Phương pháp Toạ thiền niệm Phật Chùa Hoằng Pháp

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Phương pháp Toạ thiền niệm Phật Chùa Hoằng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Phương pháp niệm Phật
Tịnh tọa niệm Phật
Chùa Hoằng Pháp



Trước khi ngồi tịnh tọa, hành giả kéo bàn chân trái đặt lên đùi chân phải, hoặc kéo bàn chân phải đặt lên đùi chân trái. Thế ngồi này gọi là bán già.

Nếu có khả năng ngồi theo thế kiết già thì kéo bàn chân trái đặt lên đùi chân phải, rồi kéo bàn chân phải đặt lên đùi chân trái, kéo sát vào thân (hoặc ngược lại). Nên mặc quần áo rộng cho thoáng mát, sửa thân ngay thẳng, động thân vài ba lần cho thế ngồi vững chắc.

Hai tay để ngửa lên hai lòng bàn chân, các ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái vừa đụng nhau, nằm ngang chiều rốn, tay phải đặt trên lòng bàn tay trái.

Ngồi thẳng lưng, thoải mái, không gượng ép, đầu hơi cúi, mắt nhìn về phía trước khoảng 1 mét. Mắt mở hoặc nhắm (tùy mỗi người, nếu hay ngủ thì mở mắt, nếu bị động bởi ngoại cảnh thì nhắm lại), mặt bình thản, ngồi yên.

Khi tư thế ngồi đã vững chắc, ta hít một hơi thật sâu và thật dài vào buồng phổi (khi hít vào ta nên quán tưởng là ta đang đưa những làn không khí trong sạch và an lành của trời đất đi vào trong khắp châu thân ta), sau đó thở ra. Không thở mạnh và cũng không thở gấp, phải thở thật sâu, đều và thật nhẹ nhàng (khi thở ra ta nên quán tưởng là ta đang đưa ra ngoài những phiền trược, cũng như những phiền não bệnh hoạn mà bấy lâu nay đã làm cho ta đau khổ). Cứ tuần tự hít vào thật sâu và thở ra thật nhẹ như vậy ba lần, xong ta mỉm cười và khép miệng lại. Nhớ để môi và răng vừa kề nhau, lưỡi uốn cong lại.

Bắt đầu từ lúc đó về sau, ta chỉ hít vào và thở ra bằng mũi, thật nhẹ, thật đều. Khi hít vào ta thầm niệm Nam mô A, thở ra ta thầm niệm Di Đà Phật. Hoặc có thể niệm Phật ký số, niệm Nam mô A Di Đà Phật đếm 1, Nam mô A Di Đà Phật đếm 2, cứ như thế cho đến 10, rồi đếm trở lại bắt đầu từ 1 đến 10. Riêng những vị đã quen với việc lần chuỗi thì tốt nhất là nên lần chuỗi niệm Phật. Cố gắng giữ thân cho thẳng, không chúi về phía trước và cũng không ngã về phía sau, không nghiêng qua trái hay qua phải, dù ngứa ngáy hay nhức mỏi cũng chịu khó ngồi yên… phải cố gắng duy trì cho đến hết giờ.

Trong thời gian ngồi niệm Phật, phải chú tâm vào câu Phật hiệu, tiếng niệm Phật phải rõ ràng, tai nghe tiếng niệm Phật cũng thật rõ ràng, giữ hơi thở vào ra một cách đều đặn, nhịp nhàng.

Trong quá trình ngồi niệm Phật, nếu cảm thấy lồng ngực hơi nặng, tim hơi ép, là do ta đã ngồi hơi ưỡn ngực về phía trước, còn nếu cảm thấy cột sống hơi đau là do ta ngồi cong lưng. Những tình trạng trên cần phải kịp thời điều chỉnh lại tư thế ngồi, nếu không sau này rất dễ sinh bệnh.

Khi nghe tiếng chuông báo hết giờ, nên nhẹ nhàng đặt lưỡi xuống, chắp hai tay trước ngực và thầm niệm bài kệ hồi hướng (Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đồng sinh về Tịnh độ). Sau đó, hít vào thở ra ba lần tương tự như lúc bắt đầu, cử động hai vai lên xuống 5 lần, xoay đầu qua trái và phải mỗi bên cũng 5 lần, kế đến cúi đầu xuống ngẩng lên 5 lần, sau cúi thấp người ra phía trước 3 cái, từ cao rồi xuống thấp, động tác này giúp ta cử động được toàn thân. Tiếp theo ta dùng tay ấn lên đùi từ trong ra ngoài đầu gối, hai bàn tay nắm thả 5 lần. Xoa hai tay cho nóng rồi áp sát vào mắt, tương tự như vậy đối với mũi, miệng, trên đầu, cổ, mình… sau bỏ hai chân xuống, duỗi thẳng rồi xếp lại một chân, xoa một chân. Nói chung, chỗ nào bị tê mỏi thì cố gắng xoa bóp nhiều, để máu được lưu thông tốt (nên làm trong sự im lặng, tránh gây tiếng ồn).

Khi xoa bóp xong, ta vẫn ngồi yên niệm Phật. Lúc nghe tiếng chuông báo hiệu giờ tịnh tọa niệm Phật đã hết, ta nhẹ nhàng đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi. Nhất cử nhất động phải nên tỉnh giác, không vội vàng, không được nói chuyện hay cười lớn tiếng gây ảnh hưởng đến những người khác, làm mất sự thanh tịnh, trang nghiêm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phương pháp Toạ thiền niệm Phật Chùa Hoằng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

http://www.thondida.com/V-TinhDoTuyenTap-Phan1.php

II. Phương pháp giải cứu nghịch cảnh, tai nạn, luân hồi

1.Chuyển biến nghịch cảnh, tiêu trừ tai nạn

Sự khổ vui của mỗi người vốn là một thứ quả báo, phải vận dụng cả ba đời để quán sát. Nếu chẳng hiểu rõ đạo lý này, làm sao thông hiểu được? Hiện tại chúng ta gặp phải nghịch cảnh, mắc phải tai nạn, đương nhiên là có dính líu đến nhân quả. Cách để chuyển biến, tiêu trừ chúng nhanh nhất chính là Niệm Phật. Trong kinh từng nói chí tâm niệm Phật một câu, tiêu trừ được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Nếu đã tiêu trừ được tội thì nào còn có nghịch cảnh, tai nạn gì nữa! Kinh còn dạy người niệm Phật A Di Ðà được vô lượng vô biên chư Phật ở bốn phương, thượng, hạ hộ niệm. Phật là bậc pháp lực vô biên vạn đức, vạn năng, đã được Phật gia bị thì còn sợ gì tai nạn cơ chứ?

2.Thoát khỏi luân hồi, trường sanh vĩnh viễn

Ngoài lục đạo lại còn có cảnh giới nào khác thì thật là chuyện lạ. A! Lục đạo là cảnh phàm, nào biết còn có cảnh Thánh. Cảnh Thánh chính là cõi Phật. Trong các thế giới ở phương Tây, có thế giới Cực Lạc, là quốc độ của Phật A Di Ðà, hoàn toàn do bảy báu tạo thành, trang nghiêm thanh tịnh.
So với bất cứ cõi thiên cung nào, thế giới Cực Lạc cũng tốt đẹp hơn ngàn vạn vạn lần. Ðiểm tuyệt diệu nhất là thọ mạng vô lượng, chẳng giống như cõi trời, cõi người sanh tử chẳng ngừng trong lục đạo. Trong kinh có dạy: Nếu ai sanh về đó thân đều sắc vàng, quang minh chói lọi, thần thông đầy đủ, nghĩ đến áo liền có áo, nghĩ ăn liền có ăn, thọ mạng vô lượng, sống mãi đến khi thành Phật.
Phương pháp rốt ráo để sanh về đó là như kinh đã dạy: Niệm A Di Ðà đến Nhất Tâm Bất Loạn. Lúc lâm chung, nhất định A Di Ðà Phật đến rước đi.

IV. Trợ duyên để niệm Phật thành công

1.Tiêu chuẩn đơn giản để phân biệt thiện ác

Niệm Phật là chánh nhân, làm lành là trợ duyên, giống như chim có hai cánh mới có thể bay cao. Nhưng người đời thường chẳng nhận rõ giới tuyến giữa thiện ác. Chuyện lành vằng vặc chẳng hay là lành, điều ác rành rành nào hay là ác. Ở đây, tôi căn cứ theo kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo để nêu ra một tiêu chuẩn: nếu ngăn dè thì là thiện, nhược bằng trái phạm thì là ác. Ðể dễ hiểu, tôi dùng biểu đồ sau:

3 nghiệp nơi thân
Sát sanh
Trộm cắp
Tà dâm

4 nghiệp nơi miệng
Nói dối (vọng ngữ)
Nói thêu dệt (ỷ ngữ)
Ác khẩu
Nói đôi chiều (lưỡng thiệt)

3 nghiệp nơi ý
Tham
Sân
Si

Phàm là động vật có sanh mạng, bất luận lớn hay nhỏ, cứ làm thương tổn chúng đều là “sát sanh”. Phàm là tài vật hay danh dự, dù nhiều, ít, lớn nhỏ, nếu chẳng phải là vật của mình, chưa được đối phương chấp thuận mà công khai đoạt lấy, hay trộm lén, cưỡng chiếm, lừa lấy thì đều là “trộm cắp”. Ngoài vợ chồng chánh thức, hễ hành dâm với hết thảy chúng sanh, chẳng luận vì lý do nào đều là “tà dâm”.
Ôm lòng khinh lừa, nói lời giả dối thì gọi là “vọng ngữ”. Chẳng luận là ngôn ngữ hay văn tự, đã viết ra, đã nói ra, tự mình đề xướng, hoặc hùa theo, tạo ảnh hưởng thương phong bại tục thì gọi là “ỷ ngữ”. Lời lẽ thô bạo, chửi mắng người thì gọi là “ác khẩu”. Khuấy động thị phi giữa hai bên, ly gián cảm tình người khác thì gọi là “lưỡng thiệt”.
Mê đắm các thứ vật dục chẳng bỏ, đã có lại mong có thêm là Tham. Có việc bất như ý, tâm nổi nóng, phát nộ khí thì là Sân. Không có lý trí, gặp việc mê hoặc; đối với đạo lý Phật nói, kinh sách thánh hiền đều chẳng nghe theo, lại chẳng tin nhân quả thì là Si.

2.Kinh điển nên tham khảo

Tam Tạng kinh điển đâu đâu cũng chỉ dạy, quy hướng pháp môn Tịnh Ðộ, nhưng ai có thời gian nghiên cứu trọn hết, nên trước hết chỉ kể những kinh điển chuyên biệt.
Về kinh có A Di Ðà kinh, Vô Lượng Thọ kinh, Quán Vô Lượng Thọ kinh. Trong ba bộ này, tối thiểu là phải đọc kinh A Di Ðà mấy lượt. Nếu đủ sức, nên đọc kỹ bộ Tịnh Ðộ Thập Yếu đôi ba lượt ngõ hầu hiểu đại khái pháp môn Tịnh Ðộ. Nếu chẳng hiểu nổi thì những cuốn như Kỹ Lộ Chỉ Quy, Sơ Cơ Tịnh Nghiệp Chỉ Nam, Phật Pháp Ðạo Luận... là những cuốn sách nhỏ viết bằng thể văn bạch thoại để tiếp dẫn người sơ cơ.
Tịnh Ðộ Tam Yếu Thuật Nghĩa, Long Thư Tịnh Ðộ Văn là những tập sách nhỏ viết theo thể loại văn ngôn, tùy sức đọc vài lượt cũng hiểu được đại lược những điểm quan trọng. Ấn Quang Ðại Sư Văn Sao giống như một quyển ngữ lục của Tịnh Ðộ, An Sĩ Toàn Thư có những mẫu chuyện cũ khá hứng thú. Hai quyển này là có thể giúp người học khai phát trí huệ, chánh tri kiến.
Nếu có thể đọc hết các sách trên xong, xem thêm các kinh khác sẽ thấy dễ dàng hơn.

VI. Hai loại tâm lý sai lầm thường gặp

1.Chấn chỉnh kiến chấp phổ biến “tâm tốt thì cũng giống như niệm Phật”

Tâm ai nấy đều đầy dẫy tham, sân, si, thân thường luôn gây tạo sát, đạo, dâm, vẫn cường điệu cố nói là tâm mình tốt, chẳng phải là lầm lạc đến mức cùng cực ư? Giả sử như có tâm tốt thật sự thì cũng chẳng ngoài mười thứ thiện nghiệp đã nói ở phần trên mà thôi. Ðấy chỉ đáng gọi là “tu phước”, kiếp sau sẽ hưởng tiểu quả nhân, thiên, chứ vẫn không thoát khỏi luân hồi. Chẳng đến được cõi Cực Lạc là do đi không đúng đường. Muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải tu Huệ, mà tu Huệ chính là niệm Phật. Nhân thế nào, quả thế ấy. Phước là phước, huệ là huệ, phải phân biệt rõ ràng, chẳng thể coi là cá mè một lứa đến nỗi lầm lạc đại sự được.

2.Chấn chỉnh lời viện cớ “bận rộn quá không có thời gian niệm Phật”

Niệm Phật chuyển biến nghịch cảnh, tiêu trừ tai nạn, sanh về Cực Lạc, còn sự nào lớn lao hơn pháp này nữa, nhưng lại xem rất thường. Phần nhiều người đời hay viện mấy lý do như quá bận rộn, không có thời gian để cự tuyệt pháp đại tiện nghi vạn kiếp khó được gặp gỡ này, thật đáng tiếc quá!
Có thật sự bận rộn hay chăng? Tôi chẳng thấy vậy. Niệm Phật thì đi, đứng, nằm, ngồi đều làm được; dù là sĩ, nông, công thương đều chẳng trở ngại gì. Nếu chẳng tin thì dưới đây tôi sẽ dẫn một bài ca ngắn để người đời đối với những sinh hoạt thường nhật có thể phân tích rõ ràng. Tôi tin rằng sau khi xem bài ca này xong, nhất định quý vị sẽ chẳng còn cười được nữa.

VII. GIẢI ÐÁP NGHI VẤN

1) Có người nói: Chúng tôi là công chức, giáo chức, ở cư xá công cộng thì cúng Phật, lễ Phật, đương nhiên là bất tiện, niệm Phật cũng làm phiền người khác bất an, tôi chẳng biết làm sao?
Ðáp: Chốn công cộng đúng thật là có nhiều nỗi bất tiện, nhưng việc gì cũng có cách để dung thông cả. Nếu như đã biết niệm Phật là đại sự thì cứ thành tâm thầm niệm, ắt có hiệu quả lớn. Bởi lẽ tâm niệm còn càng khẩn mật hơn miệng niệm, bất tất phải cúng Phật, lễ Phật ra tiếng.
***
2) Có người nói: Niệm Phật tuy tốt, nhưng phải đến chùa, miếu, liên xã hay trai đường, tôi không có thời gian.
Ðáp: Không nhất định phải đến những nơi đó, không có thời gian đi ra ngoài, nhưng chẳng lẽ ở nhà không có thời gian nào rảnh sao? Cứ ở nhà niệm Phật nào có trở ngại chi.
***
3) Có người nói: Niệm Phật là việc của kẻ có tiền, tôi không có tiền bạc dư dả!
Ðáp: Thế là lại càng lầm hơn nữa! Niệm Phật chẳng tốn tiền mấy. Ba cây nhang đáng giá là bao? Dù chẳng đốt lấy một cây nhang cũng chẳng quan hệ gì. Chỉ cốt sao trong tâm cung kính là đủ.
***
4) Có người nói: Niệm Phật là phải ăn chay, tôi không làm được, cho nên tôi không thể niệm Phật?
Ðáp: Tạm thời bất tất phải ăn chay, chỉ nên kiêng sát sanh thì cũng có công đức lớn. Có thể tập ăn ba thứ tịnh nhục, tức là: không vì mình mà giết, chẳng thấy con vật bị giết, chẳng nghe nó bị giết. Cá, thịt ngoài chợ làm sẵn rất nhiều, đủ để cho quý vị ăn rồi.

Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp Toạ thiền niệm Phật Chùa Hoằng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

4) Có người nói: Niệm Phật là phải ăn chay, tôi không làm được, cho nên tôi không thể niệm Phật?
Ðáp: Tạm thời bất tất phải ăn chay, chỉ nên kiêng sát sanh thì cũng có công đức lớn. Có thể tập ăn ba thứ tịnh nhục, tức là: không vì mình mà giết, chẳng thấy con vật bị giết, chẳng nghe nó bị giết. Cá, thịt ngoài chợ làm sẵn rất nhiều, đủ để cho quý vị ăn rồi.
Bậy!

HT Tuyết Lư (Cữ Sĩ Lý) mặc dầu có tuyên dương Tịnh Độ, và cả đời tu Tịnh, nhưng có nhiều câu vẫn không thể chấp nhận.
Mà chính Cữ Sĩ Lý cũng ăn chay, ngày ăn 1 bữa hà...

Tam Tịnh Nhục: như kinh Lăng Nghiêm nói là do thần thông Phật biến hóa ra cho các vị tu hành ăn nếu khi không có vật thực, trong đó không có sanh mạng bị giết ... Mấy con cá, thịt ngoài chợ được "mần" trước khi đem ra bán đó... Vì người mua chứ ai...

A Di Đà Phật...
Nói vậy có khác gì Tà Sư Chân Quang...


Hình ảnh
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phương pháp Toạ thiền niệm Phật Chùa Hoằng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

:D :) :D :) :D :)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách