23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

13. H.T HOÀN TÂM

DÒNG HỌ TẤT CẢ

14 NGƯỜI XUẤT GIA

Có rất nhiều người được
vãng sanh Cực Lạc Thế Giới

* * * * *

Hòa Thượng pháp danh Hồng Mão, pháp tự Thiện Tâm, Tịnh Tâm, Giải Thần, pháp hiệu Hoàn Tâm, thế danh Trần Văn Mẹo. Ngài sinh năm Ất Mão (1914) tại làng Tân Quy, nay là xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Toàn thể gia đình Ngài đều quy y với Tổ Chí Thiềng chùa Phi Lai, Châu Đốc. Pháp danh Hồng Mão do Tổ đặt cho Ngài. Trong gia đình chẳng phải những một mình Ngài xuất gia, mà trước Ngài vài năm đã có người chị thứ bảy xuất gia, đó là cố Sư Bà Diệu Kim trụ trì chùa Bảo An, Cần Thơ.

Rồi sau đó vài năm, người em thứ chín cũng xuất gia, đó là cố Hòa Thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhiệm kỳ 1966-1973. Kế đó, người anh thứ 5 cũng xả tục xuất gia, pháp danh Thiện Minh, sau trụ trì chùa Linh Quang ở Rạch Sung, Trà Ôn. Các vị này hiện nay đã viên tịch. Sau này có những người cháu gọi bằng chú như: T.T. Tịnh Thuận, Đ.Đ. Tịnh Nghiêm (đã viên tịch), Sư Cô Trí Mẫn ..., gọi Ngài bằng cậu như H.T. Hoàn Phú (Cố vấn trụ trì tổ đình Phước Hậu, Trà Ôn), Đ.Đ. Bửu Châu ... và gọi Ngài bằng ông chú như T.T. Phước Cẩn (trụ trì tổ đình Phước Hậu), Sư cô Minh Hạnh cũng lần lượt xuất gia. Có thể nói rằng đây là một gia đình có nhiều người xuất gia nhất ở vùng Trà Ôn, Cầu Kè.

Năm 16 tuổi, Ngài tập sự nhập hạ ở chùa Bạch Sa, Quy Nhơn. Năm sau, nhập hạ ở chùa Quang Lộc, Quảng Ngãi. Năm 18 tuổi, Ngài nhập hạ tại chùa Trùng Khánh, Phan Rang và được thọ giới Sa di tại đây.

Thời gian trôi qua đến năm 1939, Ngài được Hòa Thượng Khánh Anh cho phép về làm trụ trì chùa Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà Ôn.

Đến năm 1945, Ngài đã giúp đỡ hai vị Hòa Thượng Thiện Hoa và Trí Tịnh thành lập Phật học đường Phật Quang đào tạo Tăng tài để giữ vững ngôi nhà Phật pháp mai sau. Những vị xuất thân từ Phật học đường này, về bên Tăng có: H.T. Thích Trí Minh, H.T. Thích Bửu Huệ, T.T. Tịnh Đức (đều viên tịch); H.T Thanh Từ, H.T. Hoàn Quan, T.T. Phước Hảo, T.T. Tịnh Thuận v.v.... Về bên Ni có Ni Sư Trí Phát, Ni Sư Trí Hòa, Ni Sư Trí Nguyên, Ni Sư Trí Huyền (đều đã viên tịch); Ni sư Trí Thanh. Ni sư Trí Định, Ni sư Diệu Ngộ ....

Đến đầu năm 1953, Hòa Thượng Thiện Hoa thu xếp Phật học đường Phật Quang lên Sài Gòn để thống nhất và hợp tác với quý Hòa Thượng ở Phật học đường Nam Việt. Còn lại một mình Ngài nhưng với tinh thần “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, Ngài vẫn tiếp Tăng độ chúng, tận tâm chỉ dạy Kinh Luật cho họ.

Ngài thường khuyên chúng cố gắng nghiêm trì giới luật như trong Kinh Phạm Võng dạy: “Giới như đèn sáng lớn soi sáng đêm tối tăm, giới như gương báu sáng chiếu rõ tất cả pháp, giới như châu ma ni rưới của giúp kẻ nghèo, chỉ giới này hơn cả...”

Ngài cũng thường dạy tứ chúng bằng câu Phật ngôn trích trong Kinh Đại Tập: “Đời mạt pháp ức ức người tu hành khó có một người đắc đạo, chỉ có nương vào pháp môn niệm Phật mà được thoát sanh tử”; Ngài khuyên mọi người chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Với tự thân nghiêm trì giới luật, nên tất cả cử chỉ hàng ngày của Ngài đều phù hợp với luật nghi giới pháp, kết thành hương thơm giải thoát tỏa khắp trong giới Tăng Ni thời bấy giờ, đồng thời ảnh hưởng đến đàn hậu tấn một khi có đủ thiện duyên đến với Ngài.

Với chủ trương “Hãy bỏ tất cả để được tất cả” của đạo Phật. Ngài luôn luôn sống một cuộc sống đơn sơ đạm bạc bằng nguyên tắc “tam thường bất túc”.

Với hoài bão “truyền đăng tục diệm” Ngài đã thế độ cho rất nhiều người có chí ly dục xuất gia, quyết tâm từ bỏ cuộc đời giả tạm, vào chốn thiền môn tầm đạo. Vì ân đức Ngài quá sáng chói, phước trí Ngài quá trang nghiêm nên hầu hết Tăng Ni và Phật tử đều quy hướng về Ngài như những vì sao tinh tú đều hội tụ về ngôi sao Bắc Đẩu.

Tuổi đời một ngày một cao, sức khỏe mỗi ngày một kém, Ngài ẩn tu tại chùa Phật Quang và xem nơi này là trạm dừng chân cuối cùng trên bước đường hành đạo.

Ngài nhận thấy thân mình như chiếc xe cũ kỹm sắp hư hoại nên đã nổ lực vận dụng tất cả năng lực còn lại của những ngày xế bóng để tinh tấn hầu tạo cho mình một hành trang, một nhân địa giải thoát là vãng sanh về thế giới Cực Lạc, đúng như chí nguyện trong suốt cuộc đời tu hành của Ngài.

Những tưởng cõi đời uế trược này, Ngài còn thác chất lâu hơn nữa để tiếp tục hóa duyên, làm đồng hương cho Phật Pháp trong thời mạt vận và làm ánh sáng soi đường cho đàn hậu tấn noi theo. Nào ngờ đâu chỉ sau một cơn bệnh, mặc dù đã được các y bác sĩ ở bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ tận tình săn sóc cứu chữa nhưng sức khỏe của Ngài vẫn không khả quan.

Ngài đã vãng sanh vào lúc 18 giờ ngày 22 tháng 6 năm 1991, nhằm ngày 11 tháng 5 năm Tân Mùi, tại chùa Báo Ân, Cần Thơ. Trụ thế 77 năm, hạ lạp 55 hạ.

Kim quan của Ngài được tôn trí tại chùa Báo Ân, Cần Thơ giữa những tiếng tụng kinh cầu nguyện của chư Tăng Ni và Phật tử các tự viện gần xa trong suốt mấy ngày đêm để tỏ lòng tôn kính một bậc Cao Tăng thạc đức đã vĩnh viễn ra đi. Thật là:

“Mây trắng che mời trăng Bát Nhã
Hoa đàm rơi phủ cả lối về”

Tuy nhục thân Ngài có tiêu tan với cát bụi thời gian, nhưng thanh danh đạo đức của Ngài mãi mãi sáng chói ở thế gian này. Ngài đã để lại một số xá lợi. Với niềm thương tiếc vô biên, hàng môn nhơn pháp quyến của Ngài thành kính ghi lại nơi đây đôi dòng tiểu sử của đời Ngài để nói lên công hạnh và sự nghiệp hoằng hóa độ sanh trong hơn 70 năm thác tích ở cõi Ta Bà này. Đồng thời làm tấm gương sáng chói cho đàn hậu tấn trên bước tiến tu giải thoát và phụng sự chúng sanh của người con Phật trong thời kỳ pháp nhược ma cường.



Lời Tịnh Hải:

Bài trên đây chúng tôi chỉ trích theo Tập Kỷ yếu. Tuy nhiên, ghi nhận, H.T Thích Thiện Hoa tuy có công lao đối với Phật pháp và chúng sanh Việt Nam, nhưng vì suốt đời bận rộn với Phật sự nên không có nhiều thời gian hành trì.

Hòa Thượng Thích Hoàn Tâm có 55 hạ lạp, Ngài giữ đúng giới pháp và hành trì theo pháp môn niệm Phật nên cứu độ rất nhiều chúng sanh.

Nhờ phước đức của bà cụ thân mẫu Ngài, cả dòng họ lần lượt xuất gia, tu hành đúng pháp. Bà cụ Thân mẫu Ngài nhờ không bận rộn thế sự và Phật sự nên Bà niệm Phật thấy Phật vãng sanh. Có lẽ nhờ tấm gương này mà ngoài 6 anh chị em của Hòa Thượng đều xuất gia. Các cháu trong dòng họ có thêm 7 người cũng xuất gia. Và vị nào lâm chung cũng vãng sanh và lưu lại nhiều Xá lợi.

Tại Việt Nam, theo chúng tôi biết, còn có 2 gia đình và dòng họ có nhiều người xuất gia. Đó là gia đình của Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn (xin xem bài riêng) và gia đình dòng họ của Hòa Thượng Thích Đức Niệm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

14. Giống như trường hợp của

Ngài Cưu Ma La Thập

T.T. THÍCH CHƠN THANH

LƯU LẠI CHIẾC LƯỠI
XÁ LỢI HUYỀN DIỆU

Phật giáo toàn thế giới có viên Xá Lợi được nhắc nhở và tôn sùng, đó là Xá lợi lưỡi của Ngài Cưu Ma La Thập được truyền tụng hơn 2000 năm.



Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh từ Phạn ra tiếng Tàu, khoảng 98 Kinh, nay mất lạc chỉ còn độ 50 Kinh. Ngài là người nước Dao Tần, ngày nay gọi là Tân Cương. Cha Ngài là người Ấn Độ, mẹ là công chúa nước Dao Tần.



Ngài dịch nhiều Kinh Phật nhất, nên có lời nguyện, nếu Kinh Ngài dịch ra không sai chánh pháp thì, khi lâm chung xin lưu lại chiếc lưỡi để làm chứng tích. Kết quả, Ngài được như ý.



Tuy Cưu Ma La Thập dịch nhiều Kinh cho nước Tàu, nhưng Ngài vẫn chưa phải là người dịch đầu tiên. Người đầu tiên là An Thế Cao. An Thế Cao là vua của nước Ba Tư ngày nay. Ngài kế thừa ngôi vua chỉ có nửa năm, nhường ngôi vua cho người chú rồi đi tu Phật, dịch Kinh Phật tại nước Tàu và chết ở đấy!














Một nhà sư Việt Nam lưu lại
chiếc lưỡi Xá lợi huyền diệu





Nhà sư nói đây là Thượng Tọa Thích Chơn Thanh. Nhiều trường hợp, vị Thầy đặt huy hiệu cho đệ tử, lắm khi đã đặt để cả tương lai sự nghiệp của người ấy.



Chơn Thanh - một âm thanh, hay một cái gì thanh tịnh, thanh cao chơn thật nhất. Cho nên trong cuộc đời tu hành, Thượng Tọa Chơn Thanh đã dùng âm thanh tiếng nói đi giảng pháp khắp nơi, hoằng truyền giáo Pháp của Phật.



Năm 1971, Viện Cao Đẳng Phật học Huệ Nghiêm chính thức khai giảng, do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Viện trưởng, Hòa Thượng Thích Bửu Huệ làm Phó Viện trưởng, Thượng Tọa Chơn Thanh theo học suốt chương trình 8 năm tại Viện và mãn khóa vào năm 1977. Tuy nhiên, chương trình học Kinh bộ vẫn tiếp tục đến năm 1991 do Hòa Thượng Trí Tịnh hướng dẫn.



THỜI KỲ HÀNH ĐẠO



Trong thời gian tu học tại Viện, nhất là từ năm 1966-1975, Thượng Tọa là một trong những cán bộ Phật giáo đi xây dựng cơ sở Phật giáo các tỉnh miền Tây và miền Đông theo chủ trương của Giáo Hội. Đồng thời là một thành viên trong Giảng sư đoàn Trung ương thuộc Tổng vụ Hoằng pháp do Hòa Thượng Thích Huyền Vi làm Tổng vụ trưởng đi truyền bá chánh pháp khắp nơi cho đến ngày Sàigòn đổi chủ.



Sau ngày 30/4/1975, chương trình theo dấu chân xưa trở về cảnh cũ của Hòa Thượng Viện chủ chùa Huệ Nghiêm đã đề ra, nhằm tạo thắng duyên trong sự giải thoát, qua pháp môn niệm Phật.



Thượng Tọa đã cùng với các pháp hữu luân phiên nhập thất tịnh tu, tránh duyên bớt cảnh, một lòng phát nguyện vãng sanh, hầu báo đáp công ơn Thầy Tổ, nguyện sanh về cõi Hoa Liên, là nơi Cực Lạc ở Tây Phương, đến khi thọ mạng vô thường, Phật A Di Đà tiếp dẫn.



Chúng ta chú ý ở đây, sau 30/4/1975, vì hoàn cảnh đất nước, Thầy Chơn Thanh nhiều lần nhập Phật thất niệm danh hiệu A Di Đà Phật.



Theo một vị Thượng Tọa, rất gần gũi với T.T. Chơn Thanh đã viết cho chúng tôi, từ đó mỗi ngày giới đức của Thầy càng tỏa chiếu. Giáo hội Phật giáo trong nước mời Thầy ra đảm trách vai trò giáo dục Tăng Ni và Trưởng Ban Hoằng Pháp. Từ đó, “chơn thanh” của Thầy được dùng đến và gót chân Thầy bước khắp mọi miền đất nước. Với giọng nói nhu hòa, Thầy dùng ái ngữ từ tâm hướng dẫn mọi người. Thầy có cuộc sống đơn giản, không tranh đua danh lợi, không mong cầu hưởng thụ.



Từ năm 1981 đến 2002, trong suốt trên 20 năm, Thầy dùng cái lưỡi niệm hồng danh A Di Đà Phật và khuyến tấn mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật, khi Thầy đi giảng pháp.



Khi thu thập tài liệu viết về Thầy Chơn Thanh, chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng không thấy nguyên nhân tại sao Thầy Chơn Thanh lưu lại cái lưỡi Xá lợi.



Vì vậy, chúng tôi nhiều lần yêu cầu người quen ở Việt Nam tiếp xúc với Thượng Tọa gần gũi với Thầy Chơn Thanh để hỏi mấy điều và được biết



1- Trước khi mất, Thầy Chơn Thanh đã có lời từ giã tại các lớp giảng và khuyến tấn mọi người nên tịnh tâm niệm Phật. Thầy còn chụp hình gởi tặng các Tăng Ni sinh làm kỷ niệm. Như vậy, có nghĩa là Thầy đã biết trước ngày vãng sanh của Thầy. Vậy có lần nào nghe Thầy vô tình hé lộ chăng?



Thật ra, ít người tiết lộ điều này, như trường hợp của Sư Bà Trí Thuần, viện chủ chùa Dược Sư cũng không tiết lộ; dù rằng Sư Bà đã để lại chúc thư trước 2 năm.



2- Với ý chí niệm Phật cầu vãng sanh, Thầy Chơn Thanh đã nhập Phật thất mấy lần. Thiên hạ nhiều người tuy cũng tu hành, nhưng lo cho thân sống nhiều hơn là lo cho đạo pháp. Nhưng với Thầy Chơn Thanh, Thầy nhìn rõ thấy cần phải chuyên tâm niệm Phật và luôn luôn dạy người niệm Phật trong suốt 20 năm.



Nếu nói rằng, do Thầy có tài xướng ngôn điều khiển các buổi lễ lớn, nên khi vãng sanh Thầy lưu lại chiếc lưỡi Xá lợi thì thật không đúng.



Trong sách này, chúng tôi có nhắc lại chuyện Thầy Thiện Thông, trước tu Thiền sau quy hướng Tịnh Độ. Nhờ niệm Phật mà Thầy hết bệnh nặng. Rồi Thầy dịch 3 Kinh Tịnh Độ, học thuộc lòng 48 Đại nguyện của Phật A Di Đà. Khi Thầy lâm chung, Thượng Tọa Như Điển thấy Phật A Di Đà đến rước Thầy.



Nhờ đọc bài của T.T. Thích Minh Thông cũng là một giảng sư gần gũi với Thầy Chơn Thanh, chúng tôi thấy ngay chỗ lưu lại “Xá Lợi Lưỡi” của Thầy Chơn Thanh.



Thầy Minh Thông viết cho chúng tôi:

“Vì hơn 20 năm, Thầy luôn dùng lưỡi này để truyền bá chánh pháp dẫn dắt người ta ra khỏi bến mê. Cũng lại dùng lưỡi này niệm lên hồng sanh A Di Đà Phật. Khuyến tấn mọi người niệm Phật, mau thoát khỏi cảnh khổ”.

Đặc biệt, với pháp môn niệm Phật là mình phải tự lực và hành hạnh Phổ Hiền cúng dường cho tất cả chúng sanh. Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật không ngừng mà còn dạy và nhắc nhở mọi người niệm Phật. Đây mới là thật sự cúng dường.





Như chúng tôi đã nói, dùng lưỡi giảng pháp thì các vị Pháp sư chuyên giảng pháp đều làm. Đặc biệt là Thầy Chơn Thanh tự mình niệm Phật và không ngừng giảng dạy cho người khác niệm Phật, khuyên mọi người niệm Phật.



Đây là bài học chung cho tất cả những ai muốn được vãng sanh Cực Lạc, phải có công phu thật sự. Nhờ vào công phu thật sự mà Thầy Chơn Thanh biết trước ngày ra đi của Thầy.



Thầy Minh Thông viết :

“Thầy ra đi rất nhẹ nhàng sau một cơn bệnh nhẹ, giữa tiếng trợ niệm của những người đồng tu”.



Tại sao Thầy Chơn Thanh ra đi được tốt đẹp như thế? Vì trong ngót 20 năm qua, Thầy chẳng vướng bận lo lắng tiền bạc chùa chiền. Thân tâm Thầy thanh tịnh chỉ biết đi giảng pháp, dạy người niệm Phật cầu vãng sanh và tự mình niệm Phật.



Hãy nghe lời bình phẩm của Thầy Minh Thông nói về Thầy Chơn Thanh.

“Thầy Chơn Thanh là một nhà sư điềm đạm nhu hòa luôn luôn hy sinh vì mọi người. Quả thật Thầy đã hành hạnh Phổ Hiền Bồ Tát”.



Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói: “Bồ Tát mà chẳng hành hạnh Phổ Hiền, chẳng chứng thành Phật đạo”.



Chúng tôi rất tiếc rằng mình không thể có mặt tại Sàigòn để tiếp xúc với những ai đã sống hoặc từng là học trò của Thầy Chơn Thanh, để tìm hiểu nhiều hơn đối với những điều đã viết.



Chúng tôi hy vọng sau khi sách này được phổ biến rộng, chúng tôi sẽ được cung cấp thêm dữ kiện để lần tái bản bổ túc đầy đủ hơn. Vì với bấy nhiên đây thật quá nghèo nàn, không nói lên được hết công phu tu hành của một bậc Bồ Tát vãng sanh đã lưu lại cho hậu thế chiếc lưỡi Xá Lợi bất diệt.





Thượng Tọa Thích Chơn Thanh, thế danh Phan Văn Bé, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1949 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong nay là tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông Phan Văn Vinh, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Mến. Thượng Tọa có 6 anh em, 2 trai 4 gái. Ngài là anh cả trong gia đình.



Vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình bần nông phúc hậu, giàu lòng tin Tam Bảo, nhất là đã gieo trồng hạt giống Bồ Đề, nên sau khi cơ duyên đã đủ, nhân xuất gia đến thời bộc pháp. Thượng Tọa phát tâm xuất gia đầu Sư với Hòa Thượng Thích Thiện Thọ, trụ trì chùa Phước Lâm, huyện Tân Uyên, Biên Hòa nay là tỉnh Bình Dương. Được Bổn sư ban pháp húy là Nhật Bé, hiệu Chơn Thanh.



Tại Đại hội đại biểu Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, Thượng Tọa được đại hội suy cử làm Chánh Thư ký Ban Trị sự kiêm nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh cho đến ngày xả báo an tường.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

15. H.T. THIỆN HUÊ

Lưu Lại Viên Xá Lợi

HOA SEN 8 CÁNH

Đây là bộ y phục hàng ngày của H.T. Thiện Huê. Lúc nào Ngài cũng mặc chiếc áo vải mùng xin từ đám tang về nhuộm lại màu vàng để làm y phục che thân.
Hòa Thượng rất giản dị, Ngài chỉ luôn an trú trong
Hồng danh A Mi Đà Phật với mục đích đạt được sự giải thoát.
(Hình này H.T. chụp năm 1997 tại Tổ Đình Niệm Phật – Bình Dương.
Phía sau là sông Sài Gòn chảy ngang qua cổng chùa)

Dưới đây là lá thư của Hải Trí
gởi cư sĩ Tịnh Hải từ Việtnam :

Nhân và Duyên đưa con đến chùa

“Niệm Phật”của Hòa Thượng Thiện Huê

Bình Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2004

Kính gởi: ông Tịnh Hải

Đầu thư, con kính thăm sức khỏe của ông. Sau khi con lấy tài liệu về Sư Bà Giác Nhẫn để gởi cho ông đăng sách, con nghĩ rằng mình phải tìm xem vị xuất gia nào thực hành pháp môn niệm Phật được vãng sanh và lưu xá lợi tại tỉnh Bình Dương nơi con đang ở không?

Nhưng con chỉ nghĩ vậy thôi chứ con còn nhỏ như vậy thì đi đến chùa nào mà người ta chịu cung cấp tài liệu cho con và có chắc rằng ở Bình Dương có vị vãng sanh lưu xá lợi không?

Nhưng những lời con mong ước như có lẽ được chư Phật cảm ứng nên vào một buổi chiều nọ, trên đường con đi học về, con cứ nghĩ về chuyện tìm vị vãng sanh tại Bình Dương và vừa chạy xe vừa nghĩ nên bị lạc đường và chạy riết vào con đường đất đỏ rất vắng người, cạnh bờ sông Sài Gòn thuộc xã An Sơn - huyện Thuận An và dường như có ai đó xui khiến con chạy hoài, chạy hoài, và cuối cùng chạy cuối đường sát bờ sông thì một cảnh chùa uy nghi tráng lệ hiện ra trước con, chùa này mang tên là “Niệm Phật”.

Khi mới thấy tên chùa là “Niệm Phật” vì sẵn đang ý nghĩ tìm vị vãng sanh lưu xá lợi nên con liền vào chùa không một chút do dự. Con gặp được vị Quản tự sau một hồi hầu chuyện cùng vị ấy, con được biết vị trụ trì ngôi chùa này đã vãng sanh và lưu lại vô số xá lợi. Lúc đó con rất mừng vì chư Phật, chư Bồ tát , Hộ pháp long thần đã cảm ứng và phù hộ lời ước nguyện của con.

Sau đó, vị Quản tự đưa cho con quyển kỷ yếu của Hòa thượng, con liền mở ra xem và càng vui mừng hơn, Hòa thượng là một vị hành giả xiển dương Tịnh độ tông thời hiện đại mà đặc biệt là Pháp môn niệm Phật. Con liền gởi email báo cho ông để ông viết sách, đem bằng chứng vãng sanh và xá lợi để mọi người cùng phát tâm niệm Phật . Sau nhiều lần liên lạc ông đã chỉ dạy hướng dẫn cho con viết bài do chính con thu thập.

Con rất vui mừng và xúc động vì lời ước của con hôm nay thành hiện thực. Ngày nay chính con viết về một vị vãng sanh để đưa ra đại chúng, cho mọi người thấy sự nhiệm mầu của Pháp môn niệm Phật.

Con xin cảm tạ ông Tịnh Hải, nhờ ông chỉ dạy và hướng dẫn cách tìm hiểu và thu thập tài liệu về một vị vãng sanh nên hôm nay con có thể viết bài này và nhiều bài về các vị vãng sanh lưu xá lợi trong quyển sách này. Ông đã tạo cho con một nền tảng tương lai về sau.


Con xin cảm tạ anh Bá Trúc - đệ tử tại gia của Hòa thượng Thích Thiện Huê, đã giúp đỡ con rất nhiều trong việc cung cấp tài liệu quan trọng chi tiết và hình ảnh xá lợi của Hòa Thượng .


Cuối thư, con kính chúc ông thân tâm an lạc và vạn sự kiết tường.
Cháu Hải Trí
- - - - - - - - - -

H.T. Thích Thiện Huê
lưu lại Xá Lợi Hoa Sen 8 cánh

Mọi người khắp nơi đều tôn xưng Hòa Thượng bằng cái tên vừa bình dân vừa chất phác, chứa đựng sự cảm phục biết ơn sâu sắc là “Thầy Niệm Phật”, tức Thầy độ chúng sanh bằng Pháp môn Niệm Phật. Đó chính là : Hòa Thượng Thích Thiện Huê.

Hòa thượng Thích Thiện Huê, thế danh Nguyễn Văn Lăng. Ngài sinh năm 1923 tại tỉnh Bình Dương. Thân phụ là một địa chủ địa phương, thân sinh của Ngài từ trẻ đã thờ kính Tam bảo.

Từ nhỏ, Ngài được gần gũi với Tam Bảo nên hạt giống Bồ Đề nứt rể vì vậy năm 12 tuổi, Ngài đã xuất gia cầu đạo với Cố Hòa Thượng Thượng Giác hạ Ngọc tại núi Điện Bà Tây Ninh. Năm 19 tuổi, Hòa Thượng thọ Sa di giới.

Năm 20 tuổi, Ngài hạ sơn để đi cầu học giáo pháp từ Trung vào Nam và cuối cùng chọn Hòa Thượng Thích Trí Tịnh làm Thầy y chỉ sư và chính thức học Pháp môn niệm Phật. Với kiến thức Phật học và sự tu hành tinh tấn nên Hòa Thượng Thiện Huê đã sớm thâm nhập Pháp môn Tịnh độ.

Ngài chuyên tâm niệm hồng danh A Di Đà theo lời dạy của Hòa Thượng Trí Tịnh vì vậy về sau có một số vị không hiểu, cho Ngài là lập dị, vì muốn khác người. Nhưng Ngài vẫn hoan hỷ và xem đó như là một nghiệp chướng mình đã làm ở đời trước.

Để nói lên hạnh nguyện tu hành của Ngài -Người chuyên tâm tu niệm Pháp môn trì danh niệm Phật nên Hòa Thượng Trí Tịnh đã đặt tên chùa “Niệm Phật” ở Bình Dương.Tại nơi đây, Hòa Thượng đã cảm hóa được nhiều người quy y Tam Bảo.

Năm 1957, Hòa Thượng khởi công xây cất Liên Trì Tịnh Xá ở núi Thị Vải để truyền bá pháp môn niệm Phật. Vào ngày mùng 6 tháng 8 hàng năm, chư Tôn Đức và Phật tử cư sĩ đã tựu hội về ngôi chùa này để tham gia khoá tu Phật thất.

Vào những năm này, phong trào Phật thất không bằng như hôm nay nhưng Hòa Thượng đã tổ chức được Phật thất thật là đáng quý.

Năm 1964, Hòa Thượng về trụ trì chùa Đại Giác theo lời tha thiết thỉnh cầu của Hội Phật tử Bắc Việt. Trên đất Sài Gòn, Hòa Thượng tiếp tục hoằng pháp lợi sanh bằng pháp môn trì danh niệm Phật.

Hòa Thượng có cuộc sống hết sức giản dị, lúc nào Ngài cũng mặc chiếc áo vải mùng để che thân. Những thứ vật chất phồn hoa, Ngài có thể có nhưng Ngài chỉ cần tâm Bồ Tát. Hòa Thượng phát tâm trọn đời chỉ thọ Sa di giới-Bồ tát nhưng sau nhiều lần được khuyên bảo, Hòa Thượng đã thọ Tỳ kheo giới với Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Vì phát tâm Bồ tát, Hòa Thượng đã truyền bá rộng rãi pháp môn trì danh niệm Phật A Di Đà để giúp chúng sanh lại gần hơn với đức Từ Phụ A Di Đà và nói xa hơn là giúp chúng sanh sang bờ giải thoát để hóa sanh trong ao sen bảy báu của Tây Phương Cực Lạc. Tiếp tục hạnh nguyện của mình, năm 1968, Hòa thượng khai sơn và khởi công xây cất Niết Bàn Tịnh Xá – Vũng Tàu. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Sau năm 1975, Ngài vẫn mang tâm từ bi và hạnh Bồ Tát tiếp tục sự nghiệp độ sanh, an lạc và giải thoát cho đời bằng pháp môn niệm Phật vãng sanh.

Và 10 năm sau (1985) , nghịch duyên đến với Hòa Thượng, Ngài bị cấm túc tại chùa Thiên Long - huyện Bến Cát - Tỉnh Bình Dương ngày nay, nhưng Ngài vẫn an nhiên và tiếp tục hành trì pháp môn của mình. Ngài nói rằng trong nghịch duyên này cũng có duyên may là trong suốt thời gian này, Hòa Thượng chuyên tâm niệm Phật không vướng bận Phật sự trong vòng 6 năm.

Ngài vẫn hoan hỷ không một chút than phiền và nói với đệ tử rằng đây là chướng duyên và nghịch duyên này cũng là thiện tri thức của Thầy.

Ví như Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là em cô cậu của Đức Phật nhiều phen rắp tâm hại Phật như thuê người hành thích, lăn đá đè, cho voi dữ tấn công đức Phật nhưng Đức Phật vẫn không oán trách, không một tâm niệm thù hằn. Ngược lại, Đức Phật thường bảo với các đệ tử rằng : “Đề Bà Đạt Đa là tăng thượng duyên cho ta, Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức của ta”.

Dù thân tứ đại yếu dần theo thời gian nhưng Hòa Thượng chưa bao giờ bỏ thời khóa niệm Phật của riêng mình. Mỗi ngày Hòa Thượng lần từ vài trăm tràng hạt trở lên.

Vì tâm nguyện giải thoát nên Hòa Thượng đã dùng nhiều phương tiện để cho đệ tử tu tập pháp môn niệm Phật nên Ngài buộc đại chúng phải niệm Phật từ 10 tràng hạt trở lên. Thời gian sau, Hòa Thượng cư trú tại Chùa Đại Giác cho đến ngày viên tịch.Hòa Thượng đã soạn ra quyển “Nghi thức Tịnh Độ” được ấn tống năm 1974 và ngày nay nhiều Phật tử vẫn thọ trì.


Hòa thượng lâm bệnh
xơ gan thời kỳ cuối

Hòa Thượng bị bệnh gan đã đến thời kỳ cuối nhưng không có biểu hiện gì. Lúc này là trước tết Nhâm Ngọ - 2002. Bác sĩ nói rằng Ngài sẽ không còn sống được bao lâu, tối đa là 3 tháng tức là đến tháng 3 Â.L nhưng đến tháng 7 Â.L Ngài mới vãng sanh. Đây là điều làm các bác sĩ phải ngạc nhiên. Dù biết bệnh và không còn sống bao lâu nữa nhưng Ngài vẫn an nhiên niệm Phật .

Những điều lạ trước vãng sanh
và những lời khuyên dạy cuối cùng

Ngày mùng 10 tháng 7 năm Nhâm Ngọ , Ngài nằm bệnh viện Nguyễn Trãi và xin Bác sĩ về chùa vì ngày 12 tháng 7 Â.L là đám giỗ của cụ bà thân mẫu và Hòa Thượng nói rằng: “Bệnh tôi, tôi đã biết rồi, con người thuận theo thế sự vô thường thì có ai mà tránh khỏi việc sống chết, nhưng quan trọng là thấu hiểu việc ấy”.

Vì thế Ngài về chùa Đại Giác nghỉ ngơi, bệnh tình càng trầm trọng nhưng ngày 11/7 Â.L Ngài đích thân đi chợ mua thực phẩm để chuẩn bị đám cho cụ Bà thân mẫu của Ngài.

Ngày 12/7 Â.L, đích thân Ngài xuống bếp nấu thức ăn để cúng giỗ.

Ngày 15/7 Â.L, tức dịp lễ Vu Lan năm Nhâm Ngọ, tuy cơn bệnh hoành hành nhưng Ngài vẫn an nhiên lên chánh điện cử hành làm lễ Vu Lan. Sau khi tụng kinh xong, Ngài đã căn dặn với đại chúng là phải giữ gìn Tổ ấn Tông phong để không phụ lòng những người đã dày công dạy dỗ.

Lúc đó có nhiều người khóc dưới chân Hòa Thượng, Ngài đã ôn tồn dạy họ hiểu rõ vấn đề sinh tử, xem cái chết như sự đi về, không nên buồn đau. Và đây là lần cuối cùng Ngài dặn dò và cũng là lần cuối cùng Ngài nói với đại chúng.
Thời khắc lâm chung và
những điềm lành !!!

Rạng sáng ngày 24/7 Â.L , Ngài đã yếu dần và đại chúng thấy vậy nên vào phòng Ngài để tụng kinh Phổ môn Cầu an nhưng Ngài nói rằng :”Sống chết là chuyện tất nhiên, chỗ này nhơ uế không phải chổ đọc kinh” .

Tuy bệnh hoạn hành hạ nhưng sức chịu đựng và nhẩn nhục của Ngài khiến ai cũng phải kính nể, Ngài không rên không là tiếng nào mà chỉ niệm hồng danh A Di Đà Phật. Ngài đã lớn tuổi vì thế có nhiều nếp nhăn ở mắt nhưng lúc này mắt Ngài rất sáng long lanh và nhìn về một nơi xa xăm, rất vui vẻ như Ngài nhìn một cảnh gì đó đẹp đẽ và trang nghiêm lắm.

Lúc này, thân tứ đại đang phân rã nhưng Ngài không có một chút đau đớn mà nhiếp tâm niệm Phật theo lời niệm của đại chúng.

Trong lúc đại chúng trợ niệm Ngài vẫn tỉnh táo không mê, mắt mở sáng rực và vào lúc 19 giờ 55 phút ngày 24/7 Â.L , Hòa thượng đã trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng và sắc diện của Ngài hoàn toàn tươi đẹp như người đang ngủ. Lúc lâm bệnh, hai gò má hóp vào nhưng lúc mới tắt thở, hai gò má từ từ căng đầy thịt, những nếp nhăn đã biến mất.

Nhục thân của Ngài để từ tối 24/7 Â.L đến sáng 25/7 Â.L mới nhập kim quan là qua 8 tiếng nhưng thân thể của Ngài vẫn mềm mại, hồng hào và khuôn mặt tròn trịa lạ thường và điều đặc biệt là từ khi cơ thể yếu dần cho đến lúc lâm chung Ngài không rơi vào trạng thái hôn mê mà mở mắt long lanh cho đến khi nhắm mắt theo Phật, an nhiên niệm hồng danh A Di Đà mà vãng sanh.

Hòa Thượng sẽ trở lại
Ta bà cứu độ chúng sanh

Sau khi Hòa thượng lâm chung thì xuất hiện những điềm lành như đã nói trên và đặc biệt hơn nữa là lúc tẩn liệm để nhập kim quan thì đệ tử của Ngài thấy một điều lạ thường là ngực vẫn còn hơn ấm và hơi ấm này rất khác lạ với hơi ấm bình thường.

Điều này chẳng có gì đáng lạ vì suốt cuộc đời của Ngài chỉ thực hiện theo hạnh nguyện Bồ tát. Trong suốt cuộc đời tu hành, hòa thượng không giữ chức vụ bởi quan niệm của Ngài quan trọng nhất là phụng sự Tam Bảo chứ không màng chức tước danh vọng. Ngài sẽ trở lại nơi cõi Ta bà này để tiếp tục thực hiện những hạnh nguyện của mình đưa chúng sanh sang bến bờ giải thoát.

Những điều lạ lúc lựa Xá lợi

Sau lễ trà tỳ tại đài hỏa táng Bình Hưng Hòa, di cốt của Ngài được cung nghinh về chùa Đại Giác lúc 1 giờ trưa ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Ngọ.

Lúc lựa xá lợi của Ngài có điềm lạ là đúng ra việc lựa xá lợi kết thúc lúc 2 giờ 30 phút trưa nhưng cũng giờ này Sư cô Huệ Hoa - ngủ trưa vì mệt. Trong lúc ngủ, Sư cô nghe văng vẳng bên tai “Bây giờ là giờ ngủ hả” và Sư cô liền chạy lên chùa tiếp tục lựa xá lợi, trong lúc chờ đợi lấy hũ đựng cốt về.

Đây là một điều lạ có lẽ đây là lời báo của Long thần Hộ pháp báo cho Sư cô để tìm lại xá lợi. Vì trước khi Sư cô Huệ Hoa được báo mộng thì việc tìm kiếm xá lợi của Hòa thượng được xem như là kết thúc.

Nhưng, sau khi Sư cô Huệ Hoa được báo mộng thì việc tìm kiếm xá lợi bắt đầu lại và từ 2 giờ 30 trưa đến hơn 9 giờ tối.

Ngoài số xá lợi đã được kiếm thì đặc biệt có viên Xá lợi hình Hoa sen 8 cánh, mỗi cánh thật đều nhau, cỡ bằng ngón tay cái, màu trắng như hoa tuyết rất đẹp.

Trên mỗi cánh hoa sen là chữ Tam (theo chữ Trung Hoa là 3 gạch) , ý nghĩa là Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng . Nhìn viên xá lợi hình hoa sen trắng, nhớ lại lúc sanh tiền Hòa thượng tự lấy hiệu là Bạch Liên.

Thầm nghĩ Bạch Liên thưở sanh tiền với viên Xá lợi hình hoa sen bây giờ chứng tỏ rằng đây là điều kỳ diệu trong cuộc đời tu hành của Ngài.

“Hoa Sen Xá Lợi” có 8 cánh đều nhau, có đài sen, đế sen thật rõ ràng. Trên mỗi cánh sen là chữ TAM (Chữ Trung Hoa là 3 gạch), ý nghĩa là TAM BẢO: Phật – Pháp - Tăng

Và đặc biệt hơn nữa là chiếc vòng bằng bạc có khắc chú Chuẩn Đề của Hòa thượng đeo hàng ngày sau khi thiêu vẫn còn nguyên vẹn không móp méo. Xin được nói thêm vì trước khi tẩn liệm để nhập kim quan, đệ tử của Hòa thượng có dùng kềm cắt vòng nhưng rất cứng, đành để vậy mà liệm. Cái khóa y của Ngài vẫn còn. Một chiếc vòng ngà bị bể ra làm 3 khúc nhưng nối lại vẫn còn nguyên vẹn.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

16. Hai lần thấy Phật vãng sanh Cực Lạc
H.T. THÍCH ĐỨC NIỆM
là Bồ Tát thị hiện
cứu độ chúng sanh qua cao trào
Phật Thất

* * * * * * * *

Lúc chúng tôi đang viết sách “Những Chuyện Niệm Phật Thấy Phật Vãng Sanh và Vãng Sanh Lưu Xá Lợi 3”, vừa viết tới chuyện vãng sanh thấy Phật của Hòa Thượng Thích Đức Niệm thì ......

Tuy bận viết, nhưng từ 3 giờ khuya mỗi đêm chúng tôi đều nghe băng giảng của H.T. Tịnh Không 1 giờ, trước khi đi ngủ cũng nghe 1 giờ. Đêm rồi, chúng tôi nghe băng video tựa đề “Phật pháp bất ly sanh hoạt”, bỗng nghe Hòa Thượng nói, thời này có nhiều bực Bồ Tát thị hiện cứu độ chúng sanh ở một số quốc gia.

Tâm chúng tôi bật bừng sáng, thấy rõ Hòa Thượng Thích Đức Niệm quả là một bực thị hiện. Các nhà lãnh đạo quốc gia nếu có lo cho chúng sanh chỉ giúp phần thể xác trong một giai đoạn. Còn Hòa Thượng Đức Niệm cứu độ chúng Phật tử Việt Nam vĩnh cửu, muôn đời không còn đau khổ, tặng cho họ một trái bất tử gọi là “Quả Vãng Sanh Cực Lạc”.

Và trường hợp thị hiện của Hòa Thượng Đức Niệm có một sự an bày vô cùng vi diệu. Nếu hiểu về Phật pháp thì chúng ta thấy, tất cả các pháp nếu có nhơn thì liền có duyên và sẽ có quả.

H.T. Tịnh Không nói: “Nhơn, Duyên, ... quả báo tơ hào không sai!”.

Thế gian thường nói, một con én khó làm nên mùa xuân. Từ buổi đầu, Hòa Thượng Đức Niệm như là một con én từ phương trời nào đó bay về. Ngài cất lên lời tuyên bố: “Nếu Thầy không kiết thất niệm Phật, Thầy sẽ không được vãng sanh Cực Lạc”.

Một vị Hòa Thượng có 47 năm hạ lạp. Một vị Hòa Thượng đã tu trên 17 ngàn ngày, ít nhứt đã tụng 5 ngàn bộ Kinh, trì chú cũng 5,10 ngàn lần và lạy Hồng Danh Sám Hối cũng cả mấy mươi ngàn lạy.

Thế mà trước khi rời cõi này, Hòa Thượng phải nói thật: “Nếu Thầy không kiết thất niệm Phật, Thầy sẽ không được vãng sanh Cực Lạc”.

Đây là tiếng kêu nghe chừng như tiếng kêu lạc lỏng của một chiếc én lạc bầy. Nhưng, thực sự không phải vậy.

Có lần, Đức Phật dẫn một nhóm Tỳ Kheo đi ngang qua vũng nước sắp cạn. Có bầy cá đang tung tăng bơi lội trong vũng nước ấy.

Phật dạy: “Chúng sanh ngày nay như bầy cá đang trong vũng nước sắp cạn khổ này. Chúng cá sẽ chết chẳng biết lúc nào, nhưng vẫn ngu mê tung tăng bơi lội”.

Câu nói của H.T. Đức Niệm, chẳng phải là tiếng kêu lạc lỏng. Ngài đã nói sự thật. Ngài nói lúc đang mạnh khỏe và thật tỉnh táo. Từ lâu nay, người ta tưởng một vị tu hành, đã làm tới Hòa Thượng chết là cao đăng Phật quốc. Bây giờ Ngài nói huỵnh toẹt: “Nếu Thầy không kiết thất niệm Phật, Thầy sẽ không được vãng sanh Cực Lạc”. Vậy nếu Ngài không vãng sanh thì đi đâu? Sẽ về đâu?

Từ lâu nay, mọi người đều tưởng chư vị Tăng Ni tu theo Phật, tụng Kinh trì chú, sám hối lễ lạy vạn Phật; khi chết chắc sẽ được Phật rước về cõi Phật. Câu nói của Hòa Thượng Đức Niệm cải chánh lại sự hiểu biết sai lầm từ bấy lâu nay của chúng sanh. Phật pháp là bình đẳng. Tăng Ni Phật tử cũng là người, ai tu nấy chứng. Phật không thiên vị ai hết.

Vả lại trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nói: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà chẳng chứng đắc”.

Chứng đắc thì thành Bồ Tát, thành Phật. Nếu không chứng đắc, thì người xuất gia dù là Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức cũng đều phải luân hồi, tùy thọ nghiệp mà thọ thân đời sau. Phật là đấng Đạo Sư, chỉ làm cái việc chỉ đường cho mọi người tu. Đạo là đường, Sư là vị Thầy. Tất cả chư Phật đều Bình Đẳng, chẳng thiên vị ai cả. Ai tu đúng lời Phật dạy buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì hữu cầu tất ứng.

Còn tu trái lời Phật dạy, khi lâm chung chưa chứng đắc, thì đi luân hồi.

H.T. Đức Niệm đã sáng suốt viết cuốn sách “Tịnh Độ Đại Thừa Tư Tưởng Luận”. Cuốn sách này phân tích rất rõ về tư tưởng Tịnh Độ và phân tích rõ “Niệm Phật như nấu nước”. Nấu liên tiếp một mạch thì nước mới sôi. Còn đang nấu lại tắt lửa, rồi thời gian sau đó lại nấu tiếp, rồi lại tắt lửa, thì không bao giờ nước sôi. Tổ chức Phật Thất, là dạy cho chúng Phật tử “nấu nước niệm Phật”. Niệm không gián đoạn như H.T. Đức Niệm viết trong sách dạy niệm Phật, phải “tịnh niệm tương tục” như Bồ Tát Đại Thế Chí dạy. Và chính bản thân Hòa Thượng tự biết: “Nếu Ngài không kiết thất niệm Phật thì Ngài chắc chắn khi lâm chung Hòa thượng sẽ phải đi luân hồi. Vì lúc đó, bên ngoài người ta không thấy Hòa thượng đang lâm trọng bịnh, nhưng tự bản thân Hòa thượng hiểu rằng vô thường sắp đến với Hòa thượng bất cứ lúc nào”.

Lúc này chánh điện của chùa đang cất lại, Ngài chờ hoàn tất sẽ giao cho đệ tử rồi nhập thất niệm Phật. Còn bây giờ thì Phật sự còn làm, cho nên Ngài chẳng thanh tịnh niệm Phật.

Trong thời gian này, chúng tôi đang viết các sách: Sưu Giải Kinh Niệm Phật Ba La Mật và cuốn Sám Nguyện Vãng Sanh, cho nên thường lui tới chùa mang bản đánh máy nhờ Hòa Thượng hiệu đính. Mỗi lần gặp gỡ, chúng tôi lại hiểu thêm Hòa Thượng một chút.

Phật Học Viện Quốc Tế tuy ở miền Nam California, nhưng lại nhằm vào một nơi xa cách các chùa; khí hậu lại chẳng tốt. Khi lạnh thì lạnh buốt còn khi nóng thì nóng bức.

Những ngày lễ lớn, Phật Học Viện làm lễ sau các chùa. Nhưng, khi Phật Học Viện làm lễ thì Phật tử các nơi quy về đông đảo nhứt. Bởi cách hành lễ của H.T. Đức Niệm thật nghiêm túc, ai ai cũng thích. Tới bây giờ mọi người vẫn thích về Phật Học Viện Quốc Tế.

Mỗi sáng Chủ Nhựt, H.T. Đức Niệm đều tổ chức lạy Hồng Danh Sám Hối, lạy vạn Phật. Tuy chính bản thân Hòa Thượng hướng dẫn lễ Sám nhưng khi tâm sự với chúng tôi, tự Hòa Thượng cũng biết, dù lạy hàng vạn Phật, mà không nhập thất để chuyên nhứt niệm A Di Đà Phật đến độ nhứt tâm, thì vẫn phải đi luân hồi.

Bởi trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà nói:

“Ví như cúng dường hằng sa Thánh
Chẳng bằng dũng mãnh cầu Chánh Giác”

Thánh tức là Phật. Dù cúng dường, lễ lạy hàng vạn đức Phật thì cũng chỉ được phước cho đời sau, nghĩa là cũng phải đi luân hồi. Chẳng bằng cầu Chánh Giác tức cầu thành Phật. Mà niệm Phật là pháp môn thành Phật tức là cầu Chánh Giác.

Chúng tôi nghĩ rằng Hòa Thượng Đức Niệm đã thấy điều này, nhưng Ngày không nói ra hay chưa kịp nói ra. Vì trước một cái gì thành lệ, tức thói quen muốn sửa đổi cũng không dễ. Như hiện nay, các chùa tổ chức cho Phật tử tu Bát Quan Trai, đây là dạy tu luân hồi. Bởi Phật dạy tu Bát Quan Trai là để chúng sanh tập tu phước đức để đời sau thành người xuất gia. Mà còn có đời sau là còn luân hồi. Đời Mạt Pháp này không dạy cho chúng sanh tu thoát luân hồi là sai tâm ý của Đức Bổn Sư, là không đền ơn trọng của Phật.

Trọn một ngày tu Bát Quan Trai làm mất mươi ngàn hoặc vô số câu niệm Phật của một Phật tử. Một câu hồng danh A Di Đà Phật dứt trừ 80 ức kiếp trọng tội sanh tử. Kinh A Di Đà Sớ Sao và Từ Điển Phật Học của Đoàn Trọng còn nói: “một tiểu kiếp có 16.800.000 (mười sáu triệu tám trăm ngàn) năm”. Một ức là 100.000; 80 ức là 8 triệu năm. Một câu A Di Đà Phật diệt được : 8.000.000 x 16.800.000 = 128.000.000.000 năm trọng tội sanh tử.

Đây là Phật nói trong Kinh A Di Đà. Phật nói tiểu kiếp hay trung hoặc đại kiếp. Chúng tôi tạm dùng tiểu kiếp cho con số nhỏ bớt đi.

Vô thường đến với mọi người Phật tử không biết lúc nào. Mà tội ác của chúng sanh thì vô số (theo Kinh nói) nếu nghiệp ác của mỗi chúng sanh có hình tướng, thì trọn bầu hư không chẳng chứa hết.

Cho nên chúng Phật tử cần được chỉ dạy để hiểu tường tận sự cần thiết niệm Phật, cần được các chùa tổ chức Phật thất và hướng dẫn họ niệm Phật, giúp nhắc nhở họ niệm Phật với tâm thanh tịnh, buông bỏ vạn duyên. Bát Quan Trai hiện nay làm mất đi hàng ngàn hàng vạn câu niệm Phật của chúng sanh. Và Phật tử đâu cần đời sau xuất gia.

Nếu tất cả Phật tử được hướng dẫn và giảng giải đầy đủ thì hầu hết chỉ cần niệm Phật để được vãng sanh Cực Lạc. Bắt Phật tử tu Bát Quan Trai là làm hại con đường vãng sanh của họ. Trách nhiệm vô hình này ai gánh chịu đây?

Lối niệm Phật thông thường hiện nay độ 3000 niệm 1 giờ. Cách niệm Phật của Hòa Thượng Tịnh Không theo máy chip niệm Phật là 5000 niệm 1 giờ. Cách niệm Phật của Thầy Tánh Như và các Phật tử theo Thầy hiện nay niệm từ 7000-7500 niệm 1 giờ. Mỗi ngày Thầy Tánh Như niệm 160.000 niệm. Hơn 70 tuổi, Thầy Tánh Như mới đi tu. Vừa quy y xong, Thầy Tánh Như qua Úc dự Phật thất tại đạo tràng của H.T. Tịnh Không. Biết được sự lợi ích của pháp môn niệm Phật, là người có được tánh kiên cường, Thầy Tánh Như đã niệm Phật, lạy Phật để Sám hối nghiệp chướng miên mật 1 tháng.

Chỉ một tháng thôi, giống như trong dĩa CD Chuyển Nghiệp Lực Thành Nguyện Lực, H.T. Tịnh Không niệm Phật cũng 1 tháng , Thầy Tánh Như đã đổi khác cuộc đời.

Từ một chú Tiểu, dù tuổi trên 70 nhưng mới vào tu cũng phải từ chú Tiểu (đã già) tu lần lên. Nhưng sau đó bỗng nhiên mọi người nhìn chú Sa Di ấy với con mắt kính trọng khác thường.

Chúng tôi viết bài này vào ngày 10/1/2005, lúc Thầy Tánh Như đi tu được 1 năm hơn 7 tháng.

Để tìm hiểu về Thầy Tánh Như, chúng tôi may mắn được gặp riêng Thầy hai lần. Chúng tôi khéo léo dò hỏi, nhưng Thầy khôn khéo hơn né tránh, không xác nhận đã gặp Phật A Di Đà.

Bài này chúng tôi viết về trước hợp Hòa Thượng Thích Đức Niệm thấy Phật A Di Đà và vãng sanh. Nên muốn chư liên hữu đọc sách này thấy được sự quan trọng của pháp môn Niệm Phật. Nếu tất cả chư vị muốn khi thọ mạng dứt, sẽ được Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp dẫn thì nên theo gương Hòa Thượng Đức Niệm.

Mặc dù Thầy Tánh Như né tránh với chúng tôi, cũng như với mọi người rằng Thầy chẳng diện kiến Phật A Di Đà. Nhưng người ta đã nhìn Thầy như người khác với mọi người. Tại đạo tràng Phật thất của H.T Tịnh Không ở Úc, có một vị sư già Việt Nam, tuổi đã 80, nếu gọi đúng phải xưng Ngài là Hòa Thượng. Nhưng Ngài thích được người ta gọi là Thầy Thiện Huệ.

Để tìm đường tu giải thoát luân hồi, Thầy Thiện Huệ đến Úc gặp Hòa Thượng Tịnh Không, rồi xin được ở đó tu cho đến khi vãng sanh.
Thầy Thiện Huệ tu tại đó trên 2 năm. Thầy Tánh Như qua Úc lần đầu được gặp Thầy Thiện Huệ.

Một năm sau, Thầy Tánh Như trở lại Úc cũng gặp Thầy Thiện Huệ. Nhưng lần này Thầy Tánh Như đã trở thành một vị Thầy đi hướng dẫn Phật thất ở Mỹ rồi qua Úc. Phong thái của Thầy khác với năm trước. Cùng đi với Thầy có ngót 20 đệ tử. Tại đạo tràng Phật thất của cư sĩ Tâm Tịnh tại Sydney-Úc, người dự Phật thất do Thầy Tánh Như hướng dẫn ngửi được hương thơm và thấy hào quang.

Xin chư liên hữu lưu ý về phần chuyện chúng tôi sắp kể tiếp, bởi nó mang ý nghĩa quan trọng. Sau cuộc gặp gỡ, theo dõi cách hành trì và hướng dẫn Phật thất của Thầy Tánh Như, Thầy Thiện Huệ thấy Thầy Tánh Như tiến bộ vượt bực, bèn thành thật xin Thầy Tánh Như chỉ bí quyết cho mình. Nói theo thường tình là xin thọ giáo.

Bây giờ chúng tôi nói rõ chỗ chúng tôi muốn nói.

Thầy Thiện Huệ là một cao Tăng có 2 chùa ở Việt Nam. Vì muốn vượt thoát luân hồi, Thầy buông bỏ cái ngã của Thầy, xin H.T. Tịnh Không cho một chỗ ở để được niệm Phật đúng cách, hầu được vãng sanh.

Thầy Tánh Như tới đạo tràng của H.T. Tịnh Không sau Thầy Thiện Huệ. Tại đạo tràng này, Thầy Tánh Như là bực đàn em của Thầy Thiện Huệ. Kể về tuổi đạo thì Thầy Tánh Như lúc trở lại Úc vừa tròn tuổi thôi nôi xuất gia. Còn Thầy Thiện Huệ thì tuổi lạp đã trên 50.

Nhưng, chúng ta hãy lấy Thầy Thiện Huệ làm một tấm gương. Thầy Thiện Huệ tuổi lớn hơn H.T. Tịnh Không, nhưng khi xin ở lại đạo tràng, Thầy Thiện Huệ, dù không nói ra, cũng đã chấp nhận H.T. Tịnh Không là một bực Thầy.

Và tại đạo tràng ở Úc này, Thầy Thiện Huệ là người học trước Thầy Tánh Như. Nhưng khi thấy cách tu tinh tấn của Thầy Tánh Như, Thầy Thiện Huệ yêu cầu Thầy Tánh Như chỉ giáo. Thử hỏi, có được bao nhiêu người thật sự cầu đạo như Thầy Thiện Huệ?

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Bổn Sư dạy: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà chẳng chứng đắc”.

Thầy Thiện Huệ có được cái điều mà Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dạy là đừng phân biệt, đừng chấp trước.

Nếu Thầy Thiện Huệ có tâm phân biệt và chấp trước như bao nhiêu người khác, chắc chắn Thầy sẽ không xin ở lại đạo tràng của H.T. Tịnh Không. Và nếu Ngài phân biệt, chấp trước thì sẽ không yêu cầu Thầy Tánh Như chỉ dẫn cách hành trì niệm Phật có hiệu quả.

Thầy Thiện Huệ cần sự giải thoát luân hồi, để được vãng sanh Cực Lạc, nên Thầy Thiện Huệ dứt bỏ mọi chấp trước.

Những năm gần đây, nhiều Tăng Ni Việt Nam nhờ nghe được các băng giảng của H.T. Tịnh Không nên cũng bỏ được phân biệt chấp trước, nên nhiều Phật tử cũng hưởng được lợi lạc.

Và còn chuyện khác cũng liên quan với Thầy Tánh Như. Thầy Tánh Như xuất gia tại chùa Việt Nam, do Thiền Sư Mãn Giác trụ trì. Như vậy Thầy Tánh Như phải tu Thiền, bởi trước đó Thầy Tánh Như có học Thiền với Thiền sư Nhất Hạnh. Nhưng qua Úc, thấy pháp môn niệm Phật hữu hiệu, Thầy Tánh Như liền tu niệm Phật.

Khi trở lại chùa Việt Nam, Thầy Tánh Như bị bầm dập một thời gian. Sau đó, chẳng biết hai Thầy trò nói chuyện với nhau như thế nào, Thiền sư Hòa Thượng Mãn Giác đồng ý để Thầy Tánh Như tổ chức Phật Thất tại chùa Việt Nam. Chính Thiền sư Hòa Thượng Mãn Giác đứng ra giới thiệu và chứng minh.

Đây có nghĩa là Hòa Thượng Mãn Giác đã biết kết quả một tháng tu niệm Phật của Thầy Tánh Như ở Úc được như thế nào rồi. Và có lần chúng tôi được nghe nói, Thầy Tánh Như nhắc Thiền sư Hòa Thượng Mãn Giác niệm Phật thì Hòa Thượng chỉ xâu chuỗi tỏ ý là vẫn luôn luôn niệm Phật.

Qua băng giảng của Thầy Tánh Như, chúng tôi được nghe, và đã viết trong tập Hương Quang An Dưỡng Chung Cư rằng: “Thầy Tánh Như đã độ được Hòa Thượng”. Thật ra, chẳng phải một mà tới hai vị. Có người đọc tập Hương Quang hỏi chúng tôi rằng: “Bác viết như vậy, rủi Thiền Sư Mãn Giác cải chánh thì sao?”.

Trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa, qua các sách dịch lại, chúng tôi thấy lịch sử nhắn nhở nhiều Thiền sư lúc lâm chung quy hướng Tịnh Độ. Bởi Đức Bổn Sư nói, nếu người tu mà còn vọng tưởng phân biệt, chấp trước thì không thể chứng đắc. Thời Mạt Pháp này có vị nào bỏ được vọng tưởng, hoặc bỏ được phân biệt chấp trước đâu. Nếu không quy hướng Tịnh Độ, dùng Phật hiệu A Di Đà Phật để vãng sanh, thì vạn người tu, vạn người đi luân hồi. Mỗi một con người đều chứa vô số nghiệp trong Tàng thức. Có ai biết được rằng mình đã nhẹ nghiệp và hành đủ thập thiện để khi lâm chung, dù đi luân hồi nhưng sẽ luân hồi ở cõi Trời.

Có ai dám quả quyết sẽ được luân hồi cõi Trời? Thôi thì quy hướng Tịnh Độ có Đức Phật A Di Đà, là một đấng Đại Từ Đại Bi luôn luôn lúc nào cũng phóng quang nhiếp thọ người đang niệm Phật.

Như vậy, vào thời Mạt Pháp của năm 2005, H.T. Mãn Giác quy hướng Tịnh Độ, là một hành động sáng suốt, nêu một tấm gương có tính cách lịch sử và là một việc làm cứu độ vô số chúng Phật tử khác.

Bởi vô số người thấy Hòa Thượng Mãn Giác là một Thiền Sư còn hướng về Phật A Di Đà để cầu vãng sanh, thì hàng Phật tử cũng tự biết mình không thể dùng Thiền để vượt luân hồi, thì họ cũng đều nhứt tâm niệm Phật. Đó là Hòa Thượng Mãn Giác sẽ độ vô số chúng sanh vậy.

Từ khi chúng tôi viết sách, chúng tôi tha thiết muốn tất cả mọi người Việt Nam đều tu niệm Phật để được vãng sanh Cực Lạc, vượt khỏi luân hồi. Chúng tôi không hề phân biệt Thiền Tông hay Tịnh Độ hay Mật Tông gì cả. Chúng tôi chỉ tin vào lời Phật Bổn Sư Thích Ca nói, thời mạt pháp nếu vạn người không nhờ vào pháp môn Niệm Phật, vạn người không thoát khỏi luân hồi. Nên bất cứ dịp nào khuyến khích được mọi người tu niệm Phật là chúng tôi làm ngay. Chúng tôi không phân biệt ai hết. Ai niệm Ngài thì Ngài độ.

Đức Phật Thích Ca dạy bỏ mọi phân biệt, chấp trước, nhưng có một điều Đức Bổn Sư dạy phải chấp, đó là chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật. Chúng tôi là người y giáo phụng hành thôi.

Cách đây đôi năm, chúng tôi đi đến phòng mạch của Bác sĩ Nguyễn Phúc Vĩnh Khiêm thấy một cảm tạ của H.T. Mãn Giác được lộng khung treo trên vách; H.T. Mãn Giác cám ơn công cứu tử của BS Vĩnh Khiêm.

Lúc đó, chúng tôi trách thầm, làm gì H.T. Mãn Giác cám ơn long trọng như vậy? Nhưng, khi viết những dòng này chúng tôi vụt nghĩ, nếu ngay lúc đó H.T. chết, chắc chắn H.T. sẽ không có dịp để diện kiến Đức Phật A Di Đà. Nhưng nay thì Hòa Thượng Mãn Giác có thể cầm chắc vãng sanh. Vì nơi Cực Lạc bây giờ đã có đóa sen của Hòa Thượng rồi.

Lần bịnh nặng trước đó nếu không được bác sĩ cứu, chắc khi Hòa Thượng đã buông xuôi tay có lẽ hàng Tăng Ni đệ tử tu Thiền của Hòa Thượng không dùng danh hiệu A Di Đà để trợ niệm, thì làm sao Hòa Thượng được Phật A Di Đà tiếp dẫn? Mặc dù có trợ niệm, nhưng H.T. Mãn Giác không tin vào Phật A Di Đà và không được 10 niệm nối tiếp liền nhau, thì trợ niệm cũng vô ích.

Theo Kinh A Di Đà, Hòa Thượng Mãn Giác là người có nhiều thiện căn, phước đức và duyên lành. Hòa Thượng Mãn Giác là một Thiền sư đã lớn tuổi lại bịnh hoạn, ngày lâm chung chẳng biết lúc nào. Bỗng nhiên, có một ông già (tức Thầy Tánh Như) xin xuất gia. Trong cái bỗng nhiên này có cái thiện duyên thay đổi cả một đời người.

Chẳng những chánh báo của H.T. Mãn Giác đổi, mà cả những y báo cũng sẽ đổi theo.Tìm học trong Phật pháp, chúng tôi mới thấy được điều hay của nó. Thầy Tánh Như là người có tánh hơi ngông và thấy sao nói vậy. Chúng tôi cũng là một kẻ ngông, nghe sao cũng nói vậy. Không ai bụm miệng kịp.

Chúng tôi nghe băng Thầy Tánh Như nói, lúc ở chùa Việt Nam, Thầy được giao nhiệm vụ lau chùi bàn Phật và đổ rác. Dọn các lư nhang, Thầy thấy rất nhiều tàn thuốc được vùi trong lư. Đổ thùng rác, Thầy thường thấy vỏ lon bia.

Chắc chắn những vật ấy không phải của Hòa Thượng. Và chúng tôi cũng không quan tâm tìm hiểu vị sư nào hút thuốc uống bia trong chùa và có hành động không kính trọng Phật.

Nhơn đây, chúng tôi kể ra để nói thêm về cái duyên và y báo của H.T. Mãn Giác. Hòa Thượng là người trụ trì, tức là vị lãnh đạo chùa. Việc xảy ra trước Phật Bồ Tát, Hòa Thượng phải có phần trách nhiệm. Nếu việc này Thầy Tánh Như không nói ra, Hòa Thượng Mãn Giác không biết, nhưng Phật Bồ Tát đều biết. Cho nên, khi Hòa Thượng Mãn Giác biết, Ngài sẽ không để cho việc khinh thường Phật, Bồ Tát xảy ra nữa.

Người không biết sẽ trách Thầy Tánh Như, nhưng người hiểu về “thiện căn, phước báu, duyên lành” đều cảm ơn Thầy Tánh Như. Bởi Thầy Tánh Như chính là duyên lành, nên Hòa Thượng Mãn Giác niệm Phật, được tăng chánh báo, ảnh hưởng đến nhiều y báo. Từ nay, lư nhang chùa Việt Nam sẽ không còn tàn thuốc. Vị Sư nào hút thuốc đó sẽ không bị Phật qưở, đó là điều tốt thứ nhất và không còn lén lút uống bia. Bởi người tu hành làm bất cứ việc gì dù tốt hay không tốt, tưởng đâu Thầy trụ trì, bạn đồng tu và Phật tử không biết; nhưng Phật, Bồ Tát, chư Thiên Thần Hộ Pháp đều biết và tự tâm tức A Lại Da Thức của vị ấy biết và đã ghi hành động tạo nghiệp tốt hay xấu của chính vị ấy. Khi vị ấy lâm chung, tất cả nghiệp tốt xấu trong đời đều hiển hiện. Xấu nhiều thì đi theo đường xấu, đường dữ.

Phật nói: “Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh. Tâm tạo ra Niết Bàn hay địa ngục”. Trước khi mình hành động, tâm đã nghĩ suy, tính toán và tạo thành nghiệp mà mình không hề hay biết, tưởng rằng đã giấu được thiên hạ thì trời đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát nào biết. Nhưng tự tâm mình đã gieo chủng tử xấu, và mình phải mang nó đời đời kiếp kiếp rồi.

Thầy Tánh Như đến chùa Việt Nam, như trên chúng tôi nói là mang đến cho Hòa Thượng Mãn Giác một cái duyên lành. Có lẽ đây là tiền duyên của hai người. Vì đối với các vị sư trong chùa, tức y báo của H.T Mãn Giác cũng được ảnh hưởng tốt vậy.

Riêng chúng tôi, chúng tôi không mang tâm tưởng xấu, chúng tôi viết ra những điều mình đã học, để mong giúp đỡ mọi người.

Trong cuộc đời của Tổ Ấn Quang, Ngài không khuyên người xuất gia và không làm lễ thế phát cho ai cả. Vì Ngài nói, thời Mạt Pháp này tại cửa địa ngục, người xuất gia chen chân vào đông nghẹt. Theo H.T. Tịnh Không, Tổ Ấn Quang là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát, do chính Quán Thế Âm Bồ Tát báo mộng cho một người.

Chúng tôi không có ác tâm vạch lưng Tăng Ni mà chúng tôi mong chư Tăng Ni đều sẽ là những bực trong sạch, đạo đức và sẽ là những bực biết thương chúng sanh thật sự. Một Tăng Ni thật sự biết thương chúng sanh sẽ độ vô số người.

Chùa không thể là nơi để người ta trốn đời vào đó ở và an thân ở đó, bất kể sự đau khổ của chúng sanh. Sau khi chết phải luân hồi. Nhưng chính những vị xuất gia kia khi lâm chung cũng phải đi luân hồi. Chúng tôi viết ra để hữu ích chung vậy.

***********

Bây giờ xin trở lại về cố H.T. Thích Đức Niệm.

Ngài cũng quả là một người phi thường và là một người không chấp trước. Chúng tôi ít khi đến chùa nhưng khi chúng tôi xin Hòa Thượng hiệu đính Kinh Niệm Phật Ba La Mật Sưu Giải thì Hòa Thượng Đức Niệm chấp nhận ngay, không một chút đắn đo.


Nho Hòa Thượng Đức Niệm, chúng tôi mới có cơ duyên đi sâu vào Phật pháp, rồi may mắn được cư sĩ Thanh Trí trao cho bộ băng 29 video giảng Kinh Vô Lượng Thọ của H.T. Tịnh Không

Từ cái duyên ban đầu này, đến việc Hòa Thượng Đức Niệm tâm sự với chúng tôi, như đã nói ở trước. Ngài đã khai tâm chúng tôi. Từ đó, chúng tôi hiểu thế nào là Kiết Thất Niệm Phật, thế nào là Phật Thất. Chúng tôi trở thành một công cụ được Ngài sử dụng để gây nên cao trào Phật Thất ở hải ngoại ngày nay.

Như chúng tôi đã thưa trước đây, ngoài Hòa Thượng Đức Niệm là một bực thị hiện, vẫn còn nhiều Tăng Ni khác cũng vậy. Nếu chẳng có những vị ấy, thì cao trào Phật thất không vững mạnh như hiện nay.

Hòa Thượng Thích Đức Niệm là bực nồng cốt cho nên khi hoàn thành sứ mạng, Ngài phải ra đi. Từ xưa đến nay vẫn thế.

Bây giờ xin kể về trường hợp thấy Phật A Di Đà hai lần và ngày vãng sanh Cực Lạc của Hòa Thượng Thích Đức Niệm.

Vào ngày rằm Tháng Giêng năm Quý Mùi, tức ngày 15/2/2003, Hòa Thượng thấy Phật A Di Đà đến viếng. Sau đó, Hòa Thượng kể cho Thầy Minh Chí nghe.

Được tin này, chúng tôi nghĩ Hòa Thượng sắp sửa vãng sanh Cực Lạc. Mọi người tiên đoán, Hòa Thượng sẽ vãng sanh vào ngày Đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết Bàn. Nhưng ngày đó chẳng có gì xảy ra.

Vào ngày Chủ Nhựt 16/3/2003, vào 6 giờ chiều lúc chư Phật tử đang trợ niệm, Phật tử Phước Lạc bỗng ngửi thấy mùi hương trầm, cô tự hỏi: “Lạ quá! Thầy đang không được khỏe, vậy ai lại đốt nhang?”. Phước Lạc lặng lẽ lui ra ngoài, tìm xem nhang đốt ở chỗ nào để tắt. Nhưng tìm khắp nơi không thấy! Có người khác và Sư cô Diệu Tánh cũng ngửi được mùi thơm.

Ngày 17/3, chúng tôi được tin Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa (lúc ấy còn là Thượng Tọa) từ Texas về thăm. Thầy Tín Nghĩa kể lại, Hòa Thượng Đức Niệm nói rất lâu và Hòa Thượng tỏ vẻ rất quan tâm.

Sau đó, chúng tôi có hỏi Thầy Tín Nghĩa nói gì với Hòa Thượng Đức Niệm. Thầy Tín Nghĩa nói: “Thầy nói với Hòa Thượng còn mấy ngày nữa là vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin ráng chờ ngày đó”.

Ngày 18/3/2003, chúng tôi đến thăm Hòa Thượng. Hòa Thượng Thích Trí Chơn hướng dẫn chúng tôi vào thăm. Nghe có chúng tôi, Hòa Thượng Đức Niệm mở mắt nhìn. Hòa Thượng bị ung thư gan. Các bác sĩ nói, bịnh này làm Hòa Thượng đau đớn vô cùng, chúng tôi nhìn thấy Hòa Thượng ốm nhiều, nhưng không có triệu chứng đau đớn như các bác sĩ nói. Thấy chúng tôi vào, mọi người tản bớt ra ngoài, chỉ còn ở lại 3 người. Chúng tôi chẳng dám hỏi han, cần để Hòa Thượng tịnh dưỡng và niệm Phật.

Chúng tôi chỉ hỏi vắn tắt:

- Thưa Hòa Thượng, Ngài thấy Phật A Di Đà mấy lần?

Hòa Thượng mở mắt nhìn và đáp ra tiếng rõ ràng:

- Hai lần.

Đại Đức Quảng Đạo đang ở dưới chân Hòa Thượng Đức Niệm, vui mừng lặp lại:

- Hai lần !

Sáng ngày 19/3/2003, Phật tử đang trợ niệm bỗng nhìn thấy sắc diện trên gương mặt Hòa Thượng biến đổi từ xám xanh thành ửng hồng và lỗ tai của Hòa Thượng từ từ dài ra. Đây là hiện tượng của người sắp vãng sanh. Thường thì, ngay khi vãng sanh mới có hiện tượng. Nhưng Hòa Thượng Đức Niệm hiện tướng lành trước. Theo chúng tôi có lẽ vào ngày này, có thể Phật A Di Đà đã đến lần thứ 3 nên Hòa Thượng Đức Niệm mới có tướng lành ấy.

Chiều ngày 20/3/2003, Phật tử tựu về đông đủ hơn, bỗng một cháu nghe được tiếng nhạc thật êm dịu, thảnh thoát. Dường như đây là tiếng nhạc trời.

Đúng 12 giờ khuya, tức là bước vào sáng ngày 21/3/2003, ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Bỗng nhiên trống Bát Nhã đánh lên liên hồi. Tâm mọi Phật tử cảm thấy một niềm rộn ràng kỳ diệu. Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nằm im. Thầy Thích Minh Chí tân trụ trì kiêm Giám đốc Phật Học Viện Quốc tế bước tới trang trọng thưa:

“Đã đến giờ, xin thỉnh Hòa Thượng lên đường”

Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nằm bất động bỗng mở miệng chép môi.

Mọi người đều trố mắt nhìn.

“Thì ra Hòa Thượng đang niệm Phật”. Đây là ý của một người trông thấy kể lại cho chúng tôi nghe.

Nhưng theo các băng giảng của Hòa Thượng Tịnh Không: “Vào giờ phút cuối cùng của người niệm Phật được vãng sanh. Người ấy mở miệng là để nói lời từ biệt: “Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn, ta đi đây!”.

Chúng tôi nghĩ, chính Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nói lời từ giã mọi người. Thế là, liền sau đó, Hòa Thượng Thích Đức Niệm ra đi. Ngài viên tịch đúng 1 giờ 45 phút rạng ngày 21/3/2003 tức ngày Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hòa Thượng Thích Đức Niệm đã tròn sứ mệnh của một vị Bồ Tát thị hiện. Dù đã vãng sanh, Ngài vẫn còn độ vô số chúng sanh.

Mỗi khi khắp nơi tổ chức Phật thất, người ta không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm. Và nhớ đến nhiều Tăng Ni khác đã nuôi sống cao trào Phật thất Việt Nam. Đó là ăn quả nhớ người trồng cây. Quả này là “Quả Vãng Sanh”, người được hưởng quả này sẽ sung sướng vĩnh viễn ở cõi Cực Lạc.

Chúng tôi đề nghị chư Tăng Ni, mỗi lần tổ chức Phật thất, nếu có thể, xin biểu lộ một nghĩa cử tri ơn cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm. Như vậy sẽ tạo thành một truyền thống. Và sau này, mãi mãi mọi người cũng đều sẽ tri ơn chư Tăng Ni đã tổ chức Phật Thất vậy.

TIỂU SỬ VẮN TẮT
* * * * *

Hòa Thượng Thích Đức Niệm sanh tại làng Thanh Lương, tỉnh Bình Thuận. Xuất gia từ thưở 13 tuổi tại chùa Long Quang – Phan Rí. Sau đó, Ngài tha phương cầu học với các Hòa Thượng: Hòa Thượng Trùng Khánh và Hòa Thượng Thiên Hưng ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.

Trên con đường tầm sư học đạo, Hòa Thượng đã từng là Tăng sinh của Phật Học Viện Hải Đức – Nha Trang. Và năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang-Sàigòn.

Vốn là sinh viên Đại Học Văn Khoa Sàigòn, tốt nghiệp cử nhân Văn Khoa Đại Học Vạn Hạnh năm 1966 và làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề quận Chợ Mới tỉnh Long Xuyên.

Những năm kế tiếp, đảm nhiệm các chức vụ như Chánh Đại Học Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Gia Định, Chánh Thư Ký Phật Học Vụ toàn quốc, Giám Đốc Trường Trung Học Bồ Đề Tỉnh Bình Dương.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

17. Một trong những gia đình nhiều phước báu tại Việt Nam

4 CHỊ EM ĐỀU XUẤT GIA ĐỒNG TRỞ THÀNH SƯ BÀ

3 vị đã vãng sanh Cực Lạc lưu lại nhiều Xá Lợi Niệm Phật từ khi biết đọc và biết viết

SƯ BÀ GIÁC NHẪN BIẾT TRƯỚC NGÀY VÃNG SANH lưu lại Trái Tim & vô số Xá Lợi

Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn sinh năm 1919 (Kỷ Mùi), thế danh Lê Thị Kiểu. Sư Bà xuất thế trong một gia đình danh gia vọng tộc. Đời ông cho đến cha đều làm quan lại ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ông cố nội của Sư Bà là cụ ông Lê Đình Đức làm Quan Lại Bộ Thượng Thư dưới triều vua Khải Định ở Huế. Thân phụ là ông Lê Đình Hiểu làm Hội Đồng Tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là bà Bùi Thị Trĩ - thọ Ưu Bà Di Bồ Tát giới với pháp danh Diệu Đạt.

Tuy giàu có, của ăn của để dư giả nhưng ông cụ thân sinh của Sư Bà là ông Hội Đồng Tỉnh Vĩnh Long, từ trẻ đã đam mê học hỏi giáo lý đạo Phật, sống cuộc đời giản dị. Ông cất ngôi Già lam trong khuôn viên đất của mình để làm nơi hành trì tu tập.

Ông cụ ăn chay và niệm Phật, thường bố thí và cúng dường. Ông bà cụ thân sinh của Sư Bà có 7 người con nhưng do bệnh từ nhỏ nên chỉ còn người thứ 2,5,6,7 và 8; tất cả đều là con gái, không có con trai. Người chị thứ hai là mẹ của Phật tử Diệu Liên, cô Diệu Liên là người thân cận gần gũi nhất với Sư Bà từ nhỏ vì mẹ của cô mất sớm.Vì vậy, Sư Bà Giác Nhẫn thứ 7, còn người chị thứ 5,6 và người em song sinh thứ 8. Tất cả tài liệu của bài này do cô Diệu Liên cung cấp.

Sau khi sanh người con thứ 5 là Sư Bà Thích nữ Tâm Nhàn, ông cụ thân sinh liền xây một cái cốc cách xa nhà để nhập thất niệm Phật ngày đêm trong đó mà buông bỏ chức tước danh vọng. Ông nhập thất niệm Phật trong cốc được vài năm thì bị bà con trong gia đình rầy la. Vì tài sản của cải quá nhiều, người vợ không thể lo xuể nên ông đành ra thất phụ giúp vợ. Rồi sau đó tiếp tục nhập thất cho đến ngày vãng sanh.

Trong thời gian ông cụ ra thất, bà cụ hạ sanh người con thứ 6 là Sư Bà Thích nữ Như Thái. Và 3 năm sau, song sanh hai người con gái thứ 7 và 8. Đó là Sư Bà Giác Nhẫn và Sư Bà Giác Bổn.

Trong gia đình của Sư Bà, có 5 chị em gái, người chị cả mất sớm nên còn 4 người. Nhưng do ảnh hưởng của thân phụ và do giác ngộ được chân lý giải thoát nên 4 chị em trước sau lần lượt xuất gia.

Sư Bà Thích nữ Tâm Nhàn là chị thứ 5 đã bỏ tất cả, trốn ra tận Huế để xuất gia cầu đạo. Sau nhiều năm, bà mẫu của các Sư Bà mới biết con mình đã là người tu sĩ. Sư Bà Tâm Nhàn vãng sanh năm Canh Ngọ (1990) trụ thế 82 năm.

Tiếp theo là Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn. Sư Bà xuất gia lúc 18 tuổi nhưng lúc nhỏ khi mới học nói học viết là đã biết niệm Phật và ăn chay kỳ. Năm 10 tuổi, Ni trưởng tụng thuộc lòng chú Đại Bi và năm 12 tuổi trì chú Chuẩn Đề. Đến năm 15,16 tuổi thì hai cô song sanh đi tham gia Gia đình Phật tử chùa Giác Thiên – Vĩnh Long. Năm 18 tuổi, độ tuổi thuần khiết tươi đẹp của đời người, bà nhận thấy rõ cuộc sống trần thế huyễn hóa, ảo mộng nên đã xin cha mẹ xuất gia tu học cùng chị mình là Sư Bà Tâm Nhàn.

Người chị thứ 6 của Sư Bà Giác Nhẫn là Sư Bà Thích nữ Như Thái , sau khi lập gia thất, về làm dâu trong một gia đình thuộc hàng thượng lưu tại đất Gia Định xưa. Sau khi sanh được một người con gái thì cũng xuống tóc xuất gia theo chị và em mình tìm đường giải thoát. Sư Bà nhờ thân mẫu nuôi dưỡng đứa con của mình sau khi sanh chỉ có vài tháng tuổi. Sư Bà đã đi tầm sư học đạo khắp miền Tây Việt Nam. Và Sư Bà đã về chùa Giác Thiên cùng em mình là Sư Bà Giác Nhẫn mở lớp Phật học đầu tiên của Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ. Đến năm 1986, Sư Bà Như Thái vãng sanh sau một cơn bệnh nhẹ, trụ thế 71 năm, hạ lạp 40 hạ. Sau khi trà tỳ lưu lại nhiều xá lợi.

Và sau cùng là Sư Bà Thích nữ Giác Bổn, là em song sanh với Sư Bà Giác Nhẫn. Do các chị của bà đều xuất gia nên không ai quản lý gia sản của cha mẹ để lại nên sau khi sắp xếp xong mọi công việc thì Sư Bà cũng nối gót xuất gia theo các chị của mình.

Tuy rằng các Sư Bà đều có trình độ Phật học, có cả kiến thức về Thiền nhưng vẫn y giáo phụng hành theo lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, chính bản thân Sư Bà niệm Phật và dạy cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia thực hành pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.

NHỮNG CHUYỆN MỚI NHẤT CỦA

SƯ BÀ GIÁC NHẪN VÀO NĂM 2003

Vào ngày 24/1/2003, sau khi xuất viện, tuy tuổi già sức yếu nhưng Sư Bà rất hoan hỷ cung thỉnh Thượng Tọa Thích Tôn Thật - Trưởng Ban Từ Thiện trao một số tịnh tài để ủng hộ chương trình mổ mắt cho người nghèo khó khăn.

Ngày hôm đó, Sư Bà rất vui vẻ không nghỉ trưa, vì thế cô Diệu Liên lo sức khỏe, thưa rằng “Sao Thầy không nghỉ trưa”, Sư Bà vui vẻ trả lời “Thầy làm được việc từ thiện cuối cùng nên vui quá không ngủ được”.

Dù vậy, nhưng khi nghe tiếng đại hồng chung thì Sư Bà liền gọi thị giả đỡ ngồi dậy lần chuỗi niệm Phật. Tinh thần của Sư Bà rất tỉnh táo, nói chuyện vui vẻ và thường cười, có khi cười ra tiếng. Và dường như Sư Bà biết trước mình sẽ được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn nên không lo cho thân tứ đại chỉ lo nhất tâm niệm Phật.

Trong di chúc được viết ngày 05/4/2000, Sư Bà có viết rằng: “Sau khi Thầy viên tịch, hậu sự các xuất sứ phải đúng với đạo pháp, thể hiện tinh thần giải thoát, tùy nghi cử hành tang lễ trong ba hay bốn ngày thôi. Không nên để lâu làm mệt nhọc mọi người! Thầy sợ tổn đức! Sau khi thiêu, thâu Xá Lợi đặt trên bàn thờ, ngồi chung với hai Sư Tỷ ”. Và ở cuối di chúc, Sư Bà có nói rõ rằng mình đã yên tâm trong lúc tuổi già cầu Vãng sanh Phật quốc.

Phải chăng đây là lời tiên triệu của Sư Bà biết trước mình sẽ về Cực Lạc mà với đức tính khiêm tốn của một vị xuất gia nên Sư Bà không muốn nói ra.

Sau Tháng Giêng năm Quý Mùi (2003), sức khỏe của Sư Bà giảm sút thêm. Đến 1 giờ khuya ngày mùng 6 tháng 2 (8/3/2003), sau khi uống sữa xong, Sư Bà nôn ra nước màu hồng dợt. Lúc đó, Sư Bà gọi bào muội Giác Bổn hộ niệm và gọi Ni chúng xúm quanh giường niệm Phật tiếp dẫn. Sư Bà Giác Bổn hỏi Sư Bà Giác Nhẫn rằng : “Chị có nghe niệm Phật không?”.

Lúc đó, Sư Bà gật đầu ra dấu là có nghe niệm và miệng cũng niệm nhép nhép theo.Ni chúng chùa Huệ Lâm và các chùa khác cùng chư Phật tử luân phiên thay nhau trợ niệm.

“NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT” đã vang rền trong suốt 2 ngày đêm. Sáng ngày 9/3/2003 (mùng 7/2/Quý Mùi), Sư Bà nhiều lần giơ tay lên dường như muốn chỉ cái gì đó và cũng có nhiều lúc Sư Bà mở mắt nhìn về một chỗ với nét mặt vui vẻ. Đến 11 giờ , Sư Bà mở mắt thật to, thật sáng và ngước nhìn lên trên dường như thấy cái gì đó đẹp đẽ phi thường như thấy Phật tiếp dẫn. Sau đó từ từ nhằm mắt khít lại, miệng cũng khép rất kín.

Sau khi tịch, khuôn mặt hồng hào sáng lạ thường và thân thể rất mềm. Trước khi làm lễ nhập kim quan, có một vị cư sĩ rất sợ đứng gần xác của người chết nhưng khi lại thăm Sư bà lần cuối cứ ngồi cạnh Sư Bà và nói rằng thấy Sư bà đang cười với mình.

Sau lễ trà tỳ còn lưu lại hàng ngàn viên Xá lợi. Trong hình chỉ là một phần nhỏ vì các vị đệ tử đã thỉnh về chùa để thờ. Xá lợi của Sư Bà có viên to bằng đầu ngón tay cái, có viên bằng đầu ngón tay út, rất nhiều viên màu đen huyền, trắng, óng ánh pha đỏ rất đẹp. Có khoảng hơn một ngàn viên. Đặc biết nhất là hơn 10 viên xá lợi pha lê, long lanh và chiếu sáng như viên pha lê. Và có 1 viên như nắm tay của em bé sơ sinh, có hình quả tim, ở phía trên còn có sợi dây màu đỏ có lẽ đây là gân máu đã hóa xá lợi. Xá lợi của Sư Bà Giác Nhẫn đã được nhiều quHòa Thượng, Sư Bà tán thán vì đây là kết quả tu trì suốt cuộc đời của một người xuất gia.

Hải Trí

Lời Tịnh Hải:

Đọc kỹ bài này, chư vị sẽ thấy, lúc trẻ vừa biết đọc và biết chữ, Sư Bà Giác Nhẫn đã biết niệm Phật. 10 tuổi đã thuộc lòng chú Đại Bi, 12 tuổi lại thuộc chú Chuẩn Đề.

Nhìn hình ảnh hồi còn tuổi xuân của Sư Bà, chúng ta thấy cô Lê Thị Kiểu, thế danh của Sư Bà, quả là một cô gái nhan sắc. Nhưng do thiện căn, phước báu và nhân duyên, cô Lê Thị Kiểu đã đi tu và tu thật miên mật.

Ngày 5/4/2000, Sư Bà Giác Nhẫn viết di chúc, giữa lúc sức khỏe đầy đủ, tinh thần sáng suốt. Sư Bà còn dặn dò không được kéo dài tang lễ quá lâu khiến tốn kém và làm mệt nhọc mọi người.

Ba năm sau, ngày 9/3/2003, Sư Bà ra đi vĩnh viễn. Nhớ lại di chúc, căn cứ vào công đức tu hành của Sư Bà, người ta mới dám nghĩ Sư Bà Giác Nhẫn được Phật A Di Đà báo trước ngày giờ vãng sanh. Có lẽ Sư Bà đã diện kiến Đức Từ Phụ A Di Đà vào khoảng tháng 3/2000.

Sáng ngày 9/3/2003, lúc đang nằm nhắm mắt niệm Phật, nhiều lần đưa tay lên và mở mắt thật sáng.

Theo H.T. Tịnh Không, trong những trường hợp tương tự, người sắp vãng sanh muốn báo cho mọi ngươi hiện diện rằng, Phật A Di Đà và Thánh chúng đã đến tiếp dẫn.

Ngoài vô số Xá lợi lưu lại, Sư Bà Giác Nhẫn còn lưu lại cho đời trái tim bất diệt. Đây là Trái Tim thứ ba ở Việt Nam. Trước là trái tim của Bồ Tát Quảng Đức, Bồ Tát Minh Phát.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

18. Được Phật A Di Đà gia hạn sống thêm 5 năm

SƯ BÀ THÍCH NHƯ PHỤNG THẤY PHẬT, THẤY CẢ CẢNH GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

và được chết trong mùi thơm đúng như ước nguyện

* * * * *

NHƯ Lai trưởng tử trụ Ta bà,

PHỤNG sự nhân quần dĩ lợi tha,

TÂY xứ phu tòa quy bỉ ngạn,

HƯNG Thiền châu kết độ hà sa,

NI đồ phổ nhuận Tôn Sư đức,

TRƯỞNG ấu đồng triêm pháp lục hòa,

MINH hiển từ tâm hành lục độ,

CẢNH huyền cao chiếu nhứt thiền gia.

Tháng 10 năm 2002, chúng tôi có việc phải về Việt Nam, trong thời gian mười ngày bên đó, chúng tôi được nghe quý Sư và Phật tử thường nhắc về hạnh tu của Sư Bà Như Phụng. Chúng tôi rất muốn được đến thăm Sư Bà nhưng vì lý do đặc biệt khiến chúng tôi không thể rời khỏi nhà. Sau khi trở về bên này, trong câu chuyện tham khảo ý kiến với Bác Tịnh Hải về vấn đề vãng sanh, chúng tôi có trình bày với bác rằng: “Dựa theo sách Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi của bác, cháu nghĩ tại Sa Đéc sẽ có hai vị cao tăng Ni sau này sẽ vãng sanh lưu Xá lợi”. Dự đoán ấy nay đã trở thành sự thật!

Mấy tuần trước, chúng tôi được gia đình cho biết, Sư Bà Như Phụng đã thị tịch và để lại rất nhiều xá lợi. Chúng tôi liền báo tin cho Bác Tịnh Hải rõ, bác yêu cầu chúng tôi liên lạc về Sa Đéc để thu thập hình ảnh và bài tiểu sử của Sư Bà do liên hữu Thiện Thành gởi qua, chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với Sư cô Thích nữ Như Hiền thuộc chùa Tây Hưng để xin thêm những chi tiết về công hạnh tu tập và trường hợp vãng sanh của Sư Bà.

Sư Bà Thích nữ Như Phụng tự Diệu Thành, pháp hiệu Giác Mỹ, sinh năm 1911 tại làng Tân Vĩnh Hòa, Quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Là đệ tử xuất gia của Hòa Thượng Thích Vạn Ân thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41. Thân phụ là cụ Phạm Văn Lắm, người rất hiền hòa phúc hậu, thân mẫu là bà cụ Huỳnh Thị Trúc, một người mẹ đảm đang đức hạnh. Sư Bà là con thứ sáu trong gia đình có tám anh chị em và là chị của cố Ni Trưởng Thích nữ Như Lan, trụ trì chùa Thanh Thiền ở Sa Đéc và Ni Trưởng Thích nữ Như Hiếu, đương kiêm trụ trì chùa Tây Hưng.

Thưở thiếu thời, Sư Bà thường xuyên lui tới chùa Tây Hưng, tụng kinh niệm Phật, công quả sớm hơm và quy y Tam Bảo. Càng ngày Sư Bà nhận thức sâu sắc về cuộc đời giả tạm, khổ nhiều hơn vui, từ đây chí xuất trần tu thiện pháp càng mãnh liệt. Khi duyên lành đã sẵn đủ, lại được sự chấp thuận của song thân, Sư Bà lên đường tầm sư học đạo. Năm 1929, lúc vừa tròn 19 tuổi, Sư Bà đến chùa Tây Hưng cầu Hòa Thượng Thích Vạn Ân xin được thế phát xuất gia tu học. Tháng 11 năm 1945, Hòa Thượng Bổn sư viên tịch, Sư Bà được giao phó trọng trách.

Sư Bà chuyên tu theo pháp môn niệm Phật A Di Đà. Thưở ban đầu, ngay sau khi xuất gia, Sư Bà niệm Tam Thiên Phật, rồi Vạn Phật, Ngũ Bách, tụng Sám Hối Hồng Danh, nhưng về sau Sư Bà chỉ niệm thánh hiệu “A Di Đà Phật”. Ngay cả khi Sư Bà kết hạt chuỗi bo bo, mỗi hạt bo bo là một biến “A Di Đà Phật”.

Công phu niệm Phật của Sư Bà không bao giờ dãi đãi, thời khóa niệm Phật hàng ngày bắt đầu từ 2 đến 4 giờ sáng; 7 đến 9:30 giờ; 2 đến 4 giờ chiều; 5:30 đến 7 giờ tối. Sư Bà ngọ trai lúc 12 giờ trưa và sau đó tụng Kinh A Di Đà, việc này Sư Bà đã thực hành nghiêm chỉnh ngay từ lúc mới xuất gia.

Sư Bà đã niệm Phật miên mật như thế trong suốt thời gian dài làm cho chúng tôi nhớ đến lời dạy của Ngài Ngẫu Ích Trí Húc Đại Sư mà Hòa Thượng Minh Tâm đã ghi trong Lời Bạt của sách Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi: “Đời mạt pháp, ức vạn người tu hành, ít có một người đắc đạo. Chỉ còn nhờ phép Niệm Phật mới được độ thoát. Than ôi, nay chính là đời mạt pháp rồi mà bỏ pháp môn niệm Phật này thì còn pháp môn nào tu học được nữa”. Vì vậy trường hợp vãng sanh lưu lại Xá lợi của Sư Bà Như Phụng đối với hành giả chuyên tu theo pháp môn Niệm Phật chắc cũng không có gì ngạc nhiên.

Ngoài công phu niệm Phật, Sư Bà đã thực hành hạnh của Bồ Tát mà ít có người làm được. Như trên đã nói, Sư Bà kết chuỗi bo bo, mỗi hạt là một biến “A Di Đà Phật”, mỗi ngày kết hai tràng để tặng cho chúng sanh Phật tử, nguyện của Sư Bà là mong cho mọi người đều niệm Phật. Sư Bà phát năm cầu nguyện khi thí chuỗi là:

Cầu cho Phật tử dồi sào sức khỏe

Cầu cho người niệm Phật tài vật đầy đủ

Chí niệm thường tinh tấn

Thực hành hạnh nguyện Bồ Tát

Khi bỏ thân được vãng sanh Cực Lạc.

Ngày nay nhiều Phật tử ở hải ngoại có dịp về thăm lại chùa Tây Hưng vẫn thường nhớ đến những tràng chuỗi bằng hạt bo bo và ao ước có được xâu chuỗi như thế để tưởng Phật, niệm Phật.

Với tâm nguyện cứu độ chúng sanh, phát nguyện cầu siêu cho chư hương linh được siêu sanh lạc quốc, Sư Bà đã bỏ ra bốn năm trời, cứ vào mùa Thanh Minh, thường đến hết nghĩa trang này lại qua nghĩa địa khác để trì chú Tấn Sa cho hương linh, mỗi phần mộ ba vòng. Năm 1948, Sư Bà cùng với Sư Bà viện chủ chùa Thiền Quang ở Sàigòn tổ chức kỳ siêu, vớt vong bằng giàn Thủy Lục, trong đêm các Ngài tụng Kinh Địa Tạng, niệm Hồng danh “A Di Đà Phật” để hồi hướng cho chư hương linh.

Sau đó Sư Bà nhập thất ba năm. Trong thời kỳ nhập thất này, Sư Bà rất ít nói chuyện, thị giả hay Phật tử chỉ mang thức ăn vào thất rồi trở ra. Sư Bà chú tâm vào việc tụng Kinh niệm Phật để hồi hướng cho hương linh các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn.

Năm 1964, Sư Bà lại nhập thất tịnh tu ba năm, tiếp tục nhứt tâm niệm Phật và tụng Kinh để hồi hướng cho ngôi Tam Bảo sung túc, huynh đệ tu hành tinh tấn, đàn na hưng thịnh. Và trong suốt thời gian sau này, Sư Bà vẫn thường xuyên nhập thất niệm Phật.

Năm vừa qua, thấy tuổi hạc đã cao, Sư Bà phát nguyện trước chư Phật: “Con nay đã trên 90 tuổi rồi sao lại chưa đi, nếu như thọ mạng chưa dứt, xin chư Phật cho con ở lại thế gian 5 năm nữa để con gieo trồng bo bo, kết chuỗi hầu khuyến khích Phật tử niệm Phật”. Mấy hôm sau, bên tai Sư Bà nghe có tiếng nói: “Thôi, mãn nguyện rồi, con nên đi đi”. Ở đây, Sư Bà xin thêm 5 năm nữa, chúng tôi vẫn thắc mắc, không rõ trước kia Sư Bà có nguyện gì nữa không, nếu là có thì có thể đã có sự cảm ứng đạo giao mà Sư Bà thường ít nói nên không ai biết được chăng?

Sư Cô Như Hiền có kể lại, là cách đây gần một năm, khi ngồi trước chánh điện niệm Phật, Sư Bà ngửi được mùi hương thơm phảng phất rất là dễ chịu và nhìn thấy được cảnh giới tốt đẹp với những thứ cỏ lạ đều đặn, thẳng tấp trên cát mịn màng, thoáng xa xa người người lui tới trong y phục đẹp, trang nhã và lịch sự nhưng Sư Bà chưa được vào cảnh giới đó. Bỗng chốc Sư Bà nhớ ra là mình đang niệm Phật và đang ngồi ở chánh điện.

Những giờ phút sau cùng của đời người, trước khi được về với Phật, Sư Bà rất tỉnh táo, vui vẻ, hay hỏi han vuốt ve các Phật tử tới viếng thăm. Sanh tiền Sư Bà thường nguyện với Đức Phật A Di Đà, xin “được chết thơm”, xin đến lúc lâm chung được ra đi nhẹ nhàng, tinh thần minh mẫn. Nay nguyện của Sư Bà đã được thành tựu như ý.

Sư Cô Như Hiền nhớ lại lần thân bệnh vào năm trước, đôi lúc Sư Bà còn kêu than đau đớn nhưng lần sau cùng này, Sư Bà không kêu rên hay than đau và luôn luôn giữ thế nằm nghiêng về phía tay phải, thế nằm của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi nhập diệt.

Hơn chín mươi năm trụ thế, tấm thân ngũ uẩn được sử dụng để phụng sự Đạo pháp và chúng sanh đã hao mòn theo năm tháng, thân thế tuy mỏi mệt nhưng tinh thần luôn luôn trong sáng và tinh tấn niệm Phật. Khoảng bốn ngày trước khi vãng sanh, Sư Cô thị giả bạch thỉnh ý Sư Bà xin tụng bộ Kinh Đại Bi Đạo Tràng Sám Pháp – Lương Hoàng Sám để hồi hướng công đức cho Sư Bà, Ngài hoan hỷ chấp nhận, và thời gian này Sư Bà còn lên chánh điện để quan sát. Khi bộ Kinh được tụng đến quyển thứ bảy, qua phần Chú Vãng Sanh, đang tụng thời Sư Bà đã xả báo thân, thu thần viên tịch. Trong giây phút cận tử nghiệp này, Sư Bà vẫn còn nhép môi để niệm Phật, niệm thầm trong tư tưởng. Ngài ra đi với nét mặt hồng tươi khác lạ, da mặt căng thẳng và đầy nét hoan hỉ, trên tay vẫn còn cầm xâu chuỗi, cho đến lúc tay dũi thẳng ra xâu chuỗi mới rớt xuống một cách tự nhiên, nhẹ nhàng trước mặt quý Sư Cô. Lúc đó là 5 giờ chiều ngày mồng 8 tháng 9 năm Quý Mùi tức ngày 3 tháng 10 năm 2003. Nơi tịnh thất, trên chánh điện chùa Tây Hưng tiếng niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” vang lên. Sư Bà trụ thế 92 tuổi, hạ lạp trải qua 63 mùa an cư kiết hạ.

Với hạnh nguyện lợi tha cao cả, Sư Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình một cách thầm lặng cho đời và đạo. Việc làm của Sư Bà tuy đơn giản nhưng nếu không có Bồ Đề tâm, không có Bồ Tát hạnh thì cũng không dễ gì làm được. Công đức và đạo hạnh của Sư Bà vẫn còn sống mãi trong lòng người con Phật, nhất là Ni giới và hàng Phật tử tại gia. Đặc biệt nhất vẫn là vô số xá lợi đủ màu mà Sư Bà đã lưu lại cho hậu thế, trong đó có 5 viên XÁ LỢI NGỌC. Theo lời Sư Cô Như Hiền, Sư Bà Như Hiếu chỉ giữ lại một số xá lợi như đã thấy trong hình để khuyến khích Phật tử tu hành niệm Phật, số còn lại được đem đi rải trên sông.

Sư Cô Như Hiền còn cho biết, sau lễ trà tỳ tại lò hỏa táng Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh - Sàigòn, Xá lợi được đem về thất để lựa trong tối hôm đó. Đến 2 giờ khuya, giờ mà Sư Bà bắt đầu cho ngày tu niệm Phật, Sư Cô thị giả nghe thấy có luồng gió mát với hương thơm ngào ngạt giống như hương thơm của hoa sứ (ngọc lan). Mùi thơm này lưu lại cho đến mười phút.

Sư Bà Như Hiếu cho biết: “Sở cầu sở nguyện của Sư Bà Như Phụng đã được như ý nên Sư Bà đã trở về với Đức Từ Phụ A Di Đà Phật”.

Bốn năm trước đây, tại Sa Đéc, hàng Phật tử tại gia có cụ bà Diệu Thành đã vãng sanh để lại xá lợi với sự nhiệm mầu là từ chín viên nhỏ đã tự kết hợp lại thành ba viên xá lợi lớn star, nay là Sư Bà Thích Nữ Như Phụng đã vãng sanh để lại nhiều xá lợi đủ màu và năm viên NGỌC XÁ LỢI. Sự vãng sanh của hai vị Bồ Tát nói trên thật là một tấm gương sáng, một bài học quý báu, giúp cho Phật tử ở Sa Đéc có lòng tin sâu xa vào sự thù thắng của Pháp môn Niệm Phật và nhứt là lời dạy vô cùng quan trọng của Đức Bổn Sư trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật nói phẩm thứ hai: “Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT”. Chắc chắn là trong tương lai nơi đây sẽ còn có thêm nhiều vị được vãng sanh!

Thiện Thành và Minh Thịnh cẩn ghi.

star Đây là lời thuật của vị Sa Môn đã trường chay trong suốt hơn hai mươi năm trước khi được đắp y vàng từ ba mươi năm qua. Ngài nay đã chín mươi tuổi, có lòng tin sâu xa vào Pháp môn niệm Phật, đã và đang thực hành pháp môn này một cách rốt ráo.

Lời Tịnh Hải:

Xin chư vị lưu ý, trong tập sách này có rất nhiều chuyện vãng sanh. Và toàn là những người chết đẹp bởi sau khi được Phật A Di Đà rước, mọi nghiệp chướng đều được Phật A Di Đà dùng Phật lực xóa hết, nên đã để lại những gương mặt thật đẹp.

Tại sao mỗi vị được vãng sanh, Đức Phật A Di Đà phải tốn công như vậy?

Bởi đó là đại nguyện của Ngài. Ngay trong nguyện thứ nhứt, Ngài đã nói: “Hết thảy chúng sanh, sanh vào nước con đầy đủ thân sắc, chân kim vàng tía, băm hai vẻ đẹp, tướng đại trượng phu, đoan trang nghiêm chánh, tinh khiết thanh tịnh, đều đồng một loại”.

Thân xác của chư vị được vãng sanh, lưu lại ở đây đẹp đẽ như vậy, chỉ là một chuyện rất tầm thường. Theo tinh thần lời Kinh, khi Sư Bà Như Phụng đến Cực Lạc liền được thân kim vàng tía và đổi sang tướng trượng phu, tức thân nam và hình dạng tướng mạo đều giống Đức Phật A Di Đà.

Tại sao được vậy?

Tại vì, người tu pháp môn niệm Phật đều gọi Phật A Di Đà là Từ phụ. Đây là đức cha hiền từ thương tất cả các con.

Chúng ta khi nhập thai ở cõi này, đâu từng thấy trước mặt mũi cha mẹ, vậy mà khi được sanh ra còn giống cha hay giống mẹ. Còn bây giờ, chúng ta thờ Ngài, ngày đêm lại tưởng nhớ, niệm danh hiệu Ngài. Do thần lực của Ngài, nên về đến Cực Lạc tất cả đều giống cha như khuôn đúc.

Có dịp chúng tôi sẽ trình bày điều này nhiều hơn.

Cuộc đời Sư Bà là tấm gương tu hành kiên trì, đúng đạo pháp và pháp môn niệm Phật. Ngoài việc tự lực niệm Phật cầu vãng sanh, Sư Bà còn có tinh thần lợi tha. Sư Bà đặc biệt lo cho sự siêu thoát các vong linh tử nạn vì chiến tranh. Chẳng rõ Sư Bà Như Phụng có khả năng cầu cho người chết siêu thoát được hay không. Nhưng hành động và tinh thần của Sư Bà không trục lợi là điều chúng ta khâm phục.

Đối với người sống, Sư Bà gieo trồng bo bo lấy hạt và mỗi ngày đều ngồi kết hạt bo bo làm chuỗi để tặng Phật tử. Một hạt bo bo được kết, Sư Bà lại niệm một câu hồng danh A Di Đà Phật. Do tâm không chạy theo trần cảnh, mà suốt ngày chỉ niệm A Di Đà Phật, quả chính là Sư Bà đã niệm Phật mà trong tâm có Phật, như Hòa Thượng Tịnh Không nói.

Theo chúng tôi, Sư Bà đã diện kiến Phật A Di Đà một lần. Đó là lần Sư Bà yêu cầu cho hoãn lại ngày vãng sanh với hạn kỳ 5 năm. Căn cứ vào lời nguyện của Sư Bà và câu nói thầm lặng: “Thôi, mãn nguyện rồi, con nên đi đi” mà chúng tôi tin tưởng như vậy.

Ngoài ra, Sư Bà Như Phụng còn thấy cả cảnh giới Cực Lạc và được chết trong mùi thơm, đúng như Sư Bà ước nguyện.

Hòa Thượng Tịnh Không thường giảng: “có cầu sẽ có ứng”. Xin chư vị đọc kỹ cung cách tu hành của Sư Bà và hành động đúng theo Sư Bà, chắc chắn chư vị cũng được toại nguyện y như vậy.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

19. Bà cư sĩ họ Hàn thấy Phật vãng sanh nhờ tích cực Hộ Pháp cho H.T Tịnh Không

* * * * *

Đây là chuyện niệm Phật thấy Phật vãng sanh đáng được chúng ta lưu tâm, vì người được Phật A Di Đà tiếp dẫn là một cư sĩ đã đóng góp một phần lớn cho cuộc đời tu hành và hoằng pháp của Hòa Thượng Tịnh Không.

Cuộc đời tu hành gian nan và sự hoằng pháp thành công ngày nay của H.T Tịnh Không, ngoài sự tự lực của Ngài, đáng kể nhứt là sự hộ pháp của bà Hàn cư sĩ.

Trong đời tu hành, H.T Tịnh Không gặp được 3 vị Thầy giỏi.

Đầu tiên, Hòa Thượng Tịnh Không học với giáo sư Đông Phương Mỹ. Kế đó, học với Chương Gia Đại Sư thuộc Mật Tông. Sau khi Chương Gia Đại Sư viên tịch, Ngài Tịnh Không gặp cư sĩ Lý Bỉnh Nam.

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam đưa điều kiện là phải buông bỏ tất cả những gì mà hai vị Thầy trước đã dạy thì ông mới thâu nhận làm đệ tử, và những Kinh sách nào, ông cho đọc mới được đọc.

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam là đệ tử chân truyền của Ngài Ấn Quang, Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông (xin xem bài Vãng sanh Lưu Xá Lợi của cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở phần sau).

Năm 45 tuổi, theo lời tiên đoán của một nhà tướng số, đáng lý Hòa Thượng Tịnh Không đã chết trong cơn bạo bịnh như hai người bạn đồng tu đã chết trước, đúng như lời tiên đoán. Nhưng, nhờ Ngài biết buông bỏ tất cả. Kiên trì và miên mật niệm Phật suốt 1 tháng, H.T. Tịnh Không đã chuyển được nghiệp lực.

Theo chúng tôi, H.T. Tịnh Không đã niệm Phật thành khối và đạt được niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn”, có thể Ngài đã được sự nhất tâm bất loạn.

Nghe các băng giảng của Hòa Thượng, chúng tôi nghĩ Ngài đã dứt được Kiến hoặc và Tư hoặc. Kiến hoặc có 10 loại: thân kiến, biện kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến, tham, sân, si, mạn, nghi. Tư hoặc gồm có: tham, sân, si, mạn vi tế.

Lý nhất tâm bất loạn khó hơn, đòi hỏi phải phá một phần Vô minh. Khi nào phá được một phần Vô minh sẽ chứng được một phần Pháp thân. Vô minh tổng cộng có tới 42 phần.

Từ lâu vấn đề niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn” được đề cập. Nhưng trong Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thứ 24 “Ba Bậc Vãng Sanh” không đòi hỏi Nhất tâm bất loạn, chỉ cần “nhất hướng chuyên niệm”.

Theo chúng tôi khi vượt qua niệm Phật thành khối, H.T Tịnh Không đã chuyển được nghiệp lực, việc sanh tử không còn thành vấn đề, nên Ngài đã không chết. Ngài sẽ tự tại vãng sanh, muốn đi hay ở lại Ta Bà lúc nào tùy Ngài thương lượng với Đức Phật A Di Đà. Điều này chúng tôi nghe qua trong dĩa CD Chuyển Nghiệp Lực Thành Nguyện Lực và dĩa MP3 Vãng Sanh Luận do Hòa Thượng Tịnh Không giảng. Chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đền này trong sách Tu Chứng Quả Vãng Sanh.

Bây giờ trở lại bà Hàn cư sĩ.

Cuộc đời tu hành của H.T. Tịnh Không bỗng nhiên liên hệ đến gia đình của Hàn cư sĩ.

Năm Hòa Thượng Tịnh Không 51 tuổi, Ngài bắt đầu sự nghiệp Hoằng pháp. Có chút tên tuổi thì tai họa xảy đến. Đạo Tràng mà Hòa Thượng xuất gia, muốn Ngài làm công việc cầu siêu cầu an, lo tiếp độ vong linh. H.T Tịnh Không từ chối. Vì theo Ngài, Kinh Sám hay cầu siêu không thể giúp cho người đã chết và các vong hồn được siêu thoát.

Kết quả, H.T Tịnh Không được mời ra khỏi chùa. Thời kỳ này, H.T Tịnh Không đã có đệ tử. Nhiều người đến các chùa khác để vận động cho Ngài Tịnh Không một chỗ tạm trú. Nhưng tất cả chùa am đều từ chối.

Trước tình thế này, Ngài Tịnh Không tiết lộ trong sách Làm Thế Nào Cứu Vãn Phong Hóa Xã Hội như sau:

1- Tôi phải từ bỏ con đường hoằng pháp lợi sanh theo đuổi Kinh Sám, lo tụng Kinh, sám hối, cầu an, cầu siêu tức là đi tiếp độ linh hồn.

2- Tôi phải hoàn tục, tiếp tục làm việc để mưu sinh.

Trước tình cảnh nguy kịch này, vợ chồng Hàn cư sĩ xuất hiện giúp đỡ cho Ngài Tịnh Không, dù rằng họ cũng không dư giả. Họ có phòng trống mời Ngài Tịnh Không về tạm ở.

Người tu mà rời khỏi Tăng đoàn là điều hết sức khổ sở.

Bà Hàn cư sĩ tỏ ra là người hộ pháp đắc lực. Và cả gia đình họ Hàn phải gánh chịu nhiều mũi dùi gièm pha, phỉ báng. Do từ nhiều nơi đặt điều nói xấu và làm áp lực để khiến cho Ngài Tịnh Không không còn chỗ dung thân.

Chẳng những bà Hàn cư sĩ không đầu hàng trước áp lực, mà tích cực lo mướn chỗ cho Ngài Tịnh Không tập giảng Kinh.

Trước đây, cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Thầy của Ngài Tịnh Không chỉ dạy cách giảng pháp. Nếu mỗi tuần không có một ngày lên bục giảng pháp thì không thể nào trở thành một pháp sư giỏi.

H.T. Tịnh Không tiết lộ: “Tôi được sự gia trì của gia đình họ Hàn nên cơ hội giảng Kinh của tôi thật mỹ mãn. Mỗi tuần ít nhất có 3 lần lên bục giảng. Có lúc đến 5 lần 6 lần. Tối đa tôi nhớ, đại khái có 2 năm cơ hội lên bục giảng rất nhiều : sáng, chiều và tối. Mỗi tuần có 30 tiếng”.

Trong thời gian này, có lúc bà Hàn cư sĩ không để Ngài Tịnh Không nghe điện thoại. Bà muốn Ngài để hết thời gian và tâm trí vào việc luyện tập giảng pháp.

Bà quyết tâm đóng góp công sức để đào tạo một pháp sư giỏi. Từ năm Ngài Tịnh Không lâm nạn, bị bế tắc nhiều mặt cho đến lúc lập được một đạo tràng nhỏ là 17 năm. Năm đó Hòa Thượng được 68 tuổi lập được một đạo tràng nhỏ và lập thêm được một thư viện lấy tên Đồ Thư Quán Cảnh Mỹ. Một số người nghe Pháp sư Tịnh Không giảng pháp, sanh tâm hoan hỷ, tình nguyện xuất gia. Thế là Ngài Tịnh Không có được một Tăng đoàn nhỏ.

Ngài Tịnh Không và gia đình họ Hàn bị các chùa ở Đài Loan bao vây cô lập trong suốt 17 năm dài. Công đức hộ trì của bà Hàn cư sĩ và gia đình thật là vĩ đại. Nhờ có bà mà thời mạt pháp này có được một đại sư suốt đời lo việc hoằng pháp lợi sanh.

Tịnh Hải chúng tôi tuy không là đệ tử của Hòa Thượng Tịnh Không, nhưng cũng nhờ có sự hộ pháp của bà Hàn cư sĩ mà hưởng được lợi lạc trong các pháp giảng của Ngài Tịnh Không.

Bà Hàn cư sĩ hai lần
thấy Phật A Di Đà

Bà Hàn cư sĩ hộ trì cho H.T. Tịnh Không suốt 30 năm. Bất ngờ bà lâm trọng bịnh. Tuy vậy mà vẫn thản nhiên như chẳng bịnh hoạn.

Ngày 1 tháng 3, bịnh viện bảo con bà, 2 giờ nữa bà sẽ đi, dạy họ lo hậu sự. Lúc đó 6 giờ chiều. Đến 8 giờ bà tỉnh dậy, đòi uống nước. Qua 10 giờ 30, Phật A Di Đà đến. Bà bỗng tỉnh táo hơn bao giờ hết, bà nói và cười.

Chiều ngày 3 tháng 3, bác sĩ bịnh biện khám bịnh nói: “Những người học Phật thật khó hiểu. Tại sao không khỏe rồi lại hồi phục?”.

Phật A Di Đà xuất hiện
lo việc dùm H.T Tịnh Không

Lúc ấy, Ngài Tịnh Không chợt nghĩ chiếc áo cà sa màu hông không đúng pháp, nên bàn với Hàn cư sĩ đổi lại, dùng màu cà phê.

Xin hãy nghe H.T Tịnh Không kể về việc Phật A Di Đà lo việc dùm cho Ngài:

“Cho nên tôi gọi điện cho Đồ Thư Quán, bảo Ngộ Đạo lập tức thông báo cho cửa hàng Tăng phục Bản Kiều, cùng với chúng Tăng (nam) xuất gia của Đồ Thư Quán chúng tôi, mỗi một người may một bộ y 25 điều, màu cà phê. Lập tức thông báo cho bà chủ cửa hàng, hy vọng bà có thể may cho chúng tôi nhanh một chút.

Buổi tối, bà chủ cửa hàng Tăng phục đến Đồ Thư Quán để lấy số lượng, kích thước của chúng tôi. Chúng tôi nói với bà mong bà có thể may cho chúng tôi nhanh một chút. Bà nói cho chúng tôi bà đã biết rồi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, làm sao bà có thể biết? Buổi trưa, Phật A Di Đà thông báo cho bà biết, nói Đồ Thư Quán có việc gấp, họ cần tìm thợ làm gấp cho họ. Chúng tôi nghe bà nói những điều này trong lòng vô cùng kinh ngạc, nhưng cũng vô cùng an ủi kinh ngạc vì từ trước đến nay chưa từng nghe qua, Phật A Di Đà đích thân thay thế người khác sắp xếp công việc, chưa từng nghe! Trong sách xưa cũng không thấy ghi chép về việc này. Như vậy đúng trưa hôm ấy, trưa mùng 3, Quán trưởng Hàn thấy Phật A Di Đà cùng lúc. Một người thì ở bệnh viện, một người thì ở cửa hàng, sự kiện này đem đến một niềm tin rất lớn cho chúng tôi.

Quả nhiên trang phục chúng tôi yêu cầu, bà chủ cửa hàng đưa đến đúng hẹn. Quán trưởng Hàn vào lúc 4 giờ 20 chiều mùng 5 an nhiên vãng sanh. Tăng phục đưa đến cho chúng tôi trước đó. Hết thảy chúng tôi đều như pháp, trong lòng an ổn, hoan hỷ vô song. Chúng tôi ngẩm nghĩ Hàn Quán trưởng đến thế gian này để hộ trì Phật pháp, nên có thể nói Phật A Di Đà phái Bà đến, Bà không phải là phàm nhân. Bà đến có nhiệm vụ của Bà. Bà đi, công đức Bà làm đã viên mãn. Phật A Di Đà tiếp dẫn Bà đi. Bà trong khoảng thời gian này 2 lần thấy Phật A Di Đà. Một lần thấy Hải Hội Liên Trì. Bà nói với chúng tôi Liên Trì rộng lớn lắm! Liên hoa đẹp lắm! Bà ra đi an lành như thế. Trước khi ra đi, Bà nói chuyện với chúng tôi rất thoải mái, chẳng có chút gì đau khổ. Bà đi rất vui vẻ.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

20. T.T.THÍCH THIỆN HOA SUỐT ĐỜI LO CHO PHẬT PHÁP Phút lâm chung còn nhắc đệ tử niệm Phật

* * * * *
Thượng Tọa pháp danh Thiện Hoa, pháp hiệu Hoàn Tuyên.Vì Thượng Tọa lấy pháp danh làm tục danh nên húy là Trần Thiện Hoa.

Lên 9 tuổi, Thượng Tọa đã phát chí xuất trần theo Hòa Thượng Khánh Anh làm thị giả ở chùa Long An Đồng Đê quận Trà Ôn. Được hun đúc trong gia đình tin Phật, nên Thượng Tọa rất phấn chí trên đường học đạo.

Năm 17 tuổi (1935), Thượng Tọa bước chân vào Phật học đường Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh và ngay năm ấy thọ giới Sa Di tại đây. Sau ba năm tu học tại Lưỡng Xuyên, Thượng Tọa đủ duyên cùng một số pháp hữu ra Huế thụ học tại Phật học đường Báo Việt (1938). Với tấm lòng chân thành hiếu học của Thượng Tọa, ngót 7 năm dài chịu khổ nhọc học tập ở cố đô mà không bao giờ nản chí. Học mãn chương trình Đại Học Báo Quốc năm 1945, Thượng Tọa trở về Nam, lúc ấy được 27 tuổi. Năm 29 tuổi, Thượng Tọa thọ giới Tỳ kheo và Bồ Tát tại Giới đàn Kim Huê – Sa Đéc.

Ngay năm 1945, Thượng Tọa hợp tác cùng Thượng Tọa Thích Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang quận Trà Ôn, số Tăng sinh dự học trên 30 vị. Đến năm 1946 và 1947, Phật học đường bị giao động, vì một số tăng sinh theo tiếng gọi của Tổ quốc, tham gia phong trài chống Pháp cứu nước. Gặp thời khó khăn mới thấy khả năng mềm dẻo chịu đựng, Thượng Tọa khéo xoay sở theo phong trào mà không lệch chí hướng phụng sự đạo pháp và giữ vững tinh thần Phật học đường.

Chính lúc ấy, ngoài xã hội, Thượng Tọa mở những lớp học Bình dân học vụ để chống nạn mù chữ bằng tập sách “Vần chữ O” do Thượng Tọa soạn, và mở trạm Y tế do Tăng Ni tại chùa chích thuốc giúp đồng bào địa phương. Bên trong, Thượng Tọa vẫn giảng dạy Phật Pháp cho Tăng sinh đều đều mỗi ngày. Vì thế, Phật học đường Phật Quang vẫn đứng vững ngót 8 năm (1945-1952).

Giữa năm ấy, Hòa Thượng Thiện Hòa – Giám đốc Phật học đường Nam Việt, Thượng Tọa Nhật Liên - Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Thượng Tọa Quảng Minh -Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt, lần lượt đến thăm và mời Thượng Tọa về Sàigòn hợp tác chung lo Phật sự. Quý Thượng Tọa đã khai thác đúng bản hoài của Thượng Tọa, nên Thượng Tọa nhận lời mời lên Sàigòn.

Đến mùa xuân năm 1953, Thượng Tọa lên Sàigòn, đồng thời lãnh ba nhiệm vụ: Đốc Giáo (Hiệu Trưởng) Phật học đường Nam Việt, Trưởng ban Giáo dục Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Trưởng Ban Hoằng Pháp G.H.T.G.N.V. Chính nơi đây, Thượng Tọa mới thi thố hết khả năng và thực hiện được hoài bảo của Ngài. Về phần Giáo dục, do sự đóng góp công đắc lực của Thượng Tọa đã đào tạo được một số Tăng tài hiện nay như: Thượng Tọa Bửu Huệ, Thượng Tọa Thiền Tâm, Thượng Tọa Huyền Vi, Thượng Tọa Thiền Định, Thượng Tọa Tắc Phước, Thượng Tọa Từ Thông, Thượng Tọa Thanh Từ v.v....

Ngoài chúng Tăng, Thượng Tọa Thiện Hoa vẫn nhiệt tâm lo cho Ni chúng, Phật học đường Dược Sư được thành lập cũng do Hòa Thượng Thiện Hòa và Thượng Tọa chủ trương. Chẳng những chỉ lo cho Tăng Ni sinh tại các Phật học đường, Thượng Tọa còn tìm cách giáo dục cho các vị Trụ trì các nơi. Vì thế, hai lớp Như Lai sứ giả được mở dạy tại chùa Pháp Hội năm 1957.

Về phần hoằng pháp, Thượng Tọa đã thổi lên một luồng sinh khí cho phong trào học Phật tại miền Nam. Những khóa giảng hàng tuần được khai giảng gần khắp ở các ngôi chùa lớn tại Thủ Đô miền Nam, và những khóa giảng giảng mười ngày tại các chùa Tịnh hội Phật học khắp các tỉnh miền Nam.

Chương trình và tài liệu học tập do Thượng Tọa chủ xướng được soạn thảo kỹ càng, lấy tên là Phật Học Phổ Thông hay “Cây Thang Giáo Lý”. Những tập sách này lưu hành một cách sâu rộng trong giới Phật tử, cho đến hiện nay vẫn còn đa số ngưỡng mộ. Đến năm 1956, Thượng Tọa lãnh nhiệm vụ Ủy viên Hoằng pháp Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, xuất bản tạp chí “Phật Giáo Việt Nam”.

Năm 1959, Thượng Tọa nhận chức Trưởng Ban Giáo Thụ Giáo Hội Tăng Già toàn quốc Việt Nam, Ủy viên Giáo dục Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.

Thời Pháp nạn dưới trào Ngô năm 1963, Thượng Tọa đã tích cực tranh đấu cho Đạo pháp, lãnh chức Phó Chủ tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo.

Với uy tín sẵn có, Thượng Tọa kêu gọi Tăng Ni và Phật tử miền Nam đứng lên bảo vệ Đạo pháp, đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Sau cùng, Thượng Tọa đồng vào khám đường với chư Thượng Tọa đến qua Pháp nạn. Cuộc tranh đấu được thành công, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Thượng Tọa nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến Trụ Trì Việt Nam Quốc Tự.

Năm 1967, Thượng Tọa giữ chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ này, con thuyền Phật giáo gặp nhiều sóng gió, Thượng Tọa vẫn nắm vững tay lái hướng thẳng theo con đường “Bảo vệ Đạo pháp và cứu nước cứu dân”. Và Thượng Tọa được lưu nhiệm mãi trong chức vụ Viện Trưởng cho đến ngày vãng sanh.

Cuộc đời của Thượng Tọa, chính Thượng Tọa sắp đặt theo một trình tự đã phòng trước. Qua nhiệm kỳ Viện Trưởng thứ nhất, đa số môn đệ trông thấy Thượng Tọa nhiều bệnh hoạn đến sốt ruột, đồng yêu cầu Thượng Tọa từ chức về chùa Phước Hậu tịnh dưỡng, Thượng Tọa bảo: “Tôi đặt đời tôi chia làm ba giai đoạn, giai đoạn thứ nhất “Chuyên Học Phật Pháp”, giai đoạn thứ hai “Nỗ Lực Truyền Bá”, giai đoạn thứ ba “Tịnh Dưỡng Chuyên Tu”.

"Nhưng, đạo pháp đang trong thời kỳ sóng gió, mọi người đang tin cậy tôi, tôi đâu nỡ về ngồi yên tịnh dưỡng”. Chính Thượng Tọa cũng đã dạy Tăng Ni “đạo pháp chỗ nào cần thì mình đến, chỗ nào mời thì mình đi, không nệ gian lao chẳng từ khó nhọc”. Lời dạy bảo ấy, phát xuất từ tâm lợi tha không bờ bến, lòng thương đạo không chừng ngăn.

Vì thấy Bồ Tát tâm của Thượng Tọa dường ấy, cho nên tất cả môn đồ đành nuốt lệ nhìn thấy Thượng Tọa nhọc nhằn bệnh họan trên một trách nhiệm hết sức nặng nề. Thượng Tọa cũng thường qưở trách những Tăng Ni không chung lo đạo pháp chỉ bo bo giữ chùa riêng và bồn đạo riêng, bằng câu “một con trâu cũng cần một thằng chăn, một bầy trâu cũng chỉ một thằng chăn”.

Tánh tình của Thượng Tọa thật khả ái. Bất cứ Tăng hay Ni, Phật tử nam hay nữ, cho đến các nhà báo chí đến với Thượng Tọa đều được Thược Tọa tiếp xúc với nụ cười hoan hỷ. Thượng Tọa lúc nào cũng lộ vẻ mềm mỏng hòa ái đối với mọi người. Vì thế, với bao nhiêu chức vụ, chức vụ nào Thượng Tọa lãnh đều làm trọn vẹn không bị sự chống đối nào.

Hôm nay ra đi Thượng Tọa không di chúc lời gì, nhưng sự thật Thượng Tọa di chúc rất đầy đủ. Về Giáo Hội trước mấy ngày viên tịch, Thượng Tọa đã tâm tình cặn kẽ với Thượng Tọa Tổng Thư Ký Huyền Quang ngót hai tiếng đồng hồ.

Về việc chùa Ấn Quang, trước khi giải phẫu, Thượng Tọa đã giao mọi việc xong xuôi với Hòa Thượng Thiện Hòa. Về việc riêng của Thượng Tọa, Thượng Tọa đã chỉ dạy rành rẽ trước cho môn đồ, cái nào của ai, vật gì để đâu v.v... Vậy còn gì Thượng Tọa phải nói trong giờ phút chót? Chỉ một điều, giữa đêm sắp tịch, thấy các đệ tử đứng hầu không tụng kinh niệm Phật, Thượng Tọa bảo: “Các chú niệm Phật cầu vãng sanh, Thầy mệt”. Đó là lời cuối cùng trước khi Thượng Tọa về cõi Phật.

Thượng Tọa vãng sanh lúc 6 giờ 05 phút sáng ngày 20 tháng 12 năm Nhâm Tý nhằm ngày 23 tháng 1 năm 1973. Thượng Tọa thọ 55 tuổi được 26 tuổi hạ.

Đây là lời của Thượng Tọa Thích Phước Cẩn bổ sung thêm. Lúc Thượng Tọa Thích Thiện Hoa sắp viên tịch, Thầy Phước Cẩn chứng kiến. Thầy là cháu gọi Thượng Tọa Thiện Hoa là ông chú.

Vào ngày 18/12 Nhâm Tý, Thượng Tọa trở bệnh đến khoảng 4 giờ 30 phút ngày 20/12 Nhâm Tý, Thượng Tọa bảo các đệ tử niệm Phật. Trong lúc ấy, Thượng Tọa Thích Thanh Từ (bây giờ là Thiền sư Thích Thanh Từ) bảo Thượng Tọa Thích Phước Hảo đến gần niệm Hồng danh Phật A Di Đà.

Và cùng toàn thể quý Thầy Trường Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm đồng thanh niệm lớn tiếng. Từ lúc 4h30 cho đến 6 giờ 05 phút sáng, Thượng Tọa đã vãng sanh.

Sau lễ hỏa táng, các vị đệ tử thu linh cốt. Và có một số Xá lợi. Hiện nay đang an vị tại Tháp Thiện Hoa ở chùa Phước Hậu.

Lời Tịnh Hải :

Thượng Tọa Thích Thiện Hoa, sau khi vãng sanh được tấn phong Hòa Thượng. Không ai có thể phủ nhận công lao của Ngài đối với Phật giáo Việt Nam. Công lao của Ngài là ở chỗ Ngài đã đóng góp nhiều vào việc huấn luyện và đào tạo nhiều nhà tu có trình độ.

Công việc viết các sách của chúng tôi là tìm hiểu sau khi chết, chư vị xuất gia cũng như tại gia sẽ đi về đâu?

Lúc Hòa Thượng Thiện Hoa sắp lìa cõi này, Ngài bảo đệ tử hãy lo niệm Phật cho Ngài. Thượng Tọa Thanh Từ (bây giờ là Thiền Sư) liền bảo Thượng Tọa Phước Hảo và quý Thầy Trường Cao Đẳng Huệ Nghiêm đồng thanh trợ niệm.

Nhưng khi Thầy đi rồi, thì nhiều vị đã ngã rẽ.

Chúng tôi đau đớn nhìn thấy tâm huyết cứu độ chúng sanh của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa không được như ý trọn vẹn.

Hòa Thượng Thiện Hoa y giáo phụng hành , Ngài theo lời của Đức Bổn Sư Thích Ca hướng dẫn chúng sanh thời mạt pháp cách tu để thoát luân hồi. Nhưng, khi Ngài đi rồi, thì ...... thật là đau buồn.

Nhiều người khi gần chết thì muốn được trợ niệm để được thoát luân hồi. Chư vị ấy cũng sợ luân hồi. Nhưng khi sống vì cố chấp, viện đủ lý do biện hộ cho cái cho cái chấp riêng tư của mình, cho rằng mình vẫn đang độ sanh.

Tội cho nhiều chúng sanh Phật tử, bị hướng dẫn sai đường, cuối cuộc đời thân nhân tìm người trợ niệm để thoát luân hồi không còn kịp nữa. Họ không tin Phật, bây giờ cầu Phật làm sao cầu được có kết quả?

Hòa Thượng Thiện Hoa là con út trong gia đình có tất cả 6 người con xuất gia, không kể những người cháu. Thân mẫu Hòa Thượng niệm Phật thấy Phật vãng sanh và những con cháu của cụ bà lâm chung đều được vãng sanh và lưu lại nhiều Xá lợi.

Đây là bài học vĩ đại nhứt vậy!


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

21. Trường hợp “Lão Thật Niệm Phật” của Cụ Bà Diệu Thạnh Chỉ riêng đỉnh đầu có 40 viên Xá Lợi

* * * * *

Những ngày giữa tháng 9/2004, trong khi chờ tài liệu và hình ảnh Xá lợi của cố Sư Bà Diệu Hạnh (chùa Linh Thạnh - Cần Thơ), Hải Trí được Thầy Thích Đức Toàn cho biết tin một vị cư sĩ tại Cần Thơ vãng sanh lưu Xá lợi vào đầu năm 2004.

Sau khi Thầy Đức Toàn cho hay tin, Hải Trí liền liên lạc với cô Diệu Dung (là con dâu của bà cụ) và được cô Dung cung cấp tài liệu , hình ảnh của bà cụ. Bà cụ tên Nguyễn Thị Trị - pháp danh Diệu Thạnh. Sau đây là chuyện thấy Phật vãng sanh lưu xá lợi của bà .

Bà Diệu Thạnh - Nguyễn Thị Trị sinh năm 1924 (Giáp Tý) tại miền Nam Việt Nam. Bà chỉ có một người con trai duy nhất. Ông bạn của bà mất sớm, bà ở vậy nuôi con không tiến thêm bước nữa.

Bà rất chất phác, rất ít nói, khi nào có ai hỏi thì trả lời. Bà sống với người con trai của bà là Phật tử Thiện Đạo và con dâu là Diệu Dung cùng với 4 cháu nội. Bà biết vài bài thuốc gia truyền để chữa bệnh quai bị, giời ăn, đau cổ, ung nhọt.

Cách đây hơn 10 năm, ngày nào bà cũng đến nhà của Phật tử Minh Chất để lễ Phật và nghe kinh (vì bà không biết chữ nên không thể đọc kinh). Dần dần, Bà rất mến đạo, siêng năng lễ Phật. Không lâu sau, bà quy y Tam bảo, thọ trì Ngũ giới.

Sau khi quy y, bà phát tâm ăn chay trường. Và duyên lành đến, bà cụ gặp Hòa thượng Thích Thiện Cung ở Tịnh Thất Liên Hoa. Hòa thượng dạy cho bà pháp môn niệm Phật. Kể từ đó, bà niệm Phật thật mãnh liệt cầu vãng sanh Tây Phương. Bà không cần biết đọc kinh, chú này nọ mà chỉ niệm Phật và niệm Phật mà thôi.

Thời khóa công phu của bà cụ là sáng niệm Phật từ 7 giờ đến 9 giờ tại phòng thờ Phật ở nhà rồi sau đó đi quanh sân kinh hành niệm Phật đến 10 giờ 30. Buổi trưa, từ 14 giờ đến 15 giờ 30, bà niệm Phật, nghỉ 1 lát rồi niệm Phật tiếp. Tối 7 giờ, bà đi đến nhà của đạo hữu để niệm Phật cùng với bạn đạo trong xóm.

Có điều đặc biệt là bà không biết chữ nhưng từ khi niệm Phật thì bà đọc được chữ và tụng được Kinh. Bà cất một ngôi chòi lá trong khuôn viên của nhà để ở trong đó niệm Phật. Trong chòi có một cái giường, một tủ quần áo và 1 tượng Phật A Di Đà.

Vì ngôi chòi của bà cạnh đường hẻm nên ai đi ngang qua vào mỗi lúc bà niệm Phật đều nghe tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật thật rõ ràng mặc cho tiếng xe chạy hay trẻ con đùa giỡn.

Buổi tối, các cháu mời bà vào nhà xem ti vi nhưng bà nói: “Thôi! Để tao ở ngoài này niệm Phật”.

Thầy Đức Toàn thỉnh thoảng lên nhà cô Diệu Dung nhờ sang băng Kinh, băng giảng. Mỗi lần Thầy gặp bà, Thầy thường hỏi:

- Bà cụ ơi, bà có niệm Phật không?

- Thưa Thầy, con niệm Phật tối ngày.

Thầy cười và nói:

- Vậy bà niệm được bao nhiêu câu mỗi ngày?

- Thưa Thầy, con niệm 40,50 xâu chuỗi trường.

Và Thầy dạy tiếp:

- Bà cụ nhớ phát nguyện hồi hướng vãng sanh Cực Lạc nhe.

Bà đáp lại rằng:

- A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!

Thầy Đức Toàn có kể lại việc tu hành của bà cụ cho Hải Trí qua điện đàm. Thầy nói rằng: “Bà cụ Diệu Thạnh niệm Phật và phát nguyện vãng sanh hàng ngày như thế này chắc chắn bà sẽ vãng sanh”.

Có một đêm gần cuối năm 2003, tại chòi lá của bà, khoảng 11 giờ khuya bà niệm Nam Mô A Di Đà Phật thật to và rất lạ thường. Khi đó, cô Diệu Dung từ trong nhà chạy ra chòi xem, còn bà thì niệm Phật ra tiếng thật mê man. Cô Diệu Dung thấy vậy sợ quá, định lắc vai để lay bà nhưng lúc đó Minh Chất đi đến và khoác tay.

Thời kỳ lâm bệnh và giây phút lâm chung của bà

Vào tháng Giêng năm Giáp Thân (2004), bà bị bệnh cao huyết áp. Sức khỏe kém dần, chân yếu đi không được. Gia đình mời Bác sĩ đến nhà vô nước biển và cho thêm thuốc uống. Tay lúc nào cũng để trên ngực, miệng nhép nhép niệm Phật.

Ngày 22/2/2004 (nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Giáp Thân), tức là còn 3 ngày nữa bà cụ mất. Lúc này, tinh thần của bà vẫn tỉnh táo, ăn rất ít, chủ yếu là uống nước súp. Cô Diệu Dung luôn túc trực cạnh bên để trợ niệm và nhắc bà niệm Phật. Lâu lâu cô hỏi “Mẹ có niệm Phật không” và bà lúc nào bà cũng gật đầu nói “Có”.

Khi biết tin bà rất yếu nên các bạn đạo ở lối xóm liền chạy sang và Phật tử trong đoàn Hộ niệm đã đến cùng gia đình trợ niệm cho Bà. Lúc này, miệng bà niệm Phật và tay bà nắm chặt tượng Phật A Di Đà.

Gia đình, bà con và bạn đạo trợ niệm cho bà đến sáng ngày mùng 6/2 năm Giáp Thân (ngày 25/2/2004), cô Diệu Dung thỉnh Thầy Đức Toàn cùng đoàn Phật tử của chùa Quang Đức tụng Kinh Sám Hối. Lúc này, bà cũng chắp tay lên ngực nhép miệng niệm theo.

Khoảng hơn 6 giờ chiều cùng ngày, cô Diệu Dung thay áo thọ cho bà rồi tiếp tục niệm Phật. Ít phút sau, bà khẽ gật đầu và đưa hơi lên mấy cái và đi. Bà ra đi một cách nhẹ nhàng. Lúc này là 6 giờ 55 phút ngày 25/2/2004 (mùng 6/2 Giáp Thân). Hưởng thọ 81 tuổi. Tiếng trợ niệm của bạn đạo và gia đình suốt 8 giờ rồi làm lễ nhập quan. Thân thể của bà đến lúc nhập quan thật là mềm mại. Nét mặt của bà hồng hào, tươi tắn.

Ngày mùng 27/2/04, linh cửu của bà được hỏa táng tại lò thiêu Mỹ Khánh. Vừa châm lửa, có một vị nhìn qua lỗ phát lửa thấy ngọn lửa bay thẳng vút lên cao thay vì phà tỏa ra.

Sáng ngày 28/2, ông từ quản trang đã kéo 2 cái máng ra để nguội. Trong đó có của bà cụ và một người khác. Một máng thì vun chùn màu đen ghê sợ. Còn một máng thì gom gọn, không vun lên, xương trắng phao. Cô Diệu Dung hỏi ông quản trang cái nào là máng của bà cụ thì ông chỉ vào cái máng gom gọn, trắng phao. Cô Diệu Dung hỏi lại xem ông có lộn không.

Ông bảo: “Tôi làm nghề này mấy chục năm rồi không bao giờ lộn cả với lại đây là lò thiêu bà lão có xâu chuỗi (hình bà mặc áo tràng có đeo xâu chuỗi) ở phường Cái Khế vào hồi lúc 4 giờ chiều hôm qua”.

Và sau đó, cô Diệu Dung vừa gắp xương vào hủ vừa nói: “Để xem có xá lợi không”. Nhưng thật ra, cô cũng chưa từng thấy xá lợi và cũng không nghĩ rằng bà cụ lưu lại xá lợi. Ông quản trang cười và nói “Tôi thiêu ở đây biết bao nhiêu người rồi, làm gì có”.

Vừa lúc đó, Phật tử Minh Chất và Diệu Nguyệt vào tới. Diệu Nguyệt lấy đũa bới đống tro phần đầu thấy 2 chiếc răng trắng và nhiều viên tròn đen, cứng bóp không bể. Cô vội đem ra ngoài sáng thì thấy chiếu như kim tuyến. Cô vui mừng nói: “Đây nè, thím Út có xá lợi nè!”.

Thế là mọi người phấn khởi lấy đũa khều khều tìm kiếm. Phần đầu tìm được hơn 40 viên xá lợi lấp lánh sáng và 10 cái răng. Ông quản trang nói: “Tôi mới thấy lần đầu tiên. Bà cụ có phước quá!”. Và ông xin một viên thờ ở nghĩa trang Mỹ Khánh để dành cho mọi người xem.

Số xá lợi của bà cụ được an vị vào một hoa sen đặt vào lồng kiếng tại nhà của người con trai. Hải Trí có xuống nhà của bà cụ ở Cần Thơ để xem xá lợi và tham quan ngôi chòi lá của cụ.

Ngày 14/9/2004

Hải Trí

Lời Tịnh Hải:

Theo lời giảng của Hòa Thượng Thích Tịnh Không, cụ bà Diệu Thạnh đáng được gọi là bực “Lão Thật Niệm Phật”. Bà không biết gì về Kinh và chú. Bà chỉ chơn thật niệm Phật.

Cụ bà không biết chữ nên không làm bạn với Kinh. Cụ tới nhà bạn đạo cư sĩ Minh Chất để lạy Phật, niệm Phật. Chủ nhà tụng Kinh bà cũng phụ đọc theo.

Thời gian sau, cụ bà thuộc Kinh và biết mặt chữ. Theo lời cô con dâu kể, ban sáng cụ bà niệm Phật trong nhà 2 giờ đồng hồ.

Kế đi rảo ngoài sân niệm Phật (gọi là Kinh hành niệm Phật). Chỉ vừa đi vừa niệm Phật chớ chẳng có máy chíp như bây giờ. Cơm nước xong, trưa cũng niệm Phật. Nghĩ một lát lại ngồi niệm Phật đến chiều.

Tối tối, đến nhà bạn đạo niệm Phật. Cụ sống một mình thanh tịnh trong một cái chòi lá nhỏ. Nói cụ sống một mình không đúng. Trong chòi lá đó còn có ông Phật A Di Đà - người cha lành của cụ. Vì vậy trong tâm của cụ lúc nào cũng có Phật.

H.T. Tịnh Không nói, người lão thật niệm Phật như cụ bà Diệu Thạnh, lâm chung chắc chắn vãng sanh Cực Lạc.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

22. Đang trụ chùa Giác Thiên bỏ về chùa Huệ Lâm
NHỜ BUÔNG BỎ LỢI DANH
SƯ BÀ NHƯ THÁI
VÃNG SANH CỰC LẠC
* * * * *
Sư Bà Thích nữ Như Thái là chị ruột thứ 6 của cố Sư Bà Thích nữ Giác Nhẫn (có bài về sự vãng sanh và lưu xá lợi trong quyển sách này).
Sư Bà Như Thái sinh năm 1916 tại tỉnh Vĩnh Long. Sinh trưởng trong gia đình danh gia vọng tộc, thấm nhuần Nho giáo và Phật giáo. Sau khi lập gia thất và sanh được một người con gái (người con gái tên là Diệu Trí), Sư Bà thấy cuộc đời là ảo mộng, huyễn hóa nên Sư Bà dứt khoát tình mẫu tử, giao đứa con gái lại cho mẹ nuôi, rồi cùng với chị và em mình là Sư Bà Tâm Nhàn (vãng sanh năm 1990) và Sư Bà Giác Nhẫn tìm đường tu giải thoát. Sau nhiều năm tu học, Sư Bà Như Thái cùng với Sư Bà Giác Nhẫn mở lớp Phật học đầu tiên tại chùa Giác Thiên, tỉnh Vĩnh Long. Có sự chứng minh của Hòa Thượng Trí Hữu, Hòa Thượng Hành Trụ, Hòa Thượng Long Phước.

Từ khi xuất gia, Sư Bà đã chọn cho mình con đường thoát khỏi luân hồi đó là pháp môn Niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Tại lớp Phật học Giác Thiên, Sư Bà đào tạo ung đúc nhiều nhân tài cho Phật giáo ngày nay. Ngoài những giờ giảng Kinh, Luật, Luận; Sư Bà còn dạy cho các đệ tử pháp môn Niệm Phật.

Sư Bà hay làm phước thiện tích đức cho con cháu, Sư Bà thường dạy bố thí và nhứt là niệm Phật. Sư Bà rất gần gũi với chúng sanh, không phân biệt nghèo hèn hay sang giàu.

Thời gian chầm chậm trôi qua, Sư Bà đã góp một phần sức mình cho Đạo pháp, cho chúng sanh và cho Ni Bộ Bắc Tông Việt Nam. Vẫn như ngày nào, Sư Bà hành trì pháp môn Niệm Phật miên mật và trì chú Đại Bi. Vào những năm 70, Sư Bà bị bệnh đau gan, nước da xám như xi măng; nhưng do công năng niệm Phật và trì chú mà da vẻ Sư Bà hồng hào đẹp đẽ trở lại.

Về tuổi già, Sư Bà giao chùa Giác Thiên cho Giáo hội tỉnh Vĩnh Long mà về chùa Huệ Lâm của Sư Bà Giác Nhẫn để tịnh tâm nhập thất niệm Phật. Tại nơi đây, Sư Bà cũng đã giáo hóa nhiều đệ tử, Phật tử bằng pháp môn niệm Phật.

Vào năm 1986, Sư Bà không đau bệnh gì hết, nhưng bỗng nhiên đem toàn bộ công việc giao cho Sư Bà Giác Nhẫn như là tiền bạc và sổ sách của chùa.

Trước một ngày tịch, Sư Bà ra bưu điện Chợ Lớn đánh điện tín cho con cháu ở Bình Dương nhắn nhủ nhiều điều (vì năm này ở Việt Nam điện thoại không sử dụng phổ biến như ngày nay). Và đây là lời cuối cùng của Sư Bà để lại. Qua 18 năm nên con cháu của Sư Bà không nhớ hết toàn bộ nội dung của bức điện tín nhưng nhớ được hai dòng chữ mà không bao giờ quên “... Diệu Trí, sau khi Cô tịch rồi, lễ đám của cô phải đúng theo tinh thần Đạo pháp, không cầu kỳ mà hao phí. Và con dạy các cháu sau này hãy niệm Phật để vãng sanh về nước Phật .. A Di Đà Phật”.

Đây là những lời cuối cùng của Sư Bà trong điện tín chiều ngày mùng 3 tháng 10 năm Bính Dần (1986).

Sáng này mùng 4 tháng 10 năm Bính Dần (1986), Sư Bà vẫn công phu niệm niệm Phật như mọi ngày và cũng quá đường. Nhưng, sau khi ăn trưa xong, Sư Bà đi vào nhà vệ sinh thì bị té, va đầu vào ngạch cửa. Lúc đó, Sư Bà dạy các Ni chúng cùng Sư Bà Giác Nhẫn, Sư Bà Giác Bổn trợ niệm cho mình. Cũng trong lúc này, con cháu của Sư Bà ở Bình Dương chưa hay biết gì cả nhưng Diệu Trí – con của Sư Bà bỗng nghe trong lòng nôn nao khó chịu, liền ra bến xe đi Sài Gòn. Trong lúc ấy có người ở Sài Gòn chạy lên Bình Dương báo tin. Lúc này, Sư Bà vẫn tỉnh. Khi đưa Sư Bà xuống phòng khách của chùa, hộ niệm một hồi thì Sư Bà mở mắt thật to, ngước nhìn lên và nhép môi mỉm cười, gật đầu rồi nhắm mặt ra đi trong tiếng trợ niệm của hàng môn nhơn pháp quyến.

Kể từ khi Sư Bà lâm nạn cho đến khi tịch thời gian chỉ có mấy tiếng đồng hồ. Tiếng niệm NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT vang rền cả chùa.

Sắc diện của Sư Bà lúc lâm chung rất đẹp, hai gò má trắng hồng hào, hai mắt khép chặt như người đang ngủ, và nghe thoang thoảng mùi thơm. Thân thể mềm mại cho đến khi nhập kim quan.

Người con gái của Sư Bà ở Bình Dương đã xuống tới vào lúc đang chuẩn bị làm lễ nhập quan. Lúc đầu, cô khóc rất nhiều nhưng sau đó được Sư Bà Giác Nhẫn dạy, nên một lúc sau cô không khóc nữa mà chỉ biết trợ niệm cho mẹ và khấn rằng “A Di Đà Phật! Bây giờ cô đang ở đâu? Cô cho con biết đi?”. Bỗng một con bướm rất lớn màu nâu như màu của nhà chùa, bay từ chánh điện đến nơi tôn trí kim quan của Sư Bà. Con bướm bay quanh kim quan 3 vòng rồi đậu ngay nơi hoa sen dưới chân của Tôn Tượng Đức A Di Đà Phật trong suốt những ngày diễn ra tang lễ. Cho đến ngày di quan thì con bướm bay thẳng vút lên trời và đi mất.

Sau lễ trà tỳ, Sư Bà lưu lại xá lợi nhưng vì những năm đó, các lò thiêu ở Việt Nam không tân tiến như hiện nay, đốt bằng than củi và dầu hôi nên chỉ nhặt được ít viên xá lợi tròn, vài mảnh xương xá lợi và lúc đó cũng không ai biết gì nhiều về xá lợi như hiện nay. Vì vậy, xá lợi tìm được chỉ vài viên trên khu vực đầu, đem ra nắng rất chiếu sáng.

Hải Trí

Tháng 1-2005

Lời Tịnh Hải:

Theo sự kiện được kể, Sư Bà Như Thái đã biết trước ngày ra đi. Giữa lúc chẳng bịnh hoạn gì, Sư Bà bỗng đem tiền bạc và sổ sách chi tiêu của chùa giao lại cho Sư Bà Giác Nhẫn.

Kế đến, trước khi tịch một ngày, cũng bỗng nhiên Sư Bà đánh điện tín cho con gái dặn dò hậu sự. Nếu Sư Bà không biết trước, làm sao tự nhiên báo tin bất ngờ như vậy!?

Rồi ngày hôm sau, do duyên vãng sanh đã đến, Sư Bà vấp té va đầu vào ngạch cửa nhà vệ sinh. Bị đứt mạch máu não, nên Sư Bà ra đi một cách mau lẹ, gọi là thọ mạng hết, đủ duyên thì đi.

Nhưng, Sư Bà Như Thái vẫn tỉnh táo niệm Phật, tâm không tham luyến, ý không điên đảo và đi giữa tiếng trợ niệm của Ni chúng và đệ tử.

Sư Bà là người có công phu tu trì pháp môn niệm Phật. Đang là trụ trì chùa Giác Thiên, Sư Bà thấy rằng chức vụ và Phật sự ràng buộc Sư Bà, khiến Sư Bà không thời giờ rảnh để niệm Phật. Và cùng sự nhận định giống như Hòa Thượng Đức Niệm; Sư Bà Như Thái giao chùa cho Giáo hội địa phương, đến tá túc với Sư Bà Giác Nhẫn để rảnh tâm nhập thất.

Đây là Sư Bà biết buông bỏ tất cả để có tất cả.

Có cái gì gọi là có tất cả?

Đó là cái ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Sống ham danh, ham lợi thì chết đi luân hồi.

Còn đang làm trụ trì, được thiên hạ cúng dường, Sư Bà chẳng màn các thứ đó, thản nhiên bỏ đi đến chùa của người em sống tá túc trong những ngày thanh thản.

Sư Bà lại lâm chung được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn về Cực Lạc. Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Bổn Sư nói: “Vãng sanh tức là thành Phật”. Về đó là có tất cả, thời này tự lực tu làm sao thoát được luân hồi? Phật Bổn Sư đã nói trước rồi. Những người cố chấp, tự khen mình giỏi tự lực, nào ngời Phật nói trong một khảy móng tay có vô số vọng niệm, làm sao đoạn nổi? Ắt là phải đi luân hồi.

Mỗi con người, dù xuất gia hay tại gia đều bình đẳng như nhau. Do duyên nghiệp và công phu tu trì mà ngày ra đi có nặng, có nhẹ. Một cái vấp té của Sư Bà Như Thái thấy tưởng nặng, nhưng thật là cái duyên để ra đi mau lẹ nhẹ nhàng. Lúc Sư Bà mở to mắt nhìn ngước lên, chính là giai đoạn cuối được Phật và Thánh chúng đến đón.

Đây là cái chỗ chúng tôi muốn nhắc nhở chư vị liên hữu nào có công phu tu niệm Phật miên mật. Chư vị cần chuẩn bị tinh thần, khi diện kiến Đức Từ Phụ A Di Đà phải xin phép, nếu được Ngài ưng thuận, liền sau đó báo khéo cho người thân cận biết.

Nhưng đừng bao giờ lấy thế mà ngả mạn. Trái lại, phải tu tinh tấn hơn. Nếu được như vậy khi chư vị chết (chúng tôi dùng dùng chữ bình dân nhứt) mà vẫn còn độ vô số người.

Tóm lại, là người xuất gia mà có nhiều chức vụ thế gian sẽ bận nhiều Phật sự nên chẳng có thời giờ tu hành. Trái lại, như Sư Bà Như Thái, đang trụ trì một ngôi chùa lớn, Sư Bà lại giao chùa cho người khác, rồi tự mình đến tá túc ở chùa người em. Sư Bà Như Thái đáng gọi là bực trí tuệ, Sư Bà trao gánh nặng và phiền não cho người khác, tự Sư Bà buông bỏ tất cả để được tất cả. Đó là quả Vãng Sanh - Đức Bổn Sư nói: “Vãng sanh tức là thành Phật!”.

Sớm thành Phật là được tất cả rồi!.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

23. Chuyện do Hòa Thượng Thích Thanh Từ kể
Thân Mẫu HT. Thiện Hoa Vãng Sanh
thấy Phật A Di Đà đến 3 lần
* * * * *

Bài dưới đây do chính Thiền Sư Thích Thanh Từ kể lại được thâu cassette, chúng tôi ghi lại và sau đó nhờ người xuống tận chùa Phước Hậu - Trà Ôn, gặp con cháu bà cụ. Một vị là cháu ngoại cũng là một vị Hòa Thượng 83 tuổi, pháp danh Thích Hoàng Phú. Và một vị khác, là cháu nội, 82 tuổi, cũng làm Hòa Thượng. Và vị Sư trụ trì chùa hiện nay, cũng là cháu của cố Hòa Thượng Thiện Hoa.

Chúng tôi sẽ kể sau về quý vị nói trên và việc vãng sanh lưu Xá Lợi của Hòa Thượng Thiện Hoa.

Đây chuyện kể của Hòa Thượng Thanh Từ về bà cụ thân mẫu của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.

Bà cụ tên Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh.

Đây, câu chuyện vãng sanh do H.T. Thích Thanh Từ kể :

Lời của Hòa Thượng Thích Thanh Từ:

“Bà Thân của Thầy chúng tôi, Bà có gia đình sanh con cái nhiều. Vì Thầy chúng tôi tới là thứ chín lận. Nhưng mà ông cụ mất sớm, rồi bà theo mấy người con, mà mấy người con đều ham tu. Bà chuyên niệm Phật. Bà ăn chay chỉ có chay thập thôi, tháng 10 ngày thôi.

Nhưng mà cũng có xâu chuỗi huyền ở trên cổ, xâu chuỗi dài. Nếu bà quét nhà thì một tay lần chuỗi, một tay quét nhà. Còn bà ra nhổ cỏ cũng 1 tay lần chuỗi, 1 tay nhổ cỏ. Ngày nào tháng nào năm nào cũng vậy.

Năm mà bà được 84 tuổi, bà bịnh nặng sắp tịch, thì lúc đó chúng tôi có về để trợ niệm. Bà đương mệt, nằm trên giường, Thầy chúng tôi thì đứng trên đầu, Tăng Ni đứng hai bên. Còn con cháu thì ngồi dưới chân để mà trợ niệm cho bà. Khi bà mệt một hồi, bớt mệt thì bà cười. Bà cười hết sức là vui.

Đứa cháu nội gọi: “Bà nội, bà nội, bà thấy gì mà cười?”.

Bà nói: “Tao thấy Phật A Di Đà đến rước tao”.

- Có cho tụi con theo không bà nội?

- Không được, rước có một mình tao hà!

Rồi bà cười, bà cười một hồi, cái bà im. Chừng mười phút sau bà cười một lần nữa. Cười vui như vậy. Chừng mười phút cái bà dừng. Mười phút sau bà cười một lần nữa. Tới lần thứ ba rồi bà tắt thở.

Thành ra, bà chết không ai khóc được hết. Chỉ thấy bà cười mừng cho bà, bà vui cho nên không ai khóc.

Như vậy, quý vị thấy, một người niệm Phật mà chí tâm để đi tới chỗ miên mật, rồi thì thấy Phật. Không nghi ngờ, phải hông?

Cả gia đình tu Phật được vãng sanh

Cụ bà Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1897 (Kỷ Mẹo) pháp danh là Diệu Tịnh, thân mẫu của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Bà có 6 người con đều xuất gia.

1. Bà Diệu Lý

2. Ông Như Như

3. Ông Thiện Minh

4. Sư Bà Diệu Kim

5. H.T Thích Hoàn Tâm

6. H.T Thích Thiện Hoa

Khi những người con đã xuất gia đầu Phật, thì cụ bà Diệu Tịnh cũng xuất gia thọ Sa Di Bồ Tát giới tại chùa Phật Quang, Trà Ôn.

Năm 1947, cụ bà ở đó tu hành đến 1950 thì chùa Phật Quang bị chiến tranh tàn phá, nên H.T Thiện Hoa dời bà cụ về cư trú tại am thất kế chùa Phước Hậu. Bà cụ tánh điềm tĩnh vui vẻ nên con cháu và bổn đạo rất kính trọng. Thường ngày, cụ bà cầm chuỗi niệm chú Chuẩn Đề 3 xâu, niệm Phật 7 xâu. Tuổi 90, tâm trí minh mẩn không lẫn lộn.

Đến trưa ngày 19/08/1968 (Mậu Thân), cụ bà mệt yếu bảo người lên chùa gọi Hòa Thượng Thiện Hoa xuống thất. Con cháu đứng xung quanh giường, cụ bà ra dấu để niệm Phật, cùng nhau đồng niệm, bà chấp tay mỉm cười vui vẻ mà vãng sanh.

Nhưng trước đó vài giờ, H.T. Thiện Hoa bảo mẹ đọc lại bài thơ để thử xem bà cụ còn tỉnh không. Bài thơ này H.T. Thiện Hoa dạy cho cụ bà thuộc lòng lúc còn sống.

Thì bà cụ liền đọc:

Ngoài vườn lửa dậy bớ người ta

Đừng có say mê ở giữ nhà.

Sáu nẻo mau lo bề giải thoát.

Ba xe ngoài cửa sẵn kia cà.

Mau mau bước tới ba bầy trẻ

Lẹ lẹ đi lên bố chú già

Thẳng chỉ một đường về cõi Phật

Hết lo lên xuống hết lo qua.

Lời Tịnh Hải:

Bà cụ Diệu Tịnh, thân mẫu của H.T. Thiện Hoa, quả đúng là một vị “Lão Thật Niệm Phật” như H.T. Tịnh Không nói. Bà cụ không biết nhiều về Phật pháp, nhưng nhờ “Lão Thật Niệm Phật” khi vãng sanh bà cụ chẳng đau yếu gì cả, chỉ nghe trong người mệt thôi.

Bà cụ xuất gia sau khi 6 người con (4 trai 2 gái) đều xuất gia. Kế tiếp, các cháu thêm 7 vị xuất gia. Như vậy tất cả có 14 vị con cháu 4 đời xuất gia.

Bà cụ có hai người con trai làm Hòa Thượng, nhờ vào niệm Phật mà được vãng sanh và lưu Xá lợi. Nhưng cả hai vị Hòa Thượng đều không diện kiến được Đức Từ Phụ A Di Đà, bởi các Ngài bận Phật sự, nên chẳng có ngày giờ niệm Phật nhiều. Hai vị Hòa Thượng đều giỏi Phật pháp, mở trường dạy Phật pháp. Còn bà cụ, không rành Phật pháp nhưng lão thật niệm Phật. Khi thọ mạng hết, thấy Phật A Di Đà và Thánh chúng đến tiếp dẫn.

Đây là bài học quý báu cho chúng sanh chúng ta. Hãy học như bà cụ, buông bỏ tất cả, chỉ nhứt tâm niệm Phật. Trong tâm lúc nào cũng có Phật thì Phật lúc nào cũng nghĩ đến chúng ta


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách