Anh Linh và Sự Siêu Độ

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Anh Linh và Sự Siêu Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Trần Do Bân

Dịch từ nguyên bản Hoa Ngữ : Thí Luận Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Đích Phật Học Cống Hiến đăng trên nguyệt san Vajra Bodhi Sea từ số tháng 6, 1996 đến số tháng 10, 1997.

Với sự thịnh vượng hiện nay tại một vài quốc gia Phật Giáo, mọi người đều nhắm thẳng vào chữ "tiền," và từ đó nảy sinh ra ngành nghề siêu độ, điển hình là việc "cúng dường anh linh,” cầu siêu cho linh hồn của những đứa trẻ bị chết khi chưa ra đời.

Về vấn đề này, Hòa Thượng khai thị rằng:

"Việc này không thể gọi là "cúng dường" được, vì đó không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị gọi đó là cúng dường,’ tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là 'siêu độ'. Thứ oán này quá sâu rất khó siêu độ; bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng (đoạt mạng trái), thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mang (đoạt mạng hoàn). Thế nhưng, nếu gặp được một vị chân tu không tham tiền thì các anh linh đó có cơ hội được siêu độ.

"Phá thai là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một trong những lý do hiện nay trên thế giới có quá nhiều hoài nghi, khó khăn, cũng như quá nhiều chứng bệnh nan y, là do sự phá thai. Quý vị hãy ngừng lại và suy nghĩ xem: Một sanh mạng chưa kịp chào đời đã trở thành một oan hồn; khắp nơi nhan nhãn những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng, thì theo quý vị, xã hội có thể an ninh được sao? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ."

Trong đoạn này Hòa Thượng đưa ra vấn đề là "oán này quá sâu", thật khó siêu độ, cần phải là bậc tu hành "không tham tiền" mới có thể "có cơ hội" siêu độ cho chúng. Do đó mọi người nhất định phải đừng mê tín mà cho rằng dùng "tiền" để tạo nhiều công đức thì sẽ siêu độ “xong xuôi trót lọt" được. Nếu quý vị làm như vậy, thì đó là không hiểu nhân quả, đảo gốc thành ngọn. Bên cạnh đó, trong các kinh Phật cũng nhắc đi nhắc lại rằng không được giết hại hoặc phá thai.

Ví dụ, trong Kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có chép:

"Thế gian có nằm điều khó diệt dầu có sám hối. Những gì là năm? 1) Giết cha mình; 2) giết mẹ mình; 3) giết thai chưa sanh; 4) làm thân Phật chảy máu; 5) phá hòa hợp tăng. Những ác nghiệp như thế, tội khó tiêu diệt."

Trong Kinh Phật Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt có đoạn nói:

"Có mười loai nghiệp có thể khiến chúng sanh bị quả báo đoản mạng: 1) Tự mình làm việc giết hại; 2) Khuyến khích kẻ khác làm việc giết hại... 7) hủy hoại thai tạng (tức là tự mình phá thai); 8) bảo kẻ khác hủy hoại (tức là khuyên người khác phá thai) ... Mười nghiệp kể trên mang lại quả báo đoản mạng."

Ngoài ra, trong Kinh Phật Thuyết Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Tướng, Đức Phật nói: "Nếu kẻ nào có ý phá thai và thai bị chết, kẻ đó đã phạm tội không thể sám hối được vậy."

Thật vậy, Hòa Thượng cũng có vì chúng sanh mà làm những buổi lễ siêu độ vong linh, nhưng Hòa Thượng chỉ nói một cách rất khiêm tốn rằng:

"Suốt đời tôi, tôi không bao giờ muốn tham gia việc chạy theo các lễ nghi 'tụng kinh, sám hối, Phóng Diệm Khẩu, Thủy Lục Không,' bởi tôi không đủ đức hạnh--đạo không đủ để cảm động người, đức không đủ để giáo hóa người. Chính mình còn chưa siêu độ được mình, thì làm sao có thể đi siêu đô các vong hồn? Cho nên, tôi không dám ‘to gan’ đến thế!"


Nhưng ngày nay, không những chỉ có các "trung tâm siêu độ vong linh" mọc lên rải rác khắp nơi, mà còn có "giá cả" ấn định tùy theo tình hình nữa. Ngay cả người tại gia cũng tham gia hành nghề nầy. Những người chuyên môn lấy việc siêu độ để kiếm tiền này thực sự là hàng ngoại đạo trà trộn vào ăn bám cửa Phật vậy!

Hòa Thượng khai thị rằng:

"Bây giờ là thời kỳ Mạt Pháp, hàng 'bạch y’ ('những người mặc áo trắng' tức là người tại gia) tùy tiện thọ nhận đồ cúng dường của người khác. Người tại gia lại cũng tùy tiện tụng kinh cho người khác, làm lễ siêu độ cho người khác, thâu tiền của người khác, ‘dựa Phật mặc áo, dựa Phật ăn cơm’. Những kẻ tại gia mà lại có thể siêu độ người, thế thì ai sẽ siêu độ cho chính họ? Đừng nói là người tại gia, ngay cả người xuất gia mà tụng kinh, làm lễ sám, siêu độ vong linh để kiếm tiền, thì đều là có vấn đề cả!"

Có thể thấy rằng thời Mạt Pháp, hàng bạch y siêu độ cho người là điều hoàn toàn không "như Pháp,” bởi vì sức công đức tu hành của người tại gia dù sao cũng có giới hạn, không thể nào đắc lực bằng so với người xuất gia tu hành thanh tịnh.

Vả lại, nghĩa vụ của người tại gia là hộ trì Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo, chứ không thích hợp để chủ trì Pháp hội siêu độ. Chính mình còn chưa độ thoát được sanh tử, thì làm sao mà cứu độ kẻ khác được chứ?

Còn về vấn đề siêu độ chân chánh thì vẫn là khởi sự từ chính mình trước, rồi sau đó nương nhờ sự gia trì của Tam Bảo và đức hạnh của vị Thầy mới được.

Hòa Thượng khai thị nói:

"Không nóng giận, không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối - hãy làm một con người tốt, không làm các điều ác, chỉ làm những việc lành; thì cha mẹ và tổ tiên của quý vị tự nhiên sẽ được siêu độ."


Qua đó có thể thấy rằng nếu chúng ta dụng công tu hành, không nóng giận, nỗ lực làm một con người tốt, thì một cách tự nhiên chúng ta sẽ có được vô lượng vô biên công đức. Và từ công đức đó, các vong linh sẽ đương nhiên được ích lợi mà giải thoát.

Trong Phẩm Nghi Vấn của Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, có chép rằng:

"Niệm niệm không gián đoạn là 'công', tâm hành bình đẳng và ngay thẳng là 'đức'. Lại nữa, tu tự tánh là 'công', tu tự thân là 'đức'. Chư Thiện Tri Thức! Công đức phải thấy trong tự tánh, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được!”

Chẳng nhất định là phải có tiền hoặc tụng vài bộ kinh mới có thể được ích lợi.
Có câu: "Tự tánh chúng sanh thề nguyện độ”, tức là chính ngay lúc tự độ đó là mình đang độ người rồi, ngay lúc độ người chính là đang tự độ vậy — hai bên chẳng có sự phân biệt ai trước ai sau.

Trong Phẩm Nghi Vấn của Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, còn chép rằng:

"Các chúng sanh trong tâm ta là tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm bất thiện, tâm đố kỵ, tâm ác độc,... các tâm như thế đều toàn là chúng sanh, mỗi mỗi phải tự tánh tự độ, đây gọi là chân độ vậy!"

Có lần có người thỉnh vấn Hòa Thượng rằng trong quá khứ mình đã giết hại hơn một vạn sanh mạng, như thế phải tụng Chú Vãng Sanh bao nhiêu biến mới hữu hiệu ?

Hòa Thượng trả lời:

"Nếu ông cắt đứt ái dục, thì chỉ trì một câu thôi thì sự linh ứng đã phi thường rồi; nếu ông chưa đoạn được ái dục, thì dù có tụng đến mười ngàn lần cũng không công hiệu!"

"Đoạn dục" không gì khác hơn là dạy chúng ta hãy cắt đứt phiền não, dứt trừ vô minh, dẹp bỏ tất cả tư dục, ái dục, cùng tánh nóng giận. Nếu chúng ta có thể đoạn trừ tư dục và lòng tham lam, rồi lại đem cái tâm thanh tịnh để tụng Chú Vãng Sanh hoặc tụng kinh, thì đương nhiên sẽ có sự cảm ứng!

Trong quá khứ, Phật Giáo tại Trung Hoa thuờng khiến người ta có ấn tượng sai lầm, cho rằng đây là tôn giáo chuyên siêu độ vong linh người chết; và do đó Phật Giáo đã bị một số các phần tử trí thức bài xích, xem thường.

Hai năm trước khi nhập Niết Bàn, Hòa Thượng đã từng thiết tha kêu gọi:

"Phật Giáo tại nước Trung Hoa với các nghi thức Thủy Lục Không, Phóng Diệm Khẩu, làm Phật sự, siêu độ vong linh,... đã trở thành như một thứ 'hình dáng tiêu biểu' của Phật Giáo Trung Hoa. Họ không chịu ngừng lại để suy nghĩ rằng, nếu cứ tiếp tục như thế, họ sẽ dung dưỡng thành một đám dân lang thang vô nghề nghiệp, lây lất trong Phật Giáo để kiếm ăn! Thật đáng tiếc biết bao! Chỉ biết kiếm tiền bằng cách siêu độ vong linh!"

"Thật ra, để siêu độ đuợc vong linh, quý vị cần phải có căn cơ, có đức hạnh. Nếu quý vì có đức hạnh thì đừng nói là tụng kinh hay niệm chú, chỉ cần quý vị phán một câu: 'Hãy đi vãng sanh đi!' thì cũng đủ cho vong linh đó được vãng sanh về thế giới Cực Lạc rồi! Còn nếu quý vì đã không có đạo đức, lại còn không có một sự hành trì gì cả, thì tôi hỏi quý vị, quý vị dựa vào cái gì để siêu độ vong linh? Có thể nói như thế là mắc món nợ này với thí chủ, đồng thời còn làm cho các chế độ căn bản của Phật Giáo không tồn tại được nữa."

Đúng thế, Phật Giáo có được Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh - một bảo tàng trí huệ nhiều vô lương vô biên như thế,- thế mà không chịu khai phật giáo nghĩa trong đó, lại toàn là dụng công hời hợt bên ngoài. Đây quả thật là một việc rất đáng tiếc!

Ngoài ra, trong Phật Giáo còn có vấn đề "đốt tiền giấy" nữa. Thật ra, tục lệ đốt tiền giấy mới bắt đầu có từ đời nhà Hán, theo như lời của Vương Du, một học giả đời Đường nói rằng : "Từ nhà Hán trở đi, tang lễ có lệ chôn tiền; người đời sau dùng tiền giấy cúng cho ma quỷ"; có nghĩa là việc đốt tiền giấy trong tang lễ đã trở thành tục lệ. Bởi người Trung Hòa từ xưa đến nay đều tin rằng "con người chết rồi thì thành ma quỷ," cho nên nghĩ rằng ma quỷ cũng cần tiền như loài người vậy. Thế nhưng, đến ngày nay thì việc đốt tiền giấy trở thành một công cụ để siêu độ vong linh.

Hòa Thượng dạy rằng:

"Tiền giấy một khi đem đốt thì thành tro; mà đã thành tro rồi thì làm sao có thể biết được nó còn có giá trị hiệu dụng hay không? Nếu nói rằng đốt rồi vẫn có hiệu dụng, như vậy người Tây Phương không đốt tiền giấy, thì chẳng lẽ họ đều trở thành những con ma nghèo xác xơ, phải đi xin ăn cả sao?!"

"Có câu: Tây phương không có quỷ nghèo, Đông phương chẳng có thần giàu.’ Ma quỷ chỉ ăn cái 'tánh' của vật mà thôi; chứ chúng thật sự không cần tiền bạc và vật thực. Nếu quý vì có tiền, thì có thể dùng tiền đó làm việc công đức và hồi hướng cho vong hồn; còn nếu mua những xe hơi giấy, máy bay giấy, lâu đài giấy, ... để đốt thì quả thật là hồ đồ đến cực điểm vậy!”


Đến như việc dùng lửa để đốt tiền giấy, có thể là có liên quan với tôn giáo thờ thần lửa (hỏa giáo), tin tưởng rằng thần lửa có thể đem những đồ vật đã bị đốt thành tro chuyển giao cho quỷ thần.

Trong Ấn Độ giáo Cậu Phệ Đà, có vị thần A Kỳ Ni (kwerna -thần lửa) được cho là có khả năng nầy. Nói chung, trong Phật Giáo phái huỷ bỏ tập tục này thì mới tránh khỏi trở thành một thứ 'doanh nghiệp trá hình' của bọn con buôn!


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Anh Linh và Sự Siêu Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Cẩm Nang Tu Học Dành Cho Tầng Lớp Tại Gia Cư Sĩ
Phần (3): Không tà dâm

Trong Phật giáo ghi nhận khổ đau do tham ái, chấp thủ, gây ra, bởi vì chúng là một trong ba độc tố rất nguy hiểm và có thể làm hư hỏng, mất đạo đức và giết chết tâm linh của con người không chỉ trong hiện kiếp mà còn xuyên qua những kiếp trong tương lai. Cho nên, vấn đề ở đây là phải dập tắt khổ đau của từng cá nhân. Trong đó, tham ái là cái mốc quan trọng nhất và nó được sai khiến bởi bàn tay của vô minh.

Trong ngũ giới của tại gia cư sĩ, Đức Thế Tôn chỉ chế giới tà dâm. Nghĩa là không chung sống với người không phải là vợ hay là chồng của mình. Ngay cả vợ hay chồng của chính mình nhưng giao tiếp tình dục không đúng lúc, không đúng chỗ và không chừng mực, và không hợp thời thì cũng bị liệt kê vào tội tà dâm. Nói tóm lại, những sự quan hệ nam, nữ không được luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem như là tà dâm. Vi tế hơn, chúng ta không nên đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, chơi bời lả lơi. Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, an toàn, và ổn định xã hội.

Không có gì bất hạnh hơn khi phải sống trong một gia đình có sự quan hệ bất chánh. Những hành vi bất chánh giữa mối quan hệ của một trong hai người bạn đời sẽ đưa đến sự cãi vã, ghen tuông, đánh đập, xô ẩu; làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình; dẫn đến sự ly hôn; làm cho con cái sống được với mẹ thì mất tình thương của cha, được sống với cha thì mất tình thương của mẹ. Hơn thế nữa, con cái sẽ dễ dàng đi đến những bê tha, thiếu sự giáo dục của người cha hoặc của người mẹ rồi sa đọa vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, bà con không đoái hoài; làng xóm chê trách, bạn bè xa lánh, thanh danh hoen ố, phẩm hạnh lu mờ...

Đức Thế Tôn khuyên chúng ta không nên tà dâm là tôn trọng sự công bằng và hạnh phúc. Mọi người ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm, yên vui. Nếu ai cũng giữ được giới này thì xã hội sẽ không có người phá hoại gia cang, làm nhục nhã tông môn, không đưa con người vào đường dâm loạn, bê tha. Như chúng ta thấy trong thực tế, không có sự thù oán nào mãnh liệt bằng sự thù oán do sự lừa dối hay phụ rẫy do tình ái gây ra. Các cuộc án mạng xảy ra hàng ngày hầu như là do nhiều phạm phải khác nhau, thế nhưng phần lớn là kết quả của sự tà dâm. Cho nên, đối với các cư sĩ tại gia, Đức Thế Tôn đã khéo léo dạy bảo một lối sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. Trong Pháp cú kinh Đức thế tôn dạy như sau:

"Tà dâm, tà vạy vợ người
Bốn điều bất hạnh
đến thời phải vương:
Một chịu họa hại tai ương
Hai là khó ngủ
dạ thường lo âu
Ba, đời phỉ nhổ ngập đầu
Bốn đọa địa ngục,
đâm xâu, cột đùm!" (Kinh Lời Vàng, câu 309).

Tội đầy, phải vác, phải bưng
Bất hạnh chạy đuổi,
còng lưng mà bò!
Khoái lạc mảnh tợ đường tơ
Lại hoảng, lại sợ
vui so thấm gì!
Luật vua hình trọng kéo đi!
Gặt quả khốc liệt
dính chi vợ người!"(Kinh Lời Vàng, câu 309 & 310).

Mẩu chuyện liên quan đến hai Pháp cú trên:

Câu chuyện về anh chàng Khemaka, con trai của người đàn ông giàu có dưới thời Đức Thế Tôn còn tại thế.

Trong khi trú tại Kỳ Viên tự, Đức Thế Tôn thuyết giảng hai Pháp cú trên, liên quan đến anh chàng thanh niên Khemaka , con trai của người đàn ông giàu có. Khemaka cũng là người cháu trai của ông Cấp Cô Độc nổi tiếng thời bấy giờ.

Khemaka vốn là một chàng thanh niên nổi tiếng giàu có, vả lại có vóc dáng khôi ngô tuấn tú, biết bao nhiêu người thiếu nữ say đắm vì sắc tướng của chàng. Thế nhưng, Khemaka đã phạm tội tà dâm không có sự ăn năn hối hận. Những người đồ đệ của nhà vua đã bắt được chàng ba lần về chuyện lang chạ tình dục với những cô thiếu nữ và đã dẫn chàng đến gặp Đức vua. Nhưng vua Ba Tư Nặc đã không có một hình phạt nào đối với chàng, bởi vì chàng là cháu của ông Cấp-Cô-Độc. Vì vậy, chính ông Cấp-Cô-Độc đã đích thân dẫn cháu của mình đến hầu Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn khuyên chàng Khemaka về những hành động đồi bại chàng đã làm và những hậu quả nghiêm trọng mà chàng phải chịu nhận trong hiện tại cũng như tương lai.

Sau khi Đức Thế Tôn thuyết pháp xong chàng Khemaka chứng đắc Tu-đà-hoàn Quả.

Riêng đối với hàng xuất gia, Đức Thế Tôn dạy nên đoạn tuyệt dâm dục. dâm dục là nguyên nhân đưa đến sự đọa lạc, khổ đau, và luân hồi trong sanh tử. Tham ái càng nặng thì trói buộc càng chặt, đau khổ do đó mà tăng trưởng. Động cơ của tham ái là si, tựa vào gốc si mê, ích kỷ để yêu thương. Do đó, ái chỉ làm cho mình và người đau khổ không chỉ trong hiện kiếp mà nó còn trầm luân sinh tử trong vòng luân hồi bất tận. Nếu sự yêu thương bị ngăn chặn hoặc bị từ chối thì yêu thương sẽ biến thành oán thù. Nếu yêu thương được thỏa mãn thì càng mê đắm, mù quáng. Mục đích giáo lý của đạo Phật là có khuynh hướng đưa tất cả chúng sanh và nhất là con người thoát ra khỏi khổ đau; mà nguyên nhân chính của sự khổ đau ấy là ái dục. Vì vậy, đạo Phật dạy con người nên xa lìa ái dục càng sớm càng tốt và hằng tán dương những người đã,đang và sẽ có khuynh hướng xa lìa ái dục.

Hậu quả của sự tà hạnh:

Bất cứ ai hễ phạm giới tà dâm sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la). Ngay cả khi người ấy được thoát khỏi những khổ cảnh ấy và tái sinh trong cảnh giới loài người, người ấy phải gánh lấy những hậu quả như sau:

1. Bị mọi người ghê tởm, nhàm chán, và không muốn quan hệ.
2. Có rất nhiều kẻ thù.
3. Thiếu hụt về vấn đề của cải và sự thịnh vượng.
4. Bị thiếu thốn hạnh phúc.
5. Bị tái sanh làm thân nữ.
6. Bị tái sinh làm gái điếm.
7. Bị tái sinh trong dòng dõi thấp kém.
8. Phải chạm trán với những sự sỉ nhục, lăng mạ của thế gian.
9. Thân thể bị méo mó, không đủ lục căn.
10. Bị những người thân yêu xa lìa.
11. Bị mất của cải, tài sản.

Ngược lại, nếu người mà kiêng cử tà hạnh sẽ hưởng được những điều ích lợi trái ngược với những hậu quả ở trên. (The Teachings of the Buddha, tr.142 & 143)


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách