LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Cần hội đủ : BI , TRÍ và DŨNG ! KÍNH !


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

PL thấy hai ý này hình như có khác nhau ! Đại sư nói "nhất niệm tâm tánh" chẳng hay ĐH bình nói niệm phật tánh hay niệm danh hiệu Phật ! nhớ Phật thì theo PL chưa phải là Phật nhân ! mà kiến Phật mới là Phật nhân ! Kính !
Niệm danh hiệu chính là niệm Phật Tánh....

Ngài Ấn Quang dạy một câu này rất hay...
PL nên hiểu rõ...

"Duy chỉ trì danh mà chứng Thực Tướng
Không cần Quán Tưởng cũng thấy Tây Phương"

(dct tâm đắc câu đó nhất của Ngài Ấn Quang, hôm nay mới có dịp lôi ra xài... :)

Cho nên niệm danh hiệu Phật chính là niệm Phật Tánh của mình.... Danh hiệu nào ngoài Tự tánh??? Còn hơn thế danh hiệu A Di Đà Phật ấy tự nó lưu xuất từ nơi chân Tâm Bản Tánh của ta, chẳng phải riêng biệt mà có...

À...
PL quên rằng trong kinh Hoa Nghiêm có dạy rất rõ, người chỉ PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ đa có chủng tử (nhân) rồi, hàng Nhị Thừa đều chẳng sánh lại. Huống chi Nhớ Phật A Di Đà há chẳng phải là nhân sao tương lai thành Phật sao, hay chỉ nói riêng kiến Tánh mới là nhân???

Nếu Kiến Phật là Nhân thì phải nói niệm Phật mới là Nhân mới đúng.
Nếu nói Ngộ Vô Sanh nhân thì phải nói Kiến Phật là Nhân mới đúng.
Nếu nói Chứng Vô Thường Bồ Đề là nhân thì nói Ngộ Vô Sanh là nhân mới đúng.

Vậy thì Nhớ Phật A Di Đà, niệm Phật A Di Đà chính là Nhân của sự giác ngộ Vô Thượng Giác.

Nào lại thiên lệch nói "Kiến Tánh là Nhân". Biết bao nhiêu kẻ kiến Tánh rồi cũng luân hồi triền miên đấy thôi, vậy thì cái nhân Kiến Tánh đó coi như cất vô A Lại Da chờ đến kiếp sau làm lại...

Người Niệm Phật cũng vậy, niệm Phật A Di Đà mà không nguyện vãng sanh thì nhất định không thể vãng sanh mà "cất" cái chủng tử A Di Đà Phật vào trong A Lại Da đợi kiếp sau làm lại (chẳng biết kiếp sau còn được thân người chăng?).

Vậy thì hễ cứ Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề đã là nhân rồi, thì nhớ Phật cũng đã là nhân không khác chi kiến tánh. Nhưng phải biết "Người phát tâm nhiều như bông xoài trứng cá ......" ....Vì "vật lộn" không lại nghiệp lực, không thoát ra khỏi sanh tử nổi, Thất Địa còn thối chuyển đừng nói chi việc Kiến Tánh.

A Di Đà Phật....
Danh hiệu bất khả tư nghì, không phải khơi khơi mà có danh hiệu diệu dụng ấy, cũng danh hiệu ấy mà tiêu nghiệp, vãng sanh, bất thối, thành Phật. Cũng chính danh hiệu ấy là chỗ diệu dụng thù thắng mà chúng ta sẵn có ....

À, để lưu ý các liên hữu tu niệm Phật....
Nhớ Phật như PL nói không phải là Nhân.... thì nếu vậy có người sẽ hỏi

- Tui lâm chung nhưng bị á khẩu không xưng danh được mà tui có nhớ Phậtnguyện Phật tiếp dẫn, vậy tui có vãng sanh không?
- Nhất định sẽ được vãng sanh!

Vì sao?
Khi tâm ta nhớ Phật thì cảm đến chư Phật (thị tâm thị phật, thị tâm tác Phật) cảm ứng đạo giao...
Tâm này đi làm Phật, chứ nào có riêng trì danh mới có thể vãng sanh???
Vậy chúng ta một mặt nhớ Phật, một mặt niệm Phật, một mặt trì danh, cả thảy thân khẩu ý thanh tịnh.

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói rất hay dct trích lời này để trả lời tóm tắt, ngắn gọn câu trả lời của mình cho PL.

"Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ GIÁC chậm".

Tạp niệm khởi lên chúng ta không sợ, sợ nhất là lúc tạp niệm khởi lên có NHỚ PHẬT để mà niệm không mới là quan trọng.
Vậy thì ai dám bảo, Nhớ Phật không là Nhân giác ngộ ????

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Cẩn thận !!!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhớ Phật, niệm Phật mà đ/h PL bảo không phải là nhân để thành Phật thì quả của nó là gì vậy?

Tánh của chúng sinh và của chư Phật là đồng một thể. Do đó nếu dùng tánh đó mà nhớ Phật, niệm Phật thì tánh đó là Phật rồi chứ còn gì nữa?

Do vậy mới nói :Nhân , quả đồng thời.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Tùy !


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

nhampl đã viết:PL chỉ đóng góp chút thôi mà ! trong chữ ký của thientinh82 câu : Phật quả,Phật nhân đồng thời hiển ; dám hỏi thientinh82 nghĩa là sao nhỉ !
Nguyên văn bài kệ là:
"Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai!"

Riêng câu đạo hữu nói, ý mình là:
Sau khi đã "đáo Liên Đài", là được thọ Kim Cang Na La Diên Thân nơi Thánh Cảnh Liên Trì Hải Hội, hoa nở thấy Phật, thì với hạng Thượng căn ngay lúc đó Phật quả và Phật nhân liền hiển hiện.
Phật quả chính là Di Đà Như Lai, là người đã viên mãn Phật quả rốt ráo thù thắng.
Phật nhân chính là Phật tánh, là Lý tánh Bản giác của chính ta, ngay đó hiển hiện đầy đủ rõ ràng mà trong Kinh dạy là "ngộ nhập ngay vào Vô Sanh Pháp Nhẫn ngay khi nghe Di Đà Thế Tôn thuyết pháp".

Khi còn ở Ta Bà này thì hoặc là chẳng có thể hiển bày được Phật quả và cả Phật nhân, hoặc Thượng căn Thượng trí chỉ có thể nhận nhập được Phật nhân, là kiến Tánh, là nhận lại Bổn Lai Diện Mục thôi, chứ chưa có phần thật thấy Thánh tướng Như Lai, thân cận chư Phật, thân tâm chưa được Từ Quang thâu nhiếp bảo hộ, chưa được nghe Kim Khẩu Như Lai thuyết pháp giảng dạy.
Gặp Phật ra đời, gặp Phật còn trụ thế ở cõi này tỷ kiếp khó có 1 lần, còn khó hơn mò kim đáy biển, nên Cổ đức từng than là:
"Phật tại thế thời ngã trầm luân
Ngã đắc nhân thân Phật diệt độ
Áo não thử thân đa nghiệp chướng
Bất kiến Như Lai kim sắc thân...!"

(Lúc Phật tại thế, con trầm luân
Con được thân người, Phật đã tịch
Sầu não thân này nhiều nghiệp chướng
Không (được) thấy Như Lai thân sắc vàng...)

Trong khi đúng lý ra mà xét thì nếu chúng sanh cho dù sanh cùng thời với Phật cũng chưa hẳng đủ nhân duyên gặp Phật nghe pháp.
Ngày xưa từng có bà già sinh cùng thành, cùng nước với Phật, cùng ngày, giờ, tháng, năm sinh, mà từ khi sanh ra đến khi chết đi bà vừa nghèo khổ vừa chẳng biết đến Phật là ai. Điều này vừa nói lên có hạng chúng sanh hoàn toàn vô duyên với Phật, vừa nói lên quan điểm "tử vi lý số" của thế tục là sai lầm hoàn toàn.
Lại thời đó bao kẻ sanh cùng thời Phật mà do vô duyên mà theo tà ma yêu đạo, chẳng những chẳng thân cận nghe pháp cúng dường mà còn phỉ báng, còn nghĩ cách hại Phật, còn vu oan giá họa,... để gieo nghiệp nhân Địa Ngục.
Đâu phải cứ sanh cùng thời với Phật Thích Ca là đã có duyên ư? Thế mà đời sau có người còn phải nuối tiếc...!

Trong khi đó, người sanh về cõi Phật Di Đà HOÀN TOÀN CHẲNG CÓ NGƯỜI KHÔNG CÓ DUYÊN VỚI PHẬT VÀ PHẬT PHÁP, vì đều phải dùng tâm quy kính, dùng tâm tương ưng mà vãng sanh. Ngay đến "nhị thừa chủng" còn "không sanh" vì đó là cõi Đại thừa, hàng Nhị thừa muốn sanh phải bỏ cái chấp của Nhị thừa thấp nhỏ mà tiến tu Đại thừa, chỉ tạm mượn duyên xưa và tâm ái chấp còn sót mà quyền biến hiện ra tướng chứng Tứ Quả và Độc Giác, kỳ thật chẳng có 1 chúng sanh nào có tâm ngăn ngại với Đại thừa Chánh pháp cả, nếu không DÙ CÓ TÍN NGUYỆN NIỆM PHẬT CŨNG KHÔNG VÃNG SANH, VÌ MANG TÂM NGĂN CÁCH CHỐNG ĐỐI VẬY!

Nên mới nói VÃNG SANH LÀ QUYẾT ĐỊNH NGỘ NHẬP PHẬT NHÂN, QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU PHẬT QUẢ.
Nên Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền sư mới nói là:
"Không Thiền, có Tịnh độ
Muôn tu muôn người sanh
Một khi thấy Di Đà
Lo gì không tỏ ngộ
?"

Còn trong bài kệ trên là nói hàng Thiền Tịnh song tu, có thể trong hiện đời đã nhập Phật Tri Kiến, nhưng do cái nghiệp chủng của chúng sanh cõi uế độ cặn bã này mà chẳng thể thấy và thân cận được với Di Đà Thế Tôn ngay, mà phải đợi sau khi "đáo Liên Đài" mới có thể "Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển".
Mắt thấy Di Đà liền được nghe pháp ngộ Phật tâm.
Lại thấy biết Di Đà chính không ngoài Phật tâm, Phật tâm năng hiện Di Đà, Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, chẳng có Phật ngoài tâm, chẳng có tâm ngoài Phật. Cho có Phật thật sự tách rời tâm đã là sai, CHO CÓ TÂM NGĂN CÁCH TƯỚNG PHẬT CÀNG NGU SI ĐIÊN ĐẢO TÀ KIẾN. Tâm và Phật vốn chẳng ngăn ngại, vốn không biên giới, vốn không từng cách, nhưng mà tâm lại tự nơi tâm, Phật lại tự nơi Phật, chẳng nói hoàn toàn chẳng có tâm và chẳng có Phật vậy. Đó chính là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, chính là Diệu Lý Bất Nhị, chính là lý "bất tức bất ly" vậy!

Vì hiểu rõ tâm cảnh không hai, Phật và tâm vô chướng ngại, Lý và Sự vốn thâu nhiếp, nên BẬC ĐẠI THÁNH ĐẠI TRÍ LIỄU RÕ TỰ TÂM MÀ QUYẾT NIỆM DI ĐÀ, QUYẾT ĐẾN TÂY PHƯƠNG, QUYẾT HIỆN KIM THÂN, QUYẾT NGHE PHẬT THUYẾT.
Nên Thiên Như Duy Tắc Thiền sư nói: NGƯỜI ĐẠI TRIỆT ĐẠI NGỘ CHÂN CHÍNH CHÍNH PHẢI QUYẾT LIỆT CẦU VÃNG SANH MUÔN TRÂU KÉO KHÔNG LẠI, CHỈ CÓ KẺ CHẲNG CÓ NGỘ GÌ HOẶC NGỘ QUÁ NON KÉM MỚI ĐI CHỐNG BÁNG TỊNH ĐỘ!!!

Đó là lời giải của tôi về ý mà tôi trình bày, nếu cần tôi sẽ giải đủ 4 câu sau.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL này chưa từng chống TỊNH ĐỘ ! với tinh thần cùng trao đổi kinh nghiệm tu học thế thôi ! những lời trên của thientinh82 nếu không phải tổng hợp từ cổ nhân , mà chính tự tâm của DH thì PL này kinhle kinhle kinhle !


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vãng Là Được Không Thối Chuyển Nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Cho Nên VãnG Sanh Tức Là Chắc Chắn Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

nhampl đã viết:PL này chưa từng chống TỊNH ĐỘ ! với tinh thần cùng trao đổi kinh nghiệm tu học thế thôi ! những lời trên của thientinh82 nếu không phải tổng hợp từ cổ nhân , mà chính tự tâm của DH thì PL này kinhle kinhle kinhle !
Những gì mình viết ngoài những chỗ trích dẫn rõ là lời Cổ đức, Thánh Tăng ra thì toàn bộ từ đầu tới cuối đều tự mình viết từ chính chỗ thật hiểu thật thấy của mình, không có vay mượn mà không ghi rõ.
Đúng ra cũng có thể nói là do từ quá trình học hỏi giáo pháp của Tổ sư mà có thể nhận, hiểu như thế, nhưng văn tự và ý toàn là tự của chính mình, ngoại trừ các đoạn trích dẫn lời Cổ nhân thì có ghi rõ.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

PL thấy hai ý này hình như có khác nhau ! Đại sư nói "nhất niệm tâm tánh" chẳng hay ĐH bình nói niệm phật tánh hay niệm danh hiệu Phật ! nhớ Phật thì theo PL chưa phải là Phật nhân ! mà kiến Phật mới là Phật nhân ! Kính !
dct đem lời Tổ Ấn Quang và Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát rời mà PL còn:
Cẩn thận !!!
(nghĩa là chưa tin)
Sao vẫn chưa tin nữa...????

Đem lời tổ mà PL còn không tin ...để dct đem lời Phật ra...
Ghi Chú: :) , ở đây dct không hơn thua, chỉ muốn phá cái nghi của PL đối với pháp môn Tịnh Độ này thôi, cũng là giải mối nghi cho người tu Tịnh).


Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi:" Thấy hoa tòa rồi kế nên tưởng Phật. Tại sao vậy? Vì chư Phật Như Lai là thân pháp giới vào khắp trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, nên lúc các ngươi tâm tưởng Phật, tâm ấy tức là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải từ tâm tưởng sanh, vì vậy nên nhứt tâm buộc niệm, quán kỹ đức Phật ấy, đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.

(Kinh Quán Vô Lượng Thọ)

A Di Đà Phật.

Cho nên không nên nghi ngờ, người trí nghi ngờ chính vì chưa rõ lý, rõ lý rồi mà tha thiết tu hành thì là HIỀN NHÂN.

Nam Mô A Di Đà Phật
(thảo luận trên tình thần học hỏi).


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

PL thấy hai ý này hình như có khác nhau ! Đại sư nói "nhất niệm tâm tánh" chẳng hay ĐH bình nói niệm phật tánh hay niệm danh hiệu Phật ! nhớ Phật thì theo PL chưa phải là Phật nhân ! mà kiến Phật mới là Phật nhân ! Kính !
Kinh Pháp Hoa Nói Trẻ Nhỏ Giỡn Chơi Lấy Cát Nắn Hình Phật Thì Cũng Thành Phật Đạo, Người Thấy Tượng Phật Mà Lễ Bái Thì Cũng Thành Phật Đạo.

Nhân Thành Phật Có 2 Nghĩa Lý Và Sự Tánh Và Tướng.

Nói Về Nghĩa Lý Thì Phật Tánh Là Nhân Như Vậy Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Nhân Thành Phật.

Về Nghĩa Sự Thì Tất Cả Mọi Sự Gieo Trồng Nhân Duyên Nơi Phật Pháp Đều Là Nhân Thành Phật.

Kinh Đại Bảo Tích Nói Đời Quá Khứ Vô Lượng Vô Biên Bất Khả Tư Nghì A Tăng Kỳ Kiếp Có Đức Phật Ra Đời Thì Có Một Người Thợ Dệt Mỗi Ngày Cúng Dường Một Sợi Tơ Và Hồi Hướng Đến Đạo Vô Thượng Bồ Đề. Người Đó Thì Sau Đầy Đủ Nhân Duyên Gặp Được Các Đức Phật Tu Hành Mà Được Thành Phật.


Kinh Quán Phật Tam Muội Hải Nói Ngài Văn Thù Sư Lợi Đời Quá Khứ Vô Lượng Vô Biên Bất Khả Tư Nghì A Tăng Kỳ Kiếp Do Nhân Duyên Đi Chùa Thấy Được Tượng Phật Trang Nghiêm Mà Sanh Tâm Cung Kính Tu Pháp Quán Phật Tam Muội Hải.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Do Tu Pháp Quán Phật Tam Muội Hải Mà Được Gặp Vô Lượng Vô Biên Bất Khả Tư Nghì A Tăng Kỳ Chư Phật Mà Chứng Viên Mãn Bồ Tát Hạnh.

Do Nhân Duyên Cúng Dường Sợi Tơ Và Thấy Tượng Phật Mà Rồi Đều Tu Hành Thành Bậc Chánh Giác.


Kinh Đại Bảo Tích Nói Người Ở Nơi Chư Phật Gieo Trồng Căn Lành Dù Là Nhỏ Như Là Hạt Bụi Cũng Là Nhân Thành Phật Ở Đời Vị Lai.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP

“Bậc trung trí nếu hay siêng tu như lời nói ở trên thì tức khắc thành Phật. Nếu như lậu chưa hết mà lâm chung, tùy quả báo kia trở lại thọ sanh ở đời, nhận quả báo thiện. Quả báo thiện đã hết, không có người đánh thức, trở lại rơi vào đường ác. Như thế đó cũng là khó vậy.” Bậc trung thì niệm cho đến vô niệm, nhưng chưa được vô niệm liền tịch. Khi tịch mà chưa vô niệm thì đâu được Niết-bàn. Vì hạng trung trí không có nguyện vãng sanh, chỉ lấy niệm diệt niệm, đến vô niệm mới nhập Niết-bàn. Bây giờ không được vãng sanh thì do niệm thiện được sanh về cõi thiện. Nếu khi sanh về cõi thiện, ra đời không gặp thiện hữu tri thức nhắc nhở lại quên. Vì vậy chúng ta thấy nhiều người ở hiện tại có phước, được làm quan to lại giàu có lớn, nếu vô phước thì đâu được như thế. Nhưng vì sao họ lại không lương thiện? Là vì xưa kia họ có lòng tốt, có hành động tốt nên được hưởng phước, khi hưởng phước họ không có duyên gặp thiện hữu tri thức nhắc nhở, nên hưởng hết phước rồi, gặp ai xúi làm điều ác thì làm theo, cho nên hết phước phải đọa trở lại đi trong đường khổ. Điều này hết sức hệ trọng cần phải biết là không nên hưởng hết phước và cần phải có thiện hữu tri thức nhắc nhở để mình tiến lên cho khỏi đọa. Quí vị thấy có những người giàu sang sung sướng mà bị bạn bè lôi vào chỗ ác, nhưng cũng có những người giàu sang sung sướng lại vẫn biết tu. Trong hai hạng người trên đều có phước, nhưng sao một người biết tu, còn một người lại làm ác? Đó là điều tôi muốn nhắc cho tất cả hiểu. Phật dạy Phật tử làm lành, nhưng phải qui y Tam Bảo. Tại sao phải qui y Tam Bảo? Nghĩa là chúng ta phải đối trước Phật, Pháp, Tăng hứa nguyện đời đời hướng theo con đường Phật pháp để tu hành đến khi thành Phật mới thôi. Do có nguyện đó, nên qui y Tam Bảo là cái duyên tốt để mình gieo trong đời này và mãi những đời sau được gặp thiện hữu tri thức nhắc nhở mình. Vì qui y không phải chỉ có Phật mà còn Pháp và Tăng. Tăng thì đâu chắc đời này nhập Niết-bàn mà còn đáo đi trở lại bao nhiêu đời nữa. Giả sử đời này có người qui y với tôi, nếu tôi chết đi và tái sanh trở lại thì người đó đã có duyên với tôi, nên khi gặp lại tôi dễ nhắc dễ độ họ. Đó là có thiện hữu tri thức nhắc nhở nên không quên, không mất giống lành. Còn những người đời này có phương tiện làm lành, nhưng không qui y Tam Bảo, nên không gặp thiện hữu tri thức, vì vậy có ai xúi làm quấy làm ác thì họ làm theo, rồi tạo tội và phải đọa. Thế nên, duyên thiện hữu tri thức đời sau cũng rất thiết yếu. Đời này đã thiết yếu, đời sau lại càng thiết yếu hơn, cho nên Phật dạy người Phật tử phải nhớ qui y Tam Bảo. Có qui y Tam Bảo mới thành Phật tử. Thật ra nếu chúng ta làm lành, làm phước đều được hưởng phước, nhưng có khác là có người được hưởng phước mà không có thiện hữu tri thức nhắc nhở, còn người được hưởng phước lại có thiện hữu tri thức nhắc nhở, nên không quên duyên cũ và tiến lên mãi không dừng. Vì vậy nên nói rằng do mình hưởng hết phước mới thọ quả báo ở đời sau. Như vậy quí vị mới thấy qui y Tam Bảo là việc rất quan trọng đối với người mới phát tâm. Nhờ phát tâm qui y trước Tam Bảo chúng ta mới được nương theo Phật, nương theo chánh pháp và có những bậc thầy làm thiện hữu tri thức chỉ dạy cho mình đường lối tu trong hiện tại, đến khi nhắm mắt đời sau gặp lại, do có duyên thầy trò nên sớm gặp được người nhắc nhở. Như vậy đời đời đi mãi trong chánh pháp cho đến kết quả cuối cùng là thành Phật mới thôi. Nếu không có người đánh thức, đời này nhiều khi hiểu đạo chút ít, nhưng đời sau trở lại có thể sẽ làm ác làm dữ.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách