Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

16 -TỔ LA HẦU LA ĐA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

16 -TỔ LA HẦU LA ĐA

Tổ La Hầu La Đa là vị tổ thứ 16 của Ấn Độ. Ngài người nước Ca Tỳ La. Ngài thường đi du hành giáo hóa ở thành Thất La Phiệt (Thành Xá Vệ). Trong thành này có một con sông nước lóng lánh vàng và hương vị rất thơm ngon. Lại có một người tên là Tăng-Già Nan-Đề ngồi thuyền định ở ngay trên tòa gần đó.
Tôn giả liền hỏi người ấy rằng
- Thân ông có định ? và tâm ông có định chăng?
Người kia đáp :
- Thân và tâm tôi đều định cả.
- Thân và tâm đều định sao lại có ra, vào ?
- Tuy có sự ra vào nhưng không trái với định tướng. Ví như vàng ở dưới giếng thì thể của vàng vẫn hoàn toàn là lặng lẽ.
- Nếu vàng ở dưới giếng hay vàng ra khỏi giếng, vàng kia vẫn không có động tịnh, làm gì có sự vật ra vào ?
- Nếu nói rằng vàng không động tịnh thì vật gì ra vào? Còn nếu cho rằng là ra vào thì vàng kia không phải là động tịnh.
- Nếu nghĩa như thế tất sẽ bị lệch lạc.
- Nghĩa kia không thành thì nghĩa nào mới là thành ?
- Nghĩa ta mới là thành.
- Nghĩa ta tuy thành, nhưng pháp không phải là ta vậy.
- Nghĩa ta đã thành rồi thì ta không phải là ta nữa.
- Ta không phải là ta thì nó thành ra nghĩa gì ?
- Vì ta không phải là ta ấy, thì nó thành ra nghĩa của ông.
- Bậc thánh nào là thầy của ngài mà ngài được phép vô ngã như thế ?
- Thầy tôi là ngài Ca-Na Đề-Bà đã chứng được phép vô ngã đó.
- Qui y đại sư Đề-Bà mà được phát xuất ra việc phán quyết ấy. Vì nhân giả là bậc vô ngã , nay tôi muốn nhân giả là bậc đạo sư của tôi, vậy xin nhân giả độ thoát cho.
- Tâm ông đã được tự tại , không còn bị cái tà chi phối nữa.

Và Tôn Giả bảo ông Tăng-Già Nan-Đề rằng
- Nay tôi giao phó chính pháp nhãn tạng cho ông ông nên vâng theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ tôi đây.

Ư pháp thực vô chứng
Bất thủ diệt bất ly
Pháp phi hữu, vô tướng
Nội, ngoại vân hà khởi ?

Dịch
Pháp kia thực chứng được nào ?
Không cố chấp lấy làm cho lìa ?
Tướng hữu, vô pháp kia lặng lẽ
Trong và ngoài êm nhẹ như như

Đại ý bài kệ nói : Pháp kia không có chỗ nào là thực chứng cả. Bở vậy không phải chấp lấy cũng không phải xa lìa. Vì pháp đó không phải là có tướng hữu, vô thì trong và ngoài còn khởi chỗ nào nữa.

( TT.Thích Tuệ Hải )

Nghĩa :
Pháp kia thực không chứng
Chẳng giữ cũng chẳng bỏ
Pháp không tướng hữu, vô
Trong, ngoài làm sao khởi?

Pháp đó không có tướng hữu, vô nên làm sao có thể phân biệt trong, ngoài.


Tôn Giả nói kệ phó pháp xong, ngài liền an tọa mà vào cõi viên tịch . Đệ tử, tứ chúng liền xây bảo tháp cúng dàng. Năm đó là năm Mậu Thìn thời Hán Vũ Đế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

17 - Tổ Tăng - Già Nan - Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

17 – TỔ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ

Tổ Tăng Già Nan Đề là vị tổ thứ 17 của Ấn Độ. Ngài là người thành Thất La Phiệt , con vua Bảo Thắng Nghiêm. Khi mới sơ sinh ngài đã hay nói năng, và thường tán thán Phật sự. Khi lên 7 tuổi, ngài xin cha mẹ cho xuất gia. Ngài thờ ngài Thuyền Lợi Đa làm thầy. Sau này, khi ngài được thụ ký, đắc pháp rồi, ngài du hành đến nước Ma Đề để hóa đạo cho nhân gian.
Một hôm có một người đồng tử cầm cái gương đứng ở trước mặt Tôn giả. Ngài hỏi :
- Ngươi lên mấy tuổi ?
- Tôi một trăm tuổi.
- Ngươi nói một trăm tuổi sao còn trẻ thế?
- Tôi không hiểu lý do tại sao chứ đúng tôi một trăm tuổi thật.
- Ngươi có cơ duyên gì khéo léo chăng ?
- Đức Phật dạy con người sống trăm tuổi, nhưng tôi không hiểu cơ duyên nhà Phật, mà không phải chỉ sống một ngày mà đã quyết định xong được.

Cha mẹ người kia nghe thấy con nói như thế liền ưng thuận cho đi xuất gia. Ngài liền dắt về chỗ ở và cho thụ giới cụ túc.

Một hôm gió thổi mạnh, nên nghe tiếng lệnh kêu (chuông gió ). Đồng tử mới hỏi ngài :
- Bạch ngài , tiếng lệnh kêu hay là tiếng gió thổi đó ư ?
- Không phải gió thổi cũng không phải lệnh kêu, mà ở tâm ngươi kêu vậy.
- Thưa tâm là gì ?
- Nó là cái trống không lặng lẽ .
Ngài lại bảo :
- Hay lắm ! quí hóa lắm ! nới dõi được đạo ta chỉ có mình ông là nguòi xứng đáng mà không ai có thể thay thế ông được.
Ngài nói kệ phó pháp rằng :

Tâm địa bản vô sinh
Nhân địa tòng duyên khởi
Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệt phục nhĩ

Dịch
Tâm địa vốn nó không sinh
Nhân nơi đất đủ duyên lành phát ra
Duyên đầy đủ cây đà tươi tốt
Hoa quả này ngày một lớn thêm .

Đại ý bài kệ nói : Lòng đất vốn không sinh. Sở dĩ nó sinh là nhờ có sự tương liên, tương quan mật thiết của duyên. Một khi đã đầy đủ mọi duyên lành thì sự đâm chồi nẩy lộc có phương ngại gì ? Đã không bị trở ngài thì sự khai hoa, kết quả ngày càng tươi tôt.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Bản tâm vốn vô sinh
Vì duyên nên mới khởi
Duyên và chủng tử không tương quan
Hoa và quả cũng như vậy.


Ngài trao chính pháp rồi, tay hữu vịn cành cây mà hóa. Các đệ tử bàn với nhau đem xá lợi ngài về nơi cao ráo để xây tháp. Nhưng mọi người không thể di chuyển nổi nên đành phải xây tháp ngay dưới gốc cây. Năm đó là năm Đinh Mùi đời vua Chiêu Đế nhà Tiền Hán.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: 17 - Tổ Tăng - Già Nan - Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:17 – TỔ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ
Ngài nói kệ phó pháp rằng :

Tâm địa bản vô sinh
Nhân địa tòng duyên khởi
Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệt phục nhĩ

Dịch
Tâm địa vốn nó không sinh
Nhân nơi đất đủ duyên lành phát ra
Duyên đầy đủ cây đà tươi tốt
Hoa quả này ngày một lớn thêm .

Đại ý bài kệ nói : Lòng đất vốn không sinh. Sở dĩ nó sinh là nhờ có sự tương liên, tương quan mật thiết của duyên. Một khi đã đầy đủ mọi duyên lành thì sự đâm chồi nẩy lộc có phương ngại gì ? Đã không bị trở ngài thì sự khai hoa, kết quả ngày càng tươi tôt.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Bản tâm vốn vô sinh
Vì duyên nên mới khởi
Duyên và chủng tử không tương quan
Hoa và quả cũng như vậy.

Ừ bác Bình nói đúng.
Nếu có được phần chữ Hán thì dễ hơn. Nhưng thôi cứ theo qui luật nhân duyên nhân quả mà nói vậy. Bác xem coi dịch thế này có hợp ý bác hơn không?

Tâm địa bản vô sinh Tâm địa vốn vô sinh
Nhân địa tùng duyên khởi Nhân địa theo duyên khởi
Duyên chủng bất tương phương Duyên chủng không ngại nhau
Hoa quả diệc phục nhĩ Hoa quả cũng như thế ...

1. Chữ Tương trong Tương phương ở đây giống như trong tương phùng : ngăn ngại nhau, Gặp nhau ... Chữ tương nghĩa là cùng nhau đó.

Theo lý Nhân Duyên mà hiểu, thì Duyên và Chủng (chỉ cho nhân) làm sao có thể nói là không tương quan. Thế giới này là thế giới nhân duyên. Với cái nhìn của Hoa Nghiêm nó giống như mạng lưới của trời Đế Thích trùng trùng duyên khởi. Với cái nhìn của các nhà Vật lý hiện đại, chư vị còn thấy được thế giới này như một mạng lưới liên kết chặt chẻ với nhau. Đạo học sao có thể nói là không tương quan? Nhân, quả, duyên, chủng ... đều có mối liên hệ mật thiết với nhau mà không ngăn ngại nhau. Một tức tất cả. Tất cả tức một. Một trong tất cả. Tất cả trong một. Tương tức, tương nhập. Thấy ngăn ngại là do nghiệp thức chúng sinh của mình.

Đại ý bài thơ trên muốn nói đến mặt bất biến và tùy duyên của vạn pháp. Tâm địa vốn vô sanh chỉ cho cái thể bất biến (mặt bản thể) của vạn pháp. Nhân, duyên, quả là mặt Duyên khởi (hiện tượng) vạn pháp. Nghĩa là, mọi hiện tượng sự vật mình đang thấy sinh khởi đây đều là do duyên mà có. Còn bản chất của chúng chính là cái tâm bất sinh ... "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức". Luận Đại Thừa khởi Tín nói: "Tâm chân thật chính là tánh của tất cả pháp". Việc của người tu chính là nhận ra được chỗ này, đương nhiên không bằng học hiểu và chữ nghĩa mà bằng chính sự trực nghiệm.

Nhận được thì cũng hiểu rằng, việc tu hành là do huân tập mà có. Nhân địa tu hành quan trọng vô cùng.

Phần này mà đọc cuốn Luận Đại Thừa khởi tín tập 2 mới thấy hay :

1. Phần HUÂN TẬP KHỞI NHIỄM PHÁP ... nói về việc : Tâm bất sinh do huân tập mà thành thế giới ngày nay.

2. Phần HUẬN TẬP KHỞI TỊNH PHÁP CHẲNG DỨT nói về việc : Do huân tập mà khởi tịnh pháp, thấy được tâm chân thật, thấy được cội nguồn sinh khởi của vạn pháp ...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệt phục nhĩ


Cô Tâm này, Như cô nói , chữ tuơng là cùng nhau.
thì tuơng phuơng là cùng phuơng, duyên chủng bất tuơng phuơng là duyên và chủng tử chẳng cùng phuơng hay chẳng tuơng quan chứ đâu có nghĩa là chẳng ngại nhau ?

Có thể chỗ này giải thích bằng Trung Quán Luận thích hợp hơn.

Chủng là chủng, nếu do duyên mà biến đổi thì chủng chẳng còn là chủng nữa. Nếu chủng bị biến đổi thì nó không còn là nó, do đó nó không thật.

Cũng vậy, nếu duyên mà làm biến đổi chủng thì tự nó cũng biến đổi, do đó duyên không còn là duyên nữa, do đó nó cũng không thật

Chỗ này được giải thích là
duyên và chủng là không thật, và Hoa quả cũng vậy. Nghĩa là nhân, quả cũng chỉ là ảo mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

18 - Tổ Già-Gia Đa-Xá

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

18 – TỔ GIÀ-GIA ĐA-XÁ

Tổ Già-Gia Đa-Xá là vị tổ thứ 18 của Ấn Độ . Ngài người nước Ma Đề , giòng họ Uất Đầu Lam (Tàu dịch là Cực Hỷ) Thân Phụ ngài là Thiên Cái, thân mẫu là Phương Thánh thường nắm mộng thấy một vị đại thần cầm gương soi, nhân đó mà có thai ngài. Bảy ngày thì đản sinh. Cơ thể ngài sáng lấp lánh như ngọc lưu ly, chưa từng tắm rửa mà vẫn sạch sẽ, tự nhiên hương thơm ngào ngạt.
Ngay khi ấy ngài cầm gương đi ra ngoài thì gặp Tổ Nan-Đề Tông Giả. Khi ngài được truyền trao giáo pháp rồi, ngài đi đến nước Nguyệt Thị, thấy có một căn nhà của người Bà-La-Môn có vẻ khác thường. Ngài liền đi ngay vào trong nhà. Người chủ nhà tên là Cưu Ma La Đa hỏi ngài
- Ông là người nào ?
- Tôi là đệ tử Phật.
Người kia nghe thấy thế liền đóng cửa lại . Tôn Giả lấy tay gõ cửa. Người Bà La-Môn nói
- Nhà này không có người.
- Không có người vậy ai trả lời ?
Người Bà-La-Môn nghe thấy thế biết rằng không phải người thường, liền mở cửa ra nghinh tiếp Tôn Giả. Tôn Giả nói :
- Ngày trước Thế Tôn có thụ ký rằng “ Sau khi ta diệt độ một nghìn năm, có bậc Đại Sĩ xuất hiện ở nước Nguyệt Thị để nối pháp, truyền bá đạo màu” . Nay tôi gặp ông là ứng hợp với cơ duyên tốt đó.
Ông Cưu Ma La Đa nghe nói thế rồi liền phát sinh trí túc mệnh (biết đời trước), xin xuất gia. Ngài thụ giới cụ túc cho rồi liền truyền trao Pháp, nói kệ rằng :

Hữu chủng, hữu tâm địa
Nhân duyên đương phát manh
Ư duyên bất tương ngại
Đương sinh, sinh bất sinh.

Dịch
Có tâm địa, có trồng nhân tốt
Đủ duyên lành, mầm đọt nẩy chồi
Mọi duyên in hợp nhau rồi
Quả kia sinh nở, đời đời bất sinh

Đại ý bài kệ nói: Có hạt giống, có đất đai nhưng phải nhờ có mọi duyên lành đầy đủ thì hạt giống kia mới nẩy nở được. Đối với mọi duyên không ngăn ngại thì quyết định sẽ phát sinh quả vô sinh. Nghĩa là người tu hành được đầy đủ mọi duyên và không bị chướng ngại thì quyết định chứng quả vô sinh.
(TT.Tuệ Hải)

Ngài trao truyền chính pháp xong, liền hiện thân lên không trung và biến hóa thành mười tám loại thần tượng. Lại dùng lửa Hỏa quang tam muội tự thiêu đốt mình. Các đệ tử thu lấy xá lợi , tôn trí vào bảo tháp để cúng dàng. Năm đó là năm Mậu Thân thứ 20 đời vua Thành Để, Tiền Hán.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Duyên chủng bất tương phương
Hoa quả diệt phục nhĩ
Cô Tâm này, Như cô nói , chữ tuơng là cùng nhau.
thì tuơng phuơng là cùng phuơng, duyên chủng bất tuơng phuơng là duyên và chủng tử chẳng cùng phuơng hay chẳng tuơng quan chứ đâu có nghĩa là chẳng ngại nhau ?

Có thể chỗ này giải thích bằng Trung Quán Luận thích hợp hơn.

Chủng là chủng, nếu do duyên mà biến đổi thì chủng chẳng còn là chủng nữa. Nếu chủng bị biến đổi thì nó không còn là nó, do đó nó không thật.

Cũng vậy, nếu duyên mà làm biến đổi chủng thì tự nó cũng biến đổi, do đó duyên không còn là duyên nữa, do đó nó cũng không thật

Chỗ này được giải thích là duyên và chủng là không thật, và Hoa quả cũng vậy. Nghĩa là nhân, quả cũng chỉ là ảo mà thôi.
Một âm phương hai chữ hán viết khác nhau. Vì thế phải biết rõ chữ phương đó có bộ nữ bên cạnh không. Nếu có bộ nữ bên cạnh thì nghĩa của nó là không ngăn ngại nhau. Bác tìm bản chữ Hán ấy. Nhưng theo cách giải thích và nghĩa của nó thì tôi nghĩ nó là chữ phương có bộ nữ bên cạnh.

Chủng dù có duyên hay không duyên thì cũng chẳng thật Bác ạ, nói thế là bác hiểu.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A! chữ phuơng này có bộ nữ bên cạnh, đúng như cô nói.
Vậy 2 câu này là

Duyên chủng bất tuơng phuơng
Hoa quả diệt phục nhĩ

có nghĩa
Duyên và chủng tử không ngăn ngại nhau
nên hoa quả được như vậy.

Cảm ơn cô nhé.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tổ CƯU-MA LA-ĐA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

19 – Tổ CƯU-MA LA-ĐA

Tổ Cưu Ma La Đa là vị tổ thứ 19 Ấn Độ. Ngài người nước Đại Nguyệt Thị, là con dòng họ Bà-La-Môn. Về đời quá khứ, ngài là người cõi trời Tự Tại. Vì khi ngài trông thấy Bồ-Tát Anh-Lạc bỗng nhiên khởi ra tâm kính mến. Vì vậy được sinh về cõi trời Đao Lợi. Ở đây, nhân khi được nghe ông Kiều Thi Ca (vua Đế Thích) giảng kinh Bát –Nhã , vì kinh này thù thắng hơn cả, nên được sinh về cõi Phạm Thiên. Ngài lại nói những pháp yếu , vì vậy chư thiên cõi đó suy tôn ngài là bậc Đạo Sư.
Vì thời cơ đã đến, phải xuống trần để kế dăng Phật Tổ, nên ngài liền giáng sinh vào nước Nguyệt Thị. Sau này, khi ngài du hành ở nước trung Thiên Trúc , có đạo sỹ tên là Xà Dạ Đa hỏi ngài rằng :
- Cha mẹ tôi rất tin kính ngôi Tam Bảo, lại hay bị đau ốm, bệnh hoạn luôn luôn. Còn ở gần nhà tôi có những người Chiên – Đà – La (hàng thịt) thân thể họ thường mạnh khỏe mãi mãi. Vậy những người kia họ được nhờ những may mắn gì ? còn nhà tôi thì bị những tội trạng gì ? Xin ngài chỉ giáo cho.
Ngài bảo :
- Sao ông còn nghi ngờ những điều đó được ư ? Sở dĩ những sự báo ứng của thiện và ác, nó chia làm nhiều thời kỳ. Phàm những việc mà con người thường thấy đó, thì những người hiền lành lại hay bị chết yểu, người bạo ngược lại được sống lâu. Sự việc cát, hung nó cứ trái ngược nhau như vậy đấy. Nếu cứ cho rằng tội, phúc nhân quả là hư ảo, nhưng nó vẫn luôn theo nhau như bóng với hình cho đến muôn đời, không bao giờ dứt đứt.
Ông Dạ Đa được nghe ngài chỉ giáo như thế, bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ, hết cả mọi nghi ngờ. Tôn giả bảo :
- Ông là người tin kính ngôi Tam Bảo mà chư rõ nghiệp lực. Nghiệp lực kia do chỗ nghi ngờ sinh ra. Còn thức thì y vào chỗ bất giác, bất giác lại y vào tâm mà phát sinh. Tâm kia vốn thanh tịnh, lặng lẽ, sáng suốt tỏ rõ. Nếu ông được vào trong pháp môn này thì bản thể đồng với chư Phật. Thiện và ác đều là mộng ảo cả.
Ông Dạ Đa tuệ căn kiếp xưa liền được phát khởi, rồi khẩn khoản cầu xin ngài cho xuất gia, thụ giới cụ túc. Một hôm Tôn Giả nói :
- Tôi đã đén giờ vào Niết Bàn. Chính pháp nhãn tạng nay tôi giao phó cho ông, ông nên thụ trì lấy và nghe tôi nói kệ sau :

Tính thượng bản vô sinh
Vị đối nhân cầu pháp
Ư pháp ký vô đắc
Hà hoài quyết, bất quyết.

Dịch
Tính kia trên dưới không sinh
Vì người cầu pháp thuyết minh lý mầu
Pháp đã không được, không cầu
Quyết cùng chẳng quyết lòng đâu ngại ngùng.

Đại ý bài kệ nói: Cái tính tối thượng vốn nó không sinh, không diệt, còn cái sinh diết kia chỉ là giả danh mà thôi. Còn đối với người cầu pháp, pháp kia đã không có chỗ chứng đắc , thì làm gì còn phải đem lòng quyết hay không quyết nữa
(TT.Tuệ Hải)

Nghĩa
Tính kia vốn vô sinh
Chẳng cần đối nhân cầu pháp
Pháp, đã nói là không thể đắc
Chẳng cần phải hoài nghi.


Ngài nói xong liền đi lên tòa ngồi, lấy móng tay gạch lên mặt, thì bỗng nhiên , như đóa sen hồng nở, phóng hào quang chiếu sáng khắp cả tứ chúng , rồi ngài lặng lẽ vào Niết Bàn.
Ngài Xà Dạ Đa cùng các đệ tử kiến lập bảo tháp cúng dàng. Năm đó là năm Nhâm Ngọ, niên hiệu vua Tân Thất.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

20 - Tổ Xà-Dạ-Đa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

20 – TỔ XÀ-DẠ-ĐA

Tổ Xà-Dạ-Đa là vị tổ thứ 20 của Ấn Độ. Ngài là người nước Bắc Thiên Trúc, và lại là người có trí tuệ thông minh, học vấn uyên bác, hóa đạo rộng rãi bao la. Ngài đi đến thành La Phiệt mở hội diễn giảng về tôn giáo. Trong những học chúng, đệ tử của ngài có ông Bà-Tu Bàn-Đầu là người biện luận rất giỏi. Ông Bàn Đầu hỏi ngài :
- Thưa nhân giả, dám hỏi nhân giả, bên trong ngài chứng được vô não chăng ?
Tổ bảo :
- Tôi nhớ về đời trước đây, tôi thường được sinh về nước yên vui. Nhưng khi tôi nghe thấy những lời nói tệ ác thì chỉ như gió thoảng, tiếng vang mà thôi. Huống chi ngày nay lại đã được uống nước pháp Vô Thượng Cam Lộ mà lại còn có sinh ra nhiệt não ư ?
- Như vậy thì kính xin bậc Đại Từ Bi vì con mà đem đạo mầu chỉ giáo cho.
- Ông là người đã trồng cây đức từ lâu, vì thế nên nay ông sẽ là người thừa kế tông môn của tôi. Ông hãy nghe tôi nói bài kệ sau đây.

Ngôn hạ hợp vô sinh
Đồng ư pháp giới tính
Nhược năng như thị giải
Thông đạt sự lý kính.

Dịch
Lời in hợp lý vô sinh
Thể đồng pháp giới tinh minh nhiệm mầu
Nếu hay hiểu được gót đầu,
Thấu triệt sự lý nghĩa sâu tỏ tường.

Đại ý bài kệ nói : Lời nói tuy vô tướng, vô hình mà nó in hợp với lý vô sinh. Vì nó là vô hình vô tướng nên nó hòa đồng với pháp giới tính. Một khi đã thấu triệt được lý đó rồi thì người đó thông đạt sự, lý không còn gì chướng ngại.
(TT.Tuệ Hải )
Nghĩa
Dưới lời hợp với vô sinh
Đồng với Pháp giới tính
Nếu hay giải thích (sự vật) như thế
Sẽ thông đạt sự , lý.

Tôn giả trao truyền chính pháp xong, ngài không rời khỏi tòa ngồi, thản nhiên vào viên tịch. Các đệ tử là lễ trà tỳ , thu thập xá lợi tôn trí vào một nơi, xây tháp cúng dàng. Năm đó thứ 17 đời vua Minh Đế, nhà Hậu Hán, năm Giáp Dần.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

21- Tổ Bà Tu Bàn Đầu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

21 – TỔ BÀ-TU BÀN-ĐẦU

Tổ Bà-Tu Bàn-Đầu là vị tổ thứ 21 của Ấn Độ.Ngài là người thành La Phiệt, giòng họ Tỳ-Bà-Già Thân phị ngài là Quang Cái, thân mẫu là Nghiêm Nhất. Năm 15 tuổi mgaif yết kiến vị La Hán tên là Quang Độ để cầu xin xuất gia. Ngài cảm được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha thụ giới cụ túc co.
Ngài đi đến nước Na-Đề để hành đạo. Vua nước ấy là Thường Tụ Tại hỏi ngài rằng :
- Phong độ thành La Phiệt cũng giống như thế này hay có chỗ nào khác chăng?
Ngài đáp :
- Ở thành kia có ba Đức Phật ra đời mà nay quốc vương có ại vị đại sư hóa đạo.
- Hai bậc đại sư hóa đạo ấy là ai?
- Đức Phật thụ ký rằng : Năm trăm năm thứ ai có một vị đại sĩ xuất gia để nối dõi Phật chủng. Vị đó là con tứ của nhà vua tên là Noa-Na
- Nếu thật đúng như lời Tôn Giả nói thì tôi sẽ cho người con đó xuất gia làm sa môn.
Tôn Giả nói :
- Nếu đại vương làm được như thế thì thật là quí hóa.
Và nhà vua đã theo đúng như lời Phật dạy, ưng thuận co hoàng tử đi xuất gia. Tôn Giả bèn cho thụ giới cụ túc, cùng trao truyền tâm pháp. Rồi ngài nói kệ rằng:

Bào huyễn đồng vô ngại
Như hà bất liễu ngộ
Đạt pháp tại kỳ trung
Phi kim diệt phi cổ.

Dịch
Bọt bèo, dối trá ngại chi thay
Bởi tại sao không liễu ngộ ngay
Pháp pháp hiểu rồi trong đó cả
Chẳng xưa cũng chẳng phải là nay.

Đại ý bài kệ nói: Sự giả dối với cái rỗng không có khác chi đâu? Những sự việc như thế, tại sao ta không chịu liễu ngộ ? Nếu ta liễu ngộ mọi sự, mọi vât đều là huyễn ảo cả thì tất cả hiện tượng chỉ là giả danh mà thôi, không có cái gì xưa mà cũng không có cái gì là nay.

Nghĩa :
Bào ảnh, huyễn hóa cũng chẳng ngại
Như thế mà sao không liễu ngộ ?
Trong cái giả dối đó mà đạt được pháp
Thì chẳng có xưa mà cũng chẳng có nay
.

Ngài nói pháp xong liền hiện thân lên trên không trung cao nửa do tuần ,an trụ trong hư không. Bốn chúng chiêm ngưỡng rồi, kính thỉnh ngài về trở về ngồi nơi tòa cũ. Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch . lễ trà tỳ xong các đệ tử thu nhặt xá lợi xây tháp. Năm đó là năm Đinh Tỵ đời vua Thương Đế nhà Hậu Hán.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tổ Ma-Noa-La

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

22 – TỔ MA-NOA-LA

Tổ Ma-Noa-La là vị tổ thứ 22 của Ấn Độ, Ngài là người nước Ma-Đề, con vua Thường-Tự-Tại .Năm 30 tuổi ngài gặp tôn giả Bà-Tu rồi cầu xin xuất gia, và được trao truyền chính pháp. Ngài chu du đến xứ Tây Ấn để hóa đạo co nhân gian. Một hôm ngài gặp quốc vương tên Đắc Độ xin qui y theo Phật.

Một hôm ngài đang hành đạo ở nơi thường ngày thì bỗng hiện ra một ngôi tháp nhỏ, ngài muốn đem ngôi tháp này đi để cúng dường , nhưng hết thảy mọi người đều không thể mang nổi, và muốn hỏi rõ sự đó. Tôn giả vì nhà vua mà nói rõ nguyên nhân. Tháp này vốn của vua A Dục xây, sở dĩ ngày nay hiện ra là do phúc lực của nhà vua đã đến. Khi vua nghe xong liền bạch rằng :
- Bậc chí thánh thật là khó gặp, còn sự vui thú ở đời có được bao lâu. Vì vậy mà nhà vua truyền ngôi báu cho thái tử rồi theo Tôn Giả xuất gia, sau bảy ngày thì chứng được tứ quả.
Một hôm Tôn Giả nói :
- Ông hãy ở lại nước này, dùng phương tiện khéo, độ cho người. Cong ta đến nước Nguyệt Thị, ở đó có người tên là Hạc-Lặc-Na là bậc đại pháp khí.
Khi bấy giờ ngài Ma-Noa-La đến nước kia giảng nói cính pháp nhiệm màu để độ người. Một hôm ông Hạc-Nặc-Na bạch rằng
- Bạch Tôn Giả! Ngài có phương tiện gì để độ cho lũ chúng con?
Ngài bảo :
- Tôi chỉ có “ Pháp Bảo Vô Thượng” nay đem giao phó cho ông, vậy ông hãy vâng giữ lấy vafnghe kệ tôi đây:

Tâm tùy vạn cảnh chuyển
Chuyển xứ thật năng u
Tùy lưu nhận đắc tính
Vô hỷ diệt vô ưu.

Dịch
Tâm tùy muôn cảnh đổi thay
Chuyển nơi tăm tối ra ngay sáng ngời
Tùy dòng nhận tính chơi vơi
Như như tự tại không nơi vui buồn.

Đại ý bài kệ nói: Tâm kia tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi, có thể chuyển từ cỗ tối tăm đến chỗ sáng suốt, chuyển mê thành ngộ. tức là tùy theo dòng mà nhận được chân tính. Bản lai chân tâm vẫn hồn nhiên như vậy thì làm gì có vui có buồn.
(TT.Tuệ Hải)

Nghĩa
Tâm theo vạn cảnh chuyển
Chỗ chuyển thật thâm sâu
Theo dòng mà nhận tính
Không vui cũng không buồn.


Bấy giờ Hạc chúng được nghe bài kệ rồi cất tiếng kêu rồi bay đi. Tôn Giả liền ngồi kiết già mà hóa. Đại chúng cùng nhau xây dựng bảo tháp cúng dường
Ngài thị tịch năm Ất Tỵ, đời vua Hoan Đế nhà Hậu Hán.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

23 - Tổ Hạc-Nặc -Na

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

23 – Tổ Hạc-Lặc-Na

Tổ Hạc-Lặc-Na là vị tổ thứ 23 của Ấn Độ. Ngài người nước Nguyệt Thị, thuộc dòng họ Bà-La-Môn. Thân phụ ngài là Thiện Thắng, thân mẫu là Kim Quang. Năm 22 tuổi ngài xuất gia, năm 30 tuổi thì gặp Tôn Giả Ma-Noa-La .
Sau khi được trao truyền “Chính Pháp Nhãn Tạng” ngài đi đến Trung Ấn để giáo hóa nhân gian. Một hôm ngài gặp ông Sư Tử hỏi ngài rằng
- Tôi muốn cầu đạo thì phải dùng tâm như thế nào ?
Ngài bảo:
- Không phải dùng tâm như thế nào cả.
- Đã không phải dùng tâm thì lấy gì mà làm Phật sự ?
- Nếu ông chấp tâm tức là không có công đức, còn nếu không làm thì tức đó là Phật sự.
Ông Sư Tử nghe ngài nói như thế rồi thì liền ngộ nhập được trí tuệ của Phật.
Một hôm Tôn Giả bảo
- Sau khi tôi diệt độ năm mươi năm, sẽ có tai nạn bất kỳ xẩy đến mà chính ông phải hứng chịu lấy, còn tôi thì sắp chết rồi. Vậy chính pháp này tôi giao phó cho ông, ông nên giữ gìn lấy và nghe bài kệ của tôi đây:

Nhận đắc tâm tính thời
Bất thuyết, bất tư nghị
Liễu liễu vô khả đắc
Đắc thời bất thuyết tri.

Dịch
Một khi đã nhận được tâm tính
Không nói năng cũng chẳng nghĩ bàn
Liễu ngộ rồi coi như chưa liễu
Chứng được rồi chẳng nói năng chi.

Đại ý bài kệ : Khi đã nhận rõ được chân tâm rồi thì không cần phải nói năng , nghĩ bàn gì nữa. Liếu đạt được đến chỗ vô khả đắc rồi thì cái được kia không cần nói là biết hay không biết. Tức là đã đến chỗ diệu dụng của nó vậy.
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Khi đã nhận được tâm tánh
Chẳng nói, chẳng nghĩ bàn.
Hiểu được liễu ngộ không thể đắc
Đắc rồi chẳng nói điều mình biết.


Ông Sư Tử nghe ngài nói bài kệ đó rồi, vui mừng hớn hở khôn xiết, nhưng vẫn còn chưa hiểu tai nạn là gì. Tôn Giả hiểu được ý đó liền mật bảo cho rồi ngài vào cõi viên tịch. Các đệ tử làm hỏa đàn , cùng nhau phân chia xá lợi đưa về các nơi, xây tháp cúng dường. Tôn Giả ở trên không trung thấy thế , nói kệ rằng :

Nhất pháp nhất thiết pháp
Nhất thiết nất pháp tiếp
Ngô thân phi hữu vô
Hà phân nhất thiết tháp ?

Dịch
Một là tất cả pháp màu
Tất cả là một có đâu pháp gì.
Thân này chẳng có không chi
Cớ sao tháp phải phân chia ra nhiều.

Đại ý bài kệ : Pháp ở thế gian tuy nhiều vô số nhưng cung qui chỉ là một pháp thôi. Một pháp đó có thể hòa đồng với vạn vật, vũ trụ nối tiếp diễn biến cho nên nói một là tất cả, tất cả là một. Hiểu rốt ráo được như thế thì cái thân giả hợp của ta đây làm gì có cái hữu, cái vô nữa mà các ông cần gì phải phân chia ra nhiều tháp như vậy ?
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Một pháp, hết thảy pháp
Hết thảy, một pháp theo
Thân ta chẳng có, không
Sao phải phân mọi tháp
?

Mọi người nghe trên không nói bài kệ đó rồi thì không quân phân nữa, cùng nhau đều đưa về đạo tràng ở đất Đà-Đô để kiến lập bảo tháp.
Ngài viên tịch năm thứ 20 đời vua Hiến Tông Nhà Hậu Hán, năm Kỷ Sửu


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách