Học Làm Người

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Học Làm Người

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Đại sư Tinh Vân : Ai Cũng Phải Học Làm Người


Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học Làm Người", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ Nhất, "Học Nhận Lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ Nhì, "Học Nhu Hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

Thứ Ba, "Học Nhẫn Nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

Thứ Tư, "Học Thấu Hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ Năm, "Học Buông Bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ Sáu, "Học Cảm Động".. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ Bảy, "Học Sinh Tồn". Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.
Tập tin đính kèm
Đại Sư Tinh Vân
Đại Sư Tinh Vân
Speech%20by%20Venerable%20Master%20Hsing%20Yun%201.jpg (27.45 KiB) Đã xem 842 lần


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Học Làm Người

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Hỏi:
Người mẹ của một đạo hữu trong nhóm cộng tu bị hơn mười năm nay luôn hay bị chửi bới một minh, bà luôn nói là có nhiều người luôn chửi tao nên tao phải chửi lại chúng, lại luôn sang nhà hàng xóm gây sự chửi bới lung tung. Có những lúc tỉnh táo như người bình thường, có những lúc lại trông giống như là bị người khác nhập vào quấy rối. Bà hay ôn lại những chuyện quá khứ. Hiện tại bà vẫn ăn uống lại ngủ nghỉ giống như người bình thường, nhưng nếu không có con cái kèm bên cạnh lại hay đi sang nhà hàng xóm gây sự..
Bây giờ Cô Liên (là con đẻ của bà, cũng như là thành viên trong nhóm cộng tu) rất là hay buồn phiền và thương cho mẹ mình. Cô vẫn chưa biết tìm cách nào để giúp cho mẹ của mình trở lại bình thường, rồi khuyên cụ niệm phật cầu về tây phương cực lạc Cứ mỗi lần khuyên bà niệm Phật thì nhất định bà không chịu niệm lại còn hay phản đối. Rất mong chú có thể cho vài lời khuyên giúp bà vượt qua được ách nạn này.
Trả lời:
Có thể vấn đề này đã ngoài sức của Diệu Âm rồi! Hỏi thì phải trả lời, chứ không dám cả quyết!

Một người bị bệnh tâm thần, nếu ngay lúc mới khởi phát lo chữa trị liền thì dễ dàng hơn, có nhiều hy vọng thoát khỏi. Ở đây bà cụ đã bị hơn 10 năm, một thời gian quá dài, tâm trí đã bị tập nhiễm quá sâu, quá nặng, thành ra muốn thoát khỏi thật sự là khó, chứ không phải đơn giản!

Về chuyện pháp thuật thì Diệu Âm không biết, về bùa ngải thì D/A cũng không biết, D/A chỉ biết khuyên người niệm Phật rồi cầu Tam Bảo gia trì mà thôi.

Tất cả đều có nhân quả cuả nó. Bệnh này theo Diệu Âm đoán, thì liên quan nhiều đến chuyện oán thân tráí chủ. Oán thân là những người thù hận mình, do bởi mình giết hại, cưỡng bức, hành hạ họ trong đời kiếp nào đó về trước. Trái chủ là những người mình cướp giựt, cưỡng đoạt, dùng quyền chiếm lấy tài sản, đoạt vợ, cướp chồng, gây tổn hại cho họ trong tiền kiếp.

những mối oán hận này mà họ bám theo chờ dịp trả thù. Khi còn sức khoẻ, còn minh mẫn, họ chưa thể làm gì được, nhưng khi thể lực của mình yếu đuối, hoặc bị sa sút tinh thần vì một biến cố nào đó, họ sẽ thừa dịp nhào vào tấn công, chế ngự, cố tình dẫn dắt mình vào 3 đường ác để trả thù.
Chính vì thế, ăn ở trên đời, chúng ta chớ nên gây oán gây thù với ai làm chi. Thuận thì mình vui vẻ, không thuận thì mình cố né xa ra một chút, thế thôi.
Người tu hành tuyệt đối đừng bao giờ ganh người này, ghét người nọ, đừng vì những lỗi lầm của người khác mà để tâm giận hờn, thù hằn, gây sự bất hòa với nhau, không tốt về sau.
Nên ăn ở hiền lành, sống vui vẻ, những sự chướng tai gai mắt nên tập tánh phớt lờ, đừng để trong tâm. Tập tánh tha thứ cho nhau, đừng nên chê trách, hay bắt lỗi người này người nọ, gặp người giỏi nên thành tâm khen ngợi, đừng thấy họ giỏi mà đố kỵ, gặp người đố kỵ thì tảng lờ đi, người dễ chịu thì làm thân, người khó chịu nếu mình không đủ sức chuyển hoá thì lặng lẽ đứng xa một chút là được. Tập như vậy để chính mình tránh được nhiều chướng nạn về sau vậy.
Những người khó chịu, khó với con cháu, khó với hàng xóm, không tha thứ lỗi kẻ khác, sống quá nguyên tắc, không chiụ hoà hợp với người, cũng dễ vướng phải tình trạng tương tự như bà cụ. Thực sự, khởi thủy đều do tại mình chứ không phải bên ngoài. (không biết bà cụ có phải như trường hợp naỳ không, D/A chỉ nói theo lệ thường mà thôi).

Người đời thì như vậy, người tu hành có bị không?

Có, chắc chắn có! Người có tu hành, nói chung là chỉ cho tất cả những người thường tới chùa tụng kinh, niệm Phật, cúng dường, bố thí, v.v.. chứ không nói riêng một ai. Tu hành thì tốt, nhưng coi chừng thường hay vướng phải:
- Một là thường sinh tâm cống cao ngã mạn, thường khinh thị người ít tu hành, thường hay tự cho mình là hiền lương, chánh đạo, còn người khác thì xấu ác, là tà đạo.
- Hai là thường tự cho mình tu hành chứng đắc, được cảm ứng tốt, được thần thông đạo lực, được các công năng đặc biệt, được trí huệ, sắp thành Phật rồi, được Phật thọ ký, là sứ giả của bề trên. Tự cho mình có đủ năng lực cứu độ chúng sanh.
Người tu hành mà không chiụ giữ tâm hồn khiêm nhường, chắc rằng, không trước thì sau cũng bị cái tội tăng thượng mạn này. Một khi tâm hồn cao ngạo nổi lên thì liền bị vướng nạn của oán thân liền. Muốn thần thông đạo lực thì sẽ có thần thông đạo lực. Ban đầu họ tạo cho mình thêm năng lực vĩ đại, để tâm cống cao ngã mạn nổi lên, rồi nương theo đó mà hại mình thê thảm về sau.
Nhiều người tu hành, ban đầu thì tốt lắm, nhưng tu một thời gian thì phải vào bệnh viện tâm thần, có lẽ là vì lý do này vậy.
Trở lại vấn đề bà cụ, bà thường chửi bới người khác, hành hung, gây sự chính là vì trong tâm cuả bà coi mọi người là đồ xấu ác, ai cũng là kẻ thù đến hại bà. Thực ra, đây chính là tâm thức của bà hiện ra như vậy. Ban đầu có thể từ một sự thất bại, bị lường gạt, bị bức xúc nào đó mà không có ai giải tỏa được, nỗi uất hận đó cứ giữ mãi trong tâm, càng ngày càng lớn, lâu dần những uẩn khúc trong tâm thức hiện ra giống như có thực.
Sống trong cảnh giới thù hận, tức bực, khó chịu, căng thẳng quá lâu, đến một giai đoạn chiụ đựng không nổi, mới bùng vỡ ra làm cho tâm trí mất thăng bằng, mất bình thường. Dựa vào trạng thái đó, oan gia trái chủ nhập vào điều khiển, chế ngự, sai khiến làm sai, nghĩ sai là cho đầu óc càng ngày càng rối mù.
Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo. Tạo cảnh giới nào, chịu cảnh giới đó. Sống trong cảnh giới khó chiụ, oai bức, bực dọc, chửi bới nhau, kình cãi nhau, đố kỵ nhau, hiềm thù nhau, nếu nhẹ mặt mặt cau có, nếu nặng thì đánh lộn, chém giết nhau, nặng hơn thì tâm trí mất thăng bằng, không tự kiểm soát được!

Nếu quả đúng như vậy, lúc mới đầu gia đình tìm phương an ủi, khuyên giải, tạo mội trường vui vẻ thoải mái thì bà cụ được khôi phục lại bình thường không khó lắm!

Bên cạnh, người biết tu đạo thì khuyên niệm Phật cầu Phật gia bị, hồi hướng công đức cho oan gia traí chủ, hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ, bà con quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp của mình. Cữ sát sanh, phóng sanh, lợi vật, bố thí, v.v... để sám hối nghiệp chướng, giải nạn oan trái tiền khiên, thì gỡ nạn nhanh lắm.

(Nên nhớ, ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp cuả mình bị nạn thường cũng là chướng nạn cho mình trên đường tu hành, nên phải hồi hướng công đức cho họ, để vừa báo hiếu, vừa giải nạn cho họ cho chính mình).

Cho nên, muốn cứu bà cụ, thì cách sinh hoạt của gia đình đóng một vai trò quan trọng.

Nếu gia đình tin tưởng thì hãy thục hành các điều sau đây thử coi:

- Không được tạo cảnh buồn phiền trong nhà. Không tranh cãi, không to tiếng với nhau, không làm cho cụ bực mình. Nghiã là, phải tạo không khí tươi vui, thoải mái, cởi mở với cụ. Ăn nói phải nhỏ nhẹ, hiền hòa, lễ độ, cư xử phải thật nhu nhuyễn trong gia đình với nhau và nhất là với bà cụ, Chuyện này cần kiên nhẫn, lâu dài.
- Không sát sanh hại vật nữa, nên phóng sanh, làm các việc thiện, tạo công đức hồi hướng cho cụ và hồi hướng cho oan gia traí chủ cùng ông bà cha mẹ bà con thân thuộc nhiều đời của mình.
- Hằng ngày niệm Phật, tu hành hồi hướng công đức cho cụ và hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ của cụ. (Nên đọc rõ ràng và thành tâm, ví dụ "Nguyện đem công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ bà "Trần thị X" cầu xin hoá giải oán thù xưa nay. Khẩn nguyện chư vị buông tha, cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, thoát ly sanh tử khổ nạn, thành tựu đạo nghiệp, cứu độ chúng sanh, v..v... (muốn diễn tả sao cho thuận là đuợc)).

- Gia đình con cháu nên thường ngày quỳ trước bàn Phật thay cho bà lạy Phật cầu xin sám hối cho bà. Tâm thành kính của con cháu ảnh hưởng rất mạnh.- Coi thử bàn thờ Phật có đặt nơi trang nghiêm hay không? Đừng đặt nơi tối tăm, không được đặt trong góc nhà, không được thờ chỗ quá ồn ào, nhơ bẩn. Nên hướng ra phiá trước thuận hướng với nhà, nghiã là mở cửa thì bái Phật luôn, rất tốt.

- Những lúc cụ loạn thì thôi, lúc bình thường thì dùng tâm lý khuyến dụ bà cụ niệm Phật. Phải vui vẻ, tươi cười, dù bà không chịu cũng tươi cười, nhất định không được cưỡng chế.
- Nếu có ban hộ niệm hay bạn đồng tu thì mời họ hàng tuần đến nhà cụ niệm Phật, cộng tu, với cụ, rồi hồi hướng công đức.

Thành tất linh. Quý vị nên lấy lòng thành cầu Tam bảo gia bị, phải tin tưởng và kiên trì để được cảm ứng. Đừng hấp tấp, đừng dùng bùa phép đánh phá oan gia không tốt. Tập sống buông xả, ăn ở hiền lành. Lấy 5 giới 10 điều thiện làm căn bản để tu.

Thành tâm Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ thì được chư Phật phóng quang tiếp cúu, Bồ tát gia trì, thì có thể tự nhiên hết nạn.

Diệu Âm


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách