Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

9 – TỔ PHỤC ĐÀ MẬT ĐA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

9 – TỔ PHỤC ĐÀ MẬT ĐA

Tổ Phục Đà Mật Đa là vị tổ thứ 9 của Ấn Độ. Ngài người nước Đề Già thuộc dòng họ Tỳ Xá La, được ngài Phật Đà Nam Đề phó chúc. Về sau ngài đi đến xứ Trung Ấn để du hành, hóa đạo. Bấy giờ có ông trưởng giả tên là Hương Cái dắt con lại vái chào Tôn Giả và thưa rằng :
- Thưa Tôn Giả, cháu đây ở trong thai 60 năm nên gọi là Nan Sinh, và một hôm gặp một vị tiên bảo rằng “ Đứa bé này không phải người phàm thường, mà sẽ giữ gìn Pháp Bảo “. Nay con được gặp Tôn Giả, Kính mong Tôn Giả cho cháu được thế phát quy y , xuất gia tu đạo.
Khi làm lễ yết ma thụ giới xong thì hào quang chiếu sáng khắp cả tòa ngồi, cảm ứng được 21 hạt ngọc xá lợi hiện ra ở trước mặt. Vafveef sau càng thêm tinh tiến.
Một hôm ngài bảo :
- Chính pháp nhãn tạng của đức Như-Lai nay ta phó chúc cho ông, ông nên giữ gìn lấy.
Rồi ngài đọc bài kệ:

Chân Lý bản vô danh
Nhân danh hiển chân lý
Thụ đắc chân thực pháp
Phi chân diệt phi ngụy

Dịch
Chân lý vốn không tên gọi (danh)
Nhờ tên để hiển chân lý
Thụ được pháp chân thực
Không thật cũng không giả.


Đại ý bài kệ nói : Chân lý xưa nay vốn không có tên, nhưng nhờ cái giả danh ấy mà chân lý được sáng tỏ. Khi đã nhận ra được pháp chân thực đó rồi, thì liền biết nó không phải thật, không phải giả.

Ngài nói kệ xong liền vào Diệt Tân Tam Muội mà vào Niết Bàn. Tất cả bốn chúng đệ tử đều lấy dầu thơm chiên đàn mà làm lễ trà tỳ, rồi thu thập xá lợi , đem xây tháp ở chùa Na-Lan-Đà


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tuyduyentuongngo
Bài viết: 6
Ngày: 24/02/09 09:28
Giới tính: Nữ
Đến từ: vietnamese

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi tuyduyentuongngo »

Vô cùng cám ơn đã chia sẻ thông tin này!
Làm ơn cho con hỏi muốn mua cuốn sách đó thì đén đâu ạ!
Xin đa tạ! =D>


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG đạo hữu tuyduyentuongngo
Threat này vốn của đạo hữu Nhật Châu post lên, theo quyển "Sử 33 vị tổ Ấn Hoa của HT Thanh Từ " nhưng chỉ post được đến tổ thứ 5 thì ngừng lại.
Tôi thấy đề tài hay mà ngừng thì uổng, nên tôi tìm post tiếp. Nhưng vì tối không có quyển sách của HT Thanh Từ, mà có quyển " Phật Tổ Thiền Uyển Kế Đăng Lục " xuất bản năm 1964. do Thượng Toa Thích Tuệ Hải dịch. nên tôi theo sách này post tiếp cho đầy đủ.
Nếu đạo hữu muốn mua thì có thể mua quyển " Sử 33 vị tổ Ấn Hoa "
tại các nhà sách Phật học
Kính chào


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tổ Hiếp Tôn Giả

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10 – TỔ HIẾP TÔN GIẢ

Tổ Hiếp Tôn Giả là vị tổ thứ mười Ấn Độ. Ngài nguowig nước Trung Ấn . Khi ngài đản sinh, thân phụ ngài nằm chiêm bao thấy một con bạch tượng , trên lưng nó co một tòa ngồi bằng ngọc báu , từ ngoài cửa đi vào, hào quang chiếu sáng khắp cả bốn phương. Khi bừng tỉnh giấc thì đản sinh ngài.
Sau ngài gặp tôn giả Phục Đà và được làm thị giả. Từ khi làm thị giả Ngài chưa từng đặt mình xuống chiếu ngủ, nghỉ bao giờ. Vì vậy mới gọi ngài là Hiếp Tôn Giả.
Ngài đến nước Hoa Thị. Một hôm ngồi nghỉ dưới gốc cây bảo chúng nhân rằng
- Địa phương này rồi đây sẽ biến thành hoàng kim và sẽ có thánh nhân nhập hội.
Ngài nói vừa xong thì ngay khi ấy đất liền biến thành sắc vàng ròng.
Bấy giờ ông Phú-Na Dạ-Sa đứng ở trước ngài nghe pháp. Tôn giả biết ý người đó như thế liền độ cho đi xuất gia thụ giới cụ túc. Rồi ngài bảo rằng :
- Chánh Pháp Nhãn Tạng của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông. Ông nên giữ lấy và nghe kệ sau:

Chân thể tự nhiên chân
Nhân chân thuyết hữu lý
Lãnh đắc chân chân pháp
Vô hành diệt vô chỉ

Dịch
Thể chân vốn tự nhiên chân
Nhân chân nói có lý chân nhiệm màu
Lãnh hội được pháp chân thực
Không làm cũng không nghỉ.


Ngài nói kệ xong liền hiện thần thông biến tướng mà vào Niết Bàn rồi hóa thành lửa tam muội tự đốt cháy mình. Bốn chúng đệ tử lấy vạt áo đựng xá lợi , rồi tùy theo từng địa điểm mà xây tháp cúng dường.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

11 - Tổ Phú Sa Dạ Na

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

11 - TỔ PHÚ NA DẠ SA

Tổ Phú Na Dạ Sa là vị tổ thứ 11 người Ấn Độ . Ngài người nước Hoa Thị, thuộc dòng dõi Cồ Đàm (Gautama ) Thân phụ ngài là bảo Thân. Ngài đắc pháp với Tổ Hiếp Tôn Giả. Về sau ngài đi đến các nước Ba La Nại thì gặp ngài Mã Minh đại sỹ tìm đến làm lễ hỏi rằng :
- Bạch ngài , tôi muốn biết Phật là thế nào ?
- Ông muốn biết Phật thì không phải là biết.
- Phật đã không biết, làm sao lại biết là phải được ư ?
- Đã không biết là Phật , làm sao lại biết là không phải, tức đó là chỗ thừa đương vậy
Ngài Mã Minh bỗng nhiên tỉnh ngộ, liền cầu xin thế phát qui y , và xin xuất gia, thụ giới cụ túc.
Tổ dùng tâm tông mật truyền, trao cho và nói :
- Tạng đại pháp nhãn của đức Như Lai xưa kia, nay phó thác cho ông để kế tiếp tôi mà truyền bá chính pháp.
Và ngài nói kệ rằng :

Mê ngộ như ẩn hiện
Minh ám bất tương ly
Kim phó ẩn, hiển pháp
Phi nhất diệt phi nhị

Dịch
Ngộ, mê, ẩn, hiển in tuồng
Tối tăm sáng tỏ chẳng thường gần nhau
Nay trao ẩn, hiển pháp màu
Một còn chẳng phải, hai đâu được nào
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Ngộ, mê như ẩn, như hiện
Sáng suốt và hôn ám chẳng lìa nhau
Nay trao pháp “ần -hiển”
Chẳng phải một cũng chẳng phải hai.


Đại ý bài kệ nói : Mê với ngộ cũng như ẩn với hiển, vì trong ngộ có mê, trong mê có ngộ, nó vẫn thường ẩn hiển, chỉ trừ khi nào đã ngộ hoàn toàn . Cũng ví như trong tối có sáng, trong sáng có tối. Khi nào tối hết thì sáng cũng không còn tên gọi. Ngộ được pháp này thì nó không hẳn là một cũng không hẳn là hai. (TT.Tuệ Hải)

Tôn giả nói kệ phó pháp rồi, liền hiện hình, biến tướng , lặng lẽ vào viên tịch . Đồ chúng, đệ tử cùng nhau xây bảo tháp bảo vệ toàn thân xá lợi của ngài.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

12 - Tổ Mã Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

12 - TỔ MÃ MINH

Tổ Mã Minh là vị tổ thứ 12 người Ấn. Ngài người nước Ba La Nại đắc pháp với tôn giả Phú Sa Dạ Na. Ngài du hành đến nước Hoa Thị, chuyển bánh xe pháp, thì bỗng nhiên có ma-ba-tuần cố ý lại so tài, đua sức với ngài, nhưng ngài trừ phục được ngay. Ma-ba-tuần hiện ra loài kim long lớn rồi dương uy làm chấn động mọi nơi, nhưng ngài vẫn nghiễm nhiên an tọa. Ma-ba-tuần liền hiện nguyên hình đến làm lễ ngài. Ngài hỏi
- Ngươi là người thế nào ?
- Tôi là Ca-tỳ-la-ma
- Ngươi có những thần thông biến hóa gì ?
- Tôi có thể hóa bể lớn thành ra khe nhỏ.
- Ngươi có thể hóa được tính chân như của bể chăng ?
- Tôi chưa từng biết điều đó.
- Hết thảy sơn hà, đại địa đều phải nhờ vào đấy mà kiến lập ra cả.
Ma liền tỉnh ngộ, cầu xin ngài cho xuất gia, thụ giới cụ túc.
Ngài nói :
- Chính pháp của đức Như Lai xưa kia, nay ta sẽ giao phó cho ngươi. Nghe kệ sau đây:

Ẩn, hiển tức bản pháp.
Minh, ám nguyên bất nhị,
Kim phó ngộ liễu pháp,
Phi thủ diệt phi ly.

Dịch
Pháp ẩn, hiển tức là sẵn có,
Cái tỏ, mờ nguyên nó không hai
Nay trao ngộ liễu pháp này,
Cũng không chấp hẳn há hay bỏ lìa.

(TT.Thích Tuệ Hải)

Nghĩa
Pháp này vốn ẩn, hiển
Sáng, tối vốn không hai
Nay trao pháp liễu ngộ này
Không giữ cũng không bỏ.


Ngài nói kệ phó pháp xong liền vào phấn tấn tam muội, tự nhiên trong không trung hiện ra tướng vành tròn như mặt trời, rồi khoan thai vào viên tịch. Các đệ tử và đồ chúng rước chân thân của ngài vào trong bảo khám tôn thờ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

1 Mahakasyapa
2 Ananda
3 Sanakavasa
4 Upagupta
5 Dhritaka
6 Michaka
7 Vasumitra
8 Buddhanandi
9 Buddhamitra
10 Parsva
11 Punyayasas
12 Asvaghosa
13 Kapimala
14 Nagarjuna
15 Kanadeva
16 Rahulata
17 Sanghanandi
18 Gayasata
19 Kumarata
20 Jayata
21 Vasubandhu
22 Manorhita
23 Haklenayasas
24 Simha
25 Basiasita
26 Punyamitra
27 Prajnatara
28 Bodhidharma

tangbong


Nước giếng
Bài viết: 4
Ngày: 05/03/09 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Nước giếng »

hlich đã viết:tangbong

1 Mahakasyapa
2 Ananda
3 Sanakavasa
4 Upagupta
5 Dhritaka
6 Michaka
7 Vasumitra
8 Buddhanandi
9 Buddhamitra
10 Parsva
11 Punyayasas
12 Asvaghosa
13 Kapimala
14 Nagarjuna
15 Kanadeva
16 Rahulata
17 Sanghanandi
18 Gayasata
19 Kumarata
20 Jayata
21 Vasubandhu
22 Manorhita
23 Haklenayasas
24 Simha
25 Basiasita
26 Punyamitra
27 Prajnatara
28 Bodhidharma

tangbong
Bạn Hlich ơi, bạn có thể đưa thêm thông tin về các vị tổ sư này được không vậy?

Mình rất có ấn tượng tốt với các đại đệ tử này của Phật. ~_~


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

bạn Nước giếng,

mình chỉ muốn đính kèm tên các vị tổ như vậy có lẽ thanh âm gần tên gọi thật hơn; các tên hán việt hoặc được dịch nghĩa, hoặc trải qua hai lần phiên âm hán rồi việt, khó đối chiếu với các ngôn ngữ khác dùng mẫu tự la tinh

bạn tiếp tục theo dõi đề tài này nhe

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tổ Ca Tỳ Ma La

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

13 – TỔ CA-TỲ MA-LA

Tổ Ca-Tỳ Ma-La là vị tổ thứ 13 của Ấn Độ. Ngài người nước Hoa Thị , lúc ban sơ ngài theo học phép ngoại đạo và có ba nghìn đồ chúng. Ngài là người thông hiểu các bộ luật khác. Về sau gặp tổ Mã Minh và được tổ trao truyền chính pháp. Ngài đi hóa đạo ở các nước Tây Ấn Độ.

Một hôm giữa đường ngài gặp một con trăn rất lớn, nó liền đi đến lượn vòng quanh nơi mình ngài. Ngài thấy thế liền phát nguyện thụ tam qui cho nó. Khi con trăng được nghe phép tam qui rồi thì liền bò đi ngay. Sau đó nó hiện nguyên hình thành một ông già, đến chắp tay, ân cần sám hối ,lễ tạ ngài. Ngài hỏi
- Ông là người nào ?
- Thưa , tôi xưa kia là một tỳ kheo, mỗi khi có người đến học hỏi thì tôi lại khởi ra tâm giận dữ, nên sau khi mất đi phải đọa làm thân con trăn này. Nay nhờ ơn đức của tôn giả , tôi được nghe giới pháp , vậy nên tôi tới đây lễ tạ ngài.

Sau tôn giả thấy ngài Long Thụ có chí nguyện cầu xin xuất gia, nên tôn giả liền độ thoát cho, và thụ giới cụ túc cho cả năm trăm long chúng của ngài Long Thụ .

Một hôm tôn giả bảo ngài Long Thụ rằng :
- Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi đem phó thác cho ông, ông nên tuân theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ sau đây.

Phi ẩn, phi hiển pháp,
Thuyết thị chân thật tế
Ngộ thử ẩn, hiển pháp
Phi ngu diệt phi trí

Dịch
Pháp kia không phải tỏ, mờ
Tuyết chân thật tế như như in tuồng
Ngộ ẩn hiển pháp vô thường
Trí cũng chẳng phải, ngu dường cũng không
(TT. Tuệ Hải)

Nghĩa
Pháp này chẳng ẩn cũng chẳng hiện
Nói lên cái chân thật, vi tế.
Ngộ được pháp ẩn, hiển này
Không phải ngu, không phải trí
( Dường như trí, dường như ngu )


Ngài nói kệ và phó chúc pháp xong liền hiện thần, biến tướng, rồi hóa ra lửa cháy để tự thiêu đốt mình. Ngài Long Thụ cùng các đệ tử thu thập lấy ngọc xá lợi năm sắc , xây tháp phủ kín lên trên để thờ.
Mình rất có ấn tượng tốt với các đại đệ tử này của Phật
Các vị này là các Tổ thiền tông, nhiều đời sau đức Phật. trong đó chỉ có 2 vị là Ca Diếp và Anan là đại đệ tử Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tổ Long Thụ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

14 – TỔ LONG THỤ TÔN GIẢ

Tổ Long Thụ Tôn Giả là vị tổ thứ 14 Ấn Độ. Ngài người nước Tây Thiên Trúc, được tổ Ca Tỳ Ma La truyền trao chính pháp. Về sau ngài du hành sang xứ nam Ấn Độ hóa đạo, được người nước đó tôn thờ là bậc Thượng Tọa.
Ngài thường hiện ra hình tướng đẹp đẽ như mặt trăng tròn đầy. Trong hàng đệ tử cuả ngài có một người tên là Ca-Na Đề-Bà nói rằng “ Tôn giả hiện ra thể tính tướng của Phật để chỉ bảo cho chúng con “ Người kia nói dứt lời thì vành tròn liền ẩn ngay về nơi tòa ngồi cũ mà diễn nói chính pháp.
Những người được nghe giáo pháp như bừng tỉnh ngộ, liền chứng được pháp vô sanh, và cùng nhau đều nguyện xin xuất gia cầu đạo giải thoát.
Tôn giả liền vì những người này mà làm lễ cho qui y, thụ giới cụ túc . Ngài bảo đệ tử đầu hàng là Ca-Na Đề-Bà rằng “ Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông, vè nghe kệ sau “

Vị minh ẩn, hiển pháp
Phương thuyết giải thoát lý
Ư pháp, tâm bầu chứng
Vô thận diệt vô hỷ .

Dịch
Pháp ẩn, hiển muốn cho sáng tỏ
Giải thoát kia nói rõ lý màu
Với pháp tâm chẳng chứng, cầu
Cũng không thận trọng, không cầu mừng vui.
(TT.Thích Tuệ Hải)
Đại ý bài kệ nói: Vì muốn cho pháp ẩn, hiển được tỏ rõ, cho nên mới nói rõ về lý giải thoát. Còn đối với pháp thì tâm không còn có chỗ để chứng. Vì vây không chấp giữ (thận trọng) cũng không vui mừng.

Ngài nói kệ phó pháp xong liền vào Nguyệt Luân tam muội và hiện thần, biến tướng khắp nơi rồi lại trở về chỗ cũ , lặng lẽ ngồi thiền mà vào thị tịch. Bốn chúng đệ tử liền đem xá lợi xây bảo thấp kỷ niệm (Năm thứ 25 thời Tần Thủy Hoàng, năm kỷ sửu)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

15 - Tổ Ca Na Đề Bà

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

15 – TỔ CA-NA ĐỀ-BÀ

Tổ Ca-Na Đề-Bà là vị tổ thứ 15 của Ấn Độ. Ngài người nước Nam Thiên Trúc , dòng họ Tỳ Xá La. Thoạt tiên ngài yết kiến đại sĩ Long Thụ . Khi ấy tổ Long Thụ hóa hiện ra tướng Nguyệt Luân (tròn đẹp như mặt trăng) rồi thuyết pháp ở trên tòa. /chỉ nghe thấy tiếng mà không thấy người.
Sau khi tôn giả đắc pháp, ngài đi đến nước Ca Tỳ La thì có một người con ông trưởng giả tên là La-Hầu La-Đa chí ý muốn cầu xin xuất gia. Ngài ưng thuận nhận cho, và làm lễ thế phát, qui y, thọ giới cụ túc. Rồi cho làm thị giả.
Ở trong đại chúng, có ai nêu ra những câu hỏi thắc mắc , khó khăn, ngài đều dùng biện tài vô ngại giải quyết và phân tích rõ ràng. Vì thế ai nấy đều xin qui y ngài.
Một hôm ngài gọi đệ tử hàng đầu là La-Hầu La-Đa mà phó chúc rằng :
- Chánh pháp nhãn tạng của đức Như Lai nay tôi giao phó cho ông. Ông nên thụ trì lấy và nghe kệ tôi đây.

Bản đối truyền pháp nhân
Vị thuyết giải thoát lý
Ư pháp thực vô chứng
Vô chung diệt vô thủy.

Dịch
Ta đối với người truyền tâm pháp
Nói rõ ràng giải thoát lý sâu
Pháp kia nào thực chứng đâu
Cũng không sau trước, không đầu, không đuôi.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Ta đối với người được truyền pháp
Chẳng nói lý giải thoát
Vì pháp thực không có chứng đắc
Không khởi đầu cũng không kết thúc.

Đại ý bài kệ nói : Sở dĩ phải nói ra lý giải thoát là đối với người truyền pháp mà nói. Một khi đã hiểu rồi thì pháp không có chỗ nào là chỗ chứng cả. Vì thế nói : Đối với pháp không thực chứng là vì nó không có chỗ ban đầu, cũng không có chỗ cuối cùng. (TT.Tuệ Hải )

Tôn giả nói kệ xong liền vào Phấn Định Thân phóng ra hào quang sáng suốt mà trở về tịch diệt. Các đệ tử, học chúng cùng nhau xây dựng bảo tháp cúng dàng. ( Năm thứ 19 đời Hán Văn Đế, năm Canh Thìn)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách