GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối

Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi người một người mẹ sanh em bé thiếu tháng.

Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo

Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau

Ðể biết giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa nhỡ chuyến tàu

Ðể biết giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Ðể biết giá trị của một phần nghìn giây hãy hỏi người vừa nhận huy chương bạc trong cuộc thi Olympic.

Thời gian không chờ đợi ai. Hãy quí trọng từng giây phút bạn có. Bạn sẽ quí càng quý trọng thời gian hơn khi cùng chia sẻ với người khác.



NGÀY HÔM NAY

Trong một tuần, có hai ngày ta không phải e ngại, sợ hãi hay lo âu. Ðó là:

Ngày Hôm Qua, với tất cả những lỗi lầm và lo lắng, với khuyết điểm và vấp ngã, với đau đớn và nhức nhối.

Ngày Hôm Qua đã qua đi vĩnh viễn khỏi tầm kiểm soát của ta.

Tất cả mọi thứ tiền bạc, của cải trên đời này không bao giờ quay trở lại vào Ngày Hôm Qua.

Từng việc ta đã làm đều là: "hạ thủ bất hoàn"

Không thể xóa đi một lời nói.

Ngày Hôm Qua đã ra đi mãi mãi.



Còn một ngày nữa mà ta không nên sợ hãi: Ngày Mai.

Với tất cả những tai ương và gánh nặng; những mơ ước cao xa và những thực thi khiêm tốn.

Ngày Mai mặt trời sẽ mọc, mọc cả trong ánh dương lộng lẫy hay sau tấm mặt nạ của đám mây đen.

Và ta vẫn chưa biết điều gì sẽ đến trong Ngày Mai.

Chỉ còn lại, Hôm Nay.

Ðó là ngày duy nhất, để ta có thể chiến đấu. Ðó là lúc ta chất đầy thêm cho gánh nặng bất tận của Ngày Hôm Qua và Ngày Mai.





--- o0o ---


Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường

Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Re: GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

Nếu Không gian là môi trường chứa đựng vạn hữu thì THỜI GIAN

là môi trường chứa đựng sự thay đổi của vạn hữu.

Một chiếc hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại.Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết cũng cần một khoảng thời gian nào đó.Một ngôi nhà từ lúc bắt đầu xây lên cho đến lúc sụp đổ cũng cần một khoảng thời gian nào đó...Như vậy sự thay đổi của vạn hữu TRÔI trên dòng thời gian vô hình.

Chúng ta sẽ đặt vấn đề, THỜI GIAN tồn tại do có sự thay đổi của vạn hữu mà có khái niệm thời gian là một phạm trù độc lập với mọi sự thay đổi?

Thật ra tùy thuộc hệ quy chiếu, nên vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan.

Chúng ta hãy quan sát đời sống của bầy kiến sẽ hiểu được nhiều điều thú vị.

Trong một phút, một con kiến phải bước nhiều bước chân của nó, phải di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, phải lôi kéo một miếng mồi to hơn nó gấp mấy lần... Đối với con kiến, một phút trôi qua là cả một khoảng thời gian căng thẳng, chăm chú, cực nhọc. Và như vậy, một ngày đối với con kiến là cả một đoạn đời dài dằng dặc đầy vất vả. Còn đối với con người, một phút nhiều khi chưa đủ để soi gương. Cũng là một phút khách quan, nhưng đối với con kiến là cả một đoạn đời đầy ý nghĩa, trong khi đối với con người là vô nghĩa.

Rồi một đời người trải qua sáu bảy mươi năm lo toan vất vả. Trong khi cũng thời gian ấy, chư thiên ở cõi trời chưa xong một bữa tiệc vui.

Thêm nữa, chính sự thay đổi làm cho thời gian có giá trị nổi bật hơn. Nếu mọi vật bất động, không thay đổi, ở đâu nằm yên đấy, thì, thời gian trở thành vô nghĩa mặc dù vẫn tồn tại khách quan.

Do đó, giá trị của thời gian dựa vào sự thay đổi của vạn hữu. Nơi mà sự thay đổi xảy ra nhanh thì thời gian càng có giá trị. Ví dụ như trong một cuộc chạy đua nước rút, thời gian được tính từng phần nhỏ của một giây. Nơi mà sự thay đổi xảy ra chậm thì thời gian ít có giá trị. Ví dụ như trong quá trình tạo lập Địa cầu, thời gian được tính từng triệu năm. Tính lịch sử cổ đại, người ta tính từng ngàn năm, còn bây giờ, đánh giá sự thay đổi kỹ thuật nhanh chóng, người ta phải tính từng năm. Một sản phẩm vừa tung ra thị trường vừa được quảng cáo ầm ĩ thì cũng bắt đầu trở nên lạc hậu vì ngay lúc ấy người ta cũng vừa nghiên cứu xong một sản phẩm mới hoàn hảo hơn.

Như vậy người ta có thể suy luận rằng với con kiến, sự thay đổi của cuộc sống nhanh hơn con người; với con người sự thay đổi nhanh hơn chư thiên.

Theo thuyết Tương Đối của Einstein, một vật thể di chuyển càng nhanh thì, đối với vật thể đó, thời gian càng chậm lại. Một nhà du hành vũ trụ với vận tốc gần như vận tốc ánh sáng, và thấy mình đi trong vài giờ, có thể mình chưa có gì thay đổi, bụng chưa đói, đồng hồ chưa quay thêm bao nhiêu. Nhưng khi đáp xuống Địa Cầu thì ở đây đã trải qua vài chục năm!

Sự kiện ví dụ trên có thể được giải thích rằng ở hai vận tốc khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, cũng có nghĩa là tốc độ thay đổi của vật thể khác nhau. Một vật có động năng lớn ( di chuyễn nhanh ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên chậm lại. Ngược lại, một vật có động nhỏ ( di chuyễn chậm ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên nhanh hơn.

Từ kết luận trên, ta có thể suy luận rằng với người ít hoạt động thì các tế bào sẽ mau thay đỗi để sớm già cỗi. Còn người siêng hoạt động, các tế bào sẽ chậm thay đỗi và trẻ lâu.

Trở lại vấn đề, ý nghĩa của thời gian gắn liền với sự thay đỗi của vật thể. Tư tưởng của con người là hình thay đỗi thường xuyên nhất. Lúc nào con người cũng suy nghĩ, và càng suy nghĩ, con người càng cảm thấy thời gian “ nhiều “ hơn. Trong lúc vô tư, chúng ta cảm thấy một giờ không nhiều lắm. Nhưng trong lúc ưu tư, chúng ta sẽ thấy một giờ là rất dài, rất nhiều. Vì thế, với người trằn trọc suy tư không ngủ được thì.

“Thức đêm mới biết đêm dài...”

Còn các thiền sư trong khi nhập định dừng hết mọi sự suy nghĩ thì thời gian dường như không còn nữa. Các vị nhập định vài ba ngày mà tưởng chừng như mới vừa trãi qua vài phút. Các vị Alahán thì nhập định thấy rõ toàn bộ thời gian đều chỉ là một điểm duy nhất – Nhưng vẫn không lẫn lộn với nhau. (xin xem Nghiệp và Kết Quả, Chơn Quang).

Tóm lại, Thời gian là môi trường để vạn hữu thay đổi, và sự thay đổi của vạn hữu làm cho thời gian có ý nghĩa hơn.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

jimmy_vnu đã viết: Thật ra tùy thuộc hệ quy chiếu, nên vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan.

Theo thuyết Tương Đối của Einstein, một vật thể di chuyển càng nhanh thì, đối với vật thể đó, thời gian càng chậm lại. Một nhà du hành vũ trụ với vận tốc gần như vận tốc ánh sáng, và thấy mình đi trong vài giờ, có thể mình chưa có gì thay đổi, bụng chưa đói, đồng hồ chưa quay thêm bao nhiêu. Nhưng khi đáp xuống Địa Cầu thì ở đây đã trải qua vài chục năm!

Sự kiện ví dụ trên có thể được giải thích rằng ở hai vận tốc khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, thời gian đã trở nên khác nhau, cũng có nghĩa là tốc độ thay đổi của vật thể khác nhau. Một vật có động năng lớn ( di chuyễn nhanh ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên chậm lại. Ngược lại, một vật có động nhỏ ( di chuyễn chậm ) thì mọi thay đỗi, mọi hoạt động của nó trở nên nhanh hơn.

Từ kết luận trên, ta có thể suy luận rằng với người ít hoạt động thì các tế bào sẽ mau thay đỗi để sớm già cỗi. Còn người siêng hoạt động, các tế bào sẽ chậm thay đỗi và trẻ lâu.

Đây là câu trả lời của một người bạn, tôi chỉ ghi lại dùm.

tangbong Thời gian biến đổi theo vận tốc di chuyển là một nguyên tắc hay là một định luật trong lãnh vực vật lý của thuyết Tương Đối. Khi ứng dụng vào lãnh vực sinh học cần phải xem xét lại giá trị của định luật này.

tangbong Trên thực tế, với một người thường nhập định, như trường hợp của một vị tu tiên ....) chư vị có thể kéo dài tuổi thọ của mình hơn người bình thường gấp nhiều lần và cũng có dung mạo trẻ trung. Cho thấy ứng vào thực tế, suy luận trên không giá trị. Vì thế suy luận trên chỉ mang tính tương đối.
jimmy_vnu đã viết: Trở lại vấn đề, ý nghĩa của thời gian gắn liền với sự thay đỗi của vật thể. Tư tưởng của con người là hình thay đỗi thường xuyên nhất. Lúc nào con người cũng suy nghĩ, và càng suy nghĩ, con người càng cảm thấy thời gian “ nhiều “ hơn. Trong lúc vô tư, chúng ta cảm thấy một giờ không nhiều lắm. Nhưng trong lúc ưu tư, chúng ta sẽ thấy một giờ là rất dài, rất nhiều. Vì thế, với người trằn trọc suy tư không ngủ được thì.

“Thức đêm mới biết đêm dài...”

Còn các thiền sư trong khi nhập định dừng hết mọi sự suy nghĩ thì thời gian dường như không còn nữa. Các vị nhập định vài ba ngày mà tưởng chừng như mới vừa trãi qua vài phút. Các vị Alahán thì nhập định thấy rõ toàn bộ thời gian đều chỉ là một điểm duy nhất – Nhưng vẫn không lẫn lộn với nhau. (xin xem Nghiệp và Kết Quả, Chơn Quang).

Tóm lại, Thời gian là môi trường để vạn hữu thay đổi, và sự thay đổi của vạn hữu làm cho thời gian có ý nghĩa hơn.
Nói chung thời gian là pháp duyên khởi với không gian. Thực tướng của thời gian, tổ Long Thọ nói :

Thời gian trụ không thể
Thời gian đi không thể
Thời nếu bất khả đắc
Làm sao nói tướng thời

Nhơn vật nói có thời
Lìa vật sao có thời
Vật còn không thể có
Hà huống là có thời


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

vâng theo Trung Luận thì các pháp thời gian, không gian là các pháp hữu vi, không thực có

mọi tính toán, mưu tính đều có tính chất thời gian; cho nên trong liên hệ với mọi kẻ thân sơ, từ bi hỉ tâm không có mưu tính chi cả

:)


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Nói đến giá trị của thời gian thì tôi liền nghỉ đến chuyện chúng ta nên sử dụng thời gian như thế nào cho có giá trị. Có lẻ tôi khá thực dụng đây.
Loài người chỉ có 1 quỷ thời gian nhất định. Người xưa đã từng nói "Nhân sinh thất thập cổ lai hy".
Tự nhìn lại mình, ngày xưa trong "các cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm", đến kỳ thi thì hỏng. Tiếc quá, phải chi...!
Tự nhìn lại mình, ngày xưa có quyền, có chức, hà hiếp dân đen, tham ô hối lộ, nay ngồi gở lịch. Có than thân... thì đã muộn!
Sử dụng thời gian vào các chuyện vô ích là phí phạm, là đáng trách.
Sử dụng thời gian vào các chuyện xấu ác là tội lỗi.

Trên là thời gian vật lý, loại người còn có quỷ thời gian tâm lý nửa. Loại thời gian nầy có khi chỉ như 1 điểm hình học, có khi dài nhằng đến vô cực. Chổ nầy để xem lại coi có ai quen trong địa ngục vô gián thì sẽ báo sau. Thôi thì đã có thi nhân xưa cũng giúp mình hiểu được qua câu "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" rồi !
Khi ta lo lắng hay mong muốn điều gì thì thấy thời gian như dài ra. Khi ta vui thì thấy thời gian sao ngắn quá. Khi ta mê man trong canh bài, tiệc rượu hay say đắm tình yêu thì thời gian như ngừng lại. ( Xin phép ở đây tôi chỉ phiếm bàn chuyện đời thường, không dám nói gì về thiền cả). Cái thời gian tâm lý nầy đôi khi lại rất quan trọng với kiếp người.
Vậy dù thời gian vật lý hay tâm lý thì ta cũng nên sử dụng chúng cho thích đáng, lợi mình, lợi người.

Bàn chuyện thời gian, tôi nhớ lại trước đây mình thường tự than : - Bận quá công việc làm chẳng xuể, làm sao tu được đây? - thời giờ đâu mà đi chùa, rồi tụng kinh, rồi lại tọa thiền nửa...Ôi thôi đủ thứ trên đời!. Nhưng có người mách tôi rằng :
- Trong công việc, bạn định hướng mục tiêu cụ thể, phân bổ kế hoạch, việc làm cụ thể, mỗi lần làm 1 việc, rồi cứ từ từ mà tiến. Tình hình nếu có chuyển biến, lên phương án điều chỉnh...rồi cứ từ từ mà tiến...
- Trong tu hành thì cứ thường thường tỉnh thức, việc ác đừng làm, việc thiện cứ làm, đừng chấp thiện ác, xong _(())_

Thật ra thì chẳng dể dàng và đơn giản thế đâu, bởi vì phàm phu thì vô số còn Thánh nhân chỉ đếm trên bàn tay. Thôi thì cứ ăn 1 hột cơm thì no một hột. Lên xe, chạy đến sở làm, trong khi làm việc, ăn cơm, tắm rửa, vào nhà xí, xem TV...biết bao cơ hội cho ta tỉnh thức.
Bận chi cái chuyện thời gian.


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách