng lưỡng lự không biết là có nên làm tới nơi tới chốn vụ này không nữa. Vì thứ nhất là không có đối tác giỏi Pali trao đổi để có thể xem xét mỗ xẻ vấn đề theo nhiều chiều, thứ hai là như đã nói thì pháp này không thấy Phật dạy trực tiếp cho cư sĩ, 'nói cho hay chém cho giỏi' mà không làm được thì khống biết là có xứng danh đệ tử Phật không? chà, khó nhỉ :-?
thôi thì cứ tùy duyên vậy :D

Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách