Thuyết Bất Đắc đã viết:
Có một câu nói mà tôi nghĩ đh Nguyễn Chiếu phải suy nghĩ:
"Từ bi cho cái ác cũng chính là cái ác"
Câu nói này trừu tượng quá, tùy theo cách suy nghĩ của mỗi người. Nếu cái ác đó bíết dừng thì từ bi không phải là cái ác nữa.
Thuyết Bất Đắc đã viết:Tôi luôn mơ ước một sư thầy có võ công cái thế, đuổi bắt và giết những kẻ ác, hơn là tụng kinh suốt ngày.
Đạo hữu có nghĩ như tôi không?
Câu nói này cũng chủ quan quá. Nếu sư thầy có võ công mà không gặp cướp thì thời gian rãnh đó cũng nên tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền......tại sao không nhỉ ? Vì vậy chư cổ đức mới khuyên Phước Huệ song tu là vậy.
Theo tôi nghĩ vì Thiền Tông Trung Hoa họ tu pháp VÔ NIỆM để đạt thanh tịnh, nên họ không muốn khởi niệm PHÂN BIỆT thiện ác, do đó họ coi TÂM ÁC cũng như TÂM PHẬT. Điều này làm cho nhiều Phật tử khó hiểu. Bởi Phật thì dạy BÁT CHÁNH ĐẠO có phân biệt THIỆN/ÁC, CHÁNH/TÀ khác nhau. Tôi không biết giải thích như vậy có đúng hay không?
Vì muốn đạt đến VÔ NIỆM cho nên họ cho rằng "Nhất Niệm sinh Vô Minh" hoặc "Tri kiến lập tri Vô Minh bổn" tức là càng biết càng ngu (bởi càng biết nhiều càng tạo thêm suy nghĩ rồi càng khởi niệm). Chắc cũng bởi vậy mà trong những câu chuyện thiền người ta thường thấy vị thầy đánh đập học trò không cho khởi niệm hỏi han (để biết thêm)? Tuy vậy tôi vẫn thấy họ có phân biệt CHƠN với VỌNG. Rất mong được nghe thêm lời giải thích từ chính các vị tu theo Thiền Tông Trung Hoa.
Kính!
h/h pháp hĩ thân mến!
" Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" là của Kinh Kim Cang ! đại thừa.
Có một câu chuyên " Tàu" đáng để những người " bắt chước hình tướng" suy nghĩ:
* có một người đẹp thường mắc chứng đau bụng ! nhưng khi đau bụng thì bà ta trông càng đẹp hơn!.
Nhưng:
nếu có ai muốn đẹp mà tạo ra đau bụng !
thì:
lố bịch!?
do đó:
Trong Thiền Tông các vị Thầy thường nói với người " tri kiến"
Giống thì rất giống; Nhưng Không Phải.
Chúc h/h thân tâm thường tịnh và thường về " núi Đại Tạng" !
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
sotam26 đã viết:
h/h pháp hĩ thân mến!
" Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" là của Kinh Kim Cang !
PH rất thích câu đó. Nhưng câu đó cũng tùy trường hợp mà áp dụng. Như một người bệnh đã lành thì không cần "trụ" vào Thầy vào Thuốc nữa thì hoàn toàn đúng. Nói như thế PH có ý nói rằng câu "ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm" nếu đem áp dụng cho người đã ra khỏi ÁC TÂM thì rất hữu ích. Nhưng với người còn ÁC TÂM (là chuyện đang bàn ở đây) thì họ cũng như người đang còn BỆNH NẶNG nếu không trụ vào Thầy vào Thuốc để chửa cho lành, thì chắc chỉ có chết thôi, chứ thành TÂM PHẬT sao nổi. Tức không thể coi người đang còn bệnh như người đã lành bệnh được. Nếu coi như vậy để không cần chửa thì mọi bệnh nhân sẽ chết hết.
Kính.
Pháp Hĩ thân mến!
"Ưng vô sở trụ" CŨNG là một Pháp !
theo hiểu biết của st thì:
Không có một Pháp nào trị tất cả binh " Khổ" ! ( sinh tử) của chúng sanh !
cũng như:
Không có thuốc nào trị tất cả "bệnh" của người !
Nhưng có một việc mà Phật tử chúng ta cần biết rõ:
Tất cả Pháp Phật dạy : là dạy cho con người tự TU- tự HÀNH !
Tự Giác, Giác Tha !
Không dùng kiến thức Phật học để " soi" người !.
Không khéo lãnh hội ! hại mình hại người !
Kính!
h/h có ý kiến mong trao đổi , học hỏi.
chúc h/h thân tâm thường tịnh.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
i. Thiện và Ác: hai chiều vận chuyển của Thập Nhị Nhân Duyên
Dòng Thập Nhị Nhân Duyên xảy ra với bốn thực tại tuyệt đối mà AI CŨNG CÓ: SẮC, TÂM, TÂM SỞ, và NIẾT BÀN [smile]
Chiều Thuận --> là Chiều đi ra ... từ Vô Minh --> Hành [các hạt chủng tử từ tâm sở] tác động lên TÂM, SẮC .. hình thành các Hành Xứ .. và có XÚC THỌ ... ÁI THỦ HỮU [nhân của vô minh] --> SANH [lục đạo luân hồi]
Do nhân của Vô Minh là ÁI THỦ HỮU = mỗi sinh mạng đều có "THỦ" ... Thủ thì có ái . có thành .. có trụ
và do Nhân Duyên luôn có sự Vô Thường của nó, Chư Hành vô thường = nên mỗi sinh mạng được sinh ra .. có "XẢ" .. thì có ly có biệt .. có lão có bịnh có tử
do đó Kinh NGuyên Thủy có nhiều đoạn nói tới "HAI CHIỀU VẬN CHUYỂN của 12 nhân duyên" ... đăc biệt là ở các kinh Trung Bộ, Tương Ưng Bộ [smile]
ii. LÀM tức là Không Làm
LƯỠNG do thủ xả
vì thế chẳng như - Tín Tâm Minh
Do có chiều LÀM .. có Hữu Vi .. có Sanh ra .. nên có Chiều "Phản Bổn Hoàn Nguyên" = phải trở vì .. vì vô ngã, vô thường, vì duyên tận ..
như vậy tất cả những gì được làm ra --> tới CÓ .... như là lấy 1 số chủng tử từ tâm sở .. tiếp xúc với cảnh trần .. làm nên những hành xứ .. có người AN TRÚ trong đó .. 1 thời gian .. 1 không gian .. gọi là CÓ ...
thì những gì gọi là CÓ --> đều TRỞ VỀ với KHÔNG khi duyên tận... phản bổn hoàn nguyên .. và khi trở về với THỰC TẠI nguyên trạng của nó là KHÔNG [smile]
chiều đi ra là chiều thuận thì là THIỆN .. chiều trở về: OÁn Tăng Hội, Ái Biệt Ly .. Cầu Bất Đắc ... toàn là Khổ .. nên là ÁC
Như vậy .. Thiện và Ác vốn chỉ là "hai chiều thuận nghịch" biến chuyển của Thập Nhị Nhân Duyên --> tức là Lưỡng thể "THỦ XẢ" của 1 hành xứ, của 1 sinh mạng
Trong Vật lý học cũng có 1 công thức tương tự như vậy gọi là CÔNG (W) = lực (F) * đoạn đường (d) => W = F.d
chúng ta cố công xây dựng 1 quốc độ trong đó 1 sinh mạng an trú bao lâu .. đi bao xa rùi cũng phải trở về từng đó khoảng cách ... theo lý duyên khởi và nhân quả ..
cho nên công của đường đi và công của đường về triệt tiêu lẫn nhau = CÔNG = 0, zero ... cũng đồng nghĩa với là LÀM TỨC LÀ KHÔNG LÀM [smile]
** thí dụ: chúng ta tốn công khiêng cái TỦ LẠNH to đùng lên lầu .. tức là LÀM .. nhưng rùi lại KHIÊNG nguyên tủ lạnh to đùng đi ngược lại xuống lầu ... cho nên CÔNG = không = vô đức vô công = LÀM tức là KHÔNG LÀM ... cho nên .. đó là miêu tả hai mặt thủ xả .. âm dương, sanh tử của từng HÀNH XỨ mà trong đó có chứa 1 sinh mạng --> SANH [smile]
Cho nên vì ý nghĩa đó .. dòng THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN ... trong kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát gọi "dòng Thập Nhị Nhân Duyên" = là TỰ TÁNH ... tháy dòng biến chuyển đó đối với bốn thực tại .. hiểu rõ được sự hình thành của các hành xứ trong nội tại, nên gọi đó là "TRUNG" đạo [tức là "đạo ở bên trong"] . gọi đó là Phật .. gọi đó là Niết Bàn .. gọi đó là Bất Tăng Bất Giảm .. Bất Câu Bất Tịnh [smile]
và cũng vì lý do đó, ngài VĨNH GIA HUYỀN GIÁC .. trong Chứng Đạo Ca cũng nói tới vấn đề đó:
VÔ MINH thực tánh --> tức PHẬT TÁNH
ẢO HÓA --> không thân [hai chiều thuận nghịch biến chuyển của 12 nhân duyên] --> tức KHÔNG THÂN
và cũng có nghĩa là "LÀM tức là KHÔNG LÀM" [smile]
Ở đây ... đó là sự nhấn mạnh vấn đề: TÂM VỐN ĐẦY ĐỦ .. bởi vì DÒNG TỰ TÁNH .. vốn đã ĐẦY ĐỦ [smile]
Như chúng ta cũng đã biết: Tâm Sở .. là nơi chứa đựng những hạt chủng tử của hành uẩn .. cộng với thọ và tưởng .. từ nơi đó .. khi được tác động lên .. trở thành những hành xứ và có người cố hành để được an trú trong những hành xứ đó ..
nên có câu:
TÂM ĐỊA chứa các giống
gặp ướt liền nảy mầm - Mã Tổ Đạo Nhất
vì lý do đó .. "TÂM ĐỊA" đó .. là 1 thực tại ..và cũng tên gọi khác là TẠNG THỨC ...
Theo Duy Thức Học, Tạng Thức có 1 giới hạn .. và giới hạn này được Bồ Tát Vipassi miêu tả như sau:
19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: “Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc,
không vượt khỏi danh sắc.
Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác,
Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này”.
“Tập khởi, tập khởi”. Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng
được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh. - Kinh Trường Bộ
Vấn đề giới hạn của Tạng Thức là như vậy .. đó là Lý Nhân Quả: Nhân nào Quả Đó [smile]
- thật ra điều này không đúng .. nhưng đối với con người chúng ta thường nghĩ nhân quả là như vậy ...
tức là:
- trứng nở .. ra gà ... gà đẻ ra trứng
- hột xoài trồng ra cây xoài .. cây xoài ... lại sinh hoa kết trái xoài
tức là loài nào CHỦNG ĐÓ [smile] .. theo TẬP QUÁN .. khó thoát ra được
Lý Duyên Khởi nói tới các QUẢ DỊ THỤC: vào CÁC LOÀI ... CÁC CHỦNG có thể từ NHÂN NÀY --> sinh ra QUẢ KHÁC --> gọi đó là QUẢ DỊ THỤC ..
do quán sát TẠNG THỨC .. nhìn rõ các "HÀNH XỨ" .. với đầy đủ THẬP NHƯ THỊ của từng pháp. Thập như thi của từng pháp được miêu tả trong kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện tức là 10 đặc tính luôn luôn có của TỪNG PHÁP ... do quán sát rõ ràng thập như thị từng pháp ..
bậc Bồ Tát nhìn rõ hướng đi của từng pháp ... từng nhân .. từng hệ quả DỊ THỤC .. Thức Dị Thục có Khổ Quả Dị Thục và cũng có Thiện Quả Dị Thục .. cũng có Tịnh Quả Dị Thục luôn ...
cho nên ... tu theo phương pháp "THẬP ĐỊA BỒ TÁT" .. tới Bát Động Địa, tức là Bát Địa, .. thì Duy Thức có chép:
- tới Bát Địa .. thì Tạng Thức không còn gọi là TẠNG THỨC nữa .... vì đã hiểu rõ "SỰ THẬT" nhân quả .. và từng hệ quả của "các hạt chủng tử" dẫn tới những QUẢ DỊ THỤC rõ ràng và không lầm nhân quả nữa
cái nhìn đó ... gọi là "MINH" ... hay là TRI KIẾN PHẬT ...
và vì lý do đó, TẠNG THỨC --> được gọi là THỨC DỊ THỤC ...
khi tới thập địa, thì Thức Dị Thục được đổi tên 1 lần nữa ... chỉ còn hệ quả DỊ THỤC "THANH TỊNH" ... TRẮNG TRẺO .. TRONG NGẦN .. nên gọi đó là BẠCH TỊNH THỨC