DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

LỜI BẠT

Đạo Phật lưu truyền đã hơn 25 thế kỷ, qua bao biến thiên của thời đại. qua bao thế cuộc thăng trầm, làm sao tránh khỏi những sự đổi thay canh cãi.

Bần Tăng, Tỳ khưu Khanti Pàla "Hộ Nhẫn", được vinh hạnh tham dự kết tập Tam Tạng lần thứ sáu, tại đại thạch động Rangoon thủ đô nước Miến Điện, gồm 2500 vị Tỳ khưu đạo đức toàn Thế Giới, trong thời gian hai năm kể từ ngày năm 1952 đến năm 1954 thì hoàn tất.

Tam tạng Pháp bảo được Giáo Hội Tăng Già toàn Thế Giới xác nhận là không thêm và không bớt giữ gìn nguyên vẹn những lời khuyên dạy của đức Bổn sư Phật tổ GOTAMA.

Tam tạng sau đó, được phiên dịch ra các thứ ngôn ngữ, để thập phương Phật tử, lấy đó làm kim chỉ Nam mà tu hành cho đến nơi giải thoát.

Thiện nam Trà Giang Tử dày công, sưu tầm, biên soạn và sắp xếp từng phần với nội dung gãy gọn, hàm súc, để cho các Phật tử dể học, dể nhớ mà hành theo.

Bần Tăng xin tán dương công đức và chân thành giới thiệu cho thập phương Phật tử, lấy đó làm tư liệu nghiên cứu và thực hành, để đem lại lợi ích cho mình, từ đời nầy cho đến vô lượng kiếp vị lai, cho đến ngày đắc thành đạo quả vô sanh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Tọa chủ Thiền Lâm Sơn Tự,
Tỳ khưu Thích Hộ Nhẫn
(Bhikkhu Khanti Pàla)
1976



Thay lời bạt

(Kính tán thán công đức THIỀN SƯ ĐỊNH LỰC,
nhân được đọc quyển DẪN LỐI VỀ NGUỒN do Ngài sưu tập
)

Cảm đức Thiền Sư khải độ đời
Sưu tầm vạn Pháp mạch nguồn khơi
Đạo Vàng tám hướng thênh thang tứ
Kinh Ngọc mười phương thắm thiết lời
Đuốc chiếu rừng Mê, Xuân rợp đất
Thuyền qua bể khổ, nắng xanh trời
Bồi hồi gấp sách, hương thơm ngát
Rực rỡ trong Tim, ánh Phật ngời
.

Huế,ngày Rằm tháng giêng Kỷ Tỵ ,
Phật lịch 2533
Giáo sư Nguyễn Định Quốc cẩn đề


ĐỀ THI

Đem cả tâm tư, cả cuộc đời.
Gói vào "TÚI GẤM" rắc nơi nơi
Đạo vàng ánh sáng, ngời Chơn lý
Chánh giáo thuyền Từ, vượt bể khơi
Suối Ái, rừng Mê...bao thống khổ
Nguồn Văn, tiếng Ngọc, ...dội vang trời
Phá mê, trống Pháp, dư âm mãi
Cảnh tỉnh,...chuông ngân, thức tỉnh người.


Mùa Phượng Nhâm Thân
Phật lịch 2536
Một chín, chín hai
Bhikhu SÀMÀDHI BÀLO


ĐỀ TỰA

DẪN đường, chỉ nẻo, độ quần sanh
LỐI cũ, giềng xưa, Phước sẳn dành
VỀ cội...hỡi ai, cầu Chánh pháp?
NGUỒN chơn, xét rõ, Đạo cao thanh.

DÌU người, Thiện trí vượt sang sông
DẮT chúng, nương Dòng Chánh Giác tông
QUẦN hợp tinh hoa, lời huấn dụ
SANH tiền Phật Tổ đắc minh thông

NƯƠNG thuyền bát nhã, đấng TOÀN TRI.
THEO đúng Tam tạng đã chép ghi
CHÁNH pháp cha Lành khuyên dạy kỹ
ĐẠO màu cao thượng, lẽ huyền vi.

CẨM ngôn, tú ngữ rất cao thâm
NANG quý hành trang, tránh lỗi lầm.
PHẬT độ quần sanh qua khổ hải
PHÁP thành, huyền diệu đượm nhuần ân.

ĐƯA đường, đuốc Tuệ sáng soi chung
NGƯỜI hỡi noi gương đấng Đại hùng?
THIỆN nguyện, nhớ ghi lời Pháp nhủ.
HỮU đăng rạng chiếu cõi mông lung.

ĐẾN bờ Giác ngạn có xa đâu?
NẺO tắt, đường ngay, há khẩn cầu?
CHƠN lý Phật Đà, tua tiến bước
NGUYÊN minh Quả đắc, Phước bền lâu
.

Trà Giang Tử



THÀNH KÍNH

Con xin THÀNH KÍNH HỒI HƯỚNG quả PHƯỚC thanh cao công đức SƯU TẬP cuốn "DẪN LỐI VỀ NGUỒN" này đến:

Cửu huyền Thất Tổ Nội ngoại hai bên
Thân phụ VÕ ĐÌNH THỰ
Thân mẫu PHẠM THỊ ĐẴNG
Nghĩa thân DƯƠNG TỰ ĐỀ
Nghĩa mẫu HOÀNG THỊ HUYỀN
Dưỡng phụ NGUYỄN VĂN TIẾNG
Dưỡng mẫu HUỲNH THỊ NGỌC
Dưỡng mẫu TRƯƠNG THỊ LIÊN
Sư mẫu DIỆU TÚ.

Cùng các bậc hữu ân đã quá vãng, nhất là bạn hiền TRÍ HƯƠNG, TRÍ TÀI, nghĩa đệ TUẤN PHƯƠNG, đều được sớm thoát vòng lao khổ, và được siêu sanh về nơi "NHÀN CẢNH AN VUI".

Kính,
Trà Giang Tử




ĐÔI LỜI

"Ta góp nhặt những đoá hoa chân lý
Kết làm tràng Bích Ngọc, cõi trần gian
Đây Pháp bảo, cam lồ, đây Diệu dược.
Kho tàng đây, vô giá những lời vàng.

TRÀ GIANG TỬ

Không dám mạo nhận là Soạn giả. Mà tôi chỉ là một Sưu tập viên.

Giáo Pháp của đấng TOÀN GIÁC, đến nay cũng đã quá nữa, theo như lời ước nguyện "năm ngàn năm Giáo Pháp" của đấng TRỌN LÀNH.

Nhìn chung, các hàng Phật tử, nhất là tại gia Cư sĩ, một phần vì miếng Ăn sự Sống, một phần vì tài liệu ít ỏi, hiếm hoi. Cho nên sự tìm hiểu về lời dạy bảo khuyên răn cùng Nguồn gốc Lịch sử của đấng ĐẠI HÙNG rất là hời hợt khô cạn. Trong Kinh, ĐẤNG THIÊN NHƠN SƯ có dạy: ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TRÍ TUỆ.

Vậy các hàng Phật tử, cũng phải là người có Trí tuệ. Đức Tin phải có, mà mê Tín là điều cần xa lánh. Suốt trong thời gian 45 năm Hoằng Pháp Lợi sanh, đấng ĐIỀU NGỰ đã đem thuyết NHƠN QUẢ để giảng dạy cho quần sanh. Và cũng chính những lý thuyết cao siêu vi diệu này, đã từng bẻ gãy 62 học thuyết vu vơ huyển mộng của những Đạo Giáo thời bấy giờ.

Ánh sáng Đạo Vàng đến đâu, màn bóng tối Vô minh vẹt tan đến đó. Trải thời gian hơn 25 thế kỷ vừa qua. Biết bao nhiêu biến thiên của thời đại. Bao sự đổi thay của thế cuộc phủ trầm. Giờ đây, nhìn chung, các hàng Phật tử tại gia của chúng ta, tự hào là đa phần dân số. Nhưng thật ra, tìm hiểu chân lý rốt ráo của đấng TRỌN LÀNH. Thử hỏi mấy ai là người thấu đạt?

- Vì sự trường tồn của Đạo Pháp.
- Vì lợi ích chung cho những ai cầu Đạo Giải thoát.

Chư Đại Đức Cao Tăng Trưởng lão, cùng các bậc Thiện trí thức cũng đã dày công phiên dịch, soạn dịch trong TAM TẠNG kinh điển Pàli ra Việt ngữ, những tài liệu vô cùng quý báu, rất vi diệu, rất bổ ích, cho tất cả quần sanh ham thích, mong muốn tầm cầu học hỏi.

Song Kinh sách đã ấn hành, nhiều bản, nhiều loại, nhiều quyển, nhiều tập. Bởi vậy, tìm ở đây những đề tài này, nơi kia những vấn đề khác. Mà chúng sanh ở vào thời Kim tiền phù hoa vật chất này, vì miếng ăn sự sống, phải chạy theo bánh xe Tài Tình Danh Lợi đâu có thì giờ nhiều, để sưu tầm nghiên cứu cho thấu đạt nghĩa lý cao siêu vi diệu cho được?

Vì nguyên nhân trên, mà Trà Giang Tử tôi, không e ngại tài hèn trí kém, mà cố gắng thu nhặt, trích chép, sắp xếp cho có thứ tự từng phần, cũng như đặt ra những câu hỏi gợi ý những điều thắc mắc ở Đời. Những câu giải đáp gọn gàng đơn giản với mục đích "Dễ học, dễ Nhớ"

Rừng văn thăm thẳm.
Bể Pháp mênh mông.

Mà sức người quá ư bé nhỏ. Nhất là với khuôn khổ chật hẹp của quyển sách này, làm sao chứa đựng cho hết phần tinh hoa vi diệu, ý nghĩa cao siêu của chư Đại đức Cao Tăng Trưởng lão, cùng với các bậc thiện trí thức, đã dày công sưu tầm nghiên cứu.

- Tuy vậy, nó cũng xin làm nhiệm vụ nhỏ nhặt của nó cũng gọi là góp phần truyền bá và Chấn hưng Chánh Pháp của đấng TOÀN TRI DIỆU GIÁC.

- NHÂN VÔ THẬP TOÀN.

Tự xét phận mình, tài sơ, trí siển mà dám làm một công việc quá ư to lớn, chẳng khác nào "ĐỘI ĐÁ VÁ TRỜI" làm sao tránh khỏi những lỗi lầm thiếu sót...

Ngưỡng mong chư đại đức Cao Tăng cùng các bậc Thiện trí thức vui lòng chỉ giáo và xá lỗi cho.

Mong thay!


Trà Giang Tử
(Tỳ khưu Định Lực Samadhibàlo),
Chùa Tăng Quang, Huế
.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

BÀI HỌC ĐẦU

TAM BẢO NGHĨA LÀ GÌ?

Phạn ngữ VÀRA dịch là quý báu. Có nghĩa là, những tài sản, vật dụng gì trên thế gian này, hằng đem lại sự lợi ích, sự vui thích, lòng ham muốn, sự hân hoan cho chúng sanh, gọi là vật quý báu. Đơn cử ví dụ như Vàng, Bạc, Ngọc, Ngà, Trân châu, Mã não, San hô, Hổ phách v.v... chẳng hạn. Thế Nhơn điều cho là vật quý báu, đáng tìm kiếm cất giữ, thu nhặt, nâng niu quý trọng.

Trái lại, trong Phật Giáo không cho đó là quý báu đâu.

Vì rằng, dù cho tất cả các báu vật trong thế gian có nhiều thứ, nhiều loại, cũng không giúp đỡ cho chúng sanh thoát khỏi cảnh Sanh, Già, Đau, Chết, nhất là vượt ra khỏi Tam giới, Tam đồ, Lục đạo...cho được.

Còn Tam bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu hẳn thật đáng là nơi vững nương trông cậy. Có nghĩa là chúng sanh nào tin theo, rồi cố gắng hành theo, có thể đi từ Phàm đến Thánh, bỏ Tối về Sáng. Lìa Mê về Ngộ, thoát Khổ về Vui được.


TAM BẢO CÓ MẤY? XIN KỂ RA?

Tam bảo có ba là:

Phật bảo
Pháp bảo
Tăng bảo


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

TẠI SAO GỌI LÀ PHẬT BẢO?

Gọi Phật bảo, vì Ngài là người tìm ra nguồn Đạo giải thoát, đã vượt ra khỏi vòng Sanh tử Luân hồi dứt Khổ trọn Vui, cũng là Thầy cả Chư Thiên và Nhơn Loại.

TẠI SAO GỌI LÀ PHÁP BẢO?

Gọi Pháp bảo, vì đó là những phương Lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị Tâm bệnh Phiền não của chúng sanh trong Tam giới.

TẠI SAO GỌI LÀ TĂNG BẢO?

Gọi Tăng bảo, vì các Ngài là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu quần sanh thoát khỏi nẻo Tối, đường Mê, tu hành cho đến nới dứt Khổ.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

PHẬT

PHẬT LÀ GÌ?

Phạn ngữ BUDDHÀ, Hán âm Phật Đà, là bậc đã hoàn toàn Giác ngộ, sáng suốt, tự mình tìm ra chơn lý, không thầy chỉ dạy, rồi đem chơn lý ra giáo hoá chúng sanh.

Phật gồm có ba là:

Phật Toàn giác.
Phật Độc giác.
Phật Thinh văn


THẾ NÀO GỌI LÀ PHẬT TOÀN GIÁC?

Phật TOÀN GIÁC, là đấng tự mình tìm ra chơn lý đắc Đạo quả, không thầy chỉ dạy, rồi đem chơn lý ấy ra hoá độ quần sanh.

THẾ NÀO GỌI LÀ ĐỘC GIÁC PHẬT?

Phật ĐỘC GIÁC, tự mình tìm ra chơn lý, đắc Đạo Quả, nhưng không đem chơn lý ấy ra giáo hoá chúng sanh được.

THẾ NÀO LÀ THINH VĂN GIÁC?

THINH VĂN PHẬT là các vị Phật tu hành là do nhờ một vị Phật TOÀN GIÁC hoá độ cho, mới giác ngộ được chơn lý, đắc Đạo Quả và đem chơn lý ấy ra giáo hoá chúng sanh khác.

MUỐN ĐẮC THÀNH QUẢ PHẬT PHẢI TU BAO LÂU?

Muốn đắc thành Quả vị của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác phải tu hành rất lâu, nhiều Đời nhiều Kiếp không thể tính toán đo lường. Có ba HẠNH để tu thành TOÀN GIÁC PHẬT. Ba HẠNH ấy là

Hạnh Trí tuệ
Hạnh Đức tin
Hạnh Tinh tấn
.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

THẾ NÀO GỌI LÀ HẠNH TRÍ TUỆ?

Tu theo HẠNH TRÍ TUỆ, vị Bồ tát lấy Trí tuệ làm căn bản. Phải tu trong thời gian 20 A TĂNG KỲ, và 100.000 Đại kiếp chia ra như sau.

Nguyện trong tâm 7 A TĂNG KỲ
Phát ra lời nói 9 A TĂNG KỲ

Có một vị Phật thọ ký cho, rồi tu 4 A TĂNG KỲ và 100.000 Đại kiếp.


THẾ NÀO GỌI LÀ HẠNH ĐỨC TIN?

Tu theo HẠNH ĐỨC TIN, vị Bồ tát lấy đức Tin nơi sự Lễ bái, Cúng dường, Thờ phụng làm căn bản. Hạnh nầy phải tu trong thời gian là 40 A TĂNG KỲ và 100000 Đại kiếp chia ra như sau.

Nguyện trong Tâm 14 A TĂNG KỲ
Phát ra lời nói 18 A TĂNG KỲ

Có một vị Phật thọ ký cho, và tu thêm 8 A TĂNG KỲ và 100000 Đại kiếp.


THẾ NÀO GỌI LÀ HẠNH TINH TẤN?

Hạnh TINH TẤN, vị Bồ tát lấy vun công bồi đức làm căn bản. Hạnh nầy phải tu trong thời gian là 80 A TĂNG KỲ và 100000 Đại kiếp chia ra như sau:

Nguyện trong Tâm 28 A TĂNG KỲ
Phát ra lời nói 36 A TĂNG KỲ

Có một vị Phật thọ ký cho, tu thêm 16 A TĂNG KỲ và 100000 Đại kiếp.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

MỘT A TĂNG KỲ LÀ BAO LÂU?

Lâu lắm, không thể tính toán đo lường được. Phật dạy:

- Một tảng đá vuông vức một Do tuần, (16 cây số). Cứ 100 năm, có một vị chư Thiên bay xuống lấy tấm lụa quét qua một lượt. Bao giờ tảng Đá mòn bằng mặt Đất, được gọi là một A TĂNG KỲ.

- Một thùng đựng đầy hạt Cải, vuông vức một Do tuần (16 cây số). Cứ 100 năm, có một vị chư Thiên bay xuống lấy đi một hột. Bao giờ trong thùng không còn một hột cải nào, cũng được gọi là một A TĂNG KỲ.

- Lại nữa, có thể viết một con số Một (1) và sau đó viết tiếp thêm 140 con số Không (0) cũng tạm được gọi là một A TĂNG KỲ.


THẾ NÀO GỌI LÀ ĐẠI KIẾP?

Phạm ngữ KAPPA, dịch là Kiếp có bốn giai đoạn là Thành Trụ Hoại và Không?

THẾ NÀO LÀ GIAI ĐOẠN THÀNH?

Bắt đầu từ khi quả Địa cầu mới cấu tạo nên. Đầu tiên như bọt nước, rồi lần lần đặc lại như Bột và sau cứng như Đất, thật lâu, không thể kể được là bao nhiêu năm, tháng, ngày...nhưng chưa có một Sinh vật nào ở gọi là KIẾP THÀNH.

THẾ NÀO GỌI LÀ KIẾP TRỤ?

Bắt đầu từ khi có Cỏ Cây Sinh vật. Có một người đầu tiên sinh vào quả Địa cầu, cho đến khi người ta sinh ra hằng hà sa số như hiện nay, gọi là KIẾP TRỤ.

THẾ NÀO GỌI LÀ KIẾP HOẠI?

Bắt đầu từ khi quả Địa Cầu không còn ai nữa, cho đến khi nước bể khô khan, vì sức nóng của ánh Thái dương, rồi cháy luôn quả Địa cầu đi, gọi là KIẾP HOẠI.

THẾ NÀO GỌI LÀ KIẾP KHÔNG?

Từ khi quả Địa cầu tiêu hoại, chỉ còn khí u u, minh minh, không không, vô cùng, vô tận, cho đến khi cấu tạo nên quả địa cầu khác, gọi là KIẾP KHÔNG.

Bốn kiếp kể trên đây, gộp lại thành một ĐẠI KIẾP mà chư Bồ tát, phải thực hành mười PHÁP BA LA MẬT cho đến thời kỳ nhất định của những ĐẠI KIẾP ấy


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Cetasika
Bài viết: 9
Ngày: 20/12/08 07:20
Giới tính: Nữ

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi Cetasika »

zelda đã viết:BÀI HỌC ĐẦU

TAM BẢO NGHĨA LÀ GÌ?

Phạn ngữ VÀRA dịch là quý báu. Có nghĩa là, những tài sản, vật dụng gì trên thế gian này, hằng đem lại sự lợi ích, sự vui thích, lòng ham muốn, sự hân hoan cho chúng sanh, gọi là vật quý báu. Đơn cử ví dụ như Vàng, Bạc, Ngọc, Ngà, Trân châu, Mã não, San hô, Hổ phách v.v... chẳng hạn. Thế Nhơn điều cho là vật quý báu, đáng tìm kiếm cất giữ, thu nhặt, nâng niu quý trọng.

Trái lại, trong Phật Giáo không cho đó là quý báu đâu.

Vì rằng, dù cho tất cả các báu vật trong thế gian có nhiều thứ, nhiều loại, cũng không giúp đỡ cho chúng sanh thoát khỏi cảnh Sanh, Già, Đau, Chết, nhất là vượt ra khỏi Tam giới, Tam đồ, Lục đạo...cho được.

Còn Tam bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu hẳn thật đáng là nơi vững nương trông cậy. Có nghĩa là chúng sanh nào tin theo, rồi cố gắng hành theo, có thể đi từ Phàm đến Thánh, bỏ Tối về Sáng. Lìa Mê về Ngộ, thoát Khổ về Vui được.


TAM BẢO CÓ MẤY? XIN KỂ RA?

Tam bảo có ba là:

Phật bảo
Pháp bảo
Tăng bảo
Sadhu sadhu lành thay

"Báu" Pali có 2 từ. 1 là VÀRA là quý báu về vật chất, của cải tài sản. Còn khi nói đến tam bảo, 3 ngôi báu thì pali là từ RATANA (mang ý nghĩa về tinh thần)
Các vị giảng sư khi nghiên cứu, học hỏi dựa trên Phạn ngữ chẳng những có 1 vốn từ lớn mà cách dùng từ khi dịch ra tiếng Việt với độ chuẩn xác cực cao. Do đó, hạn chế đi rất nhiều sự sai khác từ kinh điển Pali và kinh điển đã được dịch.
Điều này cũng cho thấy rõ từ ngữ chế định (Paññatti), khi dịch 1 cách thiếu chuẩn xác, sẽ đi khác xa rất nhiều so với những gì Bậc Đạo Sư muốn giảng dạy cho chúng ta. Do đó, để có duyên lành với Chánh Pháp trong tương lai thì 1 trong nhiều cách, đó chính là học ngôn ngữ của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Đó không gì khác ngoài tiếng Pali.
Hiện nay, kinh sách Phật Giáo nói riêng chỉ tại Việt Nam đã có nhiều vô số, thế nhưng vô số đó ít nhiều lại nảy sinh những mâu thuẫn, chống trái lẫn nhau. Ngoài việc chúng ta áp dụng tư kiến của mình vào giáo pháp của Đức Thế Tôn, việc chuyển dịch kinh sách với ngôn từ thiếu chuẩn xác đã dẫn đến chúng ta dần xa lìa với Chánh Pháp theo thời gian. Đó không chỉ là hậu quả trong hiện tại, mà còn để lại nghiệp quả cho đời sau, khiến chúng ta sanh ra đời là con người thiếu chánh tri kiến, hoài nghi Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi Tam học Giới, Định, Tuệ, hoài nghi Ngũ uẩn, hoài nghi 12 xứ, hoài nghi 18 giới, hoài nghi lý Duyên Khởi. Từ hoài nghi dẫn đến phỉ báng Phật, phỉ báng Pháp, phỉ báng Tăng. 4 con đường ác đạo là điều khó có thể tránh khỏi.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

học tiếng pali nếu bạn cần nghiên cứu các điểm then chốt phân biệt học thuyết này với học thuyết kia

để hiểu kinh sách mình thấy trau dồi từ ngữ hán việt là thực tiễn hơn vì các bản việt dịch sao cũng không thoát khỏi việc sử dụng các thuật ngữ mà đa số là hán việt

theo đạo phật con người không có gì ngoài ngũ uẩn; hiểu thế nào là từng uẩn, quan sát rõ các uẩn thì có thể thấy ra thế nào là khổ và tập; thấy được khổ và tập từ đó có thể mới khởi tâm; cho nên mình nghĩ chỉ cần hiểu một số ít từ ngữ và hiểu cho chắc thôi

tangbong


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đúng vậy học tiếng Pali để hiểu rõ nghĩa gốc của bài kinh , để tránh mỗi người dịch mỗi ý .
Như bài kinh Đức Phật dạy không chấp nhận 5 giới luật mới của Đề Bà Đạt Đa về việc ăn chay ..v.v.v . Nhưng ngay trong thời nay lại có Thầy cố tình dịch là "thực hành cũng được , không thực hành cũng được" . Sự sai biệt giữa "không chấp nhận" và "cũng được" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau . Nhưng lại nói lên được các vị "TU Hành" vì muốn bảo vệ ý kiến riêng của mình mà có thể thêm thắc và sửa đổi .

Còn học từ Hán Việt thì điều này không đúng . Vì từ tiếng Pali dịch sang tiếng Việt chứ không dịch sang Hán Việt . Và ngày nay có nhiều công trình phiên dịch lại kinh điển từ bản gốc Pali , và lược bỏ đi những từ Hán Việt vô ích . Có thể nói đi đầu là Tỷ Kheo Thích Minh Châu .
Trong tập sách Dẫn Lối Về Nguôn tác giả Tỳ khưu Định Lực Samadhibàlo . Có nói về vấn đề này , nhân quý vị nói đến tôi xin copy trước .

TAM TẠNG KINH ĐIỂN Là Nền Tảng Vững Chắc .

Ngoài ra ,để tuyên truyền xuyên tạc ,ngoại đạo ,tà giáo cũng soạn những bài KINH ,LỜI kinh giống như KINH thật .Song người ta sửa chỗ này một ít ,chỗ kia một ít ,chỗ kia tí ,hoặc viết theo suy luận của một cá nhân ,mà họ tự xưng là Thầy ,là TỔ ,để ông này thêm một chút ,ông kia bớt một tí.Phái này hành môn này ,phái nọ hành MÔN kia với quan niệm “VÔ LƯỢNG PHÁP MÔN TU” ngõ hầu lôi kéo một số tín đồ nhẹ dạ ,ít suy xét ,không chịu khó ,(TỰ TU,TỰ ĐỘ) mà chỉ biết trồng cây nương nhờ ,van xin cầu khẩn nơi một THA LỰC THẦN QUYÊN huyền bí ,lần lần lạc nẻo ,sai đường ,mà vẫn cho là PHẢI là ĐÚNG .

Bởi vậy cho nên ,khi còn tại thế ,đức PHẬT hằng khuyên dạy hàng đệ tử như sau :

-Này các TỲ KHƯU ! Không có một con vật nào có thể làm hại con SƯ TỬ là CHÚA SƠN LÂM thôi ! Cũng như thế ấy ,GIÁO LÝ của đức PHẬT cao siêu quá ! đơn thuần tinh khiết quá ! Mà bản tính của con người là ưa thích cái gì huyền bí ,tiềm ẩn theo tính hiếu kỳ .Bởi vậy ,cho nên vì lợi ích cá nhân ,vì tài danh lợi lộc mà ngoại đạo đáp ứng vào thị hiếu đó .Và do sự nhẹ tin ,thiếu suy xét của tín đồ ,mà họ lái lần ra ngoài biên đạo ,mà có ai hay ,ai biết đâu !

Nghe lời lầm lạc ,không lo giữ GIỚI trì TRAI ,chỉ đêm ngày lo cầu khẩn van xin ,kể lể mong nhờ nơi một đấng Tha lực thần quyền ,thì tự mình làm cho CHÁNH PHÁP suy đồi vậy
!


Zelda : Đạo Phật là ĐẠO THỰC TIỄN VÀ MINH BẠCH . Dù có khô khan nhưng lợi ích vô cùng tận . Con người vốn thích huyền hoặc và u ám(đạo khả phi thường đạo) . Nên mới bị hàng ngoại đạo dẫn dắt đi sai lệch con đường chánh pháp . Tôi kính trọng tư tưởng Mác-LêNin vì tư tưởng này đã đánh đổ toàn vẹn những tư tưởng Thần Giáo , Đa Thần Giáo , và hướng con người đến cái ĐẠO THỰC TIỄN VÀ MINH BẠCH . Với tuyên bố sấm sét "KHOA HỌC CÀNG PHÁT TRIỄN THÌ DUY TÂM CÀNG BỊ ĐẨY LÙI"
Vậy mới nói Đạo Phật không dành cho hàng "lười biếng , và ham mê huyền hoặc" . Chỉ dành cho người trí mà thôi . Nên có câu kinh "Pháp Bảo là Pháp để trừ diệt những điều đau khổ và những điều phiền não , dẫn người hữu trí Niết Bàn được" .

Thân !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách