ĐỘNG LỰC LÀM NÊN TẤT CẢ MỌI SỰ

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Blue Rain
Bài viết: 36
Ngày: 21/11/08 00:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: VietNam

ĐỘNG LỰC LÀM NÊN TẤT CẢ MỌI SỰ

Bài viết chưa xem gửi bởi Blue Rain »

Hình ảnh

Lotus by Imapix Photography

ĐỘNG LỰC LÀM NÊN TẤT CẢ MỌI SỰ

Giọng đọc Phạm Thùy Dương

Audio: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/mus ... moi-su-td/


Atìsha nói:

“Nếu rễ cây đã độc, thì cành lá cũng độc. Nếu rễ cây có dược tính, thì cành và lá cũng có dược tính. Tương tự, nếu gốc rễ đã là tham, sân, si thì bất cứ gì người ta làm cũng đều bất thiện.”

Nói cách khác, nếu bạn có động lực là si mê, thì bất cứ sự học tập quán tưởng hay thiền định nào bạn làm cũng chỉ kết thành nghiệp quả tệ hại nhất. Nhưng nếu bạn được thúc đẩy bởi những tư tưởng cao quý, mà lại phạm phải một hành vi bất thiện như sát sanh, thì điều ấy cũng sẽ là một yếu tố mạnh mẽ giúp bạn mau thành tựu công đức và trí tuệ.

Khi Đức Phật, bậc Đạo sư của chúng ta đang còn tu tập, có lần Ngài tái sanh làm thuyền trưởng tên Đại Hữu Tình. Vị này cùng năm trăm thương nhân đi biển tìm châu báu. Trên thuyền có một người Dravidian tên là Shakti có ý muốn sát hại cả năm trăm lái buôn. Thuyền trưởng vì lòng bi mẫn bao la đã giết Shakti để cứu mạng năm trăm người. Ngài còn làm việc với mục đích trường kỳ là, để người kia (Shakti) khỏi phải tái sanh vào đọa xứ. Hình thức này được xem là tích lũy công đức nhiều hơn bình thường người ta làm trong bốn mươi ngàn đại kiếp. Mặc dù hành vi sát sanh không thể làm viên mãn công đức của một người, nhưng chính động lực cao cả - lòng bi mẫn - đằng sau hành vi ấy mới làm nên sự viên mãn.

Động lực làm nên tất cả mọi sự: phước hành, phi phước hành, sự thuần thục của nghiệp thành ra quả báo lạc hay khổ, sức mạnh của nghiệp vân vân. Ngày xưa, Ấn có hai kẻ ăn xin dòng bà la môn và một khất sĩ sát đế lợi (chiến sĩ). Những người bà la môn ra đi xin sai giờ; không ai cho thứ gì bởi vì đại chúng thường ăn xong mới đem thức ăn cho kẻ khác. Khất sĩ Sát đế lợi thì khôn ngoan hơn, đi xin vào lúc người ta sắp quẳng bỏ thực phẩm còn thừa. Kết quả là ông ta xin được một lượng lớn thực phẩm. Ông ta hỏi hai người kia: “Các ông có xin được gì không?” Họ nổi quạu nói: “Nếu có dịp, chúng ta sẽ chặt hết đầu những ông thầy tu dòng Thích Ca, và vứt ra đường cho đến thối rữa.”

Khất sĩ Sát đế lợi vì đã được nhiều thực phẩm nên phát sinh tịnh tín đối với tăng già. Ông bảo: “Khi nào tôi giàu, tôi sẽ cúng Phật và tăng chúng của Ngài hàng ngày, thức ăn đủ trăm vị.”

Họ vừa đi vừa nói chuyện và trong lúc ấy họ đã tới thành Xá Vệ. Họ đánh một giấc ngũ dưới gốc cây. Một chiếc xe bò chạy lạc băng qua họ, cán đứt đầu hai người bà la môn.

Cùng lúc ấy có một thương gia chết tại Xá Vệ. Ông ta không có con. Nên những người trong thành hội họp để định xem ai là người nhiều công đức nhất sẽ làm thừa kế của thương gia ấy. Họ tìm thấy người ăn xin dòng Sát đế lợi ngủ dưới gốc cây, bóng cây luôn che cho ông, trong lúc các bóng cây khác đã dời chỗ. Họ bèn tôn ông ta là trưởng đoàn thương gia. Người Sát đế lợi giữ lời hứa cúng dường Phật và tăng chúng. Ông nghe Pháp và thấy được chân lý. Trong kinh ấy nói:

Tâm vượt hơn tất cả mọi sự khác
Tâm làm việc nhanh chóng, nó là gốc rễ.
Nếu tâm người xấu ác, thì hay nói làm gì
Cũng chỉ chuốc lấy đau khổ, như hai người
Bị bánh xe nghiền nát đầu
Nếu tâm người trong sạch, thì làm hay nói gì
Cũng sẽ được hạnh phúc như người
Được bóng cây che chở


Nói cách khác, những nghiệp quả cụ thể sẽ theo liền động lực tốt hay xấu của con người.

Lại nữa, không những bạn cần có động lực tốt từ khi khởi đầu việc thiện, mà cần phải có động lực tốt trong mọi thời.

Ngày nay người ta thường hỏi thăm sức khỏe nhau, nhưng Atìsha lại hỏi: “Bạn có tâm tốt không?” Tsongkapa nói:

]Hắc hay bạch nghiệp
Là do động lực xấu hay tốt
Nếu động lực tốt
Thì đạo lộ và địa vị cao
Nếu động lực xấu
Thì theo đường pháp và bực thấp.
Mọi sự tùy thuộc vào động lực của người làm.


Động lực là yếu tố quan trọng để định đoạt thiện nghiệp quả mà ta có được, cũng như năng lực của nghiệp ấy. Giả sử bốn người cùng đọc một chuỗi thần chú Tara. Người thì có động lực là tâm bồ đề, người động lực là sự từ bỏ, người thứ ba mong có tái sinh tốt đẹp, và người cuối cùng chỉ cầu mong đời này được sống lâu, khỏe mạnh, vân vân. Mặc dù họ tụng giống nhau, mà quả báo họ lại được rất khác nhau rất xa. Người đầu tiên tụng chú với mong cầu phát tâm bồ đề, cho nên sự tụng chú ấy sẽ có cái nhân để giác ngộ. Đó là hành động của một người con Phật và là một Pháp Đại thừa. Điều này không áp dụng cho ba trường hợp kia.

Người thứ hai tụng để cầu từ bỏ; bởi thế nó là một cái nhân để giải thoát ra khỏi sinh tử; đấy là Pháp thuộc phạm vi Trung bình. Sự tụng đọc của hai người còn lại sẽ không góp phần giúp họ giải thoát, mà nó thuộc về nguồn gốc của sự khổ.

Sự tụng chú của người thứ ba không giúp cho tri kiến hay giải thoát, mà chỉ giúp cho khỏi tái sanh vào cõi thấp xấu. Đấy là Pháp thuộc phạm vi Nhỏ.

Sự tụng chú của người thứ tư chỉ liên hệ đến đời này, và bởi thế không phải là Chân lý hay Pháp nữa. Sự tụng đọc như thế sẽ khó có được hiệu quả nào trên cuộc đời của y. Atìsha nói:

Nếu bạn hỏi tôi chỉ nghĩ đến đời này mà thôi thì hậu quả là gì, tôi sẽ trả lời: hậu quả chỉ là hậu quả trong đời này. Nếu bạn hỏi cái gì sẽ xảy đến trong các đời sau của bạn, thì tôi sẽ nói cho bạn biết: bạn sẽ ở địa ngục, hoặc làm ngạ quỷ, hoặc làm súc sinh.

Bởi thế, khi người xuất gia chúng ta tham dự những lễ lạc hay thực tập tranh luận, thì nên làm những việc ấy kèm theo tâm bồ đề, được như vậy thì mỗi bước chân của chúng ta đều là việc của người con Phật; mỗi bước đi cũng đáng giá ngàn vàng. Nhưng nếu chúng ta cúng dường bất cứ gì chỉ để được thăng chức trong tu viện, thì sự cúng dường ấy chỉ xứng đáng theo cách mô tả của Atìsha trên đây.

Động lực của người hành thiền cũng định đoạt việc thiền định ấy có ý nghĩa gì không. Atìsha bảo, sự thiền định thực sự quý báu là thiền định về bậc Đạo sư (Đức Phật). Nếu bạn thiền chỉ vì mong muốn nhận tặng phẩm dâng cúng thì tất cả những thiền định của bạn đều là tội lỗi. Nếu bạn thiền định với dù chỉ nghĩ đến một thoáng việc chấm dứt biển khổ luân hồi, thì công đức bạn sẽ tràn khắp hư không.

Như vậy, nếu bạn không áp dụng việc khởi động lực cho đúng khi hành thiện dù trong một việc nhỏ hay lớn, thì sự hành thiện ấy không đi đến đâu. Những việc ấy là học tập, quán tưởng, thiền định, tặng quà, bố thí, v.v… Bởi thế bạn phải cẩn thận áp dụng sự khởi động đúng ngay từ đầu. Hơn nữa, vì đây là Pháp Đại thừa, nên có thiện ý không mà thôi chưa đủ, bạn phải thực hành tất cả thiện sự kèm với một loại tâm trạng tốt đặc biệt, đó là bồ đề tâm.

Nếu bạn có bồ đề tâm không gượng ép, nó sẽ tự phát không cần bạn phải làm những điều sau đây. Nếu bồ đề tâm của bạn thuộc loại gượng gạo, thì bạn cố ý khơi nó dậy. Tâm bạn sẽ thay đổi phương hướng nếu bạn chỉ đọc câu “Vì lợi lạc tất cả hữu tình…” mà không phải chuẩn bị gì thêm. Thay vì thế, bạn nên bắt đầu chẳng hạn “Tôi có được thân người thuận lợi…” và chấm dứt như sau: “… Tôi sẽ đạt giác ngộ vì lợi lạc cho tất cả hữu tình. Bởi thế tôi sẽ thiền quán về bài giảng Những Giai Đoạn Trên Con Đường Giác Ngộ.” Tôi đã đề cập điều này trong mấy hôm trước. Nói cách khác, bạn sẽ khởi tự quán từ đề mục thân người khó được cho đến đoạn nói về sự phát bồ đề tâm. Khi ấy tâm thức bạn sẽ được chuyển hóa.

Những bậc thánh trong quá khứ đã cho chúng ta những lời dạy khác nhau, hoặc chi tiết hoặc vắn tắt, về cách nào để khởi động lực tu tập. Có vị cho rằng nếu chúng ta không thể chuyển hóa tâm thức bằng tiến trình tư duy thì chỉ cần đọc lên vài bài tụng để phát khởi động lực cũng đủ. Nhưng chính tâm thức khởi động lực chứ không phải lỗ miệng. Bởi thế ta phải chuyển hóa tâm thức bằng cách để tâm thấm nhuần ý nghĩa của bài giảng đang được tụng.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/giaithoatt ... tay-00.htm

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
Pabongka Rinpoche
Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải



Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách