Tham thiền!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Bà chi ơi bà chị! Bà chị không biết đó thôi, có người mấy mươi năm vẫn khư khư "cái ngộ" đó rồi bảo là "bảo nhậm", khi hỏi anh tên gì ? Bảo: "Tôi không tên", anh mấy tuổi "Tôi không tuổi", họ tưởng chỗ đó là chố nhập đó... Như thật ra vẫn còn biết chỗ không tên không tuổi,vẫn còn đi vòng vòng mấy mươi năm bên ngoài cửa, khi gặp bế tắc mấy mươi năm như vậy mà có người chỉ cho vô nhà được thì mừng lắm!

Còn công phu mấy năm thì đâu biết giá trị khi người ta chỉ lối vào nhà??? Thì có 3 trường hợp không biết giá trị của chỗ vào sâu hơn.

1. Anh chưa liễu.
2. Anh chưa tiến thêm.
3. Công phu dãi đãi.

Bà chi cũng biết Tổ Sư Thiền còn phân ra các cửa để vào (hình như 3,4 cửa gi đó)...

Còn thằng em đâu biết chỗ ngộ hay chỗ nhập là gì cả, CỨ XƯA NAY CÓ SAO.... SỐNG VẬY.

Ma Ha vẫn cứ hỏi, làm gì không hỏi, pháp không hỏi , đạo không nói thì bao giờ thông? Các pháp thì sinh vô lượng nên việc hỏi và nói cứ việc dùng. Sao lại ngại?

Ngại là người bị hỏi đang ngại, không nên vì người bị vấn đang chất chứa... Do tâm chất chứa nhiều quá nên chưa được thông, nên ách nên ngại. :D

Có lẽ bà chị không để ý, có lẽ bà chị tiến quá nhanh mà chưa thông cảm với ngừoi chậm lục...

Vad có lẽ Bà chị đi theo con đường Như Lai Tối Thượng Thừa Thiền thì một bước đi thẳng vào Phật Địa (như các Tổ mà chẳng qua giai đoạn). Mà đây chỉ là số ít ít lắm, nói ra chỗ ngộ cao này khó có người lãnh hội, thậm chí là phỉ báng nữa, (đúng là mưa lớn chết cỏ là vậy..). (Pháp này chỉ cần Thầy đi trước đã triệt ngộ công thêm đẹ tử căn tánh lanh lợi là đi vào rất nhanh.)

Thế Tổ mới lập ra Tổ Sư Thiền để độ từng bước... Đi vào, và phải có Tổ chỉ dẫn ấn chứng từng chỗ ngộ nhập.

Bà chị kiến thức nhiều sao chưa hiểu chỗ này! "Cứ theo Đại Lộ mình đi quá thênh thang mà không nghĩ có những xe nhỏ còn chạy bên trong chô chật hẹp."


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chỗ hỏi đó chẳng phải là lối nhỏ, đây mới nói thôi đừng hỏi.

Tổ Sư thiền cũng chẳng phải là để độ người đi theo từng bước ... Ngay HT Trúc Lâm, người nối tiếp con đường Tổ sư thiền mà còn nói với Đại chúng rằng "Tuy là thế, nhưng thực hành thì mình vẫn còn đang trong thiền Đại thừa ..." Thiền Đại thừa mới là thiền theo từng bước. Đúng là Tổ sư thiền rồi, thì chỉ một việc nhất hạnh tam muội thôi ...

Con đang tu chết bà đây thưa bố, không có chuyện cao siêu như bố nghĩ đâu bố ạ.

Lọa chưa! Diễn đàn, hỏi là hỏi chung, ai muốn đáp thì đáp, không thì thôi. Việc gì sợ mà phải ngại ... :D Nếu đây nghĩ "người hỏi tâm đang chất chứa nhiều thứ" thì đã không nói câu "Thôi đi Maha..." đó. Suy nghĩ kỹ xem có đúng không? Đúng là Maha mà mới ... từng phần!

Nói là nói thế thôi, còn tùy mỗi người mà. Khi nào thấy hỏi chán, phân tích chán v.v... thì ... ngưng đâu có muộn. Hì.hì... Tu tới ba a tăng kỳ kiếp lận mà ... tha hồ!

Mấy ngày sau chắc bận rồi, chưa chắc vào được. Vui vẻ há!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:Chỗ hỏi đó chẳng phải là lối nhỏ, đây mới nói thôi đừng hỏi.

Tổ Sư thiền cũng chẳng phải là để độ người đi theo từng bước ... Ngay HT Trúc Lâm, người nối tiếp con đường Tổ sư thiền mà còn nói với Đại chúng rằng "Tuy là thế, nhưng thực hành thì mình vẫn còn đang trong thiền Đại thừa ..." Thiền Đại thừa mới là thiền theo từng bước. Đúng là Tổ sư thiền rồi, thì chỉ một việc nhất hạnh tam muội thôi ...

Con đang tiệm tu chết bà đây thưa bố. Không có chuyện cao siêu như bố nghĩ đâu bố ạ.

Diễn đàn, hỏi là hỏi chung, ai muốn đáp thì đáp, không thì thôi. Việc gì sợ mà phải ngại ... Lọa chưa!

Nói là nói thế thôi, còn tùy mỗi người mà. Khi nào thấy phân tích chán thì ... ngưng đâu có muộn. Hì.hì...
Đúng rồi thực hành đi theo từng bước, nhưng trong khoảng thời gian thực hành làm sao biết được công đức mình tiến hay lùi, công phu cố gắng nhưng tâm tiến bao xa, hay chưa tu thì làm thiện tích đức được chút vốn liếng, khi biết tu rồi thì chẳng còn công đức gì cả?

Nghĩa là tu được 1 nhưng bị tổn giảm 2-3 hay hơn thê thì lỗ rồi, làm cách nào nhận biết được, công đức đang tiến hay lùi? Xin bà bị cho ý kiến vấn đề này.
Nếu tu mò không biết kiểm chứng đựoc công đức tiến hay lùi thì tiêu rồi.. :(( .

Khi tổn giảm thì phải biết nguyên nhân tổn giảm đẻ khắc phục, tu là dẹp trừ rỉ chảy làm tổn giảm công đức của tâm, không biết cách phát hiện chô rỉ chảy thì làm sao bịt hàn lại.

Ví như ta chạy đến bờ suối xách cả thùng nước về xài về đên nhà thì lại chảy hết, thế lại phải chạy ra giếng xách lại. Tu mà nghĩ cách bồi đức cho nhiều, nhưng không nghĩ cách vá chỗ rỉ chảy thì làm sao tiến thêm được?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Lấy tám gió ra mà kiểm chứng. Còn động không? Không động là do còn dụng công hay do hết phân biệt. Do còn dụng công thì không bằng do hết phân biệt. Có bao giờ một lần thấy thân mình như chiếc bóng chưa?


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:Lấy tám gió ra mà kiểm chứng. Còn động không? Không động là do còn dụng công hay do hết phân biệt. Do còn dụng công thì không bằng do hết phân biệt. Có bao giờ một lần thấy thân mình như chiếc bóng chưa?
Chưa hẳn, 8 gió mới là dừng động tâm thôi, mới đựoc công chứ chưa là đức. Nghĩa là đó là thành tựu của giai đoạn công phu thiền định, lúc đó bắt đầu dùng các tâm đó trong các tình huống nhất định để gia tăng đức.

Công đức sanh là do tâm sanh, nghĩa là bắt đầu dùng tâm Từ Bi, Trí Tuệ ứng dụng ra để sanh công đức, chứ ở bát phong hoài làm sao khởi được tâm từ bi, phát khởi trí tuệ? Khi phát khởi mà không bị sanh các tâm ác trược kèm theo, thì lúc đó mới sanh công đức. Tùy duyên mà sanh, khi thấy chúng sanh đau khổ mà cảm nhận, sẳn sàng giúp đỡ mà chẳng một điều kiện...

Tu phải qua từng giai đoạn là thế! Chứ nếu căn cứ 8 gió cũng chỉ mới 1 đaọn đừong trên con đừong đi của mình, chưa thê gọi đó là kiểm chứng công đức.Muốn kiểm chứng công đức phải kiểm soát thân tâm, nếu tâm không tranh hơn thua, tranh đấu, mà luôn hoan hỉ, vui vẻ, sẳn lòng vì mọi người, nêu gặp cảnh ngang trái thì sanh trí tuệ từ bi nhẫn nhịn, nhưng không hệ lụy, hơn thua. Gặp cảnh thuận duyên thi tùy hỉ, gặp cảnh khốn khó thì bố thí, gặp khảo đảo thì vững tin, không thói chuyển...

Thực ra còn nhiều cách để biết giá trị công đức, nhưng dễ nhận ra nhất là xét bản ngã của mình. =))


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

TT có 1 đại huynh tên là Nhất Không, người mà TT vẫn thường xem như là Thầy mình. Trong những lúc có bối rối về việc tu tập thì thường tham vấn với Thầy. Nhân mục nầy xin chép lại đây 1 vài bức thư mà Thầy đã trả lời cho TT. Các bạn xem và chia xẻ nhé.
-----------

Kính thưa bạn, tôi chỉ có bài kệ này tặng bạn thôi.

Khi phân biệt thì muôn phần sai khác
Thiện hay tà ý thức khá đảo điên
Chân lý chỉ ở hiện tiền
Tình thương là gốc mọi nhà chung quy

Có muôn ngàn pháp môn để đến sự thật, không riêng ở PG mình mà ở tất cả tôn giáo khác. Cái đảo điên là khi người nắm ngón tay mà cho là mặt trăng và phân biệt, ý thức khởi lên đánh giá cái này, chắp chặt cái kia.

Hành trạng của quy ngưỡng tông rất đơn giản, sống trong hiện tại và chấp nhận tất cả. 10 Bức tranh chăn trâu, nhiều người biết đến nhưng ít người biết là xuất xứ từ Quy Ngưỡng Tông.

Bạn nên biết, khi còn thấy tội phước, còn thấy hơn thua thì định tâm chưa vững. Như ngài Huyền Giác nói:

Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch

Giác ngộ chỉ ở kẻ tơ sợi tóc, khi không có sự lao xao ồn ào của ý thức. Ai hỏi đây? Biết thế giới đảo điên để làm gì? Tặng bạn 2 câu nhé.

Vườn tâm không giữ cho trong sáng
Thế giới ra vào mộng ảo thôi

Khi câu hỏi khởi, chấp nhận nó đi, để nó tự như như, rồi sẽ tự sáng.
Khi nặng nề trong tâm, trong mình mẩy, relax...thư giản đi, chấp nhận nó đi, rồi chư Phật sẽ tự lo.

Ông ngoại tôi ngày xưa khi còn sống hay dạy con cái: "Trời sinh trời đẻ trời nuôi, trời không nuôi con trời chết". Vậy thôi. Mà con trời có chết đâu? Từ thể này qua thể khác, cái gì biết? Cái gì lấy thân này qua thân khác? Vậy luân hồi là gì? Ảo ảnh không hơn không kém.

Cuộc sống cần gì? Thở, thức ăn nuôi dưỡng thân, ngủ 7-8 tiếng đồng hồ một ngày, uống nước, tiểu tiện, áo mặc cho đỡ lạnh. Đơn giản thế thôi, tất cả những gì hơn là phước báu và dư giả. Cho nó thì ta đỡ mệt. Có nó thì cũng chẳng hơn.

Bao lâu để ngộ, để đạt chơn tâm? Khi vọng tưởng khởi lên không theo nó.

Bao lâu để mê, để trở về cái ta ảo ảnh? Khi vọng tưởng khởi lên mà không biết nó.

Bao lâu để nghiệp hết? Khi cảm xúc dâng tràn, đau khổ hay vui sướng ta chấp nhận nó, xem xét nó...để nó tự sinh tự diệt.

Hằng giác là gì? Là xem xét tất cả trong hiện tại không nắm bắt gì cả...chấp nhận hết.
Ai chửi ta....ờ thì vậy đi.
Ai khen ta....ờ thì vậy đi.
Tất cả rồi cũng trôi qua trong giờ phút hiện tại....chỉ có hiện tại là trường tồn. Mà ta biết thấy cái gì xãy ra trong hiện tại hay không? Nhìn quanh bạn nhé. Nghe quanh bạn nhé. Cảm giác quanh bạn nhé. Ngửi mùi quanh bạn nhé. Kệ tất cả xãy ra.....cái biết đó là tất cả.
(Nhất Không)


Before and after there exist nothing
Why attachments?
tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Kính gởi Thầy Nhất Không
TT cám ơn về tất cả các lời nhận xét và hưởng dẩn của Thầy.
Dù đã tin cái hằng giác ở đây và bây giờ là mặt mủi đích thực của mình, nhưng qua lời Thầy đã cũng cố nơi TT để có 1 sức sống mới. Có 1 cái gì đó trọn ven và không nghi trong lòng.__(())__
Hằng ngày TT phải làm việc, nghĩa là phải tận dụng mọi chức năng trong thân tâm mình như hồi ức, tưởng tượng, ý chí, suy nghỉ…Làm việc như bao người khác nhưng có thêm sự giác tỉnh. Đối cơ tiếp vật nhưng thường biết tâm mình. Tâm an biết , tâm chênh cũng biết. Tâm chênh ở đây là các trạng thái động loạn về tình cảm như buồn, vui, giận, ghét.. hay tình trạng chấp dính về các tư kiến có / không, thường / đoạn..
Chỉ biết thôi, không đoạn mà cũng không tương tục. Khi không dính chấp gì thì qui luật vô thường sẽ làm công việc của nó. Hòn đá rơi xuống nước sẽ tự có đường đi. Ở đây TT thường nhớ câu : làm mọi việc mà lòng không động.
Khi thiền định, do không cần phải làm gì nhiều cả, chỉ cần ngồi yên.
Vào thiền có khi nhiếp nhẹ tâm vào hơi thở hay nghe tiếng xe khi có khi không xa xa. Nói là tiếng xe nhưng thật ra đó chỉ là tác ý ban đầu, chỉ nghe mà thôi. Khi ý thức hơi thở êm nhẹ thì không chú tâm trên 1 đối tương riêng biệt nào, cái gì đến thì biết, có 1 chút khái niệm về chúng, rồi cũng qua mau thôi.
Hướng tâm trở lại chính thân tâm mình đang tọa thiền, nhận rỏ các cảm thọ, lặng ngắm sự sinh và diệt của chúng
Hướng tâm đến ý thức đang trôi chảy. Từng ý nghỉ trôi ngang, không cần biết đến nội dung của chúng. Sự hiện diện của chúng trong hiện tại như làn sóng, đến và đi. Có lúc cảm nhận sự trống không. Vẫn tỉnh biết, chấp nhận mọi thứ không mong cầu. Ý nghỉ nếu có trở lại cũng chỉ nhận biết thôi. Bầy giờ thì chúng như người khách rồi và qua rất mau.
TT trình bày cùng Thầy đại khái về các diển biến tâm thức. Mong Thầy xem qua và có gì xin được bổ túc thêm.

-----

- “Tốt lắm! TT tìm thấy chánh niệm rồi đó. Chơn tâm hằng có. Không đi không đến, trụ vào chơn tâm để xả tất cả.
Mới đầu khi cảm nhận được sự khoảng trống không nó còn chút chút, lâu ngày thuần thục sẽ lớn rộng ra...buông mình vào đó chấp nhận tất cả.

Nếu khởi cảm giác sợ hãi, kệ nó...có ai ngồi thiền chết bao giờ? Mặc các pháp đến đi, thấy và chấp nhận thôi, biết rõ là ảo tưởng của ý thức dệt nên. Khi thấy khoảng không, nhảy vào khoảng không coi sao?”


Before and after there exist nothing
Why attachments?
tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

TT có vài ý riêng, xin Thầy xét cho __(())__ (Câu trả lời là của hầy Nhất Không)
1. Sự giải thoát của PG không dính chấp với bất cứ tướng trạng nào, kể cả vô tướng, vì vô tướng cũng là tướng. Ở đây có thể sử dụng câu “Phàm sở hửu tướng giai thị hư vọng”?

- Nói đi nói lại cũng là dụng của ý thức. Ông Công An là thủ phạm thì Ông Công An đi kiếm bắt ai? Nói để chỉ người biết đường mò về, khi về đến rồi thì lặng thinh thôi. Đi đi thì biết....khi tôi biết sơ sơ phấn khởi gọi thầy tôi hỏi, thầy tôi nói..."Rồi đây con sẽ thấy còn nhiều chuyện lý thú nữa, tu tiếp đi thì biết"....nóng lạnh ai tu người nấy biết. Biết rồi thì nói gì cũng đúng, không tu không biết thì nói gì cũng trật. Đếm cát làm gì? Về hiện tại nhé!

2. Sách vở lưu truyền lại có quyền, có thật do tùy căn cơ chúng sanh để tiếp độ.?

- Chư Phật, chư tổ, chư Bồ Tát độ người là nói cho người đứng trước mặt, tùy bệnh cho thuốc. Biết dùng thì là thuốc hay, không biết dùng thì thêm bệnh. Bởi vậy, không nhờ thầy tôi chỉ dẫn cho thuốc thì chắc tôi chết trong ngu muội rồi. Tìm cửa vào được mà không người dẫn thì hoang mang lắm. Bởi vậy chư tổ khi tỏ ngộ phải kiếm tổ khác ấn chứng cho. 84 vạn pháp môn, cái nào cũng đi về một chổ, vậy ai đúng ai sai?

3. Sự phân biệt cao thấp, sâu cạn của các dòng phái thật sự không cần thiết. Tuy nhiên hiện nay có nhiều dòng tu tự cho là PG, trường hợp nầy cần dùng tam pháp ấn mà xét lại.

- Tam Pháp Ấn là kinh đơn giản nhất, là bản đồ đơn giản nhất để về nhà. Có bản đồ thì chỉ đi lòng vòng tại người thích dạo chơi, có bản đồ đi thẳng vì người không thèm gì hết chỉ muốn về, có bản đồ cho người lái xe đi xa lộ, có bản đồ cho nguời đi bộ đi đường có hàng rào. Tất cả điều quy về một mối thì ai cao ai thấp? Khi tỉnh mộng thì người mộng ai sang ai hèn mắc mớ gì? Coi lại mình hiện giờ có an lạc hay không? Có hỷ lạc hay không? Đó mới là quan trọng.

4. Chọn phương hướng chuyên tu hay nhập thế là xu hướng riêng của cá nhân. Cả 2 khuynh hướng nầy đều cần thiết và hổ trợ nhau?

- Phật Pháp không rời thế gian, ai ở đâu thì tu ở đó. Cần gì có khuynh hướng...hay khuynh hướng là ý thức kéo mình chạy lung tung rồi chấp vào nó? Khuynh hướng là con đường chỉ đến tương lai, chân lý ở hiện tại thì cần gì khuynh hướng?

5. PG không liên quan đến bất cứ lảnh vực nào trong đời nhưng cũng không tách rời với bất cứ lảnh vực nào kể cả kinh tế, xã hội, chánh trị…

- Tự tại thì tự biết....kinh tế, xã hội, chánh trị liên quan gì đến giờ phút hiện tại bây giờ? Hay mình đang ôm lấy ý thức mà quên hiện tại xung quanh đang xãy ra cái gì? Mấy giác quan kia có xài không?

6. Sự chia rẻ trong GHPG là đáng tiếc. Người Phật tử nên lấy câu :”Duy tuệ thị nghiệp” làm căn bản và “hạnh phúc vì mình và mọi người” làm phương châm. Không vị lợi ích riêng của mình và bè nhóm mà phương hại đạo pháp?.

- Ối trời ơi...ý thức dễ sợ quá...phê phán phải trái chạy tới chạy lui. Tuệ không phải là nghĩ đến hay suy nghĩ mà có đuợc. Mê thì thế giới đều điên đảo, tỉnh thì "thiên đàng là tại đây"..."Cực lạc là đây".

Bạn tỉnh hay mê bây giờ? Lúc tôi còn nhỏ nửa đêm thức giấc bồi hồi.

Canh ba chợt tỉnh giửa giấc nồng
Trăn đi trở lại gối phòng không
Lặng thinh tứ phía ngoài hiên vắng
Lác đác sương rơi thắm lạnh lòng
Tóc xanh lốm đốm chuyển bạc màu
Mấy đêm chợt tỉnh giửa mộng sâu?
Thế nhân đang ngủ trong say đắm
Ta tỉnh hay mê giữa trần sầu?

Khi không biết lối về thì bơ vơ lắm, biết rồi thì đi đi.

Cách dụng tâm của TT :

1. Nhập thể : Tâm trú ở hiện tại và bây giờ, tỉnh lặng ghi nhận các pháp, pháp như thế thì biết như thế. Sơ khởi thì chú tâm trên 1 đối tượng như hơi thở, âm thanh, …Sự chú tâm vững thì buông, không chọn 1 đối tương riêng lẻ nào, cái gì đến liền biết… tiếng chim kêu, tiếng xe, các tư tưởng trôi ngang, chỉ biết thôi mà không có bất cứ khái niệm nào về chúng. Không sợ vọng tưởng, không mong cầu giác ngộ.

- Đúng chấp nhận hết trong hiện tại.

2. Khởi dụng: Sinh hoạt như mọi người, thường thấy lại tâm mình, động hay không động đều biết. Động ở đây có nghỉa là tâm bị chênh vì thuận hay nghịch với mình, thể hiện bằng tham, sân si…

- Khi ý khởi lên nhìn thấy nó...trở về hiện tại, thư giản, nó sẽ không tiếp tục.

3. Thiền trong mọi mặt sinh hoạt (Bát chánh đạo là một).

- Biết rồi thì chỉ có 1 đại đạo. Bỏ nhị nguyên, nhìn và chấp nhận hết, buông bỏ hết.
Khi chưa kiến tánh thì còn nhị nguyên, kiến tánh rồi thì chỉ còn nhìn thôi. Một cái thâu gồm hết 8 cái con đường.

Chánh kiến là biết ông chủ thật sự qua sự thiền quán
Chánh tư duy là ông chủ coi tớ làm việc khi không có ai, dẫn tớ về ông chủ mà quy phục.
Chánh ngữ là ông chủ coi chừng tớ khi tiếp xúc người khác
Chánh mạng là sống trong hiện tại chấp nhận hết
Chánh nghiệp là làm hết cái gì trước mắt bằng sự quan sát của ông chủ, biết chủ biết tớ
Chánh tinh tấn là không rời hiện tại, nếu rời thì siêng năng về
Chánh niệm là trụ ở hiện tại
Chánh định là ở với ông chủ mỗi phút giây hiện tại


Chơn tâm là chủ, 6 căn là tớ. Ý thức là tớ hư nhất, tạo nên cội rễ vô minh. Là chủ tốt thì thương tất cả tớ đồng điều. Quan sát đến tất cả đồng đều, chấp nhận hết cảm thọ tớ đưa tới.

Đơn giản vậy thôi.


Tôi tìm được chút vui, chia sẽ cho cùng vui nhé. Thử đi thì biết.


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tỉnh thức đã viết:
....Chánh kiến là biết ông chủ thật sự qua sự thiền quán
Chánh tư duy là ông chủ coi tớ làm việc khi không có ai, dẫn tớ về ông chủ mà quy phục.
Chánh ngữ là ông chủ coi chừng tớ khi tiếp xúc người khác
Chánh mạng là sống trong hiện tại chấp nhận hết
Chánh nghiệp là làm hết cái gì trước mắt bằng sự quan sát của ông chủ, biết chủ biết tớ
Chánh tinh tấn là không rời hiện tại, nếu rời thì siêng năng về
Chánh niệm là trụ ở hiện tại
Chánh định là ở với ông chủ mỗi phút giây hiện tại....
Xin hỏi ông chủ này là ai? Nếu còn biết có ông chủ thì ai quán sát biết về ông chủ, kẻ quán sát & ông chủ là 2 hay không khác?

Mình làm biếng quá nên quơ đại chổ này hỏi vì mấy chỗ kia đọc không kỹ (xin lỗi TT nhé), để từ từ hỏi đọc kỹ hỏi lại sao? :">


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

MHBN thân kính
Do 1 pháp môn mà đặt tên như thế nầy. Do một pháp môn mà đặt tên thế khác. Cái tên chỉ là 1 khái niệm để nhận hiểu thôi.
Cái gì xuất hiện trong tôi - là tôi
Tham xuất hiện trong tôi - tôi là tham.
Tâm tham điều khiển tôi làm nhiều việc - tôi đang bị tâm tham làm chủ.
Tôi thậm chí còn không nhận biết tôi đang tham, nhưng người khác tinh ý qua lời nói và hành động của tôi và nói : tôi là thằng tham. Tôi đang mê.
Tôi biết tâm tham đang xuất hiện trong tôi nhưng không vượt qua được nên gây khổ cho mình và người. Ở đây gọi là "biết mà cố phạm". Tôi không làm chủ được chính mình. Tôi là phàm phu, và 1 đôi khi "quá đổi phàm phu".

Liệu con người có khả năng làm chủ chính mình được không?. Dù thiểu số nhưng có người đã làm được. Người ta gọi họ là hiền giả hay thánh giả gì đó...
Riêng Đạo Phật đã đề ra nhiều phương tiện để giúp con người làm chủ chính mình sau bao lầm lạc.
Tâm lý học PG và thiền định PG là những đóng góp rất lớn mà PG đã đem đến cho con người.

-
Xin hỏi ông chủ này là ai? Nếu còn biết có ông chủ thì ai quán sát biết về ông chủ, kẻ quán sát & ông chủ là 2 hay không khác?
TT cũng làm biếng khi phải mô tả về nhiều thành phần và ở các phương diện khác nhau của 1 đóa hoa hồng. Chỉ xin được hỏi lại bạn:
Dòng tư tưởng trên của bạn đang tuôn chảy, bạn có thấy biết nó chứ?
Những trạng thái tâm đang hiện khởi, bạn biết nó chứ?
Nó là ai? - là bạn
Làm chủ được nó là ai? - là bạn.
Kẻ bị nó làm chủ là ai? - là bạn.
Bạn là một hay là hai? - !!!!

Bị chúng lôi cuốn. Cái ầy không thể gọi là biết dù bạn có là 1 học giả PG danh tiếng.
Tỉnh Lặng thấy chúng đến và đi
Tỉnh Lặng với cái lao xao và cái trống vắng.
Tỉnh Lặng tự biết Tỉnh Lặng.
Tỉnh Lặng tại , Từ Bi đồng tại.
TT thường tự nhắc mình với câu : "Từ nhản thị chúng sinh".
Chúc MHBN luôn an lạc


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết: Chưa hẳn, 8 gió mới là dừng động tâm thôi, mới đựoc công chứ chưa là đức. Nghĩa là đó là thành tựu của giai đoạn công phu thiền định, lúc đó bắt đầu dùng các tâm đó trong các tình huống nhất định để gia tăng đức.

Công đức sanh là do tâm sanh, nghĩa là bắt đầu dùng tâm Từ Bi, Trí Tuệ ứng dụng ra để sanh công đức, chứ ở bát phong hoài làm sao khởi được tâm từ bi, phát khởi trí tuệ? Khi phát khởi mà không bị sanh các tâm ác trược kèm theo, thì lúc đó mới sanh công đức. Tùy duyên mà sanh, khi thấy chúng sanh đau khổ mà cảm nhận, sẳn sàng giúp đỡ mà chẳng một điều kiện...

Tu phải qua từng giai đoạn là thế! Chứ nếu căn cứ 8 gió cũng chỉ mới 1 đaọn đừong trên con đừong đi của mình, chưa thê gọi đó là kiểm chứng công đức.Muốn kiểm chứng công đức phải kiểm soát thân tâm, nếu tâm không tranh hơn thua, tranh đấu, mà luôn hoan hỉ, vui vẻ, sẳn lòng vì mọi người, nêu gặp cảnh ngang trái thì sanh trí tuệ từ bi nhẫn nhịn, nhưng không hệ lụy, hơn thua. Gặp cảnh thuận duyên thi tùy hỉ, gặp cảnh khốn khó thì bố thí, gặp khảo đảo thì vững tin, không thói chuyển...

Thực ra còn nhiều cách để biết giá trị công đức, nhưng dễ nhận ra nhất là xét bản ngã của mình. =))
Té ra Maha bát nhã không biết gì hết. Làm ơn lấy cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận ra mà nghiên cứu đi Batnha. Lật kinh Hoa nghiêm ra mà coi hàng bồ tát Bất động địa - thuộc phần Thập địa - là gì? Cửa Tổ sư đó thưa ông.

Bộ tưởng tới được cửa Bất động địa là dễ sao? Kiến tánh rồi, phải tu 1 a tăng kỳ kiếp nữa mới chứng được Như huyễn tam muội, mới vào được cửa Bất động địa. Vào được cửa này rồi mới được gọi là tối thắng tử. Còn trí của các vị bồ tát từ đó trở xuống, Phật vẫn gọi là trí lừa què (kinh Lăng Già). Mô Phật! không có công đức ư?

Công đức tích tu trong quá trình tu hành. Sao nói không có công đức.


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tham thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Thử nghiệm sống chín luôn cần thiết trong quá trình tu tập. Nói tám gió là nói gọn, thực ra phải là tám vạn bốn ngàn. Hi Hi! Nhưng cũng có thể nói gọn hơn là phải vượt qua cửa bất nhị. Thế nào gọi là vượt qua. Tùy pháp môn và trình độ tu tập mỗi người nhưng không ngoài việc lặng ngắm chúng "tự sinh, tự diệt". Tâm luôn trú trong hiện tại + với trí tuệ giải thoát là căn bản của sự tu tập.


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách