LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP

“Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo chánh pháp, chứng được Bồ-đề, cũng vào quả Phật.” Bậc hạ trí thì phải đủ ba điều kiện: miệng niệm danh hiệu Phật, tâm quán tưởng muốn thấy tướng Phật, thân nguyện được sanh về cõi Phật, cả ba thân, khẩu, ý đều có chỗ hướng về. Khẩu thì mượn danh hiệu Phật làm chỗ hướng, tâm thì mượn hình tướng Phật làm chỗ hướng, thân nguyện sanh về cõi Phật làm chỗ hướng. Như vậy miệng, thân và tâm đều có chỗ cho mình hướng về. Ở đây quí vị dạy niệm Phật phải ráng nhớ để thực hiện cho đúng. Thông thường chúng ta dạy niệm Phật cứ đưa xâu chuỗi bảo niệm cho nhiều chuỗi, niệm một đêm được mười chuỗi thì ghi sổ, đến khi nào đủ một muôn thì đem sổ lại thầy chứng cho. Như vậy chỉ niệm danh hiệu suông thôi. Nhiều khi quí bà niệm rất nhanh, niệm liên tục cho xong, nhưng niệm như vậy chừng nào tâm mới yên? Còn ở đây bảo niệm phải có chỗ tựa, miệng niệm danh hiệu Phật, tâm phải nhớ Phật, thân nguyện sanh về cõi Phật. Phải hội đủ ba điều này thì thân khẩu ý mới thuần nhất được. Nếu chỉ có miệng niệm, còn thân, ý không có thì làm sao tâm yên. Vì vậy tuy niệm Phật mà khó có kết quả, là do mình thực hành không đúng. Nếu cả ba hợp tác thì lúc lâm chung sẽ theo niệm thiện được sanh về cõi Phật, về sau đủ điều kiện tu hành được quả Bồ-đề, cũng thành Phật quả. Tóm lại phải có đủ ba điều tín, hạnh, nguyện thì niệm Phật mới có kết quả. Đó là ý nghĩa ba hạng niệm Phật.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tangbong đọc bài pháp này thấy hoan hỉ quá.
Xin cám ơn bác Phước Tường và dct87 nhiều

dct87 :" Tịch mà chiếu mới tròn đầy "
Nhờ bạn dct87 giảng giải câu này thêm chút xíu, QT chưa hiểu

kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


_()_
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct87 :" Tịch mà chiếu mới tròn đầy "
Nhờ bạn dct87 giảng giải câu này thêm chút xíu, QT chưa hiểu
A Di Đà Phật..
Con không rành nhưng con hiểu đại khái là

Tịch = Giải Thoát đức
Chiếu = Bát Nhã đức

Tịch mà không chiếu thì khiếm khuyết phần Bát Nhã, nên con gọi là "u".


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

dct87 viết :" Nên trong cái định đó ta đề khởi một câu niệm Phật thì câu Phật hiệu đó nó tuôn chảy như suối không ngừng, nhờ đó mà ta không dính vào cái định của Nhị Thừa. Vì có thể ta tu Đại Thừa mà tự "lọt" vào Nhị Thừa mà ta không hề hay biết."
PL mạn phép góp ý : phải là niệm niệm vô niệm ! chỗ này hành giả phải :"Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh " mới biết ! Đó mới là " tịch mà chiếu " ! KÍNH !


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

nhampl đã viết:dct87 viết :" Nên trong cái định đó ta đề khởi một câu niệm Phật thì câu Phật hiệu đó nó tuôn chảy như suối không ngừng, nhờ đó mà ta không dính vào cái định của Nhị Thừa. Vì có thể ta tu Đại Thừa mà tự "lọt" vào Nhị Thừa mà ta không hề hay biết."
PL mạn phép góp ý : phải là niệm niệm vô niệm ! chỗ này hành giả phải :"Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh " mới biết ! Đó mới là " tịch mà chiếu " ! KÍNH !
Ý của dct là chê trách hạng cho Thiền là cái u tịch lìa niệm, tưởng là Di Đà Lục tự chướng ngăn Đại định thanh tịnh tịch tĩnh, mà nguyên do là TỪ CÁI THẤY BIÊN KIẾN THẤY TỊNH NGOÀI ĐỘNG, THẤY VÔ NGOÀI HỮU mà ra, CHẲNG PHẢI CÁI ĐẠI ĐỊNH THỂ DỤNG DUNG THÔNG, LÝ SỰ VÔ NGẠI CỦA HÀNG ĐẠI THỪA CHÂN CHÁNH.
Ý của Đạo hữu nhampl thật chưa thấy rõ lắm qua câu viết của đạo hữu!
"Niệm mà vô niệm" thì đâu có ngại "vô niệm mà niệm". Đại định của hàng Chân Trí phải rõ ràng hằng biết mà tịch lặn vô vi, tịch lặn vô vi mà rõ ràng hằng biết.
Đã nói rõ ràng hằng biết mà tịch lặn vô vi thì niệm niệm Di Đà mãi mãi tuôn trào vô tận, mà từ đầu đến cuối toàn chẳng có thật 1 niệm nào chấp dính cả, chẳng có thật 1 niệm nào động chuyển cả, chẳng có thật 1 niệm nào sanh diệt cả, vốn tự thanh tịnh Như như trong từng âm từng niệm, VÌ PHÁP VỐN DĨ TỰ NHƯ THẾ, VÌ NIỆM VỐN DĨ TỰ NHƯ THẾ, VÌ NGƯỜI MẮT SÁNG VỐN DĨ PHẢI THẤY RÕ NHƯ THẾ!
Lại nữa, đã nói tịch lặn vô vi mà rõ ràng hằng biết thì mỗi niệm tuy tự tịnh, mỗi âm tuy tự an, ba thời như một niệm, chỉ là Nhất Niệm Hiện Tiền vô dấu vết, thanh tịnh trong lặn, niệm chẳng thật niệm, niệm chẳng thật sanh, niệm tự toàn không, niệm toàn Chân Tánh, mà KHÔNG CÓ MẢY MAY CHƯỚNG NGẠI NIỆM NIỆM NỐI NHAU, ÂM ÂM TƯƠNG TỤC, vì nước chẳng ngại sóng vậy, vì Lý chẳng rời Sự vậy, vì vốn là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế không chỗ dính mắc thì không thể dính nơi Có cũng càng không thể mê muội điên đảo dính nơi Không vậy, vì vốn là Bất Nhị Diệu Pháp, tình chấp toàn rơi rụng thì có chỗ nào để tìm vô niệm ngoài Di Đà niệm, tìm vô tâm ngoài hiệu Di Đà, tìm tịch tịnh ngoài chỗ hằng trì danh, tìm Như Như ngoài các pháp ư???

Vì vậy, bậc Đại Trí chẳng dính mắc nơi Có mà niệm, vì biết rõ niệm vốn tự không, không cần phải "không" dùm cho niệm, vì biết rõ niệm vốn tự tịnh, không cần phải "tịnh" dùm cho niệm, chỉ cốt tại 1 chữ "toàn liễu" mà thoát hẳn phàm tình sanh diệt pháp, thoát hẳn phàm tình sanh diệt pháp mà tựa hồ như chẳng bỏ 1 pháp sanh diệt nào, nên niệm niệm tâm tâm thanh tịnh an lạc lặng lẽ không dấu vết mà sáng soi rực rỡ, đại dụng hiện tiền, linh chiếu tùy duyên, chẳng đồng cái u tịch ngu si trầm nịch của gỗ đá cỏ cây, nên HOÀN TOÀN CHẲNG CHƯỚNG NGẠI DI ĐÀ THƯỜNG NIỆM!!!
Thế thì, Ngay nơi niệm niệm Di Đà mà tự tịnh nên chẳng đồng phàm kiến, chẳng đồng dính mắc; ngay nơi toàn thể tự tịnh mà niệm niệm Di Đà nên chẳng đồng chấp Không, chẳng đồng mê muội. Đó chính là Chánh lý của Trung Đạo, của Diệu Trí Bát Nhã. Vì là Chánh lý của Trung Đạo nên không có chỗ bám víu cả Có lẫn Không, thì nào có thể có cái Không ngoài Có, có cái Có ngoài không ư? Vì là Chánh lý của Diệu Trí Bát Nhã nên thanh tịnh vô vi mà rõ ràng hằng sáng soi, không gì nắm được, không dấu không vết mà đại dụng hiện tiền như hà sa, nên Kinh nói "Bát Nhã vô tri mà vô sở bất tri" là lời nói vạn lần chân thực, thì Bát Nhã soi khắp mà chẳng thấy công soi, chẳng dụng tâm soi, mà chẳng thấy công soi, chẳng dụng tâm soi lại rõ ràng hằng biết. Nên mới nói Chân Trí Như Lai, Bản Lai Diện Mục vốn dĩ như gương lớn không bụi, vật đến hiện hình mà chẳng cần dấy dụng để tri lấy vật, chẳng cần dấy dụng để tri lấy vật mà vật vật đều rõ soi, đó mới thật là hiểu rõ Tự thể của gương lớn và cũng là hiểu rõ sự soi của gương lớn vậy!

Bậc Trí thì "chạm mắt lắng tai, nói nín động tịnh, mảy trần đều là Tam Muội hiện tiền". Đã là tự tánh của các pháp thì "cái đó" làm gì có chuyện bị chướng ngại bởi các pháp? Đã là các pháp tự dung thông mà không dính mắc nên mới gọi là liễu tri các pháp, là nghĩa Pháp Vương, là nghĩa phương tiện vô chướng ngại, là nghĩa dung thông. Đã là các pháp tự thông, thì làm gì có chỗ cho cái điên đảo tưởng là Di Đà Thánh hiệu làm chướng ngại Diệu Giác Hiện Tiền Thanh Tịnh Tâm ư???

Vì vậy nên mới nói, bậc Đại Trí suốt ngày niệm Di Đà sa sả mà chẳng thấy thật 1 niệm nào để dính mắc, chẳng thấy thật 1 niệm nào để dính mắc mà cho đến cùng tận đời vị lai cũng chẳng rời Thánh hiệu Di Đà, nên Thánh Tăng xưa từng nói là: "chỉ dùng niệm Phật thì THÀNH PHẬT CÒN CÓ DƯ" là điều cực kỳ xác đáng, không có gì để nghi ngờ!
Chúng sanh mê muội nên như trong Triệu Luận từng nói: nghe nói Có tưởng thật có cái Có ngoài Không, nghe cái Không lại tưởng thật có cái Không ngoài có, toàn là điên đảo tưởng, toàn là biên kiến trái Thánh Đạo, chẳng như bậc Thánh "nói Có mà ý thường ở Không, nói Không mà ý thường ở Có". Nhưng, trên bước đường tu trì, nếu chấp Có thì còn tôn trọng tu hành, nhân quả, còn mong cầu thú hướng Thánh Đạo, quyết gieo nhân thù thắng đến Bất Nhị Diệu Pháp, Trung Đạo Thật Nghĩa, xét ra lợi nhiều hơn hại, nhất là với hàng chưa đủ nhân duyên hội nhập thẳng vào Thật Tướng Dung Nhiếp. Chẳng đồng hàng chấp Không, phỉ báng tu hành, khinh báng sự tướng, bác phá nhân quả, liền dính ngay phải cái đại trọng tội hủy báng Như Lai, hủy báng Chánh pháp, hủy báng Thánh Tăng, nên nhà Thiền gọi hạng này là "rơi vào hầm sâu đem tối của ma quỷ", là chỗ chừa bỏ của hàng Chánh Trí vậy. Nên biết, lời Kinh nói "thà chấp Có như núi Tu Di cũng còn hơn là chỉ chấp Không như hạt cải" là điều hoàn toàn đáng tin cậy và đáng để cảnh tỉnh vậy!!!

Hạng sơ học nhà Thiền, ngồi trên tình chấp mà nhai nuốt trệu trạo văn tự ngữ cú của Tổ sư, biến lời đối cơ trị bệnh thành độc dược hại pháp hại người, cuối cùng chỉ là kẻ chạy theo bã văn tự chẳng hiểu được thật lý, Tổ sư gọi là "hạng nhai nuốt ... đờm dãi của Tổ sư", lại mang cái kiến chấp Không đó mà phá hoại Chánh pháp và sự tu của người, thật đáng thương hại thay, thật thê thảm thay!
Thế nên, cũng như vô số Đại Thiền Sư, Đại Tổ sư từng làm, nay dẫn lời Thiên Như Duy Tắc Thiền sư từng răn dạy:
".....Tôi thấy hàng thiền giả đời nay phần nhiều không xét liễu nghĩa của Như Lai, chẳng rõ huyền cơ của Đạt Ma, bụng rỗng lòng cao, tập quen thành bệnh cuồng vọng. Khi thấy người tu Tịnh Độ, họ khinh thường và cười bảo: 'Đó là việc làm thấp kém của hàng ngu phu ngu phụ!' Tôi thường cho đó không phải khinh hạng ngu phụ ngu phu, mà chính là khinh các Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; đó chẳng những tự mê chánh đạo, tự làm mất căn lành mà còn tự bỏ quên huệ thân và tự để tiêu Phật chủng. Đó cũng là tự gây ra tội báng Chánh Pháp, tự kết thành nghiệp khinh Thánh Tăng. Chư Phật, Tổ xem những kẻ ấy là hạng người đáng thương xót! ....."
http://thuvienhoasen.org/tinhdohoacvan.htm
Lời của Thánh nhân xưa tha thiết răn dạy là thế, có thể bỏ ngoài tai ư???

Thế nên, kính khuyên:
- Nếu chẳng thể liễu thông Thật tướng, chi bằng Tín Nguyện tha thiết cầu vãng sanh, chấp thật có Di Đà, thật có Lạc Bang cũng được tâm tâm tương ứng, nguyện nguyện tương ưng mà quyết định vãng sanh, vãng sanh cõi Phật, thọ Kim Cang Na La Diên Thân xong thì quyết định làm thân Đại Thánh, nhập trí Như Lai, chừng đó có ngại màng gì chuyện Có với Không?
- Nếu bậc ngộ đạt phải nhận cho rõ những lý trên, quyết không thể để cái biên kiến chấp Không như bề nổi văn tự làm tàn hại cả đời tu hành, gieo nhân báng pháp, cuối cùng hóa khéo thành vụng, mai kia ôm hận ngàn thu thì thật thảm thay! Phải biết trân trọng nhân duyên ngộ đạt của chính mình và cũng phải liễu thông chân thật nơi Chánh Lý, để thật sự hiển bày Như Lai thâm nghĩa, thật sự hiểu rõ và dụng sâu Thật tướng của các pháp, mới xứng đáng là người thâm nhập Nhất Thừa Vô Thượng, gióng tiếng trống pháp phá trừ tà chấp biên kiến, hiển lộ Diệu Pháp Như Lai, làm Thầy của người, báo ơn Phật, Tổ vậy.
- Nếu là kẻ chưa đủ nhân duyên ngộ sâu Chánh lý, lại không có duyên với Tối Thượng Thù Thắng Thâm Diệu Tịnh Độ Pháp Môn thì chẳng gì bằng cứ ôm chặt pháp của mình tu, nguyện nương Chánh pháp mà dần dần tu tiến, dẫu chỉ là hạng như trong Kinh nói là "tu tự lực như con kiến bò lên núi cao, tốn sức nhiều mà chẳng có bao nhiêu lợi ích, chẳng bằng tu Tịnh độ như lên xe băng băng chạy nhanh,..." nhưng cũng tùy phần có lợi ích, MIỄN LÀ ĐỪNG PHỈ BÁNG CHÁNH PHÁP, ĐẶC BIỆT LÀ PHÁP MÔN LẤY BI TÂM CHƯ PHẬT LÀM NỀN TẢNG NHƯ DIỆU PHÁP THÂM SÂU TỊNH ĐỘ NÀY!!!

Tạm có đôi lời góp ý chung chung, không chỉ là nơi bài của Đạo hữu nhampl mà là lời nhắn gửi chung đến tất cả, đặc biệt là hạng Thiền sinh đang muốn thâm nhập Diệu Pháp càng cần phải lưu tâm!
Rất mong tất cả xét kỹ, nghĩ sâu!
Cẩn trọng, cẩn trọng, với Chánh pháp không phải trò đùa, bước sai 1 bước ôm hận ngàn thu!

Nguyện Di Đà Từ Phụ, nguyện thập phương Như Lai hằng gia hộ khai mở tâm trí cho chúng sanh, hoằng hóa Chánh Pháp mãi trường tồn mà phá trừ nghi chướng!

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI, QUANG TRUNG CỰC TÔN, PHẬT TRUNG CHI VƯƠNG, ĐẠI TỪ ĐẠI BI, ĐẠI NGUYỆN ĐẠI LỰC, TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT!!!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

kinhle kinhle kinhle


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

"Cẩn trọng, cẩn trọng, với Chánh pháp không phải trò đùa, bước sai 1 bước ôm hận ngàn thu!" quả vậy !


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

nhampl đã viết:dct87 viết :" Nên trong cái định đó ta đề khởi một câu niệm Phật thì câu Phật hiệu đó nó tuôn chảy như suối không ngừng, nhờ đó mà ta không dính vào cái định của Nhị Thừa. Vì có thể ta tu Đại Thừa mà tự "lọt" vào Nhị Thừa mà ta không hề hay biết."
PL mạn phép góp ý : phải là niệm niệm vô niệm ! chỗ này hành giả phải :"Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh " mới biết ! Đó mới là " tịch mà chiếu " ! KÍNH !
Bài trên là phân tích về chỗ "niệm và vô niệm", thế nào là chỗ "vô niệm" của hàng Thánh Trí.
Còn nay mình góp ý tiếp các ý sau:
sao lại đưa chuyện "hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh" vào để minh họa cho "niệm và vô niệm"?
"Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh" là cảnh giới của người tu Tịnh nghiệp thành tựu, đến kỳ vãng sanh, hiện thân Liên Đài, nếu là Liên Đài Thượng Thượng phẩm thì vừa sanh hoa liền nở, hoa nở liền thấy Phật, thấy Phật liền nghe pháp, vừa nghe pháp liền có thể ngộ nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn, bước lên địa vị A Bệ Bạt Trí ngay lập tức. Theo trong Kinh là từ đó liền đủ đạo lực để "hiện làm thân Phật trong 100 thế giới không có Phật để hóa độ chúng sanh", mà phải biến 100 thế giới chẳng phải là 100 hành tinh mà là phạm vi 100 cõi Phật, 100 Quốc Phật Độ, tương ứng với 100 thiên hà theo tri thức khoa học, mỗi thiên hà gồm hàng tỷ thái dương hệ, hàng chục hàng trăm tỷ hành tinh có khả năng có sự sống, nên biết là hạng này đạo lực thần thông không thể nghĩ bàn vậy!!!
Nếu nói "niệm mà vô niệm" thì không nhất thiết đợi đến "hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh" mới hay biết, mới thật nhận, mới trụ nổi. Biết bao người đủ nhân duyên đã ngay khi thân còn trụ nơi huyễn cảnh nhà lửa Ta Bà này đã toàn ngộ triệt, toàn an trụ rồi, tất cả do nơi nhân duyên đến hay chưa đến, sao lại đưa "hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh" để minh họa cho "niệm và vô niệm", có phải là sai không?
Lại nói "đó mới là tịch mà chiếu" lại càng chẳng rõ nghĩa, chẳng tương hợp!
Chẳng hiểu đạo hữu nghĩ sao mà viết vậy?

Kính.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL chỉ đóng góp chút thôi mà ! trong chữ ký của thientinh82 câu : Phật quả,Phật nhân đồng thời hiển ; dám hỏi thientinh82 nghĩa là sao nhỉ !


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

thientinh82 đã viết: Đã nói rõ ràng hằng biết mà tịch lặn vô vi thì niệm niệm Di Đà mãi mãi tuôn trào vô tận, mà từ đầu đến cuối toàn chẳng có thật 1 niệm nào chấp dính cả, chẳng có thật 1 niệm nào động chuyển cả, chẳng có thật 1 niệm nào sanh diệt cả, vốn tự thanh tịnh Như như trong từng âm từng niệm, VÌ PHÁP VỐN DĨ TỰ NHƯ THẾ, VÌ NIỆM VỐN DĨ TỰ NHƯ THẾ, VÌ NGƯỜI MẮT SÁNG VỐN DĨ PHẢI THẤY RÕ NHƯ THẾ!
Lại nữa, đã nói tịch lặn vô vi mà rõ ràng hằng biết thì mỗi niệm tuy tự tịnh, mỗi âm tuy tự an, ba thời như một niệm, chỉ là Nhất Niệm Hiện Tiền vô dấu vết, thanh tịnh trong lặn, niệm chẳng thật niệm, niệm chẳng thật sanh, niệm tự toàn không, niệm toàn Chân Tánh, mà KHÔNG CÓ MẢY MAY CHƯỚNG NGẠI NIỆM NIỆM NỐI NHAU, ÂM ÂM TƯƠNG TỤC, vì nước chẳng ngại sóng vậy, vì Lý chẳng rời Sự vậy, vì vốn là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế không chỗ dính mắc thì không thể dính nơi Có cũng càng không thể mê muội điên đảo dính nơi Không vậy, vì vốn là Bất Nhị Diệu Pháp, tình chấp toàn rơi rụng thì có chỗ nào để tìm vô niệm ngoài Di Đà niệm, tìm vô tâm ngoài hiệu Di Đà, tìm tịch tịnh ngoài chỗ hằng trì danh, tìm Như Như ngoài các pháp ư???

Vì vậy, bậc Đại Trí chẳng dính mắc nơi Có mà niệm, vì biết rõ niệm vốn tự không, không cần phải "không" dùm cho niệm, vì biết rõ niệm vốn tự tịnh, không cần phải "tịnh" dùm cho niệm, chỉ cốt tại 1 chữ "toàn liễu" mà thoát hẳn phàm tình sanh diệt pháp, thoát hẳn phàm tình sanh diệt pháp mà tựa hồ như chẳng bỏ 1 pháp sanh diệt nào, nên niệm niệm tâm tâm thanh tịnh an lạc lặng lẽ không dấu vết mà sáng soi rực rỡ, đại dụng hiện tiền, linh chiếu tùy duyên, chẳng đồng cái u tịch ngu si trầm nịch của gỗ đá cỏ cây, nên HOÀN TOÀN CHẲNG CHƯỚNG NGẠI DI ĐÀ THƯỜNG NIỆM!!!
Thế thì, Ngay nơi niệm niệm Di Đà mà tự tịnh nên chẳng đồng phàm kiến, chẳng đồng dính mắc; ngay nơi toàn thể tự tịnh mà niệm niệm Di Đà nên chẳng đồng chấp Không, chẳng đồng mê muội. Đó chính là Chánh lý của Trung Đạo, của Diệu Trí Bát Nhã. Vì là Chánh lý của Trung Đạo nên không có chỗ bám víu cả Có lẫn Không, thì nào có thể có cái Không ngoài Có, có cái Có ngoài không ư? Vì là Chánh lý của Diệu Trí Bát Nhã nên thanh tịnh vô vi mà rõ ràng hằng sáng soi, không gì nắm được, không dấu không vết mà đại dụng hiện tiền như hà sa, nên Kinh nói "Bát Nhã vô tri mà vô sở bất tri" là lời nói vạn lần chân thực, thì Bát Nhã soi khắp mà chẳng thấy công soi, chẳng dụng tâm soi, mà chẳng thấy công soi, chẳng dụng tâm soi lại rõ ràng hằng biết. Nên mới nói Chân Trí Như Lai, Bản Lai Diện Mục vốn dĩ như gương lớn không bụi, vật đến hiện hình mà chẳng cần dấy dụng để tri lấy vật, chẳng cần dấy dụng để tri lấy vật mà vật vật đều rõ soi, đó mới thật là hiểu rõ Tự thể của gương lớn và cũng là hiểu rõ sự soi của gương lớn vậy!

Bậc Trí thì "chạm mắt lắng tai, nói nín động tịnh, mảy trần đều là Tam Muội hiện tiền". Đã là tự tánh của các pháp thì "cái đó" làm gì có chuyện bị chướng ngại bởi các pháp? Đã là các pháp tự dung thông mà không dính mắc nên mới gọi là liễu tri các pháp, là nghĩa Pháp Vương, là nghĩa phương tiện vô chướng ngại, là nghĩa dung thông. Đã là các pháp tự thông, thì làm gì có chỗ cho cái điên đảo tưởng là Di Đà Thánh hiệu làm chướng ngại Diệu Giác Hiện Tiền Thanh Tịnh Tâm ư???

Vì vậy nên mới nói, bậc Đại Trí suốt ngày niệm Di Đà sa sả mà chẳng thấy thật 1 niệm nào để dính mắc, chẳng thấy thật 1 niệm nào để dính mắc mà cho đến cùng tận đời vị lai cũng chẳng rời Thánh hiệu Di Đà, nên Thánh Tăng xưa từng nói là: "chỉ dùng niệm Phật thì THÀNH PHẬT CÒN CÓ DƯ" là điều cực kỳ xác đáng, không có gì để nghi ngờ!
tangbong tangbong tangbong xin cảm ơn bạn dct87 và quý thầy đã khai thị.
Kính chúc quí thầy và chư đạo hữu thân tâm thường lạc
Nam mô A DI ĐÀ Phật
kinhle kinhle kinhle


_()_
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nhampl đã viết:PL chỉ đóng góp chút thôi mà ! trong chữ ký của thientinh82 câu : Phật quả,Phật nhân đồng thời hiển ; dám hỏi thientinh82 nghĩa là sao nhỉ !
Ấn Quang Đại sư có nói :
Do “ Nhất niệm tâm tánh “ của chúng ta giống như hư không, thường hằng bất biến ( Do tâm tánh thường hằng, bất biến nên không có thời gian. Vô lượng kiếp chỉ trong một niệm ), tuy thường hằng bất biến nhưng niệm niệm lại tùy duyên. Nếu chẳng duyên nơi Phật giới sẽ duyên nơi cửu giới, duyên nơi chúng sanh. Do duyên nhiễm, tịnh sai khác nên quả báo sướng , khổ khác xa.

Hễ duyên theo Phật giới thì tâm này làm Phật, tâm này là Phật. Nếu duyên theo các giới chúng sanh thì tâm này làm chúng sanh, tâm này là chúng sanh.
Vì vậy nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật thì tâm này làm Phật, tâm này là Phật.
Lấy tâm niệm Phật, nhớ Phật làm nhân thì cũng chính tâm đó làm Phật, là Phật đó là quả. do đó nói nhân quả đồng thời.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Ấn Quang Đại sư có nói :

Do “ Nhất niệm tâm tánh “ của chúng ta giống như hư không, thường hằng bất biến ( Do tâm tánh thường hằng, bất biến nên không có thời gian. Vô lượng kiếp chỉ trong một niệm ), tuy thường hằng bất biến nhưng niệm niệm lại tùy duyên. Nếu chẳng duyên nơi Phật giới sẽ duyên nơi cửu giới, duyên nơi chúng sanh. Do duyên nhiễm, tịnh sai khác nên quả báo sướng , khổ khác xa.

Hễ duyên theo Phật giới thì tâm này làm Phật, tâm này là Phật. Nếu duyên theo các giới chúng sanh thì tâm này làm chúng sanh, tâm này là chúng sanh.

ĐH binh nói :
"Vì vậy nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật thì tâm này làm Phật, tâm này là Phật.
Lấy tâm niệm Phật, nhớ Phật làm nhân thì cũng chính tâm đó làm Phật, là Phật đó là quả. do đó nói nhân quả đồng thời."
PL thấy hai ý này hình như có khác nhau ! Đại sư nói "nhất niệm tâm tánh" chẳng hay ĐH bình nói niệm phật tánh hay niệm danh hiệu Phật ! nhớ Phật thì theo PL chưa phải là Phật nhân ! mà kiến Phật mới là Phật nhân ! Kính !


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP:

“Ba bậc trên sâu cạn chẳng đồng, chỗ được là một vậy.” Tuy có cao thấp khác nhau, sâu cạn khác nhau, nhưng khi được thành quả Phật thì không khác.

“Song bậc thượng trí nói thì dễ mà hành thì khó.” Bậc thượng trí nói tâm tức Phật nghe rất dễ, nhưng thực hành thật cay đắng.

“Người thời nay muốn theo gương học, toàn không có chỗ gá nương, trọn trông bờ rồi lui, rất khó đặt chân.” Người thời nay nghe nói bậc thượng trí niệm Phật rất dễ, muốn noi theo đó tu học, nhưng không chỗ nương gá. Nói tức tâm tức Phật, biết nương gá vào đâu mà theo, nên “trọn trông bờ rồi lui”, nghĩa là nhìn thấy bờ cao quá ngán không thể thực hiện được rồi thối lui, cho nên “rất khó đặt chân”. Vì vậy rất khó tiến trên con đường đó.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách