U Khê Vô Tận Pháp Sư Tịnh Độ Pháp Ngữ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

U Khê Vô Tận Pháp Sư Tịnh Độ Pháp Ngữ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

TỊNH ĐỘ PHÁP NGỮ
(Nguyên tựa U Khê Vô Tận Pháp Sư Tịnh Độ Pháp Ngữ. Trích Tục Tạng Kinh, Tập 108, trang 0858-0862 – TMQT dịch).

Phàm pháp môn tu hành như thuốc trị bệnh. Đức Như lai đối bệnh cho thuốc, thuốc tùy theo bệnh, số nhiều như cát sông Hằng. Nhưng pháp môn thẳng tắt, giản dị không chi hơn pháp môn “niệm Phật cầu sanh Tịnh độ”. Cho nên nói rằng, đây là pháp bí yếu mau thành Chánh giác. Chỉ vì tu pháp này nương theo ba lực (một tự lực, hai tha lực, ba bổn hữu công đức lực) để thoát ly sanh tử.
Người tham Thiền chỉ cầu minh tâm kiến tánh, phá lưới vô minh, khô sông phiền não, thoát biển ái dục, thành Phật làm Tổ, đó là tự lực, là bậc đại hảo hán, chính thật đại trượng phu. Khi Phật còn tại thế và thời kỳ Chánh pháp chư đại Bồ tát, Thanh Văn, Tổ sư chính là hạng người này. Thời kỳ Tượng pháp và Mạt pháp, căn khí chúng sanh phần nhiều hạ liệt, tuy có tu mà chẳng ngộ, dù có ngộ cũng không tinh. Bên trong chiếu soi tợ hồ giải thoát, nhưng khi đối cảnh gặp duyên liền bị cảnh duyên chi phối. Dù chẳng toàn mê nhưng cũng như đồ gốm chưa nung. Cho nên nói: “Bồ tát hôn mê khi cách ấm, sơ quả còn muội lúc vào thai.” Huống nữa là hàng chuyển địa phàm phu, làm sao tránh khỏi chẳng trôi theo dòng sanh tử. Cho nên pháp môn tự lực, đời nay tu hành phần nhiều chẳng có công năng đoạn trừ phiền não, không có hiệu quả thoát ly sanh tử. Một phen lầm lở, trăm vạn lần sai, thật đáng chạnh lòng!
Cho nên, đức Phật thương xót chúng sanh, nói pháp môn niệm Phật là pháp mầu nhiệm nương theo tha lực thoát ly luân hồi. Pháp này Kinh Luận chỉ quy, chư Phật, Bồ tát nhiều phen nhọc lòng xưng tán, ân cần dặn dò, khổ khẩu khuyến tu; Chư Tổ sư hoằng dương lưu thông khiến trời người đều quy kính. Trong tất cả các pháp môn chỉ riêng pháp môn “niệm Phật cầu sanh Tây phương” này là cứu cánh. Kinh luận xưa nay, lời lời đều xương minh lý “duy tâm Tịnh độ”, câu câu đều diễn nói lý “bản tánh Di Đà”. Ngộ được điều này thì tâm chúng sanh cùng tâm Phật bình đẳng; đất tâm cùng đất Phật không hai. Tu như vậy sẽ đạt được diệu quán cùng diệu cảnh tương hợp, tự lực cùng tha lực gồm thâu. Huống nữa, bản tánh tự có công đức, từ vô thỉ vốn đã trọn đủ, nay nhờ tu tập nên được chiếu sáng rực rỡ. Nhiều kiếp tích lũy nương đây tỏ bày (đốn phát). Báo thân Ta bà vừa mãn, cõi Tịnh độ liền hiển bày, hoa Sen hóa sanh, chẳng còn bị hôn mê khi cách ấm. Một phen sanh về Tây phương liền chứng ngôi bất thối, vĩnh kiếp thọ dụng. Cho nên kinh nói: “Phàm chúng sanh sanh về cõi nước kia đều là bậc “A bệ bạt trí”, số ấy rất nhiều.” So sánh ở cõi Ta-bà tu đạo, trần cảnh thô cường (thô bạo mạnh mẽ), hiểm nạn, đường ác không nơi nào chẳng có, cho nên sự tu ở cõi Ta-bà không giống như tu ở cõi Cực-lạc. Nhưng nói không khó mà hành mới khó; hành không khó mà vãng sanh mới khó. Đó là lời thành thật của người xưa chúng ta nên tôn trọng.
Dương Thứ Công nói: “Ái chẳng nặng chẳng sanh Ta bà; niệm chẳng nhất chẳng sanh Tịnh độ.” Phàm mỗi khi niệm Phật phải một lòng mẫn thiết như con thơ nhớ mẹ, chuyên tâm không tán loạn. Hoặc như hay quên chẳng thường niệm, hoặc niệm mà chẳng nhất tâm thì chẳng chi khác đó chính là do tình ái kéo lôi. Nếu có thể xem nhẹ tình ái thì sẽ đánh bạt vọng tưởng, trảm đoạn tình trần, thoát ly ái võng, vĩnh đoạn luân hồi. Như khi niệm mà vẫn hay quên chẳng thường nhớ niệm, quên lại càng quên khiến cho tâm niệm Phật bị vô số gián đoạn thì cũng chẳng chi khác chính vì tâm chưa chuyên nhất. Tại cõi Ta bà nếu niệm ái chẳng thể xem nhẹ thì khi lâm chung sẽ bị niệm ái này kéo lôi. Một niệm tham đắm còn khiến đến nổi ấy huống nữa là nhiều ư? Một niệm cầu sanh Cực lạc nếu chẳng tha thiết chuyên nhất thì khi lâm chung sẽ bị niệm này lay chuyển. Một niệm còn vậy huống nữa là nhiều?
Niệm ái có nặng có nhẹ, có mỏng có dầy, có chánh báo có y báo. Nay xin lược cử như: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu, Thầy bạn, công danh, phú quý, văn chương, thi phú, đạo thuật, kỹ nghệ, áo quần, ăn uống, nhà cửa, ruộng vườn, sông núi, ao hồ, cỏ hoa, châu báu v. v.. nếu nói cho tận cùng thì chẳng bao giờ hết vậy. Tóm lại, từ lớn như núi Thái Sơn cho đến nhỏ như lông chim Hồng, nếu có một vật mà chẳng thể quên, đó chính là ái; Dù chỉ một niệm nhỏ mà chẳng thể bỏ đó cũng chính là ái. Nếu một niệm ái vẫn còn ôm ấp trong lòng thì niệm Phật tự chẳng thể nhất tâm, nếu một niệm chẳng thể quy nhất thì khó thể vãng sanh vậy...
còn tiếp
Sửa lần cuối bởi Monggiac vào ngày 17/08/07 09:38 với 2 lần sửa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: TỊNH ĐỘ PHÁP NGỮ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Than ôi! “Ái bất trọng bất sanh Ta-bà, niệm bất nhất bất sanh Cực-lạc.” Hai câu này có thể làm thần dược trị bệnh đui mù, làm kim chỉ nam đưa đường chỉ lối cho chúng sanh thoát ly sanh tử vào thời Mạt pháp. Phàm là người có chí cầu sanh Tịnh độ phải nên ghi khắc hai câu ấy nơi tường vách, cửa ra vào thường thường trì tụng không quên. Có vậy thì niệm ái ở cõi Ta bà mới ngày ngày một giảm, tâm niệm cầu sanh Cực lạc ngày ngày thêm tăng. Quên lại càng quên, quên cho đến khi chẳng còn chút ái nào để quên; Nhất lại càng nhất, nhất cho đến khi trong một niệm mà có thể chứng đạt vô sanh. Nếu có thể được như vậy thì thân này tuy vẫn còn tại uế bang mà chẳng còn là khách ở lâu nơi cõi Ta bà; Dù rằng chưa sanh về Tịnh độ mà đã là khách mới của miền Cực lạc. Đến khi lâm chung chánh niệm hiện tiền, quyết chắc sẽ vãng sanh Cựclạc vậy!
• Hỏi: Làm thế nào để dứt trừ niệm ái?
• Đáp: Dứt trù niệm ái không chi hơn nhất niệm.
• Hỏi: Vậy có cách nào để nhất niệm?
• Đáp: Nhất niệm chẳng chi hơn khinh ái.
• Người hỏi mỉn cười nói: Ngài nói xuôi rồi lại nói ngược khiến cho đệ tử này chẳng biết nương đâu tu tập.
• Sư nói: Ta chẳng phải nói xuôi rồi lại nói ngược để làm rối loạn người đâu. Ngươi muốn rõ niệm này do đâu chẳng nhất ư? Chỉ vì tâm vọng theo duyên bám sát cảnh trần, đeo đuổi truy cầu. Ta bà có một cảnh, chúng sanh có một tâm; chúng sanh có nhất tâm thì Ta-bà có một cảnh. Nếu gặp duyên dao động, đeo đuổi duyên ngoài, tâm cảnh theo nhau. Niệm tham trước nhiều như trần sa thì làm sao có thể nhất tâm? Muốn xả bỏ niệm ái thì chỉ cần xả bỏ các cảnh; Các cảnh đã không, vạn duyên đều tịch; Vạn duyên đã tịch thì nhất niệm tự thành; Nhất niệm đã thành thì niệm ái tự hết. Cho nên nói: “Muốn nhất niệm chẳng chi hơn là xả ái; Muốn xả ái không chi hơn nhất niệm.” Ái niệm và nhất niệm ở hai thế đối lập cũng như sáng tối đối nhau không thể đồng hành vậy.
• Hỏi: Làm thế nào để xả bỏ các cảnh?
• Đáp: Xả cảnh không có nghĩa là tránh né vạn duyên, lại cũng chẳng phải nhắm mắt chẳng nhìn, mà phải hiểu rõ trần cảnh vốn giả huyễn chẳng thật. Nếu có thể hiểu rõ các pháp vốn không thì cảnh tình còn biết nương đâu mà có? Cho nên tình tại thì vật tại; tình không thì cảnh cũng không. Vạn pháp đều “không” nên bản tánh hiện; bản tánh hiện nên “Ái niệm” ngưng ấy là tự nhiên, chẳng do miễn cưỡng mà được. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cái thấy và cảnh bị thấy, cùng những vọng tưởng đều như hoa đốm hư không, vốn không thật có. Bản thể của chúng chính là Bồ-đề sáng suốt thanh tịnh nhiệm mầu, vậy làm sao tìm được trong ấy tướng thị (phải là) hay phi thị (không phải là)”. Muốn xả bỏ duyên cảnh, không chi hơn hiểu rõ bản chất các pháp đều “không”. Hiểu rõ các pháp vốn không thì tình niệm tự dứt, tình niệm dứt tức niệm ái chẳng sanh, niệm ái không sanh thì duy tâm hiện, duy tâm hiện thì nhất niệm tự thành. Cho nên Kinh Viên Giác nói: “Biết rõ các pháp là huyễn liền lìa huyễn, chẳng cần phương tiện.” Vọng tưởng hết thì chơn tánh hiện, lìa huyễn chính là giác, chẳng cần trải qua cấp bậc mà trọn chứng pháp thân, hiệu nghiệm mau lẹ. Như người đánh trống, tiếng vang theo nhịp. Các học giả cần phải hiểu rõ lý này.
• Lại hỏi: Khinh ái cùng nhất niệm khác biệt và tương đồng như thế nào?
• Đáp: dù cho có thường xem nhẹ niệm ái ở cõi Ta bà thì cũng chưa chắc niệm Cực lạc được quy nhất; Nhưng nếu niệm Cựclạc được quy nhất thì có thể xem nhẹ niệm ái ở cõi Ta bà. Đó là ước nói về người có tâm quyết chí cầu sanh Tây phương và người không có chí nguyện cầu sanh vậy. Đối với người có chí nguyện cầu sanh Tây phương, quyết định phải xả bỏ niệm ái; Nếu còn một chút ái niệm chẳng quên thì niệm Phật chẳng nhất. Đó là hai thứ công phu mà người sơ tâm tu tịnh nghiệp phải tu tập.
• Hỏi: Phương pháp xả bỏ niệm ái đệ tử đã nghe rồi và xin vâng lãnh, nhưng nhất niệm là gì?
còn tiếp


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Nhất niệm có ba: Một là Tín. Hai là Hành. Ba là Nguyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

•Đáp: Nhất niệm có ba: Một là Tín. Hai là Hành. Ba là Nguyện.
Một là TÍN: Không nghi ngờ gọi là Tín, hễ có một chút lòng nghi thì niệm Phật chẳng nhất. Pháp niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc lấy sự Tin sâu làm căn bản. Muốn sanh khởi niềm Tin phải tụng đọc các kinh điển Đại thừa, những sách phát minh nghĩa lý Tịnh độ đều phải nên tìm đọc. Thấu rõ Cực lạc chính là Tịnh độ do tâm ta tạo nên chẳng phải cõi khác. Hiểu Di Đà chính là chơn Phật mà bản tánh ta vốn có chẳng phải Phật nào khác. Đại yếu có hai: Một hiểu rõ diệu hữu vốn trọn đủ tràn đầy khắp mọi nơi, đem lòng hâm mộ Tịnh độ làm gốc; Hai hiểu thể tánh chân không viên ly viên thoát, lấy xả uế Ta bà làm nguồn.
Hai là HẠNH: Niềm tin như mắt thấy, tu hành như chân; Có “Tín” mà không “Hành” như người có mắt mà không chân; Có “Hành” mà không “Tín” như có chân mà không mắt. Cho nên, khi niềm Tin đã đầy đủ rồi, phải lấy công phu niệm Phật làm Chánh hạnh, cũng như người có đủ mắt và chân thì mau đến Liên trì. Hạnh có hai (một chánh hạnh, hai trợ hạnh).
Chánh hạnh lại có hai (một xưng danh, hai quán tưởng).
• 1. Xưng danh: như Kinh A Di Đà nói: “Bảy ngày trì danh “nhất tâm chẳng loạn.” “Nhất tâm bất loạn” lại có sự và có lý.
- “Sự nhất tâm” là miệng xưng danh hiệu, buộc tâm tại câu Phật hiệu, âm thanh liên tục, tâm không tán loạn. Nếu tâm theo duyên ngoài, vọng niệm sanh khởi phải liền nhiếp trở lại. Cứ tu một đời quyết định như vậy, cho đến khi đoạn trừ cả những niệm vi tế. Khi tu phải xả bỏ việc đời, buông bỏ vạn duyên, khiến nhất tâm ngày một tăng trưởng. Từ ít dần nhiều, từ một ngày lên đến hai ngày, cho đến bảy ngày, trọn vẹn “nhất tâm bất loạn”, không còn chút vọng tưởng, đó gọi là sự “nhất tâm”. Khi được sự nhất tâm thì tịnh nghiệp thành tựu, khi lâm chung chánh niệm là tất nhiên. Khi ấy thân không bệnh khổ, tâm không phiền não, tự biết giờ chết, thân tâm hoan hỷ; Nằm kiết tường mà hoá hoặc ngồi mà thoát, hoặc đứng mà vong. Thân thấy Di Đà phóng quang tiếp dẫn, quyết chắc sanh về cõi Tịnh độ, đó là thành tựu “sự nhất tâm”.
-“Lý nhất tâm” cũng chẳng chi khác, sau khi đã đạt được “sự nhất tâm” rồi thì trong “sự nhất tâm ấy” niệm niệm hiểu rõ ta là người (chủ tác ý) niệm Phật, Phật là (khách) đối tượng bị niệm. Ba đời bình đẳng chẳng phân trước sau; Mười phương dung thông chẳng có chẳng không, chẳng ta chẳng người, không đến không đi, không sanh không diệt. Hiện tiền một niệm tâm tánh này chính là cõi Tịnh độ đời vị lai. Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, sanh tức vô sanh, dù vô sanh mà vẫn thường sanh, ở trong không niệm mà vẫn thường niệm, ở trong vô sanh mà vẫn thường sanh. Đây chính là từ trong “sự nhất tâm” mà đạt được “lý nhất tâm” vậy.
• 2. Quán tưởng: Pháp quán trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ chỉ dạy rất đầy đủ rõ ràng. Cảnh quán có mười sáu pháp nhưng phải lấy sự quán Phật làm chánh yếu. Quán Phật A Di Đà thân cao lớn một trượng sáu, thân tướng thuần vàng, đứng trên hoa Sen trong ao bảy báu, tay ở tư thế tiếp dẫn vãng sanh, toàn thân có ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẽ đẹp. Khi quán tưởng như vậy cũng có sự, có lý quán tưởng.
-“Sự quán tưởng” nghĩa là tâm tưởng nhớ đến Phật, Phật và tâm chẳng rời nhau. Ban đầu quán từ lòng bàn chân kế quán tướng thiên phúc luân, cứ như vậy quán nghịch từ dưới lên đến tướng nhục kế trên đảnh, rồi lại quán thuận từ trên nhục kế xuống đến lòng bàn chân. Mỗi mỗi rõ ràng, tâm không tán loạn, vọng tưởng, được vậy gọi là “sự quán tưởng”.
-“Lý quán tưởng”: Kinh nói: “Chư Phật lấy pháp giới làm thân, vào trong tâm của tất cả chúng sanh. Nên tâm chúng sanh tưởng Phật thì tâm ấy có đủ ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp. Tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri Hải, do tâm tưởng sanh, vì vậy các ngươi phải nên nhớ Phật, niệm Phật kia”. Lời này chỉ rõ cảnh quán vi diệu, đầy đủ như trong Quán Kinh sớ và Diệu Tông sao.
Tóm lại, xưng danh và quán tưởng (hai thứ chánh hạnh) phải thường tinh tấn tu trì. Khi đi, đứng, nằm thì nhất tâm xưng danh; Khi ngồi thì quán tưởng. Khi đi kinh hành mệt thì ngồi quán tưởng. Nếu tâm thô nhiều vọng tưởng, pháp quán tưởng khó thành tựu thì chỉ thuần niệm Phật. Trong bốn oai nghi tinh tấn tu không gián đoạn, quyết chắc vãng sanh Tây phương.
Trợ hạnh (cũng lại có hai, thế và xuất thế)
• Thế gian trợ hạnh là các thứ hạnh lành của thế gian như hiếu thuận cha mẹ, làm việc nhơn từ, từ tâm không sát hại, cứu tế người nghèo, giúp kẻ già yếu v.v… tất cả những việc đem lại lợi ích an vui cho người, đều đem hồi hướng cầu sanh Tây phương thì chẳng có hạnh nào chẳng hỗ trợ cho hạnh vãng sanh.
• Xuất thế gian trợ hạnh như lục độ vạn hạnh, tu các thứ công đức, đọc tụng kinh điển đại thừa, tu các pháp sám, đều phải đem hồi hướng hỗ trợ cho việc vãng sanh, thì chẳng có pháp nào chẳng phải là hạnh Tịnh độ.
• Lại còn có một pháp trợ hạnh vi diệu: như khi trải qua các duyên, nơi nơi đều dụng công. Thấy quyến thuộc phải tưởng đó là “Tây phương pháp quyến” đem pháp môn Tịnh độ chỉ dạy, khiến cho tâm ái nhẹ dần, nhất niệm thêm tăng và nguyện vĩnh viễn làm vô sanh quyến thuộc trong đời vị lai. Khi tâm ân ái khởi lên thì phải tưởng là Tịnh độ quyến thuộc không có tình ái, nếu muốn vãng sanh Tịnh độ thì phải xả bỏ niệm ái này. Khi khởi tâm sân hận thì phải nghĩ là người an trú nơi cõi Tịnh độ không có phiền não, muốn vãng sanh Tịnh độ phải xả bỏ tâm sân. Khi chịu khổ phải nghĩ Tịnh độ không có các khổ, chỉ thuần vui. Khi hưởng cảnh vui phải tưởng sự vui đó chẳng thế sánh bằng sự vui ở cõi Cực lạc, sự vui ở miền Cực lạc thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Phàm mỗi khi trải qua các duyên đều lấy ý đó mà dụng công. Nếu được như vậy, thì tất cả mọi nơi không nơi nào chẳng phải là Tịnh độ, tất cả các hạnh chẳng hạnh nào mà chẳng hỗ trợ cho hạnh vãng sanh.
còn tiếp
Sửa lần cuối bởi Monggiac vào ngày 26/07/07 11:11 với 1 lần sửa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Ba là NGUYỆN

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Ba là NGUYỆN:
Phàm là người đi thuyền Tịnh độ thì phải lấy “Nguyện” làm bánh lái (tâm niệm tác ý cầu vãng sanh); “Hạnh” làm cột buồm, tay chèo, sào chống (công phu tu tập tròn đầy); “Tín” là cánh buồm căng gió (niềm tin đầy đủ). Nếu không tay lái thì không biết phương hướng nào để hướng đến; Nếu không cột buồm, tay chèo, sào chống thì chẳng thể vận hành; Nếu không có cánh buồm căng gió thì chẳng thể vượt sóng mau đến bờ giải thoát. Vậy Nguyện nghĩa là động cơ thúc đẩy con người mau đạt đến mục đích, là tâm tha thiết luôn luôn cầu mong vãng sanh về Cực Lạc. Vì vậy sau khi nói rõ “Hạnh” phải thuyết minh rõ “Nguyện”. Luận về “Nguyện” thì có thông- biệt, rộng- hẹp, biến- cục (hạn cuộc).
“Thông” như những bài hồi hướng văn của cổ đức. “Biệt” như mỗi người tự phát nguyện theo ý mình. “Rộng” thì có “Tứ hoằng thệ nguyện”, trên cầu Phật đạo dưới hoá độ chúng sanh. “Hẹp” như tự lượng sức mình, chỉ quyết chí cầu vãng sanh. “Biến” như trong mọi thời đều khởi tâm cầu vãng sanh. “Cục” (hạn cuộc) như mỗi thời khoá tụng tuỳ chúng đồng phát nguyện. Điều thiết yếu là khi phát nguyện phải hợp với “Tứ hoằng thệ nguyện” chẳng nên khinh thường vọng lập.
Nói chung “Biệt” thù thắng hơn “Thông”. Vì “Thông” do nương theo lời văn ý của người, văn từ nhiều do đó bị văn nghĩa làm chuyển ý; Vì niệm niệm nhớ mong, tâm tâm tha thiết cầu vãng sanh. Nhưng nếu “Thông” mà sanh tâm quyết định thì tuy “Thông” mà thành “Biệt”; Nếu “Biệt” mà văn phát nguyện lại dài, nhiều ý thì biệt hoá thành “Thông”.
Lại nữa “rộng” thù thắng hơn “hẹp”. Vì phát tâm rộng lớn nên quả chứng phải lớn; Do vì “hẹp” nên tâm bi nguyện thương đời mỏng manh nên quả đạt được cũng nhỏ.
Lại nữa “biến” thù thắng hơn “cục”, vì “cục” tức bị giới hạn nên có vô số gián đoạn, do biến nên thời thời phát nguyện, niệm niệm trọn thành.
Tóm lại, hành giả Tịnh nghiệp nếu có thể thành tựu ba pháp như trên thì quyết chắc vãng sanh Tịnh độ, gần đức Di Đà. Pháp môn Tịnh độ chẳng ngoài những điều trên vậy.
Hết rồi


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: TỊNH ĐỘ PHÁP NGỮ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

Hình ảnh
NAM MÔ LẠC BANG GIÁO CHỦ A DI ĐÀ PHẬT


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Tiêu chuẩn để xác định vãng sanh!

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Theo đại lão Hòa thượng Tịnh Không, có 5 tiêu chuẩn để xác định một người đã vãng sanh Tây phương Cực lạc:
1. Biết trước ngày giờ ra đi
2. Thấy Phật thị hiện
3. Cảm ánh quang minh của Phật
4. Đảnh đầu ấm
5. Tay chân mềm mại.
Tuy nhiên, đảnh đầu ấm và tay chân mềm mại chỉ chưa tới 50% để xác định người đó có vãng sanh hay không. Nếu trước đó cảm ánh quang minh và thấy Phật thì được vãng sanh còn không thì rất khó xác định!

Nam mô A Mi Đà Phật, nguyện tất cả chúng sanh đều biết niệm Phật và phát nguyện vãng sanh!

Đời người ngắn ngủi, phải lo nhiều thứ; nào là vợ chồng, con cái, tiền bạc, nhà cửa, công ăn việc làm, quan hệ xã hội, bệnh tật đau khổ, vui buồn thất thường, tại nạn lo âu... không ai rãnh rang cả đời để mà an lạc được.

Cho nên biết Phật pháp phải ráng chớp thời cơ để mà giải thoát, ngoài chuyện tu học, phải lo nhiều thứ. Đâu thể nói giỡn, tu ngày tu đêm mới mong thành tựu, đóng cửa tự tu, mới mong mau đạt đến đích. Nhắn các đạo hữu đồng tu cố gắng tu tập, chớ có nghĩ lung. Lời nói là giả, chớ có chấp vào. Kiếp này mệt nhọc nhưng ngàn kiếp sau sẽ an vui.

A Mi Đà Phật!


http://www.diendanphatphaponline.com/di ... %A3ng-sanh!


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]25 khách